Mê Tông Chi Quốc

Chương 13: Hồi thứ tư hẻm ma ám



Hồi thứ tư: Hẻm ma ám



Nửa đêm canh khuya, hội ba người Tư Mã Khôi đi lạc trong khu nghĩa địa bỏ hoang, rồi càng lúc càng hoảng loạn, loanh quanh một hồi, trong lòng cảm thấy rùng rợn đến nỗi không còn phân biệt nổi phương hướng nữa.



Bình thường La Đại Hải là tay vô cùng gan dạ, chẳng biết sợ sệt gì sất, nhưng cũng phải tùy việc, nếu luận đến việc đánh nhau, gây vạ, cậu ta có thể dùng que chọc thủng trời, ngưu ma, xà thần gì cũng chẳng phải đối thủ. Có điều khi còn nhỏ, cậu ta từng leo lên cây ăn trộm trứng trong tổ chim, không ngờ vừa lúc đó một con chồn hoa cũng luồn vào, đẩy cậu ta ra rồi cắn chết chim mẹ ngay tại trận. Lúc ấy quanh miệng con chồn dính toàn máu chim, còn hai mắt thì đỏ ngầu, nhìn cảnh tượng ấy La Đại Hải sợ mất vía. Kể từ đó trở đi sự việc này đã trở thành chiếc bóng u tối ám ảnh tâm lý cậu ta một cách nặng nề, mà mãi đến tận bây giờ vẫn không thể phai mờ. Bởi vậy, thứ duy nhất trên đời này khiến cậu ta khiếp đảm có lẽ chính là con chồn. Trước đây cậu ta thường tỏ ra không hề gì, thực ra chỉ là cố tình giả bộ, còn bây giờ gặp phải tình cảnh kinh dị, vượt qua cả phạm vi nhận thức của con người, nên trong lòng cậu ta khó tránh khỏi việc liên tưởng đến chuyện cũ. Lúc này cậu ta quả đúng là gan nhỏ hơn cả gan thỏ. Khi ở Đông Bắc, Hải ngọng đã từng nghe kể rất nhiều truyền thuyết dân gian với thể loại tương tự như vậy, nên giờ cậu cứ một mực quả quyết rằng mấy người bọn họ đang bị chồn tinh nằm dưới mộ huyệt mê hoặc. Nghĩ đến đây cậu ta cảm thấy dường như có một luồng khí lạnh xuyên thẳng vào đáy tim làm bắp chân tự nhiên co cứng như bị chuột rút.



Hạ Cần nghe cậu ta nói có chồn tinh trong thành ma, nên chỉ cần nghĩ thôi mà da gà đã nổi hết cả lên, cô nàng không thể tự kiềm chế được nỗi sợ hãi đang dần trào dâng trong lòng, sắc mặt trở nên tái nhợt.



Tư Mã Khôi hoàn toàn không tin vào mấy thuyết pháp tà ma kiểu đó. Cậu biết khu vực Đông Bắc rất sùng bái "Hoàng tiên", nhưng trước thời Mãn Thanh, những người dân mê tín chuyện này ở Quan Nội tồn tại không nhiều lắm, thậm chí có thể nói là gần như không còn, mãi cho đến sau khi chế độ thiết giáp bát kỳ[9] tràn vào Quan Nội, hai nền văn hóa Hán Mãn bị ảnh hưởng lẫn nhau, Quan Nội mới dần bắt đầu nảy sinh tập tục thờ Hoàng tiên, về nguyên nhân hình thành "Hẻm ma ám" cũng có rất nhiều cách giải thích, mấy thuyết pháp dân gian kia tuy chưa hẳn là sự thật, khu mộ hoang này cũng chưa hẳn bị bọn chồn hoang quấy nhiễu, chỉ là tình hình đang gặp trước mắt quả thực quá sức quái dị, nhưng thật khó có thể dùng lý lẽ thông thường để phán đoán. Cho dù Tư Mã Khôi lý trí cứng rắn, lại giỏi tùy cơ ứng biến, nhưng rốt cục cậu ta tuổi vẫn còn trẻ, kiến thức còn nông cạn nên lúc này khó tránh khỏi cảm giác bất lực.



