- Không hiểu Tiết Mộ Hoa có phải là Tiết Thần Y không? Nhưng trạc tuổi muốn đúng rồi. Nếu quả Tiết Thần Y không chữa được cho mình mà chết đi thì hỏng bét!
Lúc nhà sư dừng ngựa trầm ngâm thì Ðặng Bách Xuyên và Công Dã Càn cũng thúc ngựa đến nơi. Ba người ngơ ngác nhìn nhau đều lộ vẻ hoài nghi không nhất quyết.
Bỗng thấy phía trong cửa có tiếng khóc vang lên, tiếng khóc của một người đàn bà:
- Lão gia ơi! Lão gia y thuật như thần, ngờ đâu lại bị cấp chứng bỏ chúng tôi mà đi. Tuy lão gia ngoại hiệulà "Diêm Vương Ðịch" mà rốt cuộc cũng bị tay Diêm Vương lôi đi. Bây giờ xuống Diêm cung chắc bị Diêm Vương hành hạ khổ sở!
Ba cổ xe lớn cùng A Bích và sáu nhà sư chùa Thiếu Lâm pháp hiệu có chữ "Tuệ" cũng đến nơi.
A Bích nghe tiếng người khóc để viếng Tiết Thần Y thì cả kinh thất sắc nói:
- Ðại ca ơi! Chúng mình thật xui quá rồi!
Ðặng Bách Xuyên không trả lời nàng, nhảy xuống ngựa cất tiếng nói to:
- Huyền Nạn đại sư chùa Thiếu Lâm dẫn mấy người bạn đến có việc khẩn cầu Tiết Thần Y.
Tiếng y nói bình thường cũng oang oang như tiếng chuông đồng, lúc này y còn lấy hơi nói to hơn một chút nên vọng đi rất xa.
Tiếng khóc trong nhà bỗng im bặt. Một lúc sau mới thấy một người đàn ông và một người đàn bà già ăn mặc như kẻ nô bộc trong nhà chạy ra nước mắt nước mũi nhể nhãi. Hai người nghẹn ngào trông rất thương tâm.
Lão bộc đấm ngực nói:
- Lão gia chúng tôi mất từ chiều hôm qua. Các vị... các vị không gặp được nữa rồi.
Huyền Nạn chấp tay để trước ngực hỏi:
- Tiên sinh mắc bịnh gì mà tạ thế?
Lão bộc đáp:
- Không hiểu là bệnh gì. Ðột nhiên lão gia nấc lên mấy cái rồi nghẹt thở. Lão gia chúng tôi vốn thân thể tráng liện, tuổi cũng chưa già mấy. Thật là một sự không ngờ! Thật là một sự không ngờ!
Huyền Nạn lại hỏi:
- Trong nhà Tiết Thần Y còn ai không?
Lão bộc đáp:
- Không có ai. Không còn một người nào hết.
Công Dã Càn cùng Ðặng Bách Xuyên đưa mắt nhìn nhau cả hai người cùng nhận ra rằng khi lão bộc nói mấy câu này giọng nói không có vẻ tự nhiên và thiếu thành thật.
Huyền Nạn thở dài nói:
- Con người ta sống chết có số mạng đã vậy thì cho chúng tôi vào trước linh vị ông bạn già để lạy một lạy.
Lão bộc áp úng:
- Cái đó... Cái đó... Vâng, vâng.
Rồi dẫn mọi người tiến qua cổng lớn vào nhà.
Công Dã Càn lùi lại sau một bước, khẽ bảo Ðặng Bách Xuyên:
- Ðại ca! Tiểu đệ coi điều này dường như có điều gì khuất khúc. Lão bộc này ra chiều lúng túng và có ý mập mờ năm nắm nơm nớp.
Ðặng Bách Xuyên gật đầu, theo lão bộc này vào linh đường thì thấy cách trần thiết rất đơn giản quê mùa, thiếu thốn đủ thứ, rõ ra cách bày trí trong lúc thảng thốt. Trên bài vị có dòng chữ: "Tiết Công Mộ Hoa chi linh vị." Mấy chữ này nét bút sắc sảo gân guốc đúng là của một người có học rộng quyết không phải lão bộc kia viết được thế này.
Công Dã Càn đã để ý đến điều này, nhưng không nói gì.
Mọi người theo thứ tự vào trước linh vị làm lễ điếu tang.
Công Dã Càn ngoảnh đầu nhìn ra ngoài sân thấy trên hai cây sào tre có phơi đến mười mấy bộ quần áo đàn bà có, đàn ông có. trẻ con có, thì tự hỏi:
- Trong nhà Tiết Thần Y rõ ràng có đông đủ gia quyến sao vừa rồi lão bộc nói không còn ai.
Huyền Nạn nói:
- Chúng tôi từ chùa Thiếu Lâm trên núi Trung Sơn tới đây cầu Tiết tiên sinh chữa bệnh cho. Không ngờ đến nơi thì Tiết tiên sinh lại quy tiên rồi. Bâygiờ trời đã xế chiều, đêm nay chúng tôi xin được ngủ trọ tại quý phủ một đêm.
Lão bộc vẻ ngại ngùng áp úng:
- Cái đó... Cái đó... dạ... được... được. Xin chư vị hãy ngồi chơi, trong nhà khách chờ một chút tiểu nhân đi làm cơm.
Huyền Nạn nói:
- Quản gia bất tất phải bận lòng. Cơm hẩm dưa muối cũng được mà.
Lão bộc nói:
- Dạ dạ! Xin các vị ngồi chơi một chút.
Nói xong lão dẫn mọi người ra sảnh đường rồi xoay mình đi vào trong nhà.
Qua một lúc lâu mà chẳng thấy lão bộc mang trà nước ra mời khách chi hết. Huyền Nạn lẩm bẩm:
- Lão bộc này gặp buổi ông chủ qua đời một cách đột ngột thì không khỏi thần hồn điên đảo. Hỡi ơi! Huyền Thống sư đệ bị trúng hàn độc, biết làm thế nào bây giờ?
Mọi người chờ đến nửa giờ vẫn chẳng thấy lão bộc ra nữa.
Bao Bất Ðồng đã bắt đầu nóng nảy nói:
- Tôi đi tìm ngụm nước uống khát quá rồi!
A Bích nói:
- Ðừng! Tam ca hãy ngồi yên nghĩ một chút. Tiểu Muội xuống nhà đun nước giúp lão bộc.
Nói xong nàng đứng dậy đi vào nhà hậu đường.
Công Dã Càn sợ nàng bị người ám toán:
- Ðể ta đi cùng với hiền Muội.
Hai người thẳng vào phía sau. Nhà họ Tiết rất nhiều phòng ốc. Cả trước sau có đến năm dãy, mà khắo trong ngoài tuyệt không một bóng người.
Hai người lầm mò xuống đến nhà bếp thì cả đôi nam nữ lão bộc vừa rồi cũng chẳng thấy đâu nữa.
Công Dã Càn biết là có chuyện khác thường, hấp tấp trở ra nhà sảnh đường nói:
- Tình hình trong nhà này rất dị thường. Không chừng Tiết Thần Y giả chết cũng nên.
Huyền Nạn cũng lấy làm kì đứng bật dậy hỏi:
- Sao?
Công Dã Càn đáp:
- Tại hạ tưởng nên vào xem quan tài ra sao?
Y Lang người đi vào trước linh vị, đưa tay ra toan nhấc quan tài, rồi đột nhiên y nghĩ sao rồi rút tay về, chạy ra ngoài sân lấy một cái áo dài phơi trên sào quấn vào tay.
A Bích hỏi:
- Phải chăng nhị ca sợ trên áo quần có chất độc?
