Tháng bảy năm Kiến An thứ năm, trận chiến Quan Độ chính thức mở màn.
Viên Thiệu tự mình dẫn quân đến Quan Độ, lập doanh tại gò Y Sa, đông tây kéo dài hơn mười dặm, uy thế kinh người. Tào Tháo thì không sợ hãi, cùng Viên quân giằng co ở Quan Độ....Từ cuối tháng bảy hai bên đã mấy lần giao chiến, Tào Tháo nhiều lần đánh không thắng đành tạm lui về doanh trại, thủ vững không ra. Cùng lúc đó, Tôn Sách ở Giang Đông đem binh mã đến tụ tập ở Đan Đồ, nhòm ngó Quảng Lăng.
Đồng thời Lưu Bị đến Nhữ Nam, được cha con Trần Khuê giúp đỡ tuyển quân mua ngựa cùng Lưu Tích, Cung Đô hợp binh một chỗ, rồi phát động tập kích quấy rối Tào Tháo. Cũng may Tào Tháo lệnh Tào Nhân trấn giữ Nhữ Nam, đã ngăn cản binh mã Lưu Bị lại, đồng thời lão lệnh Đại tướng Nhâm Tuấn trấn thủ Mai Sơn, bảohộ hai cánh.
Chiến sự trong lúc nhất thời, hiện lên xu thế vô cùng nỏng bỏng. Viên Thiệu ăn nói ngông cuồng, tuyên bố chỉ trong vòng mười lăm ngày sẽ kết thúc trận chiến Quan Độ, vì thế phát động công kích hung mãnh về hướng doanh trại Tào Tháo.
Cùng lúc đó lại thấy Lưu Sấm xuất binh tiến đến Hữu Bắc Bình, chinh phạt U Châu, Viên Thiệu lệnh Đại Tướng Khiên Chiêu Tự tiến vào U Châu hợp cùng với binh lính Trương Cáp, chống lại Lưu Sấm. Y còn lệnh Cao Can nghiêm ngặt giám sát Tuân Kham, để phòng ngừa Tuân Kham nhân cơ hội tạo phản, đảo loạn chiến cuộc.
Nhưng những chiến lượt của Viên Thiệu, Lưu Sấm cũng không thèm để ý.
Sau khi giải quyết xong loạn quân Tiên Ti, Lưu Sấm nhanh chóng lệnh HiểuPhong đi sứ Phu Dư, nhanh chóng đạt được giao ước với Phu Dư quốc, liên kết tấn công Yến Lệ Du.
Lưu Sấm không hỏi qua Gia Cát Lượng mà tỉ mỉ hỏi cách nhìn của Từ Thứ.
Từ Thứ cũng cho rằng chinh phạt Tiên Ti là đúng thời cơ.
Yến Lệ Du vừa bị đánh một trận thất bại thảm hại, tổn thất mấy vạn binh mã....Tuy Đông bộ Tiên Ti có trăm vạn người nhưng cũng thất bại thê thảm, cũng cần một khoảng thời để tiêu hóa, cho nên Yến Lệ Du lúc này chỉ sợ đang bề bộn trấn an các bộ Tiên Ti, nếu quân Hán đến xuất kích tất nhiên đối với Đông Tiên Ti tạo nên uy hiếp lớn, đến lúc đó Tiên Ti chắc chắn phát sinh nội loạn.
- Trận chiến này có thể chia ra làm ba đường. Ôn Hầu ở giữa, Ngụy Diên và HạHầu tướng quân tả hữu hai bên, tiến vào Bắc Cương. Hiện giờ các bộ Tiên Ti tâm tư bất ổn, có thể lệnh hai vị tướng quân Văn Trường, Hành Nhược giết các bộ Tiên Ti. Trước đây, khi Tiên Ti và Chủ công chưa trở mặt, vì Yến Lệ Du tự tiện xuất kích, chọc giận chủ công, không thể không dẫn đến nội bộ Tiên Ti bất mãn lẫn nhau.
Chủ công thừa dịp này cử người đi sứ Lang Cư Tư Sơn, cho phép dùng số tiền lớn thu mua Bộ Độ Căn. Tên Bộ Độ Căn cũng là hạng người khá tham lam, chỉ cần hắn không xuất binh, Đông Tiên Ti tất sẽ gặp đại loạn, chủ công có thể thắng trận này.