Lúc này, Tư Mã Khôi lại thấy ánh sáng của chiếc đèn dầu đang cầm trên tay mỗi lúc một trở nên yếu ớt, như báo hiệu sắp sửa tắt hẳn, trong lòng cậu chợt dội lên cảm giác không lành. Cậu nói với La Đại Hải và Hạ Cần: "Chắc chắn chúng ta bị lạc đường rồi, chỉ sợ không dễ thoát ra khỏi nơi này, dầu trong đèn cũng chẳng còn lại là bao, xem chừng không thể duy trì được lâu nữa. Người xưa thường nói đèn tắt ma tìm đến, nếu chúng ta muốn bảo toàn mạng sống, bắt buộc phải nhanh chóng tìm ra cách thoát khỏi đây. Nếu không đợi thêm chút nữa, khi ánh đèn hoàn toàn tắt hẳn, trước mắt tối thui thui, thì càng chẳng có cơ hội thoát thân đâu."



La Đại Hải bất lực đáp: "Tớ coi như hết sạch chiêu rồi, thường ngày toàn thằng ôn con nhà cậu nghĩ ra bao nhiêu quỷ kế, theo cậu bây giờ chúng ta nên làm thế nào?"




Tư Mã Khôi vắt óc nghĩ ngợi hồi lâu. Khi còn ở Bắc Kinh theo "Văn Võ tiên sinh" học nghệ, cậu cũng biết đến một vài điển cố lục lâm. Cái từ "ngựa vang"[10] vốn chuyên dùng để chỉ: "Trên đường Sơn Đông, nếu nhìn thấy kẻ cưỡi ngựa đeo chuông, thì ngầm hiểu đó chính là ám hiệu của đạo tặc lục lâm, bọn họ coi trọng khí chất nghĩa hiệp, chúng ta khó lòng biết thực ra họ là kẻ xấu hay người tốt, khó phân biệt điều họ làm là sai hay đúng; họ bí mật cướp của, tàng hình giết người". Tiếng lóng này sau đó được phát triển rộng ra đến mức bất luận là "râu xồm" ở Sơn Đông, "giặc cướp ngựa" ở Quan Tây, "chim nhạn" ở Giang Nam hay "bang thuyền" ở Hồ Bắc và Hồ Nam, phàm là những tên cướp tự ình là "cướp của người giàu chia cho người ngoài, thay trời hành đạo", đồng thời cũng bái mười tám vị la hán làm sư tổ thì đều được quy vào hàng ngũ "ngựa vang".



Trước đây, "ngựa vang" thường phải chạy vào sâu trong khe núi để trốn khỏi sự truy đuổi của quan quân. Nơi đó là cánh rừng rậm nguyên thủy, quanh năm không trông thấy mặt trời, cỏ mọc còn cao hơn đầu người, đưa mắt nhìn quanh chỉ thấy bốn bề cỏ hoang mọc bạt ngàn. Những người không thông thổ lỡ chân lạc bước vào đây sẽ lập tức bị "biển muỗi" hút sạch máu và trở thành xác khô. Ngoài rừng rậm ra thì đầm lầy, sơn cốc băng tuyết, khe vực đều là những cứ địa vàng để "ngựa vang" nương thân tránh họa và thoát khỏi vòng vây truy sát của quân lính. Bọn họ và quan quân chỉ giao đấu vài hiệp rồi lập tức tản ra, chạy vào khu rừng già, nơi không có dấu chân người qua lại để ẩn thân, đợi khi sóng gió qua đi mới tụ tập trở lại.



Chính vì vậy, người đời mới nói "ngựa vang rất giỏi tìm đường", cho dù chạy vào nơi sơn cùng thủy tận, địa hình phức tạp, khi bị lạc đường, họ vẫn có thể xác định được phương hướng dựa vào việc quan sát vị trí của chòm sao Bắc đẩu.



N.g.u.ồ.n. .t.ừ. .s.i.t.e. .T.r.u.y.e.n.G.i.C.u.n.g.C.o...c.o.m. Vào những ngày trời âm u, không có sao, họ sẽ đi tìm mạch nước nguồn, chỉ cần xuôi theo hướng nước chảy là nhất định sẽ tìm được lối ra. Thế nhưng tình hình trước mắt bây giờ vừa không có sao, lại không có sông suối gì cả, thì làm gì còn phương pháp nào mà nghĩ?



