- Tám vạn Bạch Y quân đã tụ tập gần Sào Hồ, bằng một đội phủ binh sẽ không thể đánh bại đối phương được. Cho nên chúng ta phải tập kết binh lực. Bây giờ ta ra lệnh, trong vòng ba ngày, Giang Nam bị quận phủ binh phải tập kết hướng Giang Ninh phủ. Sáu ngày phải hoàn tất tập kết mười bảy vạn đại quân. Ta phải dẫn quân tiêu diệt loạn Bạch Y quân!
Buổi sáng cùng ngày, Đại Đô Đốc phủ Sở Châu phát ra mười phong lệnh điều binh, yêu cầu nhận được quân lệnh lập tức lên đường, chậm nhất là trong vòng sáu ngày, các phủ binh phải tới tập kết tại Giang Ninh phủ, tới trễ một ngày sẽ chém hết phó tướng.
Bỗng chốc quân tình khắp Sở Châu trào dâng. Quân lệnh như núi, các quân phủ nhận được lệnh điều bình không dám chậm trễ, hoảng hốt thu thập binh mã, suốt đêm chạy đi vội vàng hướng tới Giang Ninh phủ.
Dù Hoàng Phủ Vô Tấn đã cố gắng phong tỏa tin tức nhưng sự việc quá lớn, chuyện Thân gia bị thanh tẩy vẫn là thông qua các đường tin tức lộ ra ngoài. Người thứ nhất nhận được tin chính là Hoàng Phủ Anh Tuấn.
Hoàng Phủ Anh Tuấn là cháu của Hoàng Phủ Dật Biểu, năm đó đánh nhau với Vô Tấn tại Bách Phú tửu lâu, lại bị Thân Kỳ Võ vây công vương phủ Lan Lăng quận, cuối cùng bị cách tất cả chức quan biếm làm thứ dân.
Nhưng Hoàng Phủ Anh Tuấn bây giờ không còn là con cháu hoàng tộc lỗ mãng như trước, qua mấy gần gặp trắc trở, gã nhanh chóng trưởng thành, biến ổn trọng hơn.
Bởi vì gã cáo mật với Hoàng Phủ Huyền Đức việc tổ phụ bí mật cấu kết cùng thái tử, lọt vào mắt xanh của Hoàng Phủ Huyền Đức, phong cho gã làm tướng quân Tú Y vệ Sở Châu kiêm Quảng Lăng tướng quân, không lâu trước kia lại phong gã làm Hoài Nam tổng quản, trực tiếp thống soái tám vạn đại quân Giang Bắc Sở Châu.
Tổng quản và tướng quân không giống nhau. Tổng quản kêu là tiểu tiết độ sứ, là phân chia theo số lượng thống soái quân đội. Thống soái hơn mười vạn quân xưng là tiết độ sứ, thấp hơn mười vạn xưng là tổng quản. Nó là tướng trực tiếp lãnh binh, dù là thời chiến tranh hay hòa bình, phủ binh Giang Bắc Sở Châu đều do gã trực tiếp thống lĩnh. Điều này tương đương với biến đổi quân chế Giang Bắc Sở Châu, không chịu triều đình cai quản nữa.
Mục đích Hoàng Phủ Huyền Đức sắp đặt như vậy rất rõ ràng, là dùng Hoàng Phủ Anh Tuấn để kiềm chế thủy quân của Hoàng Phủ Vô Tấn. Đối với điều này, Hoàng Phủ Anh Tuấn biết rõ trong lòng. Không lâu trước đó, Trần Trực mang đến mật chỉ của hoàng thượng, nếu Sở Châu xảy ra tình huống khẩn cấp, gã có thể tùy thời xuất binh đến Giang Ninh phủ, muốn gã lập tức liên lạc với phủ doãn Giang Ninh, Hàn Thuận Nghĩa.
Khác với trước kia gã không cách nào phỉ huy phủ binh, bây giờ gã đã thăng làm Hoài Nam tổng quản, có thể hoàn toàn chỉ huy tám vạn quân đội Giang Bắc. Khi biết được biến cố Giang Ninh, Hoàng Phủ Anh Tuấn lập tức phát giác ra tình huống khẩn cấp mà hoàng thượng nói sắp xảy ra. Gã lập tức làm ra phản ứng, một mặt triệu tập quân đội tập trung tại Giang Đô, một mặt khẩn cấp sai người liên lạc với Hàn Thuận Nghĩa. Cùng lúc đó, gã vội gửi thư báo cáo với hoàng thượng rằng phía Sở Châu có biến.
Trong giang Đô vận hà có một đội tàu do ba trăm chiếc thuyền bình để ba ngàn thạch tổ thành chờ xuất phát. Loại tàu thuyền thành chịu tải trọng lượng lớn, bình quân mỗi chiếc có thể chở năm mươi binh sĩ võ trang đầy đủ. Nhóm đầu tiên gồm một vạn binh sĩ đến từ bốn quân phủ quận Thuật Dương đã lên thuyền.
