Ngược Về Thời Lê Sơ (Nam Việt Hải Quốc)

Chương 237: Đánh chậm tiến chắc

Nói về quốc gia Ấn Độ lúc này quả thật rất uất ức. Họ bất ngờ bị cùng lúc 4 quốc gia với trình độ khoa học vũ khí tiên tiến tấn công, chỉ trong 2 tháng thì lãnh thổ quốc gia này chỉ còn lại 40%. Và lý do Nguyên Hãn chỉ chiếm mỏm phía Nam của Ấn Độ vì đây là phần lãnh thổ của đế quốc Vijayanagara, đây là lãnh thổ thuần đạo Hindu thờ phụng thần Sinva. Phần còn lại của bán đảo ấn độ là đế quốc hồi giáo Delhi, đế quốc này thành lập là do tân Tây Á bị Mông Cổ đánh tan và tràn sang lánh nạn tại bán đảo ấn độ sau đó thành lập nên quốc gia hồi giáo này. Trong khoảng thời gian từ giữa thế kỉ 13 đến nay thì họ luôn uy hiếp đế quốc Vijayanagara theo đạo Hindu. Chính điều này làm cho Nguyên Hãn có thể tự tin mà khống chế Nam Ấn nếu thực hiện một cuộc trao đổi dân khổng lồ giữa Nam Ấn và Sri Lanka. Vì họ cùng thờ phụng thần Sinva thế nên cái giáo lý Sinva phản bội Phụ thần hoàn toàn có thể sử dụng ở đây. Còn việc va chạm trực tiếp với quốc gia Hồi giáo thì Nguyên Hãn cũng chả ngại gì nếu hắn có vài chục ngàn quân quản lý thành quả sau chiến đấu. Thế nhưng vấn đề là hắn không có a. Vì mới đô hộ Indonesia và một phần Malaysia nên không thể trang bị vũ khí cho ho. Việc Sri Lanka được trang bị hai vạn súng chất lượng kém cũng là giải pháp tình thế mà thôi, số lượng nhất quyết không thể tăng thêm.

Ngày 27 tháng 12 năm 1405. Thì đội tàu viện trợ lần thứ 2 từ Nam Việt đã quay lại Jaffna mang theo rất nhiều thiết bị chế tạo cơ sở như lò chưng cất dầu, dây chuyền chế biến cao su tổng hợp.v.v.... quan trọng nhất là chúng mang đến tin tức Nguyên Hãn đã làm cha của một công chúa. Chu Tuyết Hoàng Hậu đã hạ sanh một tiểu công chúa vào mùng một tháng 12 âm lịch. Cô công chúa bé bỏng chỉ có nhũ danh là Tiểu Nữu vì không có cha ở nhà để đặt đại danh.

Nguyên Hãn quả thật xúc động lắm, hắn thấy có lỗi nhiều nhất là với Chu Tuyết. Thật ra hắn là có tình cảm thực sự với nàng chứ không phải hoàn toàn là hôn nhân chính trị. Thế nhưng hắn đa nhiều lần làm Chu Tuyết phải buồn rầu, lần này khi nàng lâm bồn cần nhất sự có mặt thì hắn lại không ở bên. Nguyên Hãn rất muốn nhanh chóng hòa thành xong cuộc viễn chinh này để trở về bên gia đình thế nhưng mọi việc không hề đơn giản.

Một vạn quân Nam Việt được lệnh buông bỏ Bangalore rút về thành phố Vijayanagara. Nguyên Hãn đã quyết định đánh chắc tiến chắc, chờ khi lòng trung thành của các thuộc địa được gây dựng vững vàng thì hắn mới tiếp tục mở rộng thuộc địa. Chỉ với tài nguyên của Nam Ấn và Sri Lanka đã đủ cho hắn khai thác mệt rồi. Việc quan trọng của hắn lú này là hoàn thành kế hoạch truyền thông của mình. Nếu thành công thì hắn hoàn toàn có thể bỏ về Nam Việt mà điều khiển từ xa.

Thật ra với dây điện đã có vỏ bọc khá tốt từ cao su tự nhiên thì việc truyền tin qua mã Morse thì không quá khó khăn. Thế nhưng việc Nam Việt đế quốc trải rộng toàn các hải đảo, lại còn viễn chinh xa xôi thì việc truyền tín hiệu qua dây là bất khả thi. Tất nhiên đến một lúc nào đó kĩ thuật đủ cao thì hắn sẽ chơi cáp dưới đáy biển. Thế nhưng hiện giờ thì không thể, việc lập những trạm truyền tin thông qua vô tuyến điện để kết nối các hòn đảo là rất quan trọng. Mà việc này lại cần các Transistor, mà khi đã có transistor thì việc tuyền các tín hiệu âm thanh lại quá dễ dàng. Vấn đề là ở chỗ các sóng vô tuyến của Nam Việt chưa hề có hệ thống bảo mật. Chỉ cần địch nhân chế tạo được một cái đài radio thì hoàn toàn có thể dò ra sóng của Nam Việt bà biết mọi thông tin nếu Nguyên Hãn thực hiên truyền thanh. Thế nên Nguyên Hãn đang phát triển song song hai hệ thống, những thông tin bí mật thì truyền bằng mã bộ morse riêng biệt mà Nguyên Hãn biên ra. Những thông tin mang tính không quan trọng thì có thể nói trực tiếp qua hệ thống thuyền thanh.

Hệ thống chưng cất dầu khí và dây chuyền cao su đã vận chuyển đến rất kịp thời, trong thời gian gần ba tháng qua dưới sự hướng dẫn từng bước của Nguyên Hãn thì các transistor bản chất silic với các trị số khác nhau lần lượt ra đời, công nghệ khá là thủ công. Silic thì đã được cô lập từ lâu ở Nam Việt thông quan lò hồ quang nung chảy đá thạch anh. Sau đó silic khá tinh khiến được pha thêm Asen( thạch tín lúc này cả Đại Việt và Trung quốc đều đã có khai thác rất nhiều loại chất độc này) để thành cực P của diôt hay transistor, còn cực N thì được pha thêm photpho thế nên chế tạo điốt và transistor không hề khó với các nhà khoa học. Khó là ở chỗ kích thước của chúng khá khủng. Cũng chịu thôi vì nếu cố gắng thu nhỏ kích thước của các linh kiện thì với công nghệ của Nam Việt hoàn toàn không thể đảm bảo chất lượng được.

Các loại linh kiện khác như điện trở, tụ điện thì dễ chế hơn nhiều, chỉ hơi rắc rối một chút là tụ xoay và biến trở để dò sóng và chỉnh âm lượng. Những cái này chỉ có thể gây chút khó khăn chế tác thôi chứ công nghệ hòa toàn dễ dàng nếu nắm vững nguyên lý cấu tạo. Ví dụ như biến trở thì có một vòng than chì, chỉ cần thanh kim loại chạy dọc theo sẽ gây nên những giá trị điện trở tăng hay giảm.

Vấn đề là linh kiện đã hoàn thành toàn bộ nhưng nếu cứ dùng dây điên mà nối lại thì độ bền không cần phải tính, độ nhiễu cũng là quá cao, và cực khó sửa chữa trong cái mớ bùng nhùng ấy. Thế nên dây chuyền sản xuất cao xu đến nơi thật là quá kịp thời