HOA KÍNH

Hoa Kính
Hoa Kính
Tác giả
Tình trạng
Hoàn thành
Nguồn
Đang cập nhật
Lượt xem
98
Đánh giá
1 2 3 4 5
Thành Lâm An.
Ngõ Thiên Thủy.


Hoa Kính – một cửa hàng hoa thần bí.


Chủ nhân Hoa Kính là một bạch y nữ tử trẻ tuổi, mái tóc dài đen như mực, gương mặt mảnh mai nhợt nhạt, đôi tròng mắt đen sâu thẳm, khóe mắt trái có một nốt ruồi mỹ nhân màu đỏ tươi, hệt như giọt lệ thương tâm nhỏ xuống.
Bên trong Hoa Kính vĩnh viễn tỏa ra mùi hương nồng đượm, hoa mạn đà thơm lừng, hoa hồng đang tàn úa, mùi kỳ hoa dị thảo trộn lại khiến người khác như lạc vào trong mộng.
Mỗi nữ tử bước chân vào Hoa Kính đều mang tâm trạng u uất sầu thương, mỗi người là một số phận bi thảm và đều mua một chậu hoa - cũng là mua sinh mệnh để vươn lên tìm hạnh phúc.


Đôi lời của tác giả: 
Cái tên Hoa Kính bắt nguồn trực tiếp từ những cuốn sách làm vườn từ đời Thanh.


Do hoàn cảnh gia đình, từ nhỏ tôi đã có hứng thú với việc làm vườn, để viết truyện này đã đọc qua rất nhiều sách cùng loại sau đó làm thí nghiệm tại khu vườn sau nhà.
Do đọc nhiều sách thực vật nên dần bị các dạng kì hoa dị thảo lay động, cảm giác những đặc tính của hoa cỏ cũng liên quan đến các tầng lớp người trong xã hội.
Ý nghĩ này ấp ủ rất lâu, mãi đến năm 2003 mới nảy ra xung động phải cầm bút, quyết định dùng tên của các loại hoa đặt tên cho mỗi chương, ý nghĩa của mỗi loại hoa thể hiện cho tính cách của nhân vật trong truyện.


Nhân vật chính là Bạch Loa, chủ nhân Hoa Kính, một nữ tử thần bí mỹ lệ.
Hình như hoa và mỹ nữ, mưu sát và độc dược là những đề tài cuốn hút.


Tôi không nghiên cứu quá kỹ về quy phạm nên không viết truyện thật sự theo đúng cách viết của tiểu thuyết điều tra, cộng thêm ảnh hưởng của thể loại truyền kì đời Đường nên càng viết càng xa ý định ban đầu: truyện trở thành tiểu thuyết về tình cảm.


Những mẩu truyện trong sách hết sức đa dạng, đề tài cũng tùy tiện, bất cứ đề tài nào, từ ngôn tình, võ hiệp, huyền ảo, thần ma…chỉ cần có thể biểu đạt chủ đề đều được sử dụng.


Không cần giấu giếm, kết cấu câu chuyện dựa vào một “cửa hàng hoa chuyên môn ám sát” với Bạch Loa là sợi chỉ xuyên suốt liên kết các câu chuyện.
Mỗi câu chuyện đều có kết cấu và chủ đề riêng rẽ.


Thử nghĩ mà xem, những người con gái trong thời cổ, ở những hoàn cảnh bị áp bức như vậy sẽ phải kiên cường, tự lập thế nào?

Nếu cho rằng “hoa” là tên gọi khác của nữ giới thì đây chính là một cuốn tiểu thuyết về nữ giới, kể lại những số phận của họ và quá trình vật lộn gian nan.

Thương Nguyệt