Thủy Hoàng đế đông tuần, không hề có hành động gì che giấu cả, có lẽ trong mắt Doanh Chính, hiện nay sáu nước Quan Đông đã bị diệt vong, chiến hỏa các nơi cũng đã được dẹp loạn, thì có gì uy hiếp ông nữa? Bởi vậy, lần này phong thiện tại Thái Sơn, là để xác lập địa vị chính thống của Đại Tần, về mặt khác còn có dụng ý tuyên dương quốc uy.
Từ lúc Lão Tần Nhân đặt chân ở Quan Trung tới nay vẫn bị sáu nước Quan Trung coi là bộ tộc man di, là con mãnh thú hồng hoang. Hiện tại, Tần quốc quật khởi, cái cần làm chính là biểu hiện lực lượng của mình. Thủy Hoàng đế công khai hạ chiếu, muốn đầu xuân năm sau đông tuần sáu nước, phong thiện Thái sơn.
Doanh Chính không sợ hãi, nhưng không có nghĩa là các thần tử không khẩn trương. Giữa năm, Thủy Hoàng đế đi tuần lũng Tây (nay là huyện Lâm Thao Cam Túc), Bắc Địa (là Tây Phong Cam Túc), tới Kê Đầu Sơn )nay là huyện Kính Nguyên Cam Túc), vòng đến Trung Cung (huyện Tỉnh Lũng Thiểm Tây). Dọc đường đi gióng trống khua chiêng, khiến tám trăm dặm Tần Xuyên reo hò chào đón.
Năm sau đi tuần Quan Đông, khí phái tuyệt đối sẽ không nhỏ.
Tu sửa xây dựng đường xá, chỉnh đốn trị an... vân...vân, một vài việc lớn nhỏ cũng đủ để ngminhfta đau đầu, tuyệt đối không thể để xảy ra chút sự cố nào được, bằng không sẽ bị rơi đầu. Từ lúc nhận được chiếu thư, quan viên các nơi bắt đầu bận rộn công việc bù lu lên.
Nhâm Hiêu đương nhiên cũng không ngoại lệ. Nhâm Hiêu vốn xuất thân từ Thiết Ưng duệ sĩ, nên đặc biệt coi trọng lần đi tuần này của Thủy Hoàng đế. Tuy rằng không chắc Thủy Hoàng đế sẽ tới huyện Bái nhưng Nhâm Hiêu không thể không cẩn thận. Nạn đạo phỉ thì đã được dẹp loạn rồi, nhưng ai có thể đảm bảo sẽ không xảy ra sai lầm khác? Dư nghiệt của sáu nước vẫn còn, nên không cho phép có chút nào qua loa được. Cho nên, Nhâm Hiêu tổ chức mộ binh lần thứ hai, nhưng phạm vi mộ binh lần này nhỏ hơn rất nhiều.
Đối tượng mộ binh cũng chỉ giới hạn trong phạm vị thị trấn. Nhân số cũng không nhiều lắm, chỉ mấy chục người trúng tuyển, trong đó, Phàn Khoái được mộ binh làm nha dịch quan thự, sắp xếp vào trong mạc phủ của Nhâm Hiêu. Cùng mộ binh với Phàn Khoái còn có Hạ Hầu Anh và Chu Xương. Hạ Hầu Anh được bổ nhiệm là Tiểu Lại Tự Mã, Chu Xương thì được bổ nhiệm làm Thư tá. Nhâm Hiêu đang cần những người như này để làm việc, đồng thời về phương diện khác cũng là để trấn an người của huyện Bái, nói cho mọi người biết, chỉ cần là trung thực, có tài, thì sẽ được Huyện trưởng coi trọng.
Dù sao, quân Tần đóng tại huyện Bái không được quyền tự ý điều động, chuyện truy bắt đạo phỉ chẳng phải không do quân Tần chính quy đảm nhiệm đó sao? Hơn nữa, đám người Phàn Khoái cũng là người lớn lên tại huyện Bái, hiểu rõ con người và sự việc ở đây, cho nên để bọn họ đảm đương một vài việc vặt vãnh là lựa chọn thích hợp nhất.