Cuối cùng Tư Mã Khôi đã nhớ lại "thuật thôi môn" được ghi chép trong "Lục Lâm truyền kỳ", trong đó nói: người ta có thể thông qua phương thức mê tín để suy đoán cánh cửa sinh tồn; đây là một bí thuật trong "Thuật âm dương bát quái", mà thông thường chỉ có bọn quân sư vớ vẩn mới sử dụng thủ thuật này. Tư Mã Khôi không biết cái món bí thuật này có tác dụng thật hay không, và cũng chưa bao giờ thực hành cụ thể, nhưng vì phải giành giật sự sống khỏi bàn tay thần chết nên quyết định liều một phen. Cậu đành nhìn mèo vẽ hổ, nhìn bầu vẽ dưa để bắt chước phương pháp cổ xưa mà tiền nhân truyền lại, lấy ba hòn đá vun đống trước mộ, xếp thành hình án thờ sư tổ, sau đó đắp đất thành lò đốt hương, cuối cùng cắm lên đó mấy cọng cỏ dại làm nhang.



Lúc này lẽ ra cậu phải ngồi niệm "Thôi môn lệnh" nhưng Tư Mã Khôi đã quên béng bài chú này từ đời nào, nên đành tạm thời chắp vá mấy câu khác để thay thế, chỉ thấy miệng cậu ta tụng niệm một hồi dài, nghe cũng rất ra văn ra vẻ: "Con xin thỉnh quan phu tử giáng đàn, Lý lão quân hạ thế, mời các vị sư tổ, Ngọc hoàng thượng đế, quan âm bồ tát, tổng tư lệnh, ba vị nguyên lão, bốn vị thiếu gia trên trời, mau mau hiện thân đến cứu đệ tử khỏi vòng hiểm nguy..." Nói xong, cậu liền giơ tay giật chiếc mũ La Đại Hải đang đội trên đầu, vứt vèo một cái vào không trung, rồi đưa mắt nhìn xem chiếc mũ rơi xuống chỗ nào, chỗ rơi xuống chính là cửa sinh, chỉ cần đi theo hướng đó sẽ tìm thấy con đường sống.



La Đại Hải hoàn toàn mù tịt mấy món này, cậu ta chỉ tiếc đứt ruột chiếc mũ quân nhân, bèn hét to: "Thằng điên này! Sao lại mù quáng đi tin mấy chuyện quỷ thần mê tín dị đoan thời phong kiến thế hả?" Nói xong, cậu liền chạy bổ đi tìm chiếc mũ rơi trên mặt đất, nhưng trong nghĩa địa, chỗ nào cũng tối mù mù, cỏ lại mọc cao quá đầu gối, chiếc mũ bay từ trên trời rơi xuống đồng cỏ hoang rồi biến mất dạng, biết tìm ở đâu bây giờ?



La Đại Hải cuống đến nỗi nước mũi chảy cả xuống miệng, không kiềm chế được liền mở miệng trách móc Tư Mã Khôi. Bất ngờ, từ nơi xa xăm nào đó trong đám cỏ vang lên những tiếng "soạt soạt", cậu ta cứ nghĩ chồn tinh đang từ dưới mộ huyệt chui lên, bất giác sợ đứng tim, mồm há hốc, phệt đít ngã lăn xuống đất.



Tư Mã Khôi không ngờ chiêu vứt mũ ấy lại có hiệu quả thật, trong lòng cũng cảm thấy kinh dị, miệng lầm bầm: "Lẽ nào sư tổ hiển linh chỉ đường ình thật?" Cậu kéo Hạ Cần ra phía sau lưng, giơ cao ngọn đèn dầu với ánh sáng bé bằng hạt đậu soi về phía phát ra tiếng động, thì nhìn thấy trong đám cỏ hoang bị sương đêm bủa vây, có một người đang đi đến. Người đó tay xách đèn kéo quân, miệng lẩm bẩm rất khẽ bài đồng dao mà ngày thường trẻ nhỏ vẫn hát: "Hôm nay thần tài giáng phàm trần, thiên hạ người người đều nhanh chân, tiền sạch cá độ Triệu thái gia, tiền bẩn cá cho Thập Bát gia, ngàn núi vạn sông một bông hoa, tiền sạch tiền bẩn đều là tiền, anh phát tài tôi xin hưởng chút, tôi ăn thịt chia nước cho anh..."