Có thể thấy Từ Thứ trải qua trận đánh tại Lư Long Tắc nên sự tự tin càng tăng cao. Hiển nhiên y đối với trận chiến Tiên Ti suy xét khá tường tận. Cho nên khi được Lưu Sấm hỏi đến, y trả lời thong dong, không chút hoảng hốt.Đấy mới là người trong ấn tượng hắn, là Đơn Phúc tiên sinh chỉ điểm giang sơn cho Lưu Bị.
Lưu Sấm mừng rỡ, lập tức đồng ý lời đề nghị của Từ Thứ. Đêm đó, hắn phóng thích Lưu Diệp, cùng Lưu Diệp đàm phán, cuối cùng Lưu Diệp cũng đồng ý làm Hành Quân Tư Mã, hiệp trợ Lã Bố chinh phạt Bắc Cương.
Kể từ đó, Liêu Tây ắt phải xuất hiện tình huống không có binh lực.
Sau khi Lưu Sấm suy nghĩ, Sử Hoán đến nhận chức Thái thú Liêu Tây, đồn trú Lâm Du...
Còn người Ô Hoàn ở Liễu Thành, Liêu Sấm đương nhiên sẽ không bỏ qua...Hắn lệnh từ Liễu Thành di chuyển trăm ngàn người Ô Hoàn đến ở Lâm Du, còn đối vớingười Ô Hoàn Liễu Thành cấu kết Tiên Ti đánh lén Liễu Thành thì triển khai cuộc giết chóc đầy máu. Đối với những người Ô Hoàn này, không thể để họ tự do phóng túng, phải thực hiện chính sách cai trị tốt nhất để họ không sinh dị tâm trong lòng. Vì thế Lưu Sấm ra tay nhiều hơn, đồng ý cho Sử Hoán tuyển quân mua ngựa.
Đồng thời phái Tô Phó Diên đến làm Đại Thiền Vu Liêu Tây Ô Hoàn, đóng ở Liễu Thành.
Mọi người đều biết Tô Phó Diên vốn gốc ở Y Vu Lư Sơn nên đối với Liễu Thành cũng chưa quen thuộc lắm.
Để Tô Phó Diên đóng ở Liễu Thành thứ nhất có thể trấn an dân chúng Ô Hoàn, phương diện khác cũng không giảm đi sức mạnh của Tô Phó Diên.Cuộc chiến lần này ở Liễu Thành nếu Tô Phó Diên ở Y Vu Lư Sơn khởi binh hưởng ứng, tất càng thêm rối ren.
Chỉ cần suy nghĩ Lưu Sấm cũng cảm thấy sợ, cho nên không để Tô Phó Diên ở Y Vu Lư Sơn........
....................
Sau khi sắp xếp mọi chuyện ổn thỏa, Lưu Sấm triệu tập hai bộ binh của Hứa Chử và Trương Liêu hợp thành làm một. Chính hắn tự thân làm Đốc Quân, phát binh đến Hữu Bắc Bình. Đây cũng là lần đầu tiên Liêu Sấm đến Hữu Bắc Bình, vì thế Thái thú Hữu Bắc Bình Tiên Vu Phụ ra ngoài thành nghênh đón Lưu Sấm.
Đối với Tiên Vu Phụ, Lưu Sấm luôn do dự....Nên an bài thế nào với Tiên Vu Phụ cho thỏa đáng? Để y tiếp tục lưu lại Hữu Bắc Bình, hay an bài khác?
Tuy nhiên, Tiên Vu Phụ cũng có quyết định của chính mình. Y cũng biết bản thân đầu quân vào Lưu Sấm khó có thể lập tức được Lưu Sấm tín nhiệm. Mà ở Hữu Bắc Bình, lại là môn hộ Liêu Tây, là nơi mấu chốt Lưu Sấm chinh phạt U Châu.....Tuy nói nghi người thì không dùng, mà dùng người thì không nghi nhưng Tiên Vu Phụ vẫn tự biết mình cho nên đợi khi sóng gió qua đi, Tiên Vu Phụ tự mình chủ động đi vào binh doanh gặp Lưu Sấm.
