Ngô Cương la một tiếng " ủa " kinh ngạc rồi chàng không trả lời.
Quái hòa thượng nhắc lại:
- Tiểu thí chủ vẫn chưa trả lời bần tăng.
Ngô Cương đáp:
- Tại hạ không phải môn hạ của Hồ Ma.
Quái hòa thượng ngập ngừng hỏi:
- Sao?… Thí chủ không phải…
Ngô Cương đáp:
- Đúng thế!
Quái hòa thượng hỏi vặn:
- Vậy thanh Phụng kiếm ở trong tay thí chủ kia ở đâu ra?
Ngô Cương đáp:
- Về điểm này tại hạ không thể trình bày được.
Quái hòa thượng ngần ngừ một lúc rồi nói như để mình nghe:
- Phải rồi! Đây không phải là chiêu số về kiếm thuật ở Hồ Ma.
Ngô Cương rất đổi nghi ngờ, nghĩ thầm trong bụng:
- Lão quái hòa thượng này thật biết nhiều chuyện. Sao lại có môn phái Hồ Ma mà trước nay mình chưa từng nghe thấy bao giờ?
Chàng nghĩ vậy rồi buộc miệng hỏi:
- Thế thì chiêu số của đại hòa thượng thuộc môn phái nào?
Lão hòa thượng khoan thai đáp:
- Bần tăng là đệ tử nhà Phật chẳng có lai lịch gì mà nói.
Ngô Cương hỏi:
- Có phải vừa rồi đại hòa thượng nhắc tới Long kiếm?
Quái hòa thượng đáp:
- Đúng thế!
Ngô Cương lại hỏi:
- Hòa thượng có biết chủ nhân thanh Long kiếm là ai không?
Quái hòa thượng biến đổi sắc mặt. Hồi lâu lão mới hỏi lại:
- Chẳng lẽ thí chủ không biết hay sao?
Ngô Cương đáp:
- Dĩ nhiên tại hạ biết rồi.
Quái hòa thượng hỏi:
- Thế thì sao thí chủ còn hỏi bần tăng …
Ngô Cương đáp:
- Tại hạ muốn điều tra xem y lạc lõng nơi đâu?
Quái hòa thượng hỏi:
- Thí chủ muốn kiếm y ư ?
Ngô Cương đáp:
- Phải rồi! Đại hòa thượng có biết y ở đâu không?
Quái hòa thượng nói:
- Bần tăng cũng đang muốn kiếm y từ mấy năm nay, mà chẳng khác chi đá chìm đáy biển.
Ngô Cương hỏi:
- Đại hòa thượng kiếm y làm chi?
Quái hòa thượng đáp:
- Cũng vì một đoạn nhân quả.
Ngô Cương động tâm hỏi:
- Nhân quả thế nào?
Quái hòa thượng đáp:
- Về điểm này bần tăng không tiện trả lời.
Ngô Cương lại hỏi:
- Nhưng tại hạ muốn biết thì sao?
Quái hòa thượng đáp:
- Thí chủ làm thế chẳng hóa ra đưa người ta vào chỗ khó xử ư ?
Ngô Cương nói:
- Thôi được! Bây giờ không nói chuyện xa xôi nữa, chúng ta hãy bàn ngay
chuyện trước mắt. Chắc đại hòa thượng cũng biết rằng: Can thiệp vào
những vụ ân oán của người ngoài là một điều tối kỵ trong võ lâm. Tại hạ
xin hỏi: Đại hòa thượng cố tình can thiệp cho Võ Đương chưởng giáo chạy
trốn là có ý gì?
Quái hòa thượng đáp:
- A Di Đà Phật! Kẻ xuất gia lấy đạo từ bi làm gốc.
Ngô Cương hỏi:
- Chẳng lẽ những chuyện ân oán giang hồ cũng dính líu đến thuyết từ bi chăng?
Quái hòa thượng đáp:
- Y là chưởng môn một phái mà bị ngã dưới lưỡi kiếm của thí chủ trước
mặt các đồng đạo trong thiên hạ, nếu y không gặp bần tăng thì dĩ nhiên y phải chết rồi. Nhưng y gặp bần tăng thế là có duyên. Vậy thí chủ dù có
mối thù sâu đến đâu cũng nên cởi mở cho y.