Công Dã Càn đáp:
- Lòng người nham hiểm biết đâu mà lường, không thể không đề phòng được.
Y vận kinh lực nâng quan tài nhấc xem thì thấy quan tài rất là trầm trọng quyết bên trong không phải đặt xác chết, liền nói:
- Tiết Thần Y quả nhiên trá tử!
Phong Bá Ác rút đơn đao dánh soạt một tiếng noí:
- Cứ mở nắp quan tài ra xem sẽ rõ?
Công Dã Càn nói:
- Lão này ngoại hiệu xưng là Thần Y tất nhiên chuyên dùng thuốc độc. Tứ đệ phải cẩn thận đấy!
Phong Bá Ác nói:
- Tiểu đệ biết rồi.
Y lừa mũi đơn đao vào quan tài nậy lên. Lách cách mấy tiếng nắp quan tài hé mở. Phong Bá Ác bít kín các đường hô hấp vì sợ phấn độc trong quan tài bay ra. Nhà sư chùa Thiếu Lâm pháp danh là Tuệ Ðề thấy Phong Bá Ác chú ý phòng bị, ra chiều sợ sệt cái thây ma thì trong bụng không khỏi có ý nghĩ hoạt kê. Lão không nhịn được phải phì cười.
Bao Bất Ðồng xẵng giọng hỏi:
- Có chuyện chi mà cười?
Rồi lạng người đi một cái, tung mình nhảy vào trong sân, vươn tay ra chụp lấy hai con gà mái đang bắt sâu bọ trên cây quế ăn. Y nhắc tay một cái liệng hai con gà mái qua miệng quan tài.
Hai con gà kêu quang quác mấy tiếng rớt ngay xuống bên quan tài rồi chạy vội ra, nhưng chỉ chạy được mấy bước là ngã lăn ra. Hai con gà dẫy đành đạch mấy cái rồi nằm chết ngay đứ đừ. Lúc này dưới hành lang một cơn gió lạnh buốt thổi qua. Hai con gà chết lông rụng tứ tung bay theo chiều gió.
Mọi người thấy tình trạng này không khỏi khiếp sợ. Ta nên biết rằng những nhà sư chùa Thiếu Lâm pháp hiệu có chữ Tuệ đều đã tiềm tâm tu luyện mấy chục năm trời, ít khi bước chân ra khỏi chùa. Nội công các vị tuy rất thâm hậu, nhưng phần kiến văn và lịch duyệt bì thế nào được với Bao Bất Ðồng, Phong Bá Ác, là những người lăn lộn giang hồ biết nhiều hiểu rộng và thường gặp sự bất trắc.
Trước tình trạng này các nhà sư Tuệ Ðề mới biết trong quan tài có chất kịch độc, nhưng không mùi không sắc, giết người một cách vô sinh. Hai con gà mái vừa mới trúng độc chết mà đã rụng lông lá đủ biết chết độc mãnh liệt là chừng nào, nên chưa ai dám đến bên quan tài.
Huyền Nạn hỏi Ðặng Bách Xuyên:
- Ðặng huynh! Vụ này là thế nào đây? Chẳng lẽ Tiết Thần Y trá tử thật sao?
Ðại Sư vừa nói vừa tung mình nhảy lên tay trái bá lấy xà nhà ngó vào trong quan tài thì thấy trong đựng đầy đá hòn. Giữa có đặt một cái bát lớn chứa đầy nước trong. Dĩ nhiên bát nước này là thuốc độc rồi.
Huyền Nạn lắc đầu nhảy xuống nói:
- Nếu Tiết huynh chẳng chịu chữa thuốc cho chúng ta thì thôi việc cóc gì phải bố trí cơ quan hiểm độc hại người.
Chùa Thiếu Lâm không thù không oán với y. Hán h động này thật là vô lí. Hay là... hay là...
Nhà sư nói câu "Hay là" rồi dừng lại không nói nữa. Trong bụng nhà sư định nói:
Hay là có thâm thù với Mộ Dung ở Cô Tô?
Bao Bất Ðồng nói:
- Ðại sư bất tất phải đón non đón già. Mộ Dung Công Tử cùng Tiết Thần Y chưa biết nhau bao giờ, lại không thù oán, mà có ra chăng nữa thì dù chúng tôi có đau khổ đến đâu cũng cố mà chịu đựng, chứ chẳng thèm quì lụy kẻ cừu thù để xin chữa thuốc. Ðại sư đừng tưởng Bao Bất Ðồng này là hạng vá áo túi cơm.
Huyền Nạn nói:
- Bao huynh nói thế là phải. Lão tăng đoán sai rồi.
Huyền Nạn là một vị cao tăng đắc đạo, trong lòng cũng nghĩ như vậy, nhưng không muốn nói ra, chỉ nhận lỗi mình mà thôi.
Ðặng bách Xuyên nói:
- Nơi đây khí độc rất mạnh không nên đứng lâu, chúng ta ra ngoài sảnh đường ngồi thôi.
Mọi người ra nhà sảnh đường ai cũng bày tỏ ý kiến mà chẳng ai biết rõ Tiết Thần Y giả chết lại còn bố trí cơ quan hãm hại người là vì lẽ gì?
Bao Bất Ðồng nói:
- Lão Tiết quỉ y này thật là khả ố. Chúng ta đem mớ lửa đốt quách cái tổ quỷ này đi! Ðặng Bách Xuyên nói:
- Không được! Dù sao thì Tiết tiên sinh cũng là một người bạn tốt của chùa Thiếu Lâm. Chúng ta phải biết nể mặt Huyền nạn đại sư mà đừng hành động lỗ mảng.
Lúc này trời đã tối mịt. Trong nhà chẳng có đèn lửa chi hết, mọi người đều bụng đói, miệng khát mà không ai dám uống chén nước trong nhà này.
Huyền Nạn nói:
- Hay là chúng ta ra ngoài tìm một nông gia gần đây để kiếm lưng cơm chén nước.
Ðặng Bách Xuyên nói:
- Phải đó! Chúng ta ra khỏi đây mười dặm đường, rồi hãy tìm ăn uống gì cho đỡ khát. Tiên sinh là người rất tâm cơ, chẳng những chỉ bố trí một cái quan tài thế này mà thôi đâu. Nếu xảy ra chuyện gì để liên lụy đến cả các vị đại sư thì trong lòng bọn tại hạ áy náy vô cùng!
Y cùng Công Dã Càn tuy không hiểu rõ nguyên nhân, nhưng cũng nghĩ rằng cái lối "Gậy ông đập lưng ông" của nhà Mộ Dung đã đồn đại khắp nơi và bị khách gian hồ kết oán một cách vu vơ đã nhiều. Y chắc rằng Tiết Thần Y có thân hữu gì đã bị hại rồi đem thù oán đổ lên đầu Cô Tô Mộ để đòi nợ máu.
Mọi người đứng dậy đi ra phía cửa chính thì đột nhiên ở góc Tây Nam trên trời sáng rực lên, tiếp theo là một vùng những tia lửa phun lên trước đỏ sau biến thành màu xanh biếc, khác nào một đám mưa hoa, lưng trời biến ảo bao nhiêu màu sắc huy hoàng trông rất đẹp mắt.
A Bích vỗ tay nói:
- Ðẹp quá! đẹp quá không hiểu ai đốt pháo bông mà đẹp thế?
Lúc này mới vào cạnh một sơ thu, chẳng phải là tiết Nguyên Tiêu hay tiết Trung Thu, sao lại có người đốt pháo bông? Chẳng bao lâu lại có một thứ hoa vàng chói bay vút lên không gian khác nào trăm ngàn vì sao đổi ngôi va chạm vào nhau.