Giọng hát vừa sai lời vừa sai nhạc, lệch cả nhịp điệu cứ vang lên càng ngày càng rõ trong đêm tối, mãi cho đến khi người đó đi tới gần, Tư Mã Khôi mới nhìn rõ, kẻ mới đến chính là Triệu Lão Biệt.



Thì ra Triệu Lão Biệt đến chân cầu La Sư đúng giờ như đã hẹn, nhưng không thấy bóng dáng của Tư Mã Khôi và La Đại Hải đâu, lại phát hiện có ánh đèn lay động trong nghĩa địa, chẳng cần hỏi cũng đoán được chuyện gì đã xảy ra. Thế là lão vội vàng mò xuống tìm. Vừa gặp hội ba người Tư Mã Khôi, lão ta liền nói: "Đã bảo các cậu giờ Tý đợi mỗ ở dưới chân cầu La Sư, thế mà dám cả gan tự tiện xông vào khu nghĩa địa này, lại còn dẫn theo một ả nha đầu nữa. Các cậu muốn bỏ mạng à? Ngộ nhỡ rơi vào hố sâu trong mộ huyệt, bị bọn hồ ly lôi đi, thì cho dù các cậu có bản lĩnh tài giỏi thế nào đi nữa cùng đừng mơ trèo lên được!"



Vị cứu tinh mà La Đại Hải đang mong chờ cuối cùng cũng xuất hiện, cậu ta mừng rỡ ra mặt, nhưng vẫn giả bộ cứng giọng: "Lão Triệu, ngay từ đầu sao lão chẳng bảo bọn tôi không được vào khu nghĩa địa này, đến bây giờ thì chớ giở cái giọng Tiểu Gia Cát Lượng lột khố, khai sáng ọi người nữa."




Triệu Lão Biệt chẳng thèm bận tâm đến mấy lời nhăng cuội của La Đại Hải, lão chỉ vào Hạ Cần rồi hỏi Tư Mã Khôi: "Con nhỏ này là đứa nào vậy?"



Tư Mã Khôi nhìn thấy trên chiếc áo sơ mi mà Triệu Lão Biệt đang mặc có mấy mụn vá, phía sau lưng cũng có chiếc bóng đổ dài dưới ánh đèn, liền biết lão là người chứ không phải ma. Cậu bèn đem việc của Hạ Cần kể qua cho lão ta nghe một lượt.



Lúc này, Hạ Cần đã biết Triệu Lão Biệt là bạn của Tư Mã Khôi và La Đại Hải, tuy rằng nhất thời chưa thể hoàn hồn nhưng vẫn giữ thái độ lịch sự cần có, cô nàng bước đến phía trước giơ tay ra bắt rồi chào hỏi: "Cháu chào Triệu lão sư phụ!"



Triệu Lão Biệt không hề ỏ ê đến cô nàng, quay mặt sang Tư Mã Khôi cau mày tỏ ý khó chịu: "Mỗ đã nói trước không được dẫn theo người ngoài đến rồi mà, các cậu quên sao?"



Tư Mã Khôi lái câu chuyện sang hướng khác: "Việc này để sau tính cũng chưa muộn." Nói đoạn, cậu kể vắn tắt tình hình trước mắt cho lão ta nghe. Nơi này đúng là cửa tà, nếu có người đứng ở bờ sông khêu đèn lên tiếp ứng thì tốt biết mấy, nhưng bây giờ tất cả bốn người đều ở trong nghĩa địa này rồi, e rằng nếu không đợi đến khi trời sáng hoặc khi mây tan trăng sáng thì rất khó thoát thân.



Triệu Lão Biệt nheo cặp mắt nhỏ ti hí nhìn bốn xung quanh rồi thấp giọng nói: "Thực ra, nếu phải đi gấp trong đêm ở nơi núi sâu rừng thẳm thì khó tránh khỏi sa vào hẻm ma ám, nhưng chỉ cần đừng để cô hồn dạ quỷ bám theo mình, thì chẳng có gì đáng ngại nữa cả. Có điều, đi đêm tuyệt đối không được im lặng, mà hãy làm theo cách người xưa truyền lại, đi trong hẻm ma thì phải hát hý văn, như vậy sẽ trấn áp được bách tà. Chúng ta vừa hát vừa hét để xông ra khỏi chỗ này nhé!"



