Một canh giờ sau, một chiếc khách thuyền hai tầng năm trăm thạch xuất hiện tại vận hà nhân giang khẩu. Lúc này đã là canh hai, mặt sông cực kỳ tĩnh lặng, chỉ có con thuyền này tiến vào Trường Giang đi hướng nam ngạn đối diện.
Trường Giang cực kỳ rộng rãi, sóng nước cuồn cuộn, gợn sóng vỗ nhẹ thuyền gỗ, dường như cản nó tiến lên. Chiếc thuyền này vượt sóng mà đi, di chuyển rất chậm, cứ theo tốc độ này thì ít nhất mất một canh giờ mới đến được bờ bên kia.
Trên thuyền lớn, Trần Trực có chút sốt ruột nói:
- Chủ tàu, tại sao không căng buồm lên? Cứ như vậy thì biết đi đến chừng nào?
Chủ tàu họ Ngô, là người đàn ông gầy gò hơn bốn mươi tuổi, vội tiến lên khom lưng cúi đầu nói:
- Vị quan gia này chắc không biết, chiều hôm nay thủy quân ra nghiêm lệnh, trong vòng ba ngày, không cho thuyền dân tùy tiện qua sông. Căng buồm dễ bị họ phát hiện, bất đắc dĩ nên mới làm vậy.
Ngô chủ tàu nhận một trăm lượng bạc mới mạo hiểm đón khách. Gã vừa muốn nhận tiền vừa không muốn có chuyện, chỉ phải hết sức cẩn thận, buồm trắng ở trên mặt sông rất dễ bị phát hiện.
Trần Trực giận dữ nói:
- Suất thổ chi tân, mạc phi vương thổ, nơi này là hạch tâm thủy đạo Đại Ninh vương triều, Hoàng Phủ Vô Tấn muốn cấm là cấm sao?
Ngô chủ tàu nghe gã kêu thẳng tên Lương vương, thầm kinh hãi, sợ rằng cấm thuyền dân qua sông là vì họ mà ra, có phải mình đã rước họa vào thân không đây.
- Quan gia có điều không biết, cũng không phải cấm hoàn toàn. Ban ngày cho phép qua sông, nhưng phải đi trước tuần tra cục đăng ký kiểm tra, nhận giang bài rồi có thể qua sông, cũng không thu tiền. Nhưng ban đêm thì không cho phép, đây là quy định, nghe nói vì gần đây phải đánh Phượng Hoàng hội, phòng ngừa mật thám Phượng Hoàng hội mới kiểm tra nghiêm khắc như thế, trước kia thì không có.
Kiểm tra mật thám Phượng Hoàng hội, lý do này coi như tạm được. Trần Trực thu lại mấy phần giận dữ trên nét mặt.
Nhưng ngay lúc này, một thuyền viên bỗng kinh sợ nhìn đằng trước, hét to:
- Có thuyền, thủy quân!
Trần Trực cũng giật mình. Gã thấy rõ đằng trước dàn hàng ngang quân thuyền ít nhất cỡ ba ngàn thạch, ngăn cản đường thuyền khách đi. Hai bên chỉ cách hai mươi mấy bước, mắt thấy sắp va chạm vào nhau.
- Mau bỏ neo! Khốn kiếp!
Ngô chủ tàu hét to. Nếu thuyền họ đụng vào quân thuyền thì mọi người xong đời rồi. Lúc này Vương Bình đi ra từ khoang thuyền, mới rồi gã không đứng trên bong thuyền, nếu không lấy nhãn lực của gã thì đã sớm phát hiện quân thuyền.
Vương Bình khá là bình tĩnh, gã nhìn hai bên, buông tiếng thở dài:
- Đại nhân, chúng ta đã bị bao vây.
Trần Trực kinh ngạc vội nhìn bốn phía. Quả nhiên, chỉ thấy trên mặt sông trập trùng bóng đen. Mười mấy chiếc thuyền to bao vây họ, mà bây giờ vừa lúc họ ở giữa sông. Trần Trực bắt đầu căng thẳng trong lòng. Rõ rành rành là Hoàng Phủ Vô Tấn muốn bắt gã. Nình là ngự sử trung thừa, khâm sai đại thần, chẳng lẽ Hoàng Phủ Vô Tấn muốn tạo phản?
Vương Bình bỗng nhiên bình tĩnh hỏi gã:
- Đại nhân có biết bơi không?
- Cái gì?
Trong mắt Trần Trực rốt cuộc lộ ra sợ hãi, có nghiêm trọng như vậy sao? Gã thấy Vương Bình từ trên lưng lấy xuống thượng phương bảo kiếm, cảm giác không may dâng lên trong lòng.
- Ngươi…ngươi định làm gì?
- Đại nhân, thật có lỗi, ta cũng không biết bơi.
Vương Bình bỗng dùng sức đem thượng phương bảo kiếm ném vào mặt sông phía xa.
Trần Trực quát to một tiếng:
- A!