Ðốt pháo bông là một trò vui lúc thiên hạ thái bình. Nhưng hiện giờ mọi người đang ở vào trường hợp nguy hiểm, lại đem theo ba bệnh nhân trúng độc dị thường khó chữa, thì ai còn lòng nào mà ngắm cảnh pháo bông.
A Bích tuy còn nhỏ tuổi, nhưng nàng cũng quan tâm đến bệnh tình tam ca, tứ ca hơn là tấm lòng ngây thơ của trẻ nít thích coi pháo bông.
Nàng buồn rầu nói:
- Ðừng coi nữa! Chúng ta đi thôi!
Công Dã Càn nói:
- Ðây không phải là pháo bông đâu, mà chỉ là tín hiệu để bọn đại địch kéo đến bao vây.
Phong Bá Ác la lớn:
- Thế thì tuyệt! Tuyệt diệu! Mình lại được một phen đâm chép cho sướng tay! Rồi quay trở lại nhà đại sảnh.
Phong Bá Ác vừa trở gót quay lại thì Ðặng Bách Xuyên bảo:
- Tam đệ cùng lục Muội! Các người vào trong đại sảnh để ngăn trở phía trước, nhị đệ chống đỡ phía sau cho...
Ðoạn y quay lại nói với Huyền Nạn đại sư:
- Việc này không liên quan đến chùa Thiếu Lâm xin các vị đừng bàng quang, đừng bênh vực bên nào là nhà Mộ Dung cám ơn đại đức nhiều lắm!
Trong khi Ðặng Bách Xuyên đang nói thì Công Dã Càn, Bao Bất Ðồng, A Bích đều tuân theo phân phối của y, lùi lại phía sau.
Lúc này phe nhà Mộ Dung tuy có năm người, thì hai người đã bị trọng thương lại một cô gái nhỏ tuổi. Trông địch nhân đốt lửa hiệu ngất trời sắp có một số đông người đến công kích, uy thế mảnh liệt ghê gớm không phải tầm thường. Thế mà Ðặng Bách Xuyên tuyệt không sợ hãi gì, cũng không cầu phái Thiếu Lâm giúp sức.
Huyền Nạn nói:
- Sao Ðặng huynh lại nói thế? Dù địch nhân có thù riêng với chư vị mà kéo đến vây đánh, trung gian có điều gì phải trái khuất khúc, bọn bần tăng cũng phải xét đoán theo lẽ công bằng không thể để cho họ nhân lúc người ta đang gặp cơn nguy cấp, cậy nhiều người để thủ thắng được. Giả tỷ họ là đồng đảng của Tiết Thần Y bố trí cơ qua độc địa để hãm hại người một cách vô lí thì các vị cùng chúng tôi đều coi họ là kẻ thù chung có lí đâu lại thõng thõng tay đứng nhìn?
Ðoạn Huyền Nạn quay lại hô các nhà sư:
- Các vị sư đệ! Hãy chuẩn bị đối địch!
Bọn đại tăng vào hàng chữ Tuệ đồng thanh vâng lời.
Huyền Thống nói với Ðặng Bách Xuyên:
- Ðặng huynh! Bần tăng cùng hai vị sư đệ đã vào cánh đồng bệnh tương liên thì tự nhiên phải dắt tay nhau cùng ra sức chống địch.
Ðang lúc nói chuyện lại có hai bông hoa vọt lên trời và lần này càng đến gần hơn. Rồi cứ cách một lúc, lại hai bông hoa xuất hiện cả trước sau có đến sáu lần. Hình dáng cùng màu sắc bông hoa đều khác nhau. Có bông tựa như một nhát búa hoành tạo thiên quân có bông giống như hoa mẫu đơn. Sau khi sáu bông hoa phóng lên hết rồi, bầu trời đen nghịt không còn tín hiệu gì nữa.
Huyền Nạn hạ lệnh cho các đệ tử Thiếu Lâm lo phòng giữ chung quanh nhà đại sảnh để chờ địch nhân đến đánh. Nhưng chờ hồi lâu vẫn chẳng thấy động tĩnh gì.
Mọi người vẫn nín thở chú ý trong một khoảng thời gian chừng ăn xong bữa cơm, bỗng nghe mé Ðông có thanh âm một cô gái ngâm thơ:
"Mày liều kìa ai biếng điểm trang,
Khăn hồng ố lệ những mơ màng,
Phòng the khắc khoải hồn cô tịch,
Châu ngọc khôn khuây nỗi đoạn trường.
Giọng hát thê lương đầy vẻ thê lương não ruột."
Huyền Nạn cùng Ðặng Bách Xuyên đưa mắt nhìn nhau trong lòng rất là nghi hoặc.
Thanh âm thán giọng đào xong liền đổi sang vai kép:
- Cha chả! Lâu ngày không thấy mặt, lòng trẫm những thương tình. Hộp trân châu ban tặng cho khanh, chẳng biết có vui lòng bạn ngọc?
Lại chuyển sang vai đào:
- Chao ôi! Bệ hạ có Dương phi kề cận, mãi say mê trong cuộc truy hoan. Châu ban mai phi bỏ cho cam, đâu có lí thương người mệnh bạc.
Nói xong lại lên tiếng khóc thút thít.
Các nhà sư chùa Thiếu Lâm đứng chữ "Tuệ" ít ra ngoài nên chưa hiểu nhân tình thế cô, chẳng biết người kia lúc nói tiếng đàn ông, lúc rệ giọng đàn bà đang làm trò quỉ quái gì, nhưng nghe trong lòng cũng xiết nỗi thê lương!
Bọn Ðặng Bách Xuyên đều biết người này đương diễn tuồng Ðường Minh Hoàng cùng Mai Phi là một tấn tuồng cổ. Y đóng vai Mai phi lại đóng luôn cả vai Ðường Minh Hoàng nữa. Từ thanh âm cho đến kiểu cách tuy hay đến đâu nhưng mọi người đang lúc khẩn trương hồi hợp trông chờ biến chuyển thấy chuyện này trong lòng ai cũng nao núng không hiểu người này có dụng ý gì.
Bỗng nghe người đó lại lên tiếng:
- Thôi khanh khóc lóc làm chi cho phiền lòng trẫm. Mau bày tiệc yến, rồi khanh thổi sáo cho trẫm hát một khúc để giải buồn cho ái khanh. Người đó lại chuyển giọng đào lại nói:
- Dùng nước mắt để rửa mặt những mong được thấy quân vương. Bửa nay đã giáp mặt long nhan, thì tiện thiếp can lòng nhắm mắt.
Nói xong lại khóc ấm ức. Bao Bất Ðồng lớn tiếng nói:
- Cơ gia An Lộc Sơn chính thị. Bớ Ðường Vương Lý thì hồ đồ. Dương ngọc hoàn trao lại cho cô. Thời tránh khỏi sinh linh đồ thán.
Ðặng Bích Xuyên muốn lên tiếng ngăn trở nhưng đã không kịp nữa. Tiếng người khóc giả vờ bên ngoài đã bặt tựa như giật mình hoảng sợ.
Chỉ trong khoảng khắc, bốn bề im lặng như tờ. Sau một lúc nữa mọi người đều ngửi thấy mùi hương thơm ngát.
Huyền Nạn la lên:
- Ðịch nhân thả hơi độc! Mau mau phong bế nguyệt đạo và ngửi thuốc giải đi.
Phía ngoài lại có người nói:
- Thất tỷ! Thất tỷ đã đến đấy ư?
- Trong nhà ngũ ca có một quái nhân tự xưng là An Lộc Sơn!
Mọi người nghe tiếng y nói chuyện thường thì mới biết rõ là đàn ông.
