Khánh Dư Niên

Quyển 1 - Chương 27: Hồng tụ thiêm hương dạ sao thư

Trải qua một đợt sóng ngầm, cảng Đạm Châu nhanh chóng khôi phục lại yên bình, chuyện lão Cáp cùng một thi thể không rõ có quan hệ gì bị chết cháy đã không còn ai chú ý tới nữa. Về phần nguyên nhân gây ra trận hỏa hoạn, quan phủ càng không có bất kỳ một kiến giải nào, mà những người dân cũng không có hứng thú đối với nguyên nhân phát sinh này.

Trị an ở cảng Đạm Châu luôn tốt, dưới sự khống chế của chế độ ti dân bảo giáp(1), tội phạm cùng mạo hiểm giả ở phương bắc Khánh quốc có tới chỗ này cũng không thu được bất kỳ lợi ích gì. Hơn nữa hoàng đế bệ hạ bởi vì chuyển rời trọng tâm mậu dịch xuống phía nam cho nên miễn trừ thuế thu nhập của bảy quận huyện chung quanh Đạm Châu, tuy rằng không thể làm dân chúng lập tức trở nên giàu có mà đông đúc, nhưng chí ít có thể bảo đảm cho mọi nhà có chút lương thực dự trữ, không bao giờ gặp phải cảnh nạn đói ba mươi năm trước dẫn tới lưu dân bạo loạn.

Hơn nữa thành Đạm Châu tuy rằng dựa vào biển rộng, nhưng không có nhiễm bản tính dữ dằn bất định(hay thay đổi) của biển rộng, cư dân trong thành đều rất ôn hòa, cho nên đối với dòng dõi quý tộc tôn quý nhất trong thành --- bá tước biệt phủ thì luôn luôn biểu hiện ra vẻ cẩn thận cùng tôn kính. Cho dù là mọi người có biết rõ ràng Phạm Nhàn chỉ là một đứa con tư sinh của bá tước, những vẫn một câu Phạm thiếu gia hai câu Phạm thiếu gia, nỗ lực đè nén chút khinh thường trong lòng mình xuống.

Đó chính là chỗ đau đớn của Phạm Nhàn.

Ở đây ngoại trừ trước mặt vị Chu quản gia bạc mệnh có thể biểu hiện ra một chút “tố chất” ăn chơi trác táng thiên phú của mình ra, hắn không còn cơ hội sắm vai này nữa. Đi ở đường phố trong cảng Đạm Châu, có người đối với hắn rất thân thiết, có người lại tôn kính với hắn, không một ai tới gây chuyện với hắn.

Chân khí trong cơ thể chậm rãi tích tụ, làm cho kinh mạch trong cơ thể hắn luyện tới mức kiên cố dị thường, mà ở tuyết sơn sau thắt lưng nơi đại bộ phận chân khí đi tới cũng một mảnh yên lặng, không biết có lợi gì không nữa.

Ở đây Phạm Nhàn thủy chung sắm vai một người ổn trọng, bề ngoài niên thiếu, chỉ là nhiều ngày như vậy, nghĩ có chút tức nghẹn. Hơn nữa chính mình biết rõ bản thân có thể đi giết được một thích khách, hắn chờ đợi có một ngày phát sinh loại chuyện tình được hành hiệp một lần, trượng nghĩa một lần, cứu một mỹ nữ.

Nhưng cảng Đạm Châu thái bình, rất thái bình.



Trong thư phòng châm vài nén hương trầm, hương vị nhàn nhạt động lòng người, cảm giác cực kỳ thoải mái. Phạm Nhàn cầm bút lông xinh xắn trên tay, chăm chú viết chữ trên tờ giấy được cắt xén dài khoảng bốn bàn tay. Hiện nay trên văn đàn được phân làm phái kim văn cùng cổ văn, dùng bút cũng được chia làm hai loại là bút lông ngỗng cùng bút lông, nếu như nhìn vào góc độ nhanh và tiện lợi thì dùng bút lông ngỗng có chút nhỉnh hơn. Cho nên hiện nay các bộ nha môn ở kinh đô đều dùng loại bút này, ngay cả khi Phí Giới tới Đạm Châu dạy học thì cũng như vậy.