Rồi rrơ mắt nhìn thượng phương bảo kiếm rơi vào nước sông lạnh lẽo, biến mất không còn bóng dáng.
- Ngươi điên rồi sao?
Trần Trực túm cổ áo Vương Bình, sốt ruột đến con mắt trừng muốn xung huyết. Ném thượng phương bảo kiếm, gã làm sao ăn nói với hoàng thượng đây?
Vương Bình cực kỳ bình tĩnh đẩy tay gã ra, thản nhiên nói:
- Đại nhân còn chưa hiểu sao? Hoàng Phủ Vô Tấn là vì thượng phương bảo kiếm mà đến, nếu không hắn đã giết ngươi lúc ở trên đường rồi.
Trần Trực ngơ ngác nhìn mặt sông. Gã hiểu ý của Vương Bình. Có thượng phương bảo kiếm này, Hoàng Phủ Vô Tấn có thể không kiêng nể gì bãi bình quan viên, điều động quân đội, cho nên mới không giết mình trên đường. Một phần cũng vì võ công của Vương Bình quá cao, họ chưa chắc thành công được. Vương Bình không biết bơi, ở trên sông là thời cơ ra tay tốt nhất.
Chẳng lẽ Hoàng Phủ Vô Tấn thật sự muốn tạo phản?
Trần Trực không còn thời gian suy nghĩ nhiều nữa, mấy trăm cung nỏ đã chĩa hướng họ.
Một quân quan lớn tiếng quát:
- Quỳ trên thyền, đem tay đặt trên đỉnh đầu!
Ngay lúc này, Vương Bình bỗng nhảy vọt lên trên không cỡ ba trượng ngũ thước, vượt qua mép thuyền, tựa như chim ưng xông hướng quân quan. Gã nhìn ra được quân quan này là viên đô úy tướng lĩnh.
Bọn lính thoáng chốc kinh ngạc, mấy trăm nỏ tiễn cùng bắn về phía gã. Mũi tên rậm rạp bay nhanh trên không trung. Chỉ thấy bóng xám chợt lóe, mấy trăm mũi tên bị đánh bay, trong đó vài chục tên quay đầu xé gió lao đến. Trên thuyền phát ra tiếng hét thảm, mười mấy binh sĩ bị bắn thủng ngực chết thảm tại chỗ.
Quân quan thì nắm bắt cơ hội trong khoảnh khắc này, hoảng hốt lật người nhảy vào trong sông, giống như cá chạch biến mất không còn bóng dáng.
Vương Bình lòng căng thẳng. Không bắt được con tin, chỉ sợ Trần Trực sẽ gặp nguy hiểm tính mạng. Chân gã điểm nhẹ mép thuyền, như ưng vỗ cánh xông hướng hai mươi mấy sĩ binh bên kia bong tàu. Gã đã phát hiện đám người đó nhưng lại là hai mươi mấy quân sĩ Mai Hoa vệ, bắt bọn họ cũng có thể làm con tin, nhưng trong mắt Vương Bình lóe tia nghi hoặc.
Hai mươi mấy binh sĩ thủy quân này không cầm cung nỏ mà giơ lên một cây gậy sắc đen thui, nhắm ngay gã.
Chỉ nghe một chuỗi ‘bùm bùm!’, gậy đen phun ra ánh lửa, khói trắng dâng lên.
Dù Vương Bình có bản lĩnh thông thiên cũng không thể chắn đạn được. Hai mươi mấy viên đạn bắn gã thủng lỗ chỗ.
*bùm!* một tiếng trầm đục, Vương Bình nặng nề ngã trên bong tàu, tay chân co giật, tắt thở. Nhưng mắt gã không khép lại, ngơ ngác nhìn những gậy đen này, gã đến chết cũng không biết những gậy đen đó là cái gì?
Mà Vương Bình, một trong năm quốc sĩ bên người Hoàng Phủ Huyền Đức, võ nghệ cao cường lại là người thứ nhất chế dưới toại phát súng.
Đám Trần Trực không bị loạn tiễn bắn chết, thủy quân kiềm nén không bắn chết hết mọi người. Đây là vì cả đám đều quỳ trên bong thuyền, tay đặt trên đỉnh đầu, bao gồm cả Trần Trực. Vào giây phút mấu chốt, gã quyết định giữ mạng mình quan trọng hơn.
Trần Trực và hai mươi mấy tùy tùng cùng với năm thuyền viên bị áp lên thuyền lớn, bị soát người xong nhốt vào khoang thuyền. Nhưng mười mấy thuyền lớn không rời đi, năm mươi mấy hắc y thủy quỷ có đô úy Lâm Viễn Dương chỉ huy, lần lượt nhảy vào Trường Giang, lặn xuống đáy sông tìm kiếp thanh thượng phương bảo kiếm biến mất. Lâm Viễn Dương ra giá trên trời: ai tìm ra bảo kiếm, thưởng ngân năm ngàn lượng.