Ai nấy thử hít một hơi không có gì khác lạ, trái lại còn thấy đầu óc sáng suốt, dường trong mùi hương không có chất độc.
Bỗng nghe thanh âm một phụ nữ nói:
- Chỉ có mình đại ca là chưa đến. Vậy nhị ca, tam ca, tứ ca, lục ca, bát đệ nên ra mặt đi thôi.
Câu nói vừa dứt bọn Ðặng Bách Xuyên đột nhiên thấy phía trước mặt sáng rực lên mọi người lóa mắt không mở ra được ngay.
Bỗng thấy cổng lớn có một làn sáng kỳ dị trông rõ có năm trai một gái.
Một người già mặc áo ngắn, râu đen lớn tiếng nói:
- Lão ngũ! Ngươi còn chưa ra ư?
Tay lão cầm tấm ván vuông trông tựa như chiếc bàn cờ. Người đàn bà là một thiếu phụ đứng tuổi rất xinh đẹp. Bốn người kia thì hai người ra dáng học trò, một người là thợ mộc, trong tay cầm một cây búa, còn người sau cùng mặt xanh, răng lồi, tóc đỏ, râu xanh trông rất khủng khiếp chẳng khác một con yêu quái.
Huyền Nạn chú ý nhìn xem thì mặt người này nhồi son thoa phấn như kiểu những người đóng trò sân khấu không phải y có chân tướng kì dị. Gã vừa đóng vai Ðường Minh Hoàng và vừa giả làm Mai phi.
Ðặng Bách Xuyên hỏi bọn người mới đến:
- Tôn tính đại danh các vị là gì? Tại hạ tên gọi Ðặng Bách Xuyên.
Ðối phương chưa kịp trả lời thì trong nhà đại sảnh một bóng đên lù lù nhảy ra, ánh đao lấp loáng, nhằm gã kép hát chém luôn bảy tám đao. Người này chính là Nhất Trận Phong Phong BáÁc.
Phong Bá Ác tần công rất mãnh liệt, gã kép hát lại không kịp đề phòng, tránh tả né hữu, tình thế rất nguy cấp, thế mà gã vẫn lên giọng khôi hài:
- Lúc bạt sơn hề khí cái thế thời bất lợi hề truy bất thề. Truy bất thệ hề... Gã đang hát dỡ câu thứ ba thì bị Phong Bá Ác đánh rát quá không hát thêm được nữa. Sức mạnh nhổ núi anh hùng quán thế nhưng gặp thời bất lợi thành ra ngựa ô truy cũng nản chân bon ngựa ô truy...
Lão già râu đen đứng bên quát mắng Phong Bá Ác:
- Ngươi thật là vô lí, chưa hỏi đầu đuôi đã đánh ngay. Hãy ném một chiếc"Ðại thiết cương"của ta đây! Lão cần trong tay một tấm vuông vắn vun lên nhắm đầu Phong BáÁc đập xuống.
Phong Bá Ác lẩm bẩm:
- Một đời ta bôn tẩu gian hồ, kể cả lớn nhỏ đã giao phong đến mấy trăm trận mà chưa thấy ai dùng thứ binh khí bằng tấm ván gỗ thế này.
Y giơ đòn đao lên chém thẳng vào tấm ván, mà không sứt mẻ chút nào.
Nguyên tấm ván này trông như ván gỗ nhưng thật ra đúc bằng gang thép mà mặt ngoài chỉ phủ nước sơn ván gỗ mà thôi.
Phong Bá Ác cả kinh vận hết kình lực giật thật mạnh một cái, mới rút được ra khỏi tấm ván.
Y quát lên:
- Bọn mi là quân tà đạo dùng thép có chất hút sắt để hút khí giới phải không?
Người kia cười nói:
- Không dám! Ðó là cái mâm để sắp cơm của lão phu.
Phong Bá Ác để ý nhìn thì trên tấm ván có vạch những đường ngang dọc thẳng tấp rõ ra là một bàn cờ vi kì (cờ vây).
Phong Bá Ác vốn hay đánh nhau, nhất là với những người kì dị liền nói:
- Thật là một khí giới cổ quái. Ta đấu với ngươi một lúc nữa chơi.
Dứt lời y múa đao như gió cuộn càng đánh càng lẹ. Có điều không dám để lưỡi đao chạm vào bàn cờ hút sắt của đối phương.
- Xin đại vương bất tất phải phiền não. Trận đánh cai hạ bữa nay tuy bất lợi, thiếp xin theo đại vương phá trùng vây ra khỏi nơi này.
Bao Bất Ðồng quát lên:
- Mẹ kiếp! Cả Sở Bá Vương lẫn Ngu Cơ nhà mi! Mau mau tự vẫn đi cho rồi! Mỗ danh xưng Hán Tín (2).
Y vừa rồi sấn lại đưa hai tay theo thế "Cầm long thủ" chụp xuống vai gã kép hát.
Gã kép hát hạ vai xuống tránh khỏi rồi hát thật to:
- Ðại Phong khởi hề vân phi dương (gió to thổi lên là mây bay hết...) Trời ơi ta đây Hán Cao Tổ bắt giết Hán Tín Nói xong tay trái gã đưa về sau lưng rút cây nhuyễn tiên đánh soạt một tiếng nhằm Bao Bất Ðồng vụt tới.
Huyền Nạn thấy mấy gã làm trò hề mà võ công rất lợi hại lại không biết đối phương thì nhíu cặp lông mày lên tiếng:
- Các vị hãy dừng tay, bày tỏ rõ đầu đuôi rồi hãy đánh nhau còn chưa muộn.
Nhà sư muốn Phong Bá Ác dừng tay không đấu nữa nhưng đâu có được? Phong Bá Ác sau khi biết mình nhiễm hàn độc, khí lực kém xa lúc bình thời. Vả lại chất độc bộc phát thất thường không biết lúc nà, rất nguy hiểm. Vì thế múc cây đơn đao như gió táp mưa sa, mong hạ đối phương một cách chóng vánh.
Bốn người đang ham đánh thì trong nhà đại sảnh thêm một người nhảy ra nữa. Hai tay cầm hai lưỡi giới đao đập vào nhau loảng xoảng. Người mới ra, oai phong lẫm liệt chính là Huyền Thống đại sư. Ngựa ô truy không chạy nữa biết tính sao? Ngu Cơ nàng ơi! Bây giờ biết tính thế nào đây? Hán Tín là tướng giỏi của Hán Cao Tổ, đánh bại Sở Hán Vương (tức Hạng Võ)
Nhà sư lớn tiếng nói:
- Các người là bọn giang hồ dùng thuốc độc hại người. Bữa nay lão hòa thượng phải mở sát giới mới được.
Luôn mấy ngày nhà sư bị chất độc hành hạ cực kì đau khổ không có chỗ nào để tiết hận. Nhà sư không hỏi han gì nữa, sầm song công vào hai gă đứng tuổi ra vẻ nhà nho chém tới.
Một gã nho sinh tò tay vào bọc móc ra một thứ khí giới giống cây quán quan bút đấu với Huyền thống. Còn một gã nho sinh nữa lắc đầu lia lịa nói:
- Lạ thật! Người tu hành lại nổi nóng bao giờ? Không biết lão xuất thân theo kinh điển nàa?
Gã đưa tay vào bọc vừa sờ vừa nói:
- Ủa đâu mất?
Rồi gã hết lục túi bên này lại nắn túi bên kia. Lúc nắn lúc vỗ, lẩm bẩm luôn trong miệng:
- Ô hay! Sao kiếm mãi không được?
A Bích tính hiếu kì liền hỏi:
- Tiên sinh tìm chi vậy?