Từ Giang Đồ vận hà đến Trường Giang không tính xa, chỉ hai canh giờ là tới nơi, sau đó một canh giờ qua sông. Đương nhiên đây chỉ là cách dân chúng bình thường đi, đối với quân đội chuẩn bị tấn công Giang Ninh phủ thì không phải chuyện đơn giản như vậy. Mấu chốt là họ có thể đột phá phòng tuyến phong tỏa của thủy quân Sở Châu hay không.
Chủ tướng thống soái một vạn quân đội này họ Yến, tên là Yến Hoành, vốn là đô úy quân phủ đệ nhất Thuật Dương, bây giờ đã được đề bạt thành Thuật Dương tướng quân, trở thành một trong bốn đại tướng quân dưới tay Hoàng Phủ Anh Tuấn.
Yến Hoành là một quân nhân điển hình, khoảng bốn mươi tuổi, xuất thân nhà binh. Gã tòng quân hai mươi lăm năm, trong đầu không có nhiều ý tưởng cho lắm. Gã biết, bây giờ phục tòng quân lệnh chính là việc duy nhất gã cần làm. Dù gã biết con đường phái trước không an toàn nhưng không còn cách nào khác, gã chỉ có thể tuân theo mệnh lệnh của Hoàng Phủ Anh Tuấn.
Gã đứng trên đầu thuyền một chiếc thuyền lớn ngàn thạch. Dáng người khôi ngô tựa như tháp đen đứng trong gió kiên nhẫn chờ Hoàng Phủ Anh Tuấn ra lệnh.
Lúc này, một chiến mã chạy gấp đến, tới gần mép vận hà thì kiềm dây cương.
Binh sĩ báo tin cưỡi trên lưng ngựa giơ lệnh tiễn hét to:
- Yến tướng quân, tổng quản lệnh cho ngươi lập tức xuất binh!
Yến Hoành từ từ gật đầu, vung tay lên, lập tức dứt khoát ra lệnh:
- Xuất binh!
Tiếng trống xuất binh ầm ầm vang, người chèo thuyền lần lượt mở dây thừng, kéo buồm, trúc cao xanh thúc đẩy thuyền lớn chậm rãi tiến nam. Trong lòng Yến Hoành tràn ngập lo âu, không biết chiến sự bên Hoàng Phủ Anh Tuấn thế nào rồi?
Lúc này Hoàng Phủ Anh Tuấn không ở trong thành Giang Đô. Sáng sớm gã liền dẫn hai vạn quân đội Quảng Lăng đi hướng bắc ngạn trường Giang. Huyện Lục Hợp bắc ngạn Trường Giang cũng thuộc về Giang Ninh phủ quản lý. Trong huyện có gần bốn ngàn người của Thủy Quân phủ, cũng chính là Thủy Quân phủ Giang Ninh.
Hoàng Phủ Anh Tuấn cùng Yến Hoành xuất thân quân nhân có ý tưởng hoàn toàn khác nhau. Trong đầu gã tràn ngập tính toán, gã hiểu rõ hơn ai hết quân đội trong tay chưa chắc là đối thủ của Hoàng Phủ Vô Tấn. Thủy quân Sở Châu hoành hành sông biển, nếu họ cố sức qua sông thì chắc chắn sẽ chết thảm trọng.
Nhưng nếu không làm ra hành động gì thì chỉ sợ hoàng thượng sẽ không tha cho gã. Hoàng thượng ra lệnh gã kiềm chế Hoàng Phủ Vô Tấn, hiện tại Giang Nam đã loạn thành một mớ bòng bong, mà gã lại án binh bất động, sẽ không thể báo lên trên. Cho nên gã cứ đắn đo suy nghĩ mãi, quyết định để quân Thuật Dương tiên phong, thay gã bày tư thế. Còn gã thì đích thân lĩnh binh tấn công Thủy Quân phủ Giang Ninh tại Giang Bắc, chiếm lĩnh huyện Lục Hợp. Vậy thì gã có thể bảo đảm mình đại thắng, còn Yến Hoành chết hay sống là vấn đề chỉ huy của Yến Hoành.
Hai vạn đại quân đã tiến vào huyện Lục Hợp, ngang nhiên đi nhanh trên đường lớn. Hoàng Phủ Anh Tuấn cưỡi ngựa dẫn đầu đội ngũ. Hai bên đường là một mảnh đồng ruộng, mùa lúa đã chín, nguyên bờ ruộng đều xanh mượt. Rất nhiều nông dân canh tác trong ruộng đứng dậy kinh ngạc nhìn đội quân thanh thế to lớn. Trước giờ họ chưa từng thấy qua loại hành quân đại quy mô thế này. Cho dù trước kia thủy quân thao luyện cũng không đồ sộ như thế.