Cứ như vậy, Nhâm Hiêu bận rộn những chuyện lớn nhỏ tại huyện Bái, tuy chỉ là những việc nhỏ nhặt như lông gà vỏ tỏi nhưng cũng đủ làm cho Nhâm Hiêu nhức đầu rồi, mặc dù có Tiêu Hà hỗ trợ nhưng vẫn không thể nào thanh nhàn được.
Cuối cùng cũng xử lý xong công sự, Nhâm Hiêu uể oải về nội đường. Lĩnh binh chiến đấu y không hề sợ hãi, không yếu kém nhưng quản lý địa phương thì thật là phiền phức...
Có đôi khi Nhâm Hiêu không hiểu, y đường đường là Thiết Ưng duệ sĩ mà sao lại phải làm việc này? Y rõ ràng là không muốn tiếp tục làm nhưng mỗi lần viết xong tấu chương thì lại hủy đi, bởi y mơ hồ có cảm giác Thủy Hoàng Đế sắp xếp y như thế chắc chắn là có dụng ý khác.
Lúc thay đổi quần áo, Nhâm Hiêu chưa kịp thở thì đã thấy Lý Tất tới cầu kiến, nói là Lưu Khám cầu kiến Huyện trưởng, có chuyện quan trọng cần thương lượng.
Nhâm Hiêu mệt mỏi quá rồi, liền nói:
- Bảo Lưu Khám có chuyện gì thì ngay mai nói đi.
Đối với chuyện xảy ra với Lưu Khám, Nhâm Hiêu cũng biết một chút, nhưng y cũng có biện pháp nào chứ? Không nói đến Lưu Khám còn bị phạt tác, dù là hắn không bị tước quân công, thì chuyện Lữ gia gả con gái, sao có thể để người ngoài xen vào ngăn cản được chứ?
Thực khách cũng không phải là một từ mang nghĩa tốt đẹp gì. Thời Mạnh Thường Quân đã có cách nói “kê minh cẩu đạo chi đồ”, Nhâm Hiêu cũng không phải là không biết. Thống nhất tiền, đối với một số hào phú lớn thì không có ảnh hưởng gì, nhưng đối với loại tiểu hộ môn hộ như Lữ gia thì lại bị ảnh hưởng rất sâu sắc. Nhưng sự việc đã qua nửa năm rồi, lúc này Lưu Khám cầu kiến là có chuyện gì?
Lý Tất có chút do dự, ngẫm nghĩ một chút rồi nói:
- Đại nhân, Lưu Khám nói, việc Hoàng đế đông thú sáu nước Quan Đông, cho nên mới muốn cầu kiến đại nhân.
Việc đông thú Quan Đông?
Hắn chỉ là một tiểu dân mà dám mạnh miệng như vậy sao? Nhưng Nhâm Hiêu lai ngồi thẳng người lên, trầm giọng nói:
- Đã vậy, bảo hắn vào đây.
Lý Tất lĩnh mệnh đi, Nhâm Hiêu ngồi ở thượng đường, lâm vào trầm tư. Lưu Khám này lại muốn giở trò gì đây? Lần trước che chở cho Lưu Khám, mục đích duy nhất của Nhâm Hiêu là bảo vệ hắn, phạt tác Lưu Khám, nhưng trong lòng y cũng không hề thoải mái. Chỉ hy vọng lúc này hắn đừng gây chuyện thị phi cho mình nữa.
Nhâm Hiêu cầm chén rượu trên án, uống một ngụm, ngồi xuống xử lý công văn. Thật ra, ngay ra ngay lúc này đây Nhâm Hiêu đang có một vấn đề nan giải. Tứ Thủy Hoa Điêu...loại rượu này sau khi xuất hiện tại Bành Thành thì lập tức được truyền bá rộng rãi với tốc độ cực kỳ đáng sợ. Thương nhân các nơi cuồn cuộn tới Bành Thành chỉ để mua một vò Tứ Thủy Hoa Điêu.
Ngay cả trong quận Nội Sử (cũng chính là Hàm Dương) hiện nay cũng điên cuồng vì loại rượu Tứ Thủy Hoa Điêu này, có người nói một vò Tứ Thủy Hoa Điêu nay đã có giá ngàn vàng rồi. Từ cái tên rượu này cho thấy, Tứ Thủy Hoa Điêu là xuất ra từ quận Tứ Thủy. Nhưng đến nay không một ai biết rượu này rốt cuộc là nơi nào sản xuất ra, là của ai? Người phụ trách buôn bán Tứ Thủy Hoa Điêu cũng không biết rõ, chỉ biết là chủ nhân của Tứ Thủy Hoa Điêu chưa bao giờ thật sự xuất hiện, toàn bộ đều là buôn bán qua tay người khác.