Gã nho sinh đáp:
- Vị hòa thượng kia võ công rất cao cường. Người anh em tôi địch không lại y. Tôi muốn tìm binh khí để giúp cho bạn đồng hành thành thế "Hai người chọi một chẳng chột thì què." Nhưng lạ quá lạ quá! Binh khí của tôi biến đi mất đâu mất.
Gã vỗ đầu vỗ trán ra chiều suy nghĩ. A Bích không nhịn được phải phì cười, nghĩ bụng ra trận mà quên không biết khí giới để đâu mãi không tìm thấy! Thằng cha này thật là buồn cười! Mình chưa từng thấy ai như vậy bao giờ. Coi bộ gã ngớ ngẩn độ gàn thật chứ không phải giả vờ.
Rồi nàng hỏi:
- Tiên sinh dùng thứ khí giới gì?
Gã nho sinh đáp:
- Phàm đã là người dã là người quân tử phải tiên lễ hậu binh tức là dùng lễ nghi giảng giải trước không xong mới đi đến chỗ giao tranh, khí giới đầu tiên của tại hạ là một pho sách.
A Bích cố nhịn cười hỏi:
- Tiên sinh dùng loại sách gì làm binh khí! Phải chăng là sách võ công bí quyết, binh thư đồ trận?
Gã nho sinh đáp:
- Không phải! Không phải! Pho sách luận ngữ. Tại hạ muốn đem lời lẽ thánh hiền để cảm hóa đối phương.
A Bích cười mũi hỏi:
- Tiên sinh đã là người làu thông kinh sử mà sách luẫn ngữ còn chưa thuộc, thế thì tiên sinh đọc những sách gì?
Gã nho sinh đáp:
- Cô nương chỉ biết một điều chứ chưa biết hai. Bất luận là Luận ngữ, Mạnh ngữ, Xuân Thu hay Thi, Thư gì gi đi nữa, tại hạ đều phải thuộc lòng. Nhưng đối phương vị tất đã đọc qua nên cần mở sách đưa cho họ coi thì mới hết đường chối cãi. Không có sách họ cho là mình bịa đặt ra, làm sao thuyết phục được? Nên người ta thường nói rằng: "Nói có sách mách có chứng."
Gã vừa nói vừa lục tìm, sờ soạn khắp người loạn cả lên...
Người ăn mặc theo lối thợ thuyền thấy Huyền Thống xử cặp với đao như gió táp mưa sa chiêu thức cực kì lợi hại. Nếu tiếp tục đánh thêm mấy chiêu nữa thì lo cho gã thư sinh xử cây phán quan bút khó toàn tánh mạng. Gã liền vung búa xông vào trận chiến.
Công Dã Càn liền phóng chưởng ra nhằm đánh gã. Công Dã Càn coi bộ ốm o chẳng khác gì thầy đồ vậy mà chưởng lực rất hậu. Ngày nọ ở trong một tửu lâu tại Giang Nam y đã thi uống rượu và đánh chưởng với Kiều Phong. Tuy y bị thua mà Kiều Phong cũng đem lòng kính trọng y về nội lực, y không phải hạng tầm thường.
Gã thợ mộc né người tránh khỏi chưởng lực của Công Dã Càn rồi vung búa chém tạt ngang.
Gã nho sinh vẫn không tìm ra pho luận ngữ, thấy đồng bọn xử cây phán quan bút chân tay đã luống cuống, địch không nổi cặp đới đao của Huyền Thống đại sư, gã liền nhìn Huyền Thống hỏi móc:
- Ðại hòa thượng! Ðức Khổng Tử đã nói: "Người quân tử không làm điều bất nhân." Ðại sư động thủ toan giết tứ đệ tại hạ. Thế là nhân hay bất nhân!
A Bích khẽ hỏi Ðặng Bách Xuyên:
- Thằng cha này đồn gàn thật hay là giả vờ?
Ðặng Bách Xuyên:
- Trên chốn giang hồ lòng người giả trá rất nhiều. Bất luận lỗi nào họ cũng làm được. Thật là muôn mặt, ta nên phải cẩn thận.
Bỗng nghe Thầy đô gàn lại nói với Huyền Thống:
- Thưa đại hòa thượng! Ðức Khổng Tử đã nói: "Bậc nhân giả tất là người có dũng, mà bậc dũng giả tất có lòng nhân." Ðại sư vì dũng thì có thừa, nhưng về nhân thì chưa đủ. Như vậy chưa phải là bậc quân tử chân chính. Ðức thánh lại dạy rằng: "Ðiều gì mình đi không muốn thì đừng làm cho ai." Chắc đại hòa thượng chẳng muốn ai đến giết mình thì tại sao lại đánh giết người?
Tuy anh đồ đem lời vớ vẩn khuyên cáo Huyền thống mà lạ thay võ công gã cũng không kém cỏi. Huyền Thống đâm trước chém sau đánh tới tấp, mà gã né tả tránh hữu rất tài tình thủy chung vẫn ở cách Huyền Thống ba thước.
Huyền Thống không khỏi e dè nhủ thầm: "Thằng cha này nói trăng nói cuội cốt cho mình phân tâm mà đánh vào. Gã này võ công còn giỏi hơn gã xử phán quan bút nhiều. Mình phải đề phòng mới được."
Nhà sư nghĩ vậy nên sáu phần để ý đề phòng gã "Ðồ gàn" giả vờ mà chỉ dùng bốn phần công phu để đánh với gã thư sinh xử cây phán bút quan. Gã thư sinh kia bị tấn công nhẹ hơn nên tình hình cuộc chiến cũng biến chuyển.
Hai bên lại đánh thêm mươi chiêu nữa, Huyền Thống nổi nóng quát lên:
- Nếu người không tránh ra thì lão tăng không nể đâu.!
Nói xong chuyển mạnh thanh giới đao nhằm chém trước ngực tên "Ðồ gàn."
Gã "Ðồ gàn" né mình tránh khỏi nói:
- Ðức thánh đã dạy: "Những kẻ ngang ngược chết đừng hối hận." Tại hạ thấy đại sư võ công cao cường, phải cùng tứ đệ hợp lực hai người chọi một chưa chắc đã địch nổi đại sư, nên lấy lời lẽ khuyên can đại sư để hai bên bãi chiến là hơn.
Huyền thống cả giận vừa vung đao chém tạt ngang vừa mắng:
- Thôi ngươi câm họng đi, đừng nói đạo đức nhân nghĩa nữa! Các ngươi sao lại dấu thuốc độc trong quan tài để hại người? Nếu bên ta không cẩn thận một chút thì bây giờ đã về thế giới bên kia rồi. Ngươi bảo "Ðiều gì mình đã không muốn thì đừng làm cho người" vậy ngươi có muốn trúng độc để chịu chết không?
Gã đồ gàn lùi lại hai bước nói:
- Lạ nhỉ! Quan tài là đồ dùng để đựng xác chết. Ai lại đem thuốc độc bỏ vào bao giờ? Nếu trong quan tài mà có thuốc độc thì cả thây ma cũng bị thuốc độc hại chết sao? Thế thì không đúng!
A Bích nghe gã khá khôi hài, cũng cười nói xen vào:
- Thây ma đặt trong quan tài dĩ nhiên là chết từ lúc trước rồi. Nhưng các vị lại lắm mưu thần chước quỷ: Trong quan tài không có thây ma mà chỉ có thuốc độc thôi để đánh bẫy chúng ta là những người còn sống nhăn răng ra đây.
Gã "đồ gàn" lắc đầu nói:
- Không phải thế! KHông phải thế! Chỉ có đàn bà, trẻ con là khó chịu mà thôi. Cô đã là phận nữ nhi lại còn nhỏ tuổi, không tránh hay mồm năm miệng mười.