Nhưng công nghệ hiệu đính lông ngỗng vào ngòi bút đòi hỏi thợ có tay nghề hoàn mỹ chân chính, dùng ngòi bút lâu dễ biến hình, cho nên chân chính phát triển cũng không dễ dàng.

Phạm Nhàn lại thích bút lông hơn một chút, thứ nhất là nghĩ nếu trong thế giới này dùng nét chữ vuông của mình, như vậy dùng bút lông viết chữ ra đương nhiên sẽ càng mỹ lệ hơn một chút. Hắn quyết định phải luyện thật tốt thư pháp của mình, tránh cho tương lai phải mất mặt.

Về phương diện khác, hắn cho rằng bản thân mình “viết” chuyện xưa, thì nhất định phải dùng bút lông, hơn nữa dùng chữ nhỏ đẹp đẽ cao quý mà chậm rãi sao chép, mới biểu hiện ra phần tôn trọng của mình.

Thiếp thân nha hoàn Tư Tư dùng ngón tay mảnh khảnh của mình mà nắm lấy khối mực, thong thả mài mực trong nghiên thuận theo chiều kim đồng hồ, ánh mắt nhìn xuống giấy, chỉ thấy viết:

“…Chỉ thấy Trí Năng một mình ở trong phòng rửa bát trà, Tần Chung chạy tới liền ôm hôn môi. Trí Năng giậm chân nói: làm cái gì vậy! lần nữa ta sẽ hô lên đó. Tần Chung cầu xin nói: được rồi, người ta vội muốn chết nè, nếu hôm nay nàng không đồng ý, ta sẽ chết ở chỗ này. Trí Năng nói: Ngươi muốn như thế nào? Trừ phi ta thoát khỏi cái nhà tù này, rời khỏi những người này, ta mới lấy ngươi. Tần Chung nói: vậy cũng dễ, nhưng là nước xa không cứu được cơn khát gần…”(2)

Tư Tư ngắm nhìn nội dung viết trên giấy, gò má không khỏi đỏ lên, nói:

- Trí Năng này sao lại không biết xấu hổ như thế?

Phạm Nhàn nghe thấy thanh âm oán hận của nha hoàn bên tai, hiếu kỳ ngẩng đầu lên cười tủm tỉm nói:

- Tỷ tỷ vì sao nói Trí Năng không biết xấu hổ?

Trong phòng hắn, hoặc là nơi mà người khác không chú ý hắn luôn gọi mấy người nha hoàn là tỷ tỷ, tập quán này từ Đông Nhi kéo dài tới bây giờ, đám nha hoàn không lay chuyển được hắn, lão thái thái cũng mặc kệ, cho nên không thể làm gì khác hơn đành tùy theo hắn, nhiều năm qua đã thành thói quen rồi, cũng không cho là kỳ lạ nữa.

Tư Tư vẻ ửng đỏ trên mặt tản ra, giống như mây chiều vậy, rất là đẹp, ngây thơ giải thích:

- Vị ni cô đó… nói cùng làm quá càn rỡ lỗ mãng mà…chỉ là thiếu gia, ni cô là cái gì? Man Đầu am là địa phương gì?

Phạm Nhàn cười vèo một cái, nghĩ thầm ngốc một chút cũng có thể biết Tần Chung cùng Trí Năng tằng tịu với nhau, chỉ có ngươi mới nghĩ việc này thật càn rỡ. Nhưng nghe Tư Tư hỏi ni cô là cái gì, hắn mới nhớ ra, thế giới này không có phật giáo, tự nhiên sẽ không có hòa thượng, cũng không có nữ hòa thượng là đương nhiên.

Hắn nhức đầu không biết phải giải thích thế nào, nửa ngày mới ho ra được một câu:

- Ni cô tựa như là một nữ khổ hạnh tăng, Man Đầu am là một nơi tương tự như Thần Miếu vậy.

Tư Tư nghe thấy hắn giải thích lại càng hoảng sợ:

- Thiếu gia không được viết hồ đồ, Thần Miếu ở trên trời, luôn luôn thương xót nhân thế, không can thiệp vào thế sự, sao lại giống như cái nơi dơ bẩn như thế này.

