Nhà ta ở ngoại ô có một trang trại ngàn mẫu, là do ông nội mua cho bà nội.
Bà nội nói với ông nội rằng sau này trang trại đó sẽ là của hồi môn của ta.
Cả nhà dựa vào bổng lộc của cha để sống, ban đầu còn tạm được!
Nhưng từ khi Mãn Mãn chào đời, đại phu nói phu nhân tổn thương thân thể, cần phải bồi bổ.
Bà v.ú và nha hoàn thân cận của mẹ Tống Tấn, Ngụy ma ma và Văn Tú ngày nào cũng liệt kê danh sách đồ ăn.
Món nào cũng đắt đỏ, gia đình đã túng quẫn, ta đi hỏi cha phải làm sao, cha chỉ nói bổng lộc đã đưa hết cho gia đình, sao lại còn đến đòi tiền nữa?
Ta đoán mẹ Tống Tấn biết khó khăn của việc quản gia nên mới từ chối.
Ngày mai nhân sâm của mẹ huynh ấy còn chưa biết lấy ở đâu, bà ấy lại không muốn cho Mãn Mãn bú, còn phải tìm một bà vú, tiền thuê v.ú ở đâu cũng chưa rõ.
Nếu không có ông nội đưa ra tiền riêng, nhà ta ngay cả tiền mua than cũng không còn.
Ta tuổi còn nhỏ, đã phải thức đêm xanh cả mắt, ngủ không yên giấc.
Ta khoác áo choàng đi tìm Tống Tấn, huynh ấy vẫn đang đọc sách, trong phòng ngay cả lò than cũng không có.
Ta tìm than đốt lên, lại sờ thử kháng (giường lò), may mà kháng còn ấm.
Huynh ấy khàn giọng vừa ho vừa ngăn ta, không cho ta đốt than.
"Huynh tiết kiệm chút này có ích gì? Nhà thiếu chút than này sao?"
Huynh ấy im lặng một lúc, lại cúi đầu lật sách.
Ta nằm bò trên bàn nhìn huynh ấy, ánh nến mờ ảo, chiếu lên sống mũi huynh ấy tạo thành hai bóng sâu, làm Tống Tấn càng thêm cao ngạo lạnh lùng.
Môi huynh ấy vốn nhợt nhạt, trời lạnh lại bong tróc, không giống những thiếu niên khác, gò má vẫn còn thịt, chỉ có huynh ấy, xương hàm rõ ràng.
"Tống Tấn, những năm qua huynh sống thế nào?" Thực ra ta muốn hỏi Tống Tấn, có một người mẹ như vậy, hẳn là rất mệt mỏi chứ?
"Chỉ là sống qua ngày thôi!" Huynh ấy khẽ nâng mí mắt nhìn ta.
"Haiz! Cũng khổ cho huynh, đến nhà ta cũng không có ngày lành.
Mẹ huynh sao lại vừa ý cha ta nhỉ? Ông nội tuy xuất thân nhà thương gia, nhưng không học được chút nào cách kiếm tiền, chỉ mong sống thoải mái, cha ta chắc từ nhỏ chỉ biết đọc sách, không biết đời khó khăn ra sao."
“Lúc Bà nội và mẹ ta còn sống, ngày tháng trong nhà còn tạm được."
"Họ vừa mất, mẹ huynh lại như tiên nữ trên trời, nghe thấy tiền đã muốn phát bệnh, nhưng ngày ngày lại muốn ăn ngon mặc đẹp, ta lấy đâu ra tiền mà sinh?"
"Ta thật mệt mỏi, không biết bao giờ mới lớn, huynh bao giờ mới cưới vợ, đợi huynh cưới vợ, ta liền giao quyền quản gia cho nàng. Haiz!"
Ta thở dài một tiếng.
Huynh ấy vốn ít nói, nghe ta nói vậy càng không muốn mở miệng.
Ta nhìn trên bàn chỉ còn hai ba thìa cao bối mẫu, ngày mai ngay cả cao bối mẫu cũng không mua nổi.
Nhưng huynh ấy nhíu mày, mím môi, yết hầu chuyển động, rõ ràng đang cố nhịn ho.
Ta múc một thìa cao bối mẫu, hòa với nước nóng, đặt trước mặt huynh ấy.
"Uống đi! Uống vào sẽ đỡ hơn."
Ngón tay trắng trẻo thon dài của huynh ấy co lại, cuối cùng cũng cầm cốc nước uống hai ngụm.
"Ta nhất định sẽ đỗ đạt!" Tống Tấn nhìn ta, khẽ nói.
Ta cười gật đầu, ông nội nói huynh ấy có thiên phú về học vấn, qua loa thuộc lòng đã đành, còn biết chịu khổ, mười ba tuổi đã qua kỳ thi phủ, nếu không phải do cha huynh ấy bệnh mất làm lỡ dở, đã sớm đỗ đạt rồi.
Huynh ấy có tài năng trạng nguyên, ta đương nhiên tin huynh ấy.
"Huynh cứ yên tâm học hành, cũng đừng nghĩ đến chuyện tiết kiệm chút than này, nhà ta còn ba người lớn, chuyện tiền bạc phải do họ nghĩ cách, chúng ta còn nhỏ, chỉ cần làm những gì mình thích."
Vì vậy ngày hôm sau mẹ huynh ấy chỉ uống một bát canh gà, Mãn Mãn cũng không có bà vú.
Ngụy ma ma tìm đến trách ta, ta giang tay nói mình mới mười lăm tuổi, lấy đâu ra tiền mà mua nhân sâm thuê bà vú?
Nhà này ta không quản nổi nữa, hãy để phu nhân tự quản đi!
Hôm sau Văn Tú cầm hai tờ ngân phiếu, giận dữ ném trước mặt ta.
Hai trăm lượng, e rằng không đủ mua một củ nhân sâm ba mươi năm tuổi mà Ngụy ma ma liệt kê.
Tối đó cha đi làm về, ăn cơm xong đến viện của ta.