A Bích trỏ thiếu phụ đứng tuổi xinh đẹp hỏi:
- Vị này cũng là đàn bà, vậy tiên sinh bảo y là người hay, hay người dở?
- Gã"đồ gàn"ngẩn người ra lắc đầu đáp:
- Cô đánh trống lảng rồi! Tôi không cần trả lời câu đó nữa.
Gã Ðồ gàn cùng A Bích đối đáp với nhau khiến Huyền Thống không cần để ý mấy vế gã múa tít song đao đánh gã thư sinh kia rất gấp.
Gã thư sinh xử cây phán quan bút lập tức lâm vào tình thế nguy cấp.
Gã Ðồ gàn liền xoay sát lại phía sau Huyền Thống cất tiếng hỏi:
- Con người mà bất nhân thì lễ nhạc ra sao? Ðại hòa thượng là người bất nhân dù có dũng mãnh cũng chẳng ra gì.
Huyền Thống tức giận:
- Ta là người nhà Phật thì bọn nho gia có nói quanh nói quẩn, bất nhân gì gì đi nữa cũng không làm cho ta phải bận tâm.
Gã Ðồ gàn đưa tay lên gõ trán mấy cái nói:
- Phải rồi! Phải rồi! Có thể là người đọc sách thành ra ương dở, không trách bị người ta tặng cho hai chữ "Ðồ gàn" đại hòa thượng rõ ràng là đệ tử nhà Phật. Vậy thì tại hạ có đem nhân, nghĩa, đạo, đức của Khổng Mạnh nói với hòa thượng cũng như nước xao đầu vịt mà thôi!
Phong Bá Ác chiến đấu đã lâu với lão sử dụng chiếc bàn cờ bằng thép mà sao chưa thủ thắng được. Y đánh thêm một chút nữa thì bụng dưới ngầm ngầm đau dường như chất độc lại bắt đầu lên cơn.
Bao Bất Ðồng tỷ thí với gã "kép hát." Y phát giác ra rằng võ công đối phương không lấy gì làm cao cường lắm, có điều chiêu thức biến hóa luôn. Lúc y đóng vai Tây thi, miệng thốt ra những lời ỏn thót, tiếng oanh thỏ thẻ, khiến người nghe phải nao nao lòng dạ. Chân gã di chuyển thướt tha, điệu bộ chẳng khác một giai nhân tuyệt mỹ trên đời. Thế rồi có lúc gã giả làm Lý Thái Bạch, một nhân vật cực phong về thơ, về rượu, với những điệu bộ say sưa túy lúy càn khôn, chân ngang đá chân xiêu.
Gã diễn những điệu bộ này tuyệt diệu ở chổ là đem áp dụng vào đường lối võ công để chiến đấu. Tay gã cầm cây nhuyễn tiên có khi mềm mại như tay áo mỹ nhân, có khi văn vẻ như chàng văn sĩ múa bút, khiến cho Bao Bất Ðồng vừa tức lại vừa buồn cười không biết làm thế nào.
Gã đồ gàn oán trách mình một lúc rồi đột nhiên cất tiếng ngân vang câu:
"Có phế bỏ thất tình,
Mới mong tròn quả phúc.
Tâm thần tân tu hoài,
Chưa thoát vòng trần tục."
Huyền Nạn cùng Huyền Thống thấy gã ngâm vang bốn câu thơ đều giật mình lẩm bẩm:
- Thằng cha đồ gàn này kiến thức rất uyên thông. Gã thuộc cả mấy câu kệ của một vị cao tăng đời Ðông Tấn là Cưu Ma La.
Bỗng gã đồ gàn lãi ngâm tiếp:
Thế sự thành không tưởng,
Còn vui thứ nỗi gì?
Ngâm xong gã hỏi:
- Ðại hòa thượng! Dưới cùng còn hai câu gì nữa? Tại hạ quên mất rồi.
Huyền Thống đọc tiếp:
Hỏi ai người đắc pháp,
Nhân giả phải tinh vi.
Gã đồ gàn cười ha hả nói:
- Ðúng rồi! Ðúng rồi! Ðại sư lo đệ tử nhà Phật chẳng vừa nói đến "Bậc nhân giả" là gì đó? Vậy thì đạo lí khắp thiên hạ đều giống nhau hết. Tại hạ khuyên đại sư nên ra khỏi bến mê quay đầu trở lại, buông lưỡi đaođồ tể.
Huyền Thống trong lòng kinh hãi, đột nhiên thấu triệt lẽ huyền vi và tỉnh ngộ ra nói:
- Nhật pháp vô biên! Cho tròn thiện quả!
Nhà sư niệm hai câu rồi quả nhiên quăng cặp giới đao xuống đất trên mặt thoáng qua một nụ cười nhấm mắt lại không nói gì nữa. Gã thư sinh kia cùng Huyền Thống đang ham chiến, bỗng thấy đối phương thay đổi trạng thái một cách đột ngột không khỏi giật mình, cây bút phán quan trong tay cũng dừng lại không đánh nữa.
Hai nhà sư pháp hiệu có chữ "Tuệ" tưởng Huyền Thống lên cơn đau vội la gọi:
- Sư thúc! Chất hàn độc lại lên cơn rồi sao?
Ðoạn giơ tay ra định vực Huyền Thống dậy thì Huyền Nạn vội quát lên:
- Ðứng yên không được động đậy!
Rồi để tay lên mũi nghe hơi thở của Huyền Thống thì quả nhiên nhà sư này đã tắt thở rồi. Té ra người viên tịch một cách đột ngột. Huyền Nạn hai tay chấp để trước ngực niệm mấy câu chú vãng sinh.
Mấy nhà sư về hàng chữ "Tuệ" thấy sư thúc viên tịch thì khóc rống lên, rồi rút giới đao cùng thuyền trượng để toan liều chết đánh với hai gã thư sinh.
Huyền Nạn nói:
- Không được đông thủ! Sư thúc các ngươi giác ngộ chân lí, về nơi cực lạc, đặng thành chính quả. Các ngươi nên mừng cho sư thúc mới phải.
Mọi người đang chiến đấu kịch liệt đột nhiên thấy cuộc biến diễn li kỳ đều dừng tay nhả ra ngoài vòng chiến.
Anh đồ gàn cất tiếng gọi to:
- Lão ngũ! Tiết ngũ đệ! Mau ra đây mà coi! Có người bị ta nói khích một câu đang chết giấc. Lão ngũ mau ra cứu mạng! Mẹ kiếp! Sau mãi không thấy lão Tiết Thần Y ra đây cứu người? Thế này thì tức thật!
Ðặng Bách Xuyên nói:
- Tiết Thần Y không có trong nhà, tiên sinh đây...
Anh đồ gàn trong lúc cấp bách quá lại gân cổ lên gọi thật to.
- Tiết Mộ Hoa! Tiết ngũ lão! Diêm Vương Ðịch! Tiết thần Y! Có mau ra cứu người không? Tam ca ngươi nói khích để người ta chết rồi. Người ta không để yên đâu?
Bao Bất Ðồng tức giận nói:
- Mi ngươi giết người lại còn giả vờ giả vịt nữa hả?
Nói xong vung chưởng ra đánh, tay trái y luồn qua tay phải ra điệu "Ảo long thảm châu" nắm lấy chòm râu đối phương.
Phong Bá Ác cùng Công Dã Càn đang chiến đấu cao hứng không chịu dừng tay, đều chạy đi tìm đối thủ để đối chiến.
Ðặng Bách Xuyên quát lên:
- Nằm rạp xuống.
Rồi vươn tay trái ra chụp vào lưng gã "kép hát."