Ngô Cương nói:
- Không được! Có những mối cừu hận dù chết cũng chưa đủ đền tội.
Quái hòa thượng hỏi:
- Vậy ý kiến thí chủ định thế nào?
Ngô Cương ấm ức đáp ;
- Trừ phi hắn lìa khỏi thế gian không thì tại hạ lại quyết tìm cho thấy hắn.
Quái hòa thượng hỏi:
- Thí chủ có mối thâm thù với y đến thế kia ư?
Ngộ Cương đáp:
- Có thể nói là mối thù ra ngoài sức tưởng tượng của con người.
Quái hòa thượng nói:
- Thế ra bần tăng đa sự lắm hay sao?
Ngô Cương nói:
- Đại hòa thượng có vẻ hời hợt quá nhỉ?
Quái hòa thượng đáp:
- Chẳng lẽ…
Ngô Cương cất giọng lạnh như băng ngắt lời:
- Đại hòa thượng! Chúng ta không còn chuyện gì mà nói nữa. Đại hòa thượng hãy tiếp một chiêu kiếm của tại hạ, rồi mọi chuyện trước sẽ bỏ đi hết.
Quái hòa thượng run lên hỏi:
- Bần tăng phải tiếp một chiêu của thí chủ ư?
Ngô Cương đáp:
- Chính thế!
Quái hòa thượng nói:
- Bần tăng đã không động đến sân niệm từ lâu rồi.
Ngô Cương cười lạt nói:
- Tại hạ hy vọng đại hòa thượng động mối sát niệm. Nếu không thì chiêu kiếm này tất để mối hận ngàn thu…
Hòa thượng hỏi:
- Thí chủ đã động sát niệm với với cả bần tăng rồi chăng?
Quái hòa thượng chữa ngay ngắn lại cái mũ rách nát đội trên đầu vẻ mặt nghiêm trang nói:
- Tiểu thí chủ! Bần tăng muốn xác định một việc trước.
Ngô Cương hỏi:
- Việc gì?
Quái hòa thượng đáp:
- Chính là mối liên quan giữa thí chủ và Phụng kiếm chủ nhân.
Ngô Cương hỏi:
- Điều kiện đó quan trọng lắm hay sao?
Quái hòa thượng đáp:
- Quan trọng phi thường!
Ngô Cương nghĩ thầm trong bụng:
- Giữa vị quái hòa thượng này với Hồ Ma tất còn mối liên quan nhưng mình đối với môn phái Hồ Ma lại chẳng biết gì mà chỉ cùng công chúa Hồ Ma có duyên gặp mặt một lần. Mối liên hệ là nàng đã đưa thanh Phụng kiếm cho
mình mượn. Quái hòa thượng lại nói lão đang đi kiếm chủ nhân thanh Long
kiếm, mặt khác công chúa Hồ Ma cho mình mượn kiếm hy vọng tìm ra Long
kiếm. Mình nể mặt công chúa Hồ Ma nên tha cho lão một lần, nhưng lão
buông tha kẻ thù thật khiến cho mình khó mà nhịn được …
Chàng nghĩ vậy liền hằng học đáp:
- Tại hạ xin trịnh trọng thanh minh là tuyệt không có mối quan hệ gì mới Hồ Ma cả.
Quái hòa thượng hỏi:
- Nhưng thanh Phụng kiếm là báu vật của Hồ Ma sao lại lọt vào tay thí chủ?
Ngô Cương đáp:
- Về điểm này theo lẽ ra đại hòa thượng biết rõ rồi mới phải. Song nếu
hòa thượng chưa biết rõ nội tình thì tại hạ tưởng cũng chẳng cần phải
thuyết minh nữa.
Quái hòa thượng trợn mắt lên nhưng không nói gì.
Ngô Cương cũng không muốn hỏi về những chuyện ngoắt nghéo về vụ này nữa, chàng nói tiếp:
- Đại hòa thượng! Hòa thượng tiếp chiêu đi!
Quái hòa thượng ngơ ngẩn một chút rồi xoay mình đến bên một gốc cây, bẻ lấy một cành lá nhỏ rồi đứng nguyên chỗ.
Ngô Cương hỏi:
- Đại hòa thượng lấy cành cây để thay thế kiếm chăng?
