Thái Sử Từ không ở lại Cao Mật quá lâu. Được mấy ngày thì y dẫn theo Tuân Khuông, lặng lẽ rời khỏi Cao Mật.
Sở dĩ Thái Sử Từ dẫn theo Tuân Khuông rời đi, là có nguyên nhân trong đó.
- Ca ca, hiện tại nhân tài dưới trướng của huynh càng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trừ Đại Dã thúc phụ và Văn Hướng ra, gần như không có một người nào có thể chỉ huy một phương. Cho dù là Từ đại ca, huynh ấy cũng chỉ có thể hiệp trợ mà thôi. Nếu truy cứu nguyên nhân, thì chính là do tâm phúc của huynh có uy tín quá thấp trong quân. Chủ nhược thì phó cường, tất có đại họa. Thừa dịp giờ đây thực lực của ca ca còn chưa tính là hùng mạnh, nên an bài thêm nhiều tâm phúc vào trong quân đội, để tăng manh quân quyền. Phương pháp này có thể nói là một lần vất vả, cả đời nhàn nhã.
Lưu Sấm nghe xong, không khỏi ngạc nhiên. Hắn cẩn thận suy nghĩ, lời của Gia Cát Lượng không phải là không có lý.
Đích thực, tâm phúc của hắn trong quân đội quá ít, nên tới lúc an bài thêm người vào đó. Sau khi thảo luận chi tiết với Gia Cát Lượng, ngày hôm sau Lưu Sấm liền hạ lệnh, điều động Hứa Chử tới chỗ Cao Thuận, phụ trách giúp đỡ Cao Thuận luyện binh. Lưu Sấm muốn Cao Thuận luyện ra một đội quân tinh nhuệ. Mà đội quân tinh nhuệ này phải được nắm chắc trong tay hắn.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hứa Chử là một mãng phu. Nhưng trên thực tế, người này cũng là một nhân tài về luyện quân. Y từng giúp Tào Tháo luyện ra Hổ Vệ Quân, có thể nói là một đội quân tinh nhuệ.
Mà quan hệ giữa Hứa Chử và Lưu Sấm càng không cần nhiều lời. Lưu Sấm tin tưởng, để Hứa Chử nắm giữ tân quân trong tay, mới là sự an bài thích hợp nhất. Về phần tân quân này đặt tên là gì, trước mắt Lưu Sấm còn chưa nghĩ ra được một cái tên thích hợp. Đồng thời, Lưu Sấm lại hạ lệnh mở rộng Phi Hùng Vệ, khiến Phi Hùng Vệ mở rộng tới 800 người.
Trước mắt, kỵ quân của Bắc Hải quốc không nhiều lắm, chỉ hơn một nghìn người. Lưu Sấm quyết định mở rộng Phi Hùng Vệ, chẳng khác nào nắm trọn kỵ quân của Bắc Hải quốc vào tay. Phi Hùng Vệ chia làm hai bộ, Chu Thương và Võ An Quốc mỗi người lĩnh một bộ, được phong làm Tư Mã trong quân. Lưu Sấm trực tiếp nắm lực lượng này trong tay, coi như thân quân đi theo phục vụ.
Tiếp theo, hắn phong Trần Kiểu làm Quân Sư Tế Tửu, đem việc này phân chia đều, coi như là bước đầu xây dựng thành công. Đới Càn thì tạm lĩnh Cao Mật Lệnh.
Mà Trần Quầnsau một phen đắn đo suy nghĩ, Lưu Sấm phong Trần Quần làm Tòng sự, Giả An Khâu Lệnh, thống soái hai huyện An Khâu và Xương An. Cùng với Cao Mật, Đông Võ và Cô Tang bổ trợ lẫn nhau. Từ lúc đám quan của An Khâu bạo động, Ngụy Việt đã tiến hành trấn áp mạnh tay với đám quan ở đây.
Lúc trước Lưu Sấm không muốn tiếp nhận hai huyện này. Bởi vì lực lượng trong tay của hắn còn chưa đủ để khống chế hai huyện. Nhưng nhờ kế hoạch đồn điền thành công cùng mùa màng bội thu, Lưu Sấm đã thu được rất nhiều lương thực.
Lương thực một khi sung túc, lực lượng cũng theo đó mà phát triển đủ để khống chế hai huyện trong tay.
Đối với sự an bài này của Lưu Sấm, Trịnh Huyền từ chối cho ý kiến.
Mặc dù Bành Cầu phái người tới kháng nghị, nhưng Trịnh Huyền lại cười nói:
- Lúc trước đã nói qua, ba huyện An Khâu giao cho Mạnh Ngạn. Nay Mạnh Ngạn tiếp nhận, cũng không coi là chuyện lớn gì. Đã không phải là chuyện lớn, mà Bành tướng lại ngạc nhiên như vậy, có phải mất đi thể diện của triều đình, yếu đi khí độ của Văn Cử hay không.
Giờ đây thực lực của Lưu Sấm đã lớn mạnh, lại kết minh với Lã Bố, Trịnh Huyền cũng không cần phải nể mặt Bành Cầu, trực tiếp nói cho y biết, ngươi nên thành thật một chút.
Ngươi là Bắc Hải Tướng, vì nể mặt Văn Cử nên mới phong thưởng. Nếu không phải lúc trước ngươi đi theo Văn Cử, thì ta căn bản không để ý tới ngươi rồi.
Bành Cầu âm thầm giận dữ, nhưng nhiều hơn là bất đắc dĩ. Thanh danh của y đích thực là rất vang dội, nhưng ở trước mắt Trịnh Huyền, có sá gì đâu. Cho dù là Khổng Dung cũng không dám sĩ diện ở trước mặt Trịnh Huyền, chớ đừng nói là y.
Mà hiện tại trong thành của huyện Cao Mật này, còn có một Trần Kỷ - Trần Nguyên Phương.
Những người này đều là đại nho đương thời, có thanh danh rất lớn. Nếu Bành Cầu dám chọc giận những người này, chỉ sợ chức vị Bắc Hải Tướng của y cũng khó mà ngồi vững.
Nhận được kết quả như vậy, Bành Cầu vừa kinh sợ vừa giận dữ. Đồng thời lại cảm thấy một sự khủng hoảng không hiểu. Thế lực của Lưu Sấm càng mạnh thì y càng nguy hiểm. Nếu cứ tiếp tục, chỉ sợ không được bao lâu, Lưu Sấm sẽ vượt qua Vấn Thủy, đuổi y khỏi địa bàn.
Đừng nhìn bề ngoài Bành Cầu cứng miệng, mạnh mẽ. Nhưng nếu như bảo y đi sống mái với Lưu Sấm, y lại khó lòng làm theo. Vì thế Bành Cầu phải sống cả ngày trong sự hoảng sợ, lo lắng đề phòng. Ban đầu lúc y tiếp chưởng Bắc Hải Tướng, khí thế bừng bừng. Nhưng hiện tại, y lại phát hiện, cái chức Bắc Hải Tướng này, chỉ là một củ khoai lang nóng bỏng tay mà thôi.
Sống trong nỗi lo sợ phập phồng, thời gian cứ lặng lẽ trôi qua.
Đầu tháng bảy, Lưu Sấm đột nhiên lấy cớ có một chuyến hàng hóa của hắn ở huyện Hạ Mật bị cướp bóc, cũng không đợi Bành Cầu giải thích, liền ra lệnh cho Quản Hợi dẫn ba nghìn quân lao thẳng tới Hạ Mật. Đồng thời, Thuần Vu Lệnh Lưu Chính cũng nhận được chỉ thị của Lưu Sấm, xua quân vượt qua Vấn Thủy, đóng quân ở núi Phục Tằng.
Đại chiến, hết sức căng thẳng.
Bành Cầu sợ tới bể mật, vội vàng ra lệnh cho Công Sa Lư cứu viện Hạ Mật.
Đồng thời hạ lệnh cho ba huyện Chu Hư, Doanh Lăng và Bình Thọ tập trung binh lực, đóng quân ở Hàn Đình, chuẩn bị tử chiến với Lưu Sấm. Nhưng Bành Cầu lại không ngờ rằng, Công Sa Lư còn chưa vượt qua Duy Thủy, một phong thư do đích thân Trịnh Huyền viết đã đặt trên bàn của Hạ Mật Lệnh.
Lần này Lưu công tử xuất binh, không phải vì oán thù cá nhân, mà là vì quốc sự.
Bắc Hải Tướng Bành Cầu cho phép trộm cướp hoành hoành các thôn xóm, đã sớm có ý mưu nghịch. Nay Lưu Đông Di dùng danh Hoàng Thúc Đại Hán tới lấy lại. Kính xin mở thành hiến hàng. Hắn sẽ không gây thương tổn gì cho Hạ Mật.
Không thể không nói, dù Trịnh Huyền không có quan chức gì trong người, nhưng thân phận của ông đã đủ để chống đỡ mười vạn binh mã. Sau khi Hạ Mật Lệnh nhận được thư của Trịnh Huyền, không nói hai lời, liền mở cửa thành, đi ra hiến hàng.
Theo sau, Quản Hợi ra lệnh cho Tiêu Lăng mai phục ở bờ sông Duy Thủy, đánh bại Công Sa Lư.
Mà Hạ Mật thất thủ, càng khiến cho Bành Cầu thấp thỏm lo âu. Đang lúc y lo lắng đề phòng, chuẩn bị một trận tử chiến với Lưu Sấm, thì Hậu Tiền và Tiết Văn đột nhiên hợp binh một chỗ, cướp lấy huyện Đỉnh, đe dọa Trường Quảng. Thái Thú quận Đông Lai là Quản Thống chấn động, vội vàng hạ lệnh cho Vương Doanh xuất binh cứu viện Trường Quảng. Ngay khi Vương Doanh xuất binh, Thái Sử Từ đem theo năm nghìn quân từ Giao Đông, gần như không tốn chút sức nào, chiếm được thôn Lư.
Mà danh tiếng của Thái Sử Từ ở quận Đông Lai không hề thấp. Dù y xa nhà đã nhiều năm, nhưng danh tiếng vẫn còn đó. Cho nên trưởng thôn Lư không muốn đối địch với Thái Sử Tư, bỏ thành mà đi, không biết tung tích. Quản Thống biết được tin Thái Sử Từ đã dẫn binh tới Đông Lai, cũng rất chấn động. Y vội vàng dẫn theo hai vạn binh lính đóng quân ở thành Khúc.
Quận Đông Lai vốn là nơi dân cư thưa thớt, hai vạn binh mã có thể nói là tập trung sáu thành binh lực của quận Đông Lai. Tới giữa tháng bảy, Quản Thống đang muốn quyết chiến với Thái Sử Từ ở thôn Quá. Nào biết được Từ Thịnh đã dẫn theo một đạo nhân mã, ngược Cô Thủy mà lên, xuất hiện ở núi Dương Khâu, đằng sau quân Quản Thống.
Quản Thống vội vàng hồi binh muốn cứu viện. Nào biết lại bị Từ Thịnh phục kích.
Hai vạn đại quân gần như tan tác toàn quân. Quản Thống bị giết chết trong loạn quân. Quận Đông Lai, trừ ba huyện Đông Mưu, Xương Dương và Quan Dương ra, còn lại đều đã rơi vào tay Lưu Sấm. Vương Doanh nghe nói Quản Thống đại bại, cũng không dám tiếp tục đối địch với Lưu Sấm nữa. Y suốt đêm chạy khỏi Trường Quảng, thẳng tới Thái Sơn. Toàn bộ quận Đông Lai cũng không còn có người có thể chống đỡ được quân tiên phong của Lưu Sấm. Cuối tháng bảy, ba huyện Đông Mưu, Xương Dương và Quan Dương đều mở cửa thành đầu hàng.