Ðặng Bách Xuyên ở Tham Hợp Trang trong khu Yến Tử ở tại Cô Tô. Y là tay thuộc hạ đứng đầu của nhà Mộ Dung.
Ðặng Bách Xuyên võ công tinh thục, nội lực thâm hậu, tuy không lừng lẫy tiếng tâm trong chốn giang hồ nhưng ai đã biết y đều đem lòng kính phục.
Y nắm được gã kép hát rồi thuận tay ném gã xuống đất. Gã này thân pháp rất mau lẹ. Vai bên tả vừa chấm đất, người y liền xoay đi nửa vòng, đưa chân phải ra quyết ngang nhằm đá vào đùi Ðặng Bách Xuyên người lại to béo, chuyển động không được linh hoạt. Y thấy khó lòng tránh khỏi cái đá. Bèn trầm khí xuống hạ bàn cho chân cứng đơ đỡ đòn ấy.
Bỗng nghe đánh rắc một tieếng, rõ ràng trong hai chân chạm nhau có một chiếc bị gãy.
Gã kép hát liên tiếp trằn mình đi mấy vòng ra xa ngoài mấy trượng rồi quát mắng:
- Mi đúng là tên giang tặc Mao Diên Thọ ngầm hại kẻ trung lưu. Chao ôi! Chân ta làm sao rồi đây?
Nguyên lúc hai chân chạm vào nhau, thì chân gã kép hát không chống lại được sức mạnh ở chân Ðạnh Bách Xuyên nên bị gãy xương.
Thiếu phụ đứng tuổi người xinh đẹp, mình mặc áo màu hường, từ nãy giờ vẫn nghiêm trang đứng một bên, chưa nói câu gì mà cũng không cử động. Bây giờ mụ thấy gã kép hát gãy chân, còn ngoài ra đồng bọn đánh nhau đều bị dồn vào thế hiểm nghèo, nên cất tiếng nói:
- Bọn ngươi hành động thế này là nghĩa lý gì? Các ngươi đã chiếm nhà ngũ ca ta, lại chẳng hỏi đầu đuôi câu chuyện đã ra tay đánh người bị thương liền mới thật là kì!
Mụ tuy ra chiều chất vấn đối phương, song lời nói vẫn êm ả dịu dàng.
Gã kép hát nằm lăn xuống đất, ngẩn mặt lên thấy hai đèn lồng treo trên cửa chính, bất giác giật mình la lên:
- Ô hay! Sao trên lồng đen lại viết: "Tiết Mộ Hoa chi tang" Trời ơ i! Tiết ngũ ca hồn xuống suối vàng rồi ư?
Gã xử khí giới như cái bàn cờ, hai gã thư sinh và cả tên thợ mộc xử búa cùng thiếu phụ đứng tuổi đều ngó về tay gã kép hát trỏ, có thấy đèn lồng nhưng dĩa đèn bên trong đều tắt hết nên không rõ.
Những người này vừa đến đã đánh nhau ngay nên không ai để ý mãi đến lúc gã kép hát nằm lăn xuống đất ngửa mặt lên mới chợt thấy đèn lồng.
Gã kép hát rống lên rồi hát:
- Ối ca ca ơi! Chúng ta đã đào viên kết nghĩa, bên cổ thành hò hẹn cùng nhau, qua năm ải, sáu tướng bay đầu, đà xiết nổi oai phong lẫm liệt!
Ðây là mấy câu văn khóc Quan Võ. Lúc bắt câu hát, gã tưởng hát chơi rồi sao gã bị xúc động mạnh, hát không đúng điệu được.
Năm người nhao nhao cả lên. Có người quát hỏi:
- Ai đã giết ngũ đệ?
Người thì hỏi:
- Ai giết ngũ ca?
Lại có người khóc:
- Ngũ ca ơi! Kẻ nào là hung thủ giết ngũ ca?
Một người mặt giận hầm hầm lớn tiếng quát:
- Bữa nay thế nào cũng phải liều mạng với các ngươi mới được!
Huyền Nạn cùng Ðặng Bách Xuyênnhìn cảnh nhốn nháo này đều nghĩ thầm trong bụng: Trong bọn này trừ mụ đàn bà thì gã nào cũng có vẻ điên khùng, tinh thần không tỉnh táo. Nghe giọng nói thì dường như họ là anh em kết nghĩa với Tiết Thần Y.
Ðặng Bách Xuyên lên tiếng giải thích:
- Bọn ta có anh em bị thương đến đây cầu Tiết Thần Y cứu chữa ngờ đâu...
Y chưa dứt lời thì thiếu phụ đứng tuổi đã phất tay áo một cái.
Ðột nhiên mọi người ngửi thấy một mùi thơm ngát xông và mũi rồi lập tức đầu váng mắt hoa, chân đứng không vững.
Thiếu phụ hô lên:
- Này té này!
Ðặng Bách Xuyên cả giận quát mắng:
- Mi là một đứa yêu phụ! Y vừa nói vừa vận kình lực phóng chưởng ra đánh.
Thứ hương "Bách ma hoa tiên" của thiếu phụ sức mạnh kinh người. Ðối phương dù công lực thâm hậu đến đâu hễ trúng phải là lập tức ngã liền.
Mụ thấy Ðặng Bách Xuyên người lảo đảo, tưởng y té xuống ngay không ngờ y còn đủ sức đánh ra một chưởng. Mụ toan né tránh đi nhưng không kịp nữa. Một luồng kinh lực thế dường nghiêng non bốc biển xô đến khiến cho mụ nghẹt thở. Mụ không tự chủ được ngả xuống đất.
Lại nghe tiếng rắc rắc mụ đã mất mấy cái xương sườn. Người mụ chưa ngã lăn xuống đất thì mụ đã chết giấc.
Ðặng Bách Xuyên cũng thấy mặt mày xây xẩm rồi ngã lăn ra. Mỗi bên đều bị một người ngã, còn ngoài ra lại động thủ đánh nhau.
Huyền Nạn nghĩ thầm:
- Trong vụ này còn nhiều chuyện rắc rối. Bây giờ chỉ có cách bắt hết đối phương thì hai bên mới khỏi có người mất mạng.
Nhà sư nghĩ vậy liền gọi đồ đệ phái Thiếu Lâm:
- Lấy cây thiền trượng cho ta!
Một nhà sư vào hàng chữ Tuệ vội lại bên cửa cầm cây thiền trượng đưa cho Huyền Nạn. Gã thư sinh xử phán quan bút tung người lên nhảy xổ đến phóng bút đâm vào ngực nhà sư Thiếu Lâm.
Huyền Nạn đánh chưởng bên trái đánh ra. Tay chưa đến nơi thì nhưỡng lực đã tới sau lưng gã, gã thư sinh té ngay xuống đất.
Huyền Nạn buông một tràng cười lớn, cầm trượng trong tay, bước tạt ngang sang mé bên hai bước, đánh vào gã dùng bàn cờ làm khí giới.
Gã này thấy thế đánh mãnh liệt, thiền trượng chưa đến mà chưởng phong đã chụp đến người mình, liền vận kình lực ra cánh tay rồi cả hai tay giơ bàn cờ lên đỡ.
Một tiếng choảng vang lên, bàn cờ tóe lửa ra bốn mặt.
Gã thấy cánh tay tê nhức, hổ khẩu bị toạc ra. Huyền Nạn đại sư nhấc mạnh cây thiền trượng lên đồng thời lôi theo cả cái bàn cờ.
Nguyên cái bàn cờ này có chất nam châm rất mạnh. Trước nay người sử dụng chuyên dùng nó để hút khí giới bên địch. Bữa nay gặp phải tay kình địch mạnh hơn mình nhiều, nên cái bàn cờ của gã bị cây thiền trượng của Huyền Nạn đại sư hút chặt rồi đoạt mất.