Đại hòa thượng đáp:
- Chính thế!
Ngô Cương hô:
- Đại hòa thượng hãy coi chừng!
Quái hòa thượng giục :
- Tiểu thí chủ cứ việc ra tay đi!
Ngô Cương giơ cao Phụng kiếm lên và chàng đề tụ tới tám thành công lực.
Hai bên ngưng thần chú ý một lúc rồi Ngô Cương trầm giọng quát:
- Tiếp chiêu đi!
Thanh trường kiếm trong ta chàng đột nhiên phóng ra.
Mấy tiếng veo véo rít lên chấn động màng tai.
Kiếm khí cùng cương phong tuôn ra mờ mịt.
Ngô Cương cảm thấy tay cầm kiếm hơi bị tê chồn thì nghĩ thầm trong bụng:
- Công lực lão này thật là ghê gớm. Thanh Phụng kiếm là một thứ binh khí rất hiếm có thể chém tan bia vỡ đá mà lão dùng cành cây thay kiếm để
phát triển cương kình phản chấn. Hiển nhiên lão đã luyện được đến trình
độ khiến cho vật cầm tay cứng như sắt thép và tỏ ra thần công của lão
đến mức thượng thặng.
Quái hòa thượng tay còn cầm một đoạn cành cây dài chừng nửa thước. Người lão lùi lại đến bảy tám bước.
Trên mặt đất rác rác tám đoạn cành cây bị gãy rớt xuống. Quái hòa thượng đã
chống lại được cả tám thức của đối phương thì công lực lão so với quái
khách áo xám che mặt hãy còn cao hơn nhiều. Nếu trong tay lão cũng có
bảo kiếm thì khó mà đoán được ai thắng ai bại.
Dĩ nhiên Ngô Cương nể tình công chúa Hồ Ma nên chàng ra tay cũng có nhượng nhẹ mấy phần và đó là một nguyên nhân để Quái hòa thượng chống được cả một chiêu tám
thức của Ngô Cương.
Quái hòa thượng liệng nốt đoạn cành cây còn cầm trong tay đi rồi nói:
- Bần tăng không phải là địch thủ của tiểu thí chủ.
Ngô Cương lạnh lùng nói:
- Việc buông tha kẻ thù vừa rồi, tại hạ cũng bỏ qua. Xin đại hòa thượng cứ việc tùy tiện.
Giữa lúc ấy một tràng cười dõng dạc vang lên!
Tiếng cười chưa dứt một bóng người xuất hiện. Người này mình mặc áo nho sinh
màu lam mặt mũi thanh tú ra vẻ thư sinh, tuổi độ hai mươi phong độ khiến người ta phải say mê. Tay gã cầm một chiếc quạt gấp coi không thuận
mắt.
Ngô Cương nhìn gã bằng cặp mắt lạnh lùng không nói câu nào.
Ở giữa chốn hoang sơ nếu gã không có ý xuất hiện thì chẳng ai hay. Thế mà gã nói là "May gặp" thành ra có vẻ buồn cười.
Ngô Cương ồ lên một tiếng rồi hỏi:
- Các hạ có điều chi dạy bảo?
Thư sinh áo lam tươi cười ra chiều thành thật đáp:
- Tiểu đệ đối với huynh đài vẫn có lòng ngưỡng mộ…
Ngô Cương hững hờ hỏi:
- Giữa tại hạ và các hạ vốn không quen biết mà lại nói đến hai chữ ngưỡng mộ nghĩa là làm sao?
Thư sinh áo lam đáp:
- Ủa! Huynh đài đã biểu lộ bản lãnh trên Công nghĩa đài khiến cho tiểu đệ rất khâm phục.
Ngô Cương lại hỏi:
- Tâm phục ư? Phải chăng các hạ muốn nói về kiếm thuật?
Thư sinh áo lam đỏ mặt lên ra chiều bẽn lẽn đáp:
- Dĩ nhiên là kiếm thuật … Ngoài ra thân thủ của huynh đài cũng không phải hạng tầm thường.
Ngô Cương lạnh lùng nói:
- Tại hạ không dám tiếp thụ những lời tán dương của các hạ.
Thư sinh áo lam hỏi:
- Tiểu đệ có ý muốn với cao, chẳng hiểu huynh đài có lòng hạ cố chăng?