Phạm Nhàn cũng không muốn giải thích cho nàng, vừa cười vừa nói:

- Biết rồi, từ giờ ta chú ý một chút là được chứ gì.

Lại viết vài câu, hắn nghĩ tới cái gì, liền bảo Tư Tư đi ra ngoài, tránh cho nha hoàn này thấy những nội dung không thích hợp, rồi lại bẩm báo với lão thái thái. Khi còn bé, bình thường hắn kể chuyện xưa dọa Đông Nhi, Đông Nhi vẫn tưởng là do vị Tây Tịch tiên sinh kia dạy nhưng sau này lại đi cáo trạng với lão thái thái làm hại Phạm Nhàn phải chép sách mấy ngày.

Tư Tư cẩn thận tỉ mỉ dặn dò lại vài câu buông miếng mực trong tay đẩy cửa bước ra ngoài, phong thái xoay người ra cửa của nàng thực làm cho đầu Phạm Nhàn nóng lên.

Phạm Nhàn chấp bút trầm tư, nghĩ thầm muốn sao chép Hồng Lâu Mộng quả nhiên so với việc đạo văn của các bậc tiền bối khác thì phức tạp hơn nhiều. Hắn bắt đầu viết từ một năm trước, cho tới bây giờ cũng chỉ viết được cảnh từ mười năm đổ lại. May mà hôm nay đầu óc cổ quái tự nhiên lại có chút rõ ràng, ký ức kiếp trước không sai chút nào, trái lại càng thêm rõ ràng, có như vậy mới có thể nhớ kỹ được những mỹ từ cẩn thận của Tào Tuyết Cần mà kỳ thực rất khó nhớ nguyên văn.

Chỉ là bối cảnh cùng nhân vật trong truyện có chút khác biệt với thế giới này, không biết tương lại bị người khác thấy có thể lý giải được không, cho nên quan trọng nhất là cần phải chậm rãi sửa chữa. Nhưng Phạm Nhàn đối với ngòi bút của Hồng Lâu Mộng cực kỳ tự tin, một tuyệt tác, dù ở Bắc Kinh vẫn còn là một tuyệt tác ---- Hồng Lâu Mộng? Đi tới thế giới này Hồng Lâu Mộng vẫn như cũ là một đại tuyệt tác.

----------oOo----------

=========

Chú Thích:

(1) bảo giáp (chế độ biên chế hộ tịch ngày xưa để quản lý nhân dân theo nhiều tầng. Một số nhà hợp thành một giáp;một số giáp hợp thành một bảo; giáp có giáp trưởng; mỗi bảo có một bảo trưởng)

(2)Trích một đoạn trong danh tác Hồng Lâu Mộng.

Bời tác giả Miêu Nị đặc biệt thích Hồng Lâu Mộng nên mình cũng mạn phép giới thiệu sơ qua về tác phẩm này.

Hồng lâu mộng ( (chữ Hán giản thể: 红楼梦, chính thể: 紅樓夢, latin hóa: Hónglóu mèng)) hay tên gốc Thạch đầu kí ( (chữ Hán giản thể: 石头记, chính thể: 石頭記, latin hóa: Shítóu jì)) là một trong bốn kiệt tác (tứ đại kì thư) của văn học cổ điển Trung Quốc (3 kiệt tác kia là Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân và Thủy Hử của Thi Nại Am). Tác phẩm được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng thời gian giữa thế kỉ 18 triều đại nhà Thanh của Trung Quốc.

Tác phẩm ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, đời nhà Thanh, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần (曹雪芹) viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc viết thêm và soạn thành sách. Ngoài ra Hồng lâu mộng còn có một số tên khác như:

* Thạch Đầu Kí tức là chuyện Thần Anh đầu thai xuống hạ giới trả nợ tình duyên rồi lại trở về kiếp đá.

* Tình Tăng lục hay Phong Nguyệt bảo giám

* Thập nhị kim thoa lấy chuyện mười hai cô gái đẹp trong truyện để đặt tên.

* Kim Ngọc kì duyên: Bảo Thoa có vàng, Bảo Ngọc có ngọc nên Bảo Ngọc lấy Bảo Thoa là Kim Ngọc kì duyên.