Hội Tư Mã Khôi nghe mấy câu này đều thấy mù mờ chẳng hiểu gì: "Chuyện này bọn tôi mới nghe nói đến lần đầu, đi lạc trong hẻm ma ám phải hát hý văn thật sao? Là vở Đèn lồng đỏ hay vở Núi Đỗ Quyên? Triệu sư phụ có biết hát không?"



Triệu Lão Biệt không lên tiếng trả lời mà chỉ dặn dò mấy câu: "Các cậu chỉ cần đi theo sau mỗ là được rồi, có điều phải nhớ tuyệt đối không được quay đầu nhìn lại đằng sau, phía thành trì đèn nến lập lòe đó, nếu không đừng mong thoát khỏi chỗ này."



Tư Mã Khôi không hiểu ý lão muốn ám chỉ điều gì, liền hỏi: "Sao lão lại nói vậy?"



Triệu Lão Biệt nói: "Tòa thành đó trông giống như ánh lửa ma trơi, ẩn ẩn hiện hiện giữa đám cỏ úa khói tàn trong rừng cây tạp chủng. Nhìn nó như gần như xa, biến đổi quái dị khó lường, càng nhìn càng cảm thấy mơ hồ, bất luận thế nào chúng ta cũng không thể xác định phương hướng dựa vào vị trí của nó được, ngộ nhỡ bị sa chân vào bên trong, thì chỉ có mà vạn kiếp không thể siêu sinh." Thì ra khúc hát lão đang ngâm nga trong miệng là bài "Điệu khúc ngâm" đã bị thất truyền từ lâu trong dân gian, tuy rằng tiếng hát khàn đục nhưng lại vang lên giữa đêm khuya, khiến nó càng mang âm hưởng hùng tâm tráng chí, hiên ngang khí phách.



Không biết có phải bài hát ảnh hưởng đến tâm lý hay không, mà khi Triệu Lão Biệt vừa hắng giọng ngân nga mấy câu, cả hội Tư Mã Khôi đã không còn cảm thấy rùng rợn nữa, vội vàng lên dây cót tinh thần, vùi đầu nhắm thẳng về phía trước. Không ngờ, một lát sau cả hội đã thoát khỏi nghĩa địa và quay trở về chỗ chiếc cầu La Sư vỡ nát bị bỏ hoang.



Thấy cuối cùng cũng thoát được ra ngoài, ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm. Đến lúc này, Tư Mã Khôi càng thêm khẳng định Triệu Lão Biệt chắc chắn là một kỳ nhân bí ẩn khó lường, đừng thấy lão ta ăn mặc lôi thôi quê mùa mà coi thường. Lão già này quả ứng với câu: "Nhìn mặt khó bắt hình dong, nước biển khó lòng đo đếm". Nghĩ vậy, Tư Mã Khôi liền bám theo xin thỉnh giáo là vừa rồi rốt cục đã xảy xa chuyện gì? Vì sao khi bị sa vào hẻm ma ám, chỉ cần hát hý văn là có thể tìm đường đi ra được?



Triệu Lão Biệt dường như khi nãy đi gấp quá nên giờ ngồi phệt xuống đất nghỉ ngơi. Lão ta rút tẩu thuốc châm lửa hút, nhắm nghiền mắt tham lam rít hai hơi thật sâu vào phổi. Sau khi khoan khoái nhả từng ngụm khói lên trời, lão mới từ từ trả lời: "Vì sao ấy hả? Chỉ vì, đi đêm vạn dặm đều là họ Hổ!"




Câu này có nghĩa là gì? Thì ra họ "Hổ" trong câu "đi đêm vạn dặm đều là họ Hổ" muốn ngầm ám chỉ đến sơn thần, khi lạc đường trong núi tất nhiên phải hát "Ngâm khúc qua núi".



La Đại Hải cũng chạy đến bên hỏi Triệu Lão Biệt là tòa thành trì rực rỡ ánh đèn nến ở phía xa rốt cục là nơi nào? Trong đó có chồn tinh không?



Triệu Lão Biệt bảo nơi đó là "Thành hàm oan", bên trong có hai loại ma "hàm oan" và "uẩn khuất", ngoài ra còn có năm ngàn âm binh đầu trâu mặt ngựa đứng bên ngoài canh gác, người sống khó lòng tiếp cận. Sau đó, lão móc viên "Ngọc Định Phong" trong người ra, rồi nói chỉ cần có vật này trong tay, thì ta có thể liều chết mà xông vào thành thăm dò một chuyến. Các cậu có gan dám đi cùng mỗ không?