Ngô Cương đáp:
- Tại hạ trước nay không thích kết bạn.
Thư sinh áo lam nở một nụ cười e thẹn rồi đột nhiên quay lại hỏi Quái hòa thượng:
- Đại sư phải chăng là một vị cao tăng chùa Thiếu Lâm?
Ngô Cương động tâm vì chàng lúc trước chưa nghỉ tới điểm này. Phái Thiếu
Lâm lại là cừu gia của chàng ngày trước. Chàng coi thân thủ Quái hòa
thượng này thì đoán ngay ít ra nhà sư cũng vào hàng trưởng lão. Như vậy
không chừng ngày trước lão cũng tham dự vào cuộc tàng sát …
Quái hòa thượng đảo mắt nhìn thư sinh áo lam hỏi:
- Thí chủ căn cứ vào đâu mà nói vậy?
Thư sinh áo lam cười đáp:
- Chiêu thức mà đại sư vừa tri triển chẳng lẽ không phải là côn pháp của phái Thiếu Lâm ư?
Quái hòa thượng đáp:
- Thí chủ lầm rồi. Đó là kiếm pháp chứ không phải côn pháp.
Thư sinh áo lam hỏi:
- Vậy ra trong thiên hạ lại có thứ kiếm pháp đường lối giống như côn pháp hay sao?
Quái hòa thượng đáp:
- Những tông môn võ thuật trong thiên hạ có nhiều chỗ na ná giống nhau. Cái đó chẳng có chi là lạ.
Thư sinh áo lam nói:
- Ủa. Thế thì tại hạ thất ngôn rồi.
Ngô Cương lạnh lùng hỏi tiếp:
- Đại hòa thượng! Hòa thượng có phải là nhà sư ở phái Thiếu Lâm không?
Quái hòa thượng đáp:
- Không phải!
Ngô Cương lại hỏi:
- Không phải thật chứ?
Hòa thượng đáp:
- Đã là kẻ xuất gia khi nào còn nói dối ai?
Ngô Cương lại hỏi:
- Hay là đại hòa thượng không dám thừa nhận?
Quái hòa thượng chau mày hỏi lại:
- Sao thí chủ lại nói thế? Thiếu Lâm là một danh môn đại phái. Ai là môn hạ của phái này cũng lấy làm vinh dự, khi nào lại không thừa nhận?
Ngô Cương hỏi:
- Hừ! Danh môn đại phái! Tại hạ nghe đại hòa thượng nói như có vẻ không thèm làm môn hạ phái này.
Quái hòa thượng hỏi:
- Phải chăng thí chủ có điều chi xích mích với phái Thiếu Lâm?
Ngô Cương đáp:
- Tại hạ không phủ nhận điều đó.
Quái hòa thượng ngập ngừng:
- Lời nói của thí chủ khiến người ta khó mà hiểu được?
Ngô Cương hỏi lại:
- Làm sao mà khó hiểu?
Quái hòa thượng đáp:
- Bang Tứ Hải, phái Võ Đương, lại thêm phái Thiếu Lâm nữa. Chẳng lẽ thí chủ thù hết cả các môn phái chăng?
Ngô Cương cất giọng lạnh như băng hỏi:
- Đại hòa thượng! Tại hạ chỉ hỏi hòa thượng có phải ở phái Thiếu Lâm không mà thôi?
Quái hòa thượng hỏi lại:
- Nếu phải thì sao?
Ngô Cương đáp:
- Nếu phải thì máu của đại hòa thượng sẽ đổ ra trên chốn sơn ( lâm? )
Thanh âm chàng đầy sát khí khiến người nghe không rét mà run.
Quái hòa thượng mắt chiếu ra những tia hàn quang ngó Ngô Cương hồi lâu rồi trầm giọng đáp:
- Đáng tiếc bần tăng không phải là đệ tử phái Thiếu Lâm.
Thư sinh áo lam xen vào:
- Đại sư! Tiểu sinh nhớ đến một người …
Quái hòa thượng hỏi:
- Thí chủ nhớ đến ai?