Tể Tướng Vương Quán phái người điều tra nhưng vẫn không có đầu mối. Nhâm Hiêu mơ hồ có dự cảm, Tứ Thủy Hoa Điêu này rất có khả năng xuất ra từ huyện Bái nhưng rốt cuộc là của người nào?
Trong thư Vương Quán nói rất rõ ràng: Lần này Thủy Hoàng đế lên núi Thái Sơn Phong Thiện, cần trăm hũ rượu ngon để tế thiên địa.
Hơn nữa, Thủy Hoàng Đế Doanh Chính cũng đã nếm thử rượu này, nên yêu cầu tế bằng rượu Tứ Thủy Hoa Điêu. Nhưng trên thị trường căn bản là không mua được loại rượu này, mà Hàm Dương cách xa ngàn dặm đã không có, thì ngay cả Bành Thành là nơi đầu tiên xuất hiện Tứ Thủy Hoa Điêu hiện nay cũng không có.
Vương Quán ép Đồ Tuy, Đồ Tuy lại ép xuống…
Nhâm Hiêu day nhẹ huyệt Thái Dương trong lòng thầm chửi: Rượu Hoa Điêu chết tiệt này, rốt cuộc là ai sản xuất đây?
Lúc này, có gia phó đến bẩm báo: Lý Tất đã dẫn Lưu Khám tới, đang ở hạ đường chờ.
- Để hắn vào đi.
Nhâm Hiêu vỗ trán, duỗi duỗi thân thể.
Lưu Khám ôm một vò Tứ Linh Văn Bẫu được điêu khắc trạm chỗ cực kỳ tinh mỹ, dưới sự dẫn dắt của Lý Tất, đi vào thượng đường.
- Sao lại đi lâu như vậy?
- Đại nhân, trên đường đi Lưu Khám muốn về nhà một chuyến, nói là có vật quan trọng gì dó. Tiểu nhân nghĩ, nếu đã đi rồi, thì cần gì phải sợ hắn gây chuyện nữa? Cho nên trước tiên cho ba mươi người đưa hắn về nhà, rồi sau đó mới về đây phục mệnh.
Nhâm Hiêu chau mày, trầm giọng nói:
- Lưu Khám, ngươi lại giở trò quỷ gì vậy?
Lưu Khám cung kính tiến lên, đặt Tứ Linh Văn Bẫu lên trước mặt Nhâm Hiêu:
- Đại nhân xem là hiểu ngay.
Nhâm Hiêu không hài lòng trừng mắt với Lưu Khám: "Tên này..."
Y đi lên trước khom người, xé bỏ khăn đen đậy lên miệng bình, nhìn vào trong miệng bẫu, còn có một cái nút đen hình tròn. Vừa mới bật nắp bẫu ra, một mùi rượu thơm nồng lan tới làm tinh thần Nhâm Hiêu rung lên, vội vàng ngồi xổm xuống, khẽ lắc lắc Văn Bẫu, trong giây lát, mùi thơm ngào ngạt thấm vào phế phổi, làm cho Nhâm Hiêu vô cùng sảng khoái. Nhắm mắt lại, y hít sâu một hơi.
Là rượu Hoa ĐIêu....
Nhâm Hiêu đã uống một vò Tứ Thủy Hoa Điêu, mùi hương rất thơm ngon, thế nhưng lại kém xa hương rượu trong Văn Bẫu trước mặt y.
- Rót ra.
Có tiểu nhân cầm một chén rượu tới đến trước mặt Nhâm Hiêu.
Y cẩn thận rót rượu từ trong Văn Bẫu vào chén, trong ánh nến sáng rực, rượu trong chén sóng sánh một màu như hổ phách, trong suốt, sáng bóng...Nhâm Hiêu nâng chén rượu lên uống một ngụm, chất lỏng rượu thấm nhuần vào lưỡi, sắc mặt Nhâm Hiêu lập tức biến đổi.