Huyền Nạn dùng thiền trượng hút được bàn cờ lên rồi nhắm đầu gã kia chụp xuống.
- Ðức phu tử sở dĩ thành thánh là vì người hiểu thời cơ. Gió thổi tất cả phải lướt theo chiều. Nằm xuống thì nằm chứ sao?
Gã chưa dứt lời, người đã nằm phục xuống đất.
Sáu nhà sư chùa Thiếu Lâm vào hàng chữ "Tuệ" nhảy xổ lên nhanh tay bắt lại.
Viện trưởng viện Ðạt Ma chùa Thiếu Lâm võ công dĩ nhiên phi thường! Nhà sư vừa động thủ đã hại luôn ba tên cao thủ đối phương thế thì được toàn thắng.
Bọn A Bích vì lo thương thế Ðặng Bách Xuyên, còn các nhà sư chùa Thiếu lâm lại đem lòng xót thương Huyền Thống viên tịch nên tuy được toàn thắng mà chẳng ai vui mừng.
Gã xử búa đấu với hai người Bao Bất Ðồng và Phong Bá Ác chống tả đỡ hữu cũng sắp bại trận đến nơi.
Gã xử bàn cờ nói:
- Hỏng rồi! Hỏng rồi! Lục đệ ơi! Chúng ta chịu thua đi thôi đừng đánh nữa!
Rồi gã quay sang hỏi Huyền Nạn:
- Ðại hòa thượng! Tôi xin lỗi:
Ngũ đệ tôi đã phạm lỗi gì, với các vị mà các vị giết chết? Tại sao các vị còn lấy lửa hiệu để lừa chúng tôi đến đây?
Huyền nạn đáp:
- Ðâu có việc ấy? ...
Chưa dứt lời, bỗng nghe tiếng dạo đàn tình tang từ đằng xa vọng lại. Hai tiếng đàn này vừa nổi lên, mọi người cảm thấy trái tim bị xúc động nhảy theo hai cái.
Phong Bá Ác cảm thấy nhức đầu khó chịu, tay phải nới ra rồi đánh "Kẻng" một tiếng thanh đơn đao của y rớt xuống đất. Nếu không được Bao Bất Ðồng vội vàng ra tay hộ vệ thì đã bị đối phương chém trúng bả vai rồi.
Gã đồ gàn hô lớn:
- Ðại ca đến mau lên! Một lũ gian tặc đến giết chết ngũ đệ, rồi lại bắt hết chúng tôi. Thất Muội cũng bị chúng đánh chết. Tình thế thật nguy hiểm vô cùng!
Tiếng đàn trong rừng cây nổi lên liên hồi, mọi người ttrong lòng phiền muộn khó chịu. Trái tim theo nhịp tiếng đàn nhảy lên binh binh.
Huyền Nạn lại càng kinh dị, lẩm bẩm:
- Không hiểu đây là thứ võ công gì của tà phái? Ta đã dùng thử tâm pháp của bổn phái để trấn tĩnh tâm thần mà sao trái tim vẫn đập binh binh theo tiếng đàn vu này thật nguy ngập vô cùng.
Bỗng lại nghe tiếng đàn vang dội mỗi lúc một mau hơn. Trái tim mọi người cũng theo nhịp nhảy rất gấp.
Huyền Nạn, Công Dã Càn, Phong Bá Ác, Bao Bất Ðồng cùng mọi người đều ngồi xuống đất, vận động nội lực thâm hậu để chống lại.
Chỉ có hai người là Huyền Nạn và Công Dã Càn là còn gắng gượng, kiềm chế được trái tim đôi chút, còn sáu nhà sư vào hàng chữ "Tuệ" đã la ầm lên, đau khổ vô cùng!
Sáu nhà sư đưa tay lên bịt tai để khỏi phải nghe tiếng đàn ác nghiệt. Nhưng lạ thay! Bất luận hai tay bịt mạnh đến thế nào, tiếng đàn cũng len lõi vào được lá nhĩ và tâm trạng không tự chủ được, vẫn phải chịu sự cảm ứng của tiếng đàn. Một lúc sau tiếng đàn càng cấp bách, thật là tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. Trái tim mọi người cũng nhảy theo lộn nhào. Chỉ trong chốc lát nữa là mọi người khó lòng thoát chết.
Huyền Nạn đại sư biết rằng không thể ngôi đây giữ thế thủ để bên địch muốn làm mưa làm gió gì thì làm mà phải sang thế công. Nhà sư liền cầm cây thiền trượng xung về phía có tiếng đàn này tựa hồ như ở dưới đất đưa lên, Huyền Nạn chuyển mình trong rừng cây xục xạo tìm mãi chẳng thấy ai. Nhà sư vừa quay lại thì tiếng đàn lại nổi lên boong boong.
Phong Bá Ác la làng, hai tay cào trước ngực loạn lên rách cả áo. Y vừa cào mạnh vừa kêu gào:
- Trời ới! Dễ phải móc thủng ngực ra để giữ lấy trái tim không cho nó nhảy loạn lên!
Mới trong khoảnh khắc y đã cào rách cả da trước ngực, máu tươi chảy đầm đìa.
Công Dã Càn ôm lấy Phong Bá Ác nói:
- Tứ đệ chớ nóng nảy phải cố gắng sức lờ đi như không nghe thấy tiếng đàn.
Nhưng chính Công Dã Càn chỉ vì phân tâm một chút để chiếu cố Phong Bá Ác thành ra tâm thần mình cũng bị dao động thêm không trấn tĩnh được. Trái tim cũng đập loạn lên.
Gã đồ gàn, gã xử bàn cờ, gã xử búa, gã xử phán quan bút và gã kép hát cũng đều nghe thấy tiếng đàn cả, nhưng tuyệt không ra chiều thống khổ. Hiển nhiên bọn chúng có biện pháp riêng để kháng cự, nên không bị tiếng đàn kiềm chế.
Bao Bất Ðồng bảo A Bích:
- Lục Muội! Lục Muội còn chịu đựng được không? Ngồi lại gần bên tiều huynh này!
Bỗng thấy nhà sư hàng chữ "Tuệ" chùa Thiếu Lâm cũng hai tay ôm chặt lấy ngực, nằm lăn lộn dưới đất, miệng không ngớt la lối.
Bao Bất Ðồng nghĩ rằng:
- A Bích nhỏ tuổi lại kém công lực, nhất định đau khổ hơn mình nên nghĩ tội nghiệp cho nàng, muốn đem sức giúp nàng một chút.
Y cất tiếng hỏi A Bích vẫn xếp hàng ngồi im miệng vẫn nở một nụ cười, tựa hồ như không việc gì?
- Trời! Hay là lục Muội đã bị tiếng đàn làm cho chết rồi! Trước nay lục Muội thích âm nhạc lắm đàn ngọt hát hay nghề cũng giỏi. Lục Muội càng tinh thông âm luật thì đối với tiếng đàn này chắc còn bị cảm xúc mạnh hơn! Bao Bất Ðồng tuy không nhịn được chính trái tim y đang đập mạnh kịch liệt mà y cũng cố gắng lạng người đến bên A Bích để toan sờ lên mũi nàng coi còn thở không. Y chợt thấy A Bích từ từ cử động thì giật nẩy mình lên tự hỏi:
- Sao người chết lại còn cử động được?
Rồi y thấy A Bích đưa tay phải vào trong bọc lấy ra một vật, trời tối mò nên không rõ nàng lấy vật gì?
Bao Bất Ðồng đang kinh ngạc thốt nhiên phải phì cư