Thu sinh áo lam đáp:
- Theo lời đồn thì hai chục năm trước phái Thiếu Lâm có một quái hòa
thượng không chịu luật thanh tu, uống rượu ăn thịt bừa bãi lại ưa kết
giao với bọn giang hồ. Nhưng vị quái hòa thượng đó lại là sư thúc của
chưởng môn nhân, vì lão địa vị quá cao nên bọn đồng môn không sao làm
được, và bản lãnh chư tăng trong chùa, bấm ngón tay mà tính…
Quái hòa thượng chặng lời:
- Ồ! Thí chủ biết nhiều hiểu rộng. Trong chùa Thiếu Lâm quả có nhà sư này.
Thư sinh áo lam lại nói:
- Quái hòa thượng kia pháp hiệu là Ngộ Thiền, nhưng thường kêu là Vô Thiền …
Quái hòa thượng nói ngay:
- Thí chủ ơi! Ngộ Thiền tức là đã giác ngộ thiền cơ rồi, mà Vô Thiền mới là đến chỗ tuyệt diệu nhiệm mầu của đức Phật.Cũng như nói: "Sắc là
không, không lại là sắc. Ta vô tướng, chúng sinh cũng vô tướng. Nhất
thiết là không hết. Nếu không giác ngộ thì cũng gọi là Vô Thiền".
Thiếu niên áo lam nói:
- Phật lý của đại sư thật là tinh thâm, tiểu sinh ngu muội, không tài nào hiểu nổi…
- Vị thí chủ này đề cập tới nhà sư kia nên bần tăng thuận miệng nói đến
Thiền lý. Nếu bần tăng là Vô Thiền thì đã không đến nỗi trụy lạc vào
khiếp hồng trần.
Thư sinh áo lam hỏi:
- Thế ra tiểu sinh đoán càn ư?
Quái hòa thượng đáp:
- Thí chủ ơi! Thuyết nhân quả là đáng sợ. Nói càn là còn hơn làm ác. Thí chủ nên thận trọng để mà răn mình.
Thư sinh áo lam biến sắc, nhưng gã vẫn chưa chịu buông tha nói:
- Tiểu sinh ngẫu nhiên cảm giác mà nói ra, chứ không phải trong thâm tâm đã định trước …
Quái hòa thượng ngắt lời:
- Thí chủ! Vị Vô Thiền kia đã thành chứng quả ở sau núi Thiếu Lâm từ mười năm trước rồi.
Thư sinh áo lam nói:
- À ra thế này!
Ngô Cương xoay chuyển ý nghĩ rồi nói ;
- Đại sư! Xin đại sư tùy tiện. Nhà Phật đã chú trọng về nhân quả thì nếu tại hạ còn có cơ duyên sẽ lên núi Tung Sơn để tái hội.
Câu chàng nói tỏ ý vào một ngày kia sẽ đến chùa Thiếu Lâm tầm cừu. Nếu quả
đối phương là tăng nhân chùa Thiếu Lâm thì sẽ chạm trán nhau tại đó.
Quái hòa thượng tuyên Phật hiệu rồi nói:
- Thiếu thú chủ! Chúng ta đã gặp mặt nhau là có duyên rồi đó, thì cơ hội trùng phùng hãy còn nhiều. Bản tăng xin cáo từ.
Lão nói xong lật đật xuống núi.
Thư sinh áo lam lại chúc câu vạn phúc rồi hỏi Ngô Cương:
- Huynh đài có thể cho biết tôn tính hay đại danh được chăng?
Ngô Cương thấy thư sinh áo lam xuất hiện đã sinh lòng ngờ vực gã, không nói mục đích thì đủ tỏ gã là một nhân vật xảo trá khôn lường nên chàng chỉ
lạnh lùng hỏi lại:
- Các hạ có cần biết lắm không?
Thư sinh áo lam đáp:
- Đây chỉ là lòng thành của tiểu đệ thôi.
Ngô Cương nói ;
- Nếu vậy tại hạ xin tâm lãnh là đủ.
Thư sinh áo lam ra chiều khẩn khoản hỏi:
- Huynh đài không muốn kết giao với tại hạ ư?
Ngô Cương nét mặt vẫn lạnh lùng như băng đáp ;
- Tại hạ bản tính không ưa kết bạn chỉ thích cô độc mà thôi.
Thư sinh áo lam buồn rầu đáp:
- Thế là tiểu đệ không đáng, xin đành chịu vậy còn biết nói sao.