Hải ngọng nghe nói trong đó không có chồn tinh liền lập tức hứng khởi trở lại, cậu ta nhướng nhướng mày, quệt ngang nước mũi dính trên mặt rồi nói: "Tôi chả bao giờ tin mấy cái món này. Chúng ta đều là người có hai chân, hai tay, lão cũng chẳng phải kẻ mọc nhiều hơn tôi một cái đầu, chỉ cần Triệu Lão Biệt lão dám đi thì cớ gì La Đại Hải tôi đây lại không dám hử?"



Tuy rằng Triệu Lão Biệt quả thực có một vài bản lĩnh nhưng lão lại là kẻ bụng dạ hẹp hòi, nhìn thấy La Đại Hải phát ngôn ngông cuồng, thì chỉ cười nhạt, giơ tay trái ra nói: "Thực ra trong mắt mỗ, các cậu chẳng qua chỉ là đám trẻ ranh mới lớn, vì thế các cậu hãy khoan khoác lác! Cậu xem bàn tay trái của mỗ có mấy ngón? Chẳng phải nhiều hơn cậu một ngón tay hay sao? Nếu có bản lĩnh cậu thử mọc thêm một ngón nữa ỗ đây được mở rộng tầm mắt!"



La Đại Hải thấy Triệu Lão Biệt đúng là có sáu ngón tay thật, đành cãi bừa: "Cái này thì có gì đáng phải đem ra khoe khoang! Lão đừng quên núi cao còn có núi cao hơn. Lão có sáu ngón tay thì không còn biết trời cao đất dày nữa phỏng? Thực chẳng dám giấu, La Đại Hải tôi đây lúc mới sinh cũng có đến ba cánh tay lận, nhưng ông già tôi hưởng ứng khẩu hiệu vĩ đại của Mao chủ tịch, cần kiệm liêm chính làm cách mạng, ông không muốn lãng phí vải vóc để may thêm một cánh tay áo nữa cho tôi, bèn đè tôi ra lấy dao thái rau chặt phéng đi một cánh, bây giờ cánh tay đó vẫn để ngâm muối ở trong vại dưa nhà tôi đấy, không tin lão cứ theo tôi về nhà mà xem."



Lúc này Triệu Lão Biệt mới phát hiện là loại người như Hải ngọng chẳng thể nói bằng lý được, đành phải ngậm miệng không tiếp lời. Lão ta quay đầu sang nhìn Tư Mã Khôi và Hạ Cần, hỏi hai người bây giờ định thế nào.



Cũng giống như Hải ngọng, Tư Mã Khôi không tin vào mấy chuyện ma quỷ rùng rợn của Triệu Lão Biệt, trên thế giới này làm gì có chuyện tồn tại "Thành hàm oan", nên cậu cũng quyết định phải vào đó một chuyến để nhìn xem rốt cục nó là cái gì. Hạ Cần thì vì không dám ở lại đây một mình, nên một lần nữa cũng đành phải lựa chọn đi theo bọn họ.



Bốn người từ lòng sông đi vòng qua khu nghĩa địa rộng lớn, rồi lại quanh co mấy vòng rất xa. Nói ra cũng lạ, lần này cùng với sự di chuyển của bước chân, tòa thành trì lập lòe ánh lửa ma quỷ cách họ càng lúc càng gần. Đợi khi đến thật gần, Triệu Lão Biệt đột nhiên dừng lại, thổi tắt đèn kéo quân và lấy tay ra dấu, bảo hội Tư Mã Khôi quỳ xuống, phủ phục trong ổ cỏ, lặng lẽ nhìn về phía trước.



Tư Mã Khôi dụi dụi mắt, định thần nhìn kỹ lại, chỉ thấy trong đám mộ hoang cỏ dại có từng quầng lửa liên tục nhấp nháy lập lòe, thì ra đó là đom đóm, số lượng nhiều không kể xiết, chúng lập bầy lập đàn bay lượn giữa cánh đồng hoang, nhung nhúc kết bè với nhau tạo thành bức bình phong tường thành, chỉ thấy ánh sáng xanh ngập trời, biến hóa khôn lường, từ đằng xa nhìn lại quả đúng là một kỳ quan độc nhất vô nhị. Có thể nói không ngoa rằng nó chẳng khác nào một tòa thành lửa di động.