- Phụ ta tuổi đã cao, khó có thể đảm nhiệm chức Thái thú Hữu Bắc Bình. Nghe nói Hoàng thúc bỏ Liêu Đông phụ thuộc, thành lập quận Xương Lê.....Ngày trước Phụ và Tiễu Vương Ô Hoàn rất có giao tình cho nên muốn đến Xương Lê, mong Hoàng thúc đồng ý.Tiễu Vương Ô Hoàn, đó là Tô Phó Diên. Tiên Vu Phụ ở Liêu Đông phụ thuộc rất có uy vọng, người Ô Hoàn đối với lão cũng cực kỳ xem trọng. Y hướng Lưu Sấm muốn tỏ rõ thái độ, là ta có thể trấn thủ Xương Lê cho ngươi, trông chừng những người Ô Hoàn này.
Chính Lưu Sấm cũng không biết nên an bài như thế nào với Tiên Vu Phụ, hiện giờ y chủ động đề xuất, hắn mừng rỡ vô cùng, liền vội đồng ý.
Lập tức Lưu Sấm lệnh Tiên Vu Phụ đến nhận chức Thái thú Xương Lê, lệnh Vương Hạ làm Giáo Úy Dương Nhạc đóng ở Lâu Tử Sơn. Tiếp đến hắn lệnh Trần Kiểu giữ chức Thái thú Hữu Bắc Bình, xem như ai cũng vui vẻ.
Tuy nhiên khi Tiên Vu Phụ rời đi lại hướng Lưu Sấm tiến cử một người:- Không biết Hoàng thúc có nghe nói qua tên Lư Thực Lư Trung Lang chưa?
Lư Thực?
Lưu Sấm nghe tên khẽ giật mình.
Sao hắn có thể không biết Lư Thực là người thế nào chứ? Đây chính là danh tướng thời Đông Hán, đồng thời có danh tiếng vang rộng khắp nước.
- Mộc Công sao hỏi vậy, Lư Trung Lang tên tuổi vang khắp nơi, sao ta không biết được?
Trong lời nói của Lưu Sấm biểu hiện sự kính trọng với Lư Thực. Người tên Lư Thực này chẳng những là một danh tướng lừng lẫy, là lão sư của Công Tôn Toản vàLưu Bị, đồng thời cũng là một đại nho.
Sau khi Đổng Trác vào kinh thành từng có ý hại Lư Thực, nhưng được người tên Thái Ung khuyên can mới từ bỏ ý định. Thái Ung nói với Đổng Trác: Lư Thượng thư là một đại nho, được người trong thiên hạ kính trọng, nếu giết y sẽ làm cho thiên hạ chấn động.
Cũng vì thế Đổng Trác mới không dám động thủ với Lư Thực. Nhưng Lư Thực biết ở bên cạnh Đổng Trác sớm muộn gì cũng chết nên liền thoát khỏi kinh sư, không rõ tung tích.
Tiên Vu Phụ đối với Lư Thực vô cùng xem trọng, thấy Lưu Sấm cũng biết Lư Thực, y lập tức thở phào nhẹ nhõm.- Tử Can năm đó thoát khỏi kinh sư liền tránh đến Thượng Cốc. Chỉ có điều tuổi lão đã cao, vào năm Sơ Bình thứ ba thì mất....Đáng tiếc Tử Can tên tuổi anh hùng, cả đời đối với triều đình trung thành và tận tâm. Nhưng sau đó gia cảnh nghèo khổ, chỉ còn lại một người con là Lư Dực, vừa tròn hai mươi tuổi. Tử gia thuần hậu, học hành uyên bác, khi Viên Bản Sơ và Công Tôn Toản giao tranh, U Châu nạn đói khắp nơi, Tử gia thân gầy yếu gánh vác gánh nặng gia đình, còn chăm sóc vợ góa và con của hai vị huynh trưởng, gian nan vô cùng.
Trước đây ta có tâm nguyện đưa hắn đến Hữu Bắc Bình, nhưng Tử gia từ chối vì việc học chưa thành. Nay Hoàng thúc đã làm chủ ở U Châu, kính xin quan tâm nhiều hơn, chớ để trung thần chết không nhắm mắt.....
Dù Tiên Vu Phụ chưa nói Lư thị thê lương thế nào, nhưng trong lời nói cũng biểu lộ không sót.Lư Dục là người nào?
Lưu Sấm cũng không rõ, chỉ biết người này một tay sáng lập ra Phạm Dương Lư thị, một trong năm họ bảy đại gia tộc, sau này trở thành dòng tộc cường thịnh nhất Nam Bắc Triều