Hạ Vũ

Chương 27: đòn đau



Hạ hớt hải phóng xe về nhà, vứt vội xe dưới sân chẳng kịp gửi, Hạ nhảy lên cầu thang 2 bậc một. Đến trước cửa cô dừng lại thở vài giây rồi đẩy mạnh cửa bước vào. Vũ đang ngồi trên sopha, các cửa sổ đều đóng chặt, căn phòng tối mù, thấy ánh sáng hé ra từ cửa chính rồi nắng theo Hạ ùa vào, Vũ ngước đôi mắt mà một con mắt đã sưng một cục tím bầm lên nhìn Hạ. Con mắt trái nơi bị đánh giờ chỉ còn lại là một đường chỉ bé tí.

Hạ quỳ xuống bên cạnh Vũ, nâng khuôn mặt dấu yêu lên và thổn thức :

-Anh có đau không?

Vũ nhìn Hạ lắc đầu.

-Tại sao anh lại đến đó?

-Bố bảo bố muốn nói chuyện với ông ấy một lần rồi sẽ để chúng ta bên nhau, anh sợ sẽ mất em nên...

-Anh khờ lắm, khờ lắm lắm! Dù bố có đồng ý hay không thì em đã, đang và sẽ mãi mãi thuộc về anh là của riêng anh mà.


Nói rồi Hạ ôm đầu Vũ áp vào ngực mình, Hạ thấy ngực mình âm ấm, Vũ nói giọng nghẹn ngào :

- Anh cứ tưởng sau bao lâu mọi chuyện sẽ khác đi nhưng ông ấy không hề thay đổi quan điểm, vẫn là một người cố chấp, khắc nghiệt! Bao năm qua anh cũng có những phút giây khao khát có được sự nâng niu, dìu dắt của người cha lắm chứ. Anh cũng có lúc thèm được một bàn tay cứng rắn của người cha dắt anh vào đời lắm chứ. Những lúc giông bão trong đời nổi lên, anh là con người và anh cũng cần một người cha che chở. Nhưng ông ấy không hề đếm xỉa đến điều đó, phải chăng khi nghe tiếng gọi cha của lối xóm mà ông ấy không hề động lòng. Anh thất vọng lắm! Anh đau lắm!

Vũ cứ khóc, Hạ để im cho Vũ khóc trong lòng mình, con người gan dạ mọi khi giờ đang mềm nhũn trong vòng tay cô, Hạ vẫn ôm chặt Vũ để cho cậu trút bỏ nỗi lòng. Vũ lúc này chỉ như một đứa trẻ bị bỏ rơi.

Hạ về rồi chỉ còn lại ông bà Hưng, ông ngồi bất động rất lâu, bà Hưng thấy vậy cũng không dám hỏi. Sau một hồi suy nghĩ mông lung ông Hưng cất giọng chắc nịch bảo vơ :

-Bà có số của mẹ con Vũ thì gọi cho tôi nói chuyện.

Bà Hưng tong tẩy đi tìm quyển danh bạ, lật hết trang nọ đến trang kia một cách vội vàng rồi bà thở phào nhẹ nhõm :

-Đây rồi!

Bà hài lòng vì sự cẩn thận của chính mình đã không thừa. Bà bấm máy rồi đưa cho ông Hưng. Đầu giây bên kia mẹ Vũ vẫn còn sụt sùi :

- Alô!

- Bà Vũ phải không? Tôi là bố cháu Hạ đây. Đúng ra thì tôi phải gặp bà để nói chuyện này nhưng biết ông nhà không dễ tính nên trao đổi trước với bà thế này.

Mẹ Vũ không khóc nữa, giọng khẩn trương:

- Vâng! Vâng! Ông cứ nói ạ!

- Chuyện là về hai đứa trẻ, Vợ chồng tôi hiếm hoi cũng như bà chỉ có một mụn con, cũng muốn chúng nó thôi thì "trai khôn dựng vợ gái lớn gả chồng" âu cũng là lẽ thường nhưng con nhà mình nó lại không giống như những đứa khác, chúng nó lại chót thương nhau làm ngược lại cái điều mà thế gian bấy lâu nay vẫn tồn tại. Ông bên đó đã cấm cũng không được, vợ chồng tôi bên này đã khuyên bảo nhưng cũng chẳng xong. Thời gian qua tôi đã thử thách Vũ nhiều nhưng nó đúng là thiên tài, bài test nào nó cũng qua cả và qua một cách ngoạn mục mà tôi cũng phải tâm phục khẩu phục. Nay hai đứa nó thương nhau quá, lôi không đứt, rứt không ra, thôi thì phận làm cha mẹ cũng đừng nên đoạn tình quá kẻo lũ trẻ sau này nó oán. Cái cảnh như chúng nó giờ cũng không


hiếm nhưng cũng chưa có nhiều người dám công khai chấp nhận. Thôi thì tôi cứ xin làm người đi tiên phong rồi thì trách móc, dè bỉu bao nhiêu tôi xin chịu hết. Chủ nhật tuần sau tôi sẽ làm bữa cơm nhỏ ở nhà hàng của anh bạn, cũng kín đáo, nếu bà có bằng lòng hay không thì bà cũng cứ cho một tiếng...

Mẹ Vũ cứ như từ trên cung trăng rơi xuống, bà cảm động vì tấm lòng cao cả của ông thông gia:

-Ông nói thế làm vợ chồng tôi thấy muôn phần xấu hổ. Chuyện chúng nó đã ngược đời, chuyện ông làm lại càng ngược đời hơn. Lẽ thường thì nhà trai phải đến hỏi nhà gái chứ, đằng này...

Bà bỏ lửng câu nói, ông Hưng ngắt lời :

-Ấy thì đúng là thế nhưng bà biết ông nhà đâu có chịu. Tôi định làm mâm cơm coi như là để nhận cháu Vũ làm con, còn phân định vai trò thế nào thì do hai đứa nó quyết định. Nếu bà chịu thì bà cho biết còn bằng không bà cứ đưa ra ý kiến xem thế nào?

Mẹ Vũ không thể nói nên lời :

-Tôi và cháu Vũ đội ơn ông bà nhiều lắm, ông bà đã có thành ý thế tôi mặt mũi nào còn có ý kiến gì.

-Thế là bà đồng ý nhé, chủ nhật tuần sau, à mà bà cứ mời mấy cô cậu của cháu Vũ đến nếu thấy họ không kỳ thị gì.

-Vâng! Ông rộng lòng quá! Con tôi thật có phước!

Ông Hưng cười, tiếng cười qua điện thoại nhưng nghe vẫn ấm áp làm sao.

Vũ và Hạ sau khi biết ý định của bố mẹ đã không thể kìm được, hai đứa ôm nhau ngay trước mặt ông bà Hưng, bà Hưng quay ra nhìn chồng vẻ xấu hổ, ông thì nháy bà đi dạo để mặc lũ trẻ ở nhà.

Vũ và Hạ háo hức chuẩn bị cho ngày trọng đại. Đôi bạn trẻ quấn quýt bên nhau như một đôi chim tung tăng trong nắng mới. Cái hạnh phúc tưởng chừng như mãi chỉ là một giấc mơ giờ hiện hữu trong ngôi nhà này, nó đang vươn mình trong ánh nắng mai trước sân, nó đang nở hoa đỏ thắm trên cành hồng nơi góc vườn. Hạnh phúc đang tràn trề trên những nhánh cây ngọn cỏ, nơi nào cũng thấy một sự sống đang cựa mình sinh sôi.

Hạ chọn may một chiếc váy trắng bó sát cơ thể và ngắn trên đầu gối phải công nhận Hạ là người có óc thẩm mỹ sành điệu còn Vũ thì mặc vest như đi làm nhưng là một bộ vest kẻ màu sáng, trông cả hai cực kỳ đẹp đôi. Chẳng thấy có sự gì khác lạ trong đó cả.

Họ không cần phải nói quá nhiều về nhau về tình cảm của mình cũng chẳng phải khoa trương ầm ĩ nhưng nhìn vào mắt họ, người nào cũng cảm nhận được ngọn lửa tình đang ngùn ngụt cháy như Hoả diệm sơn, tình yêu quả là không giới hạn và bất tuân theo một quy tắc nào cả .


Mẹ Hạ thì từ đầu chí cuối hầu như không có ý kiến gì phần vì bà tin ở những gì ông Hưng làm phần vì bà vốn dĩ đã từng công tác trong lĩnh vực xã hội, tiếp xúc với những tình huống nhạy cảm nhiều nên bà rất tâm lý và hiểu con. Chỉ cần nhìn vẻ rạng ngời hạnh phúc trên mặt con gái là bà sung sướng lắm rồi. Mới đầu có thể sẽ khó nhưng sau thì mọi chuyện sẽ quen thôi. Bà sẽ quen với việc chúng nó dắt tay nhau đi ngoài đường, sẽ quen với việc chúng nhìn nhau âu yếm và cũng sẽ quen những chuyện mà người đời thỉnh thoảng thêu dệt. Thời gian là phương thuốc chữa lành mọi vết thương và cũng là thứ bùa ngải để biến mọi việc thành một thói quen.

Nhưng hạnh phúc đâu phải là thứ có thể dễ dàng có được và càng khó có được thì nó mới càng đắt giá. Cái điều mà Vũ và Hạ không ngờ tới là lời nói của Huy đã được hắn ta biến thành sự thật. Sau khi biết mình thua cuộc mà lại thua cuộc vì một đứa con gái, Huy cay cú lắm.Ranh giới giữa tội ác và sự lương thiện chỉ cách nhau một cái nháy mắt mà thôi. Rồi trong lúc mà sự ghen tuông đố kỵ lên đến cực điểm đã làm Huy mù quáng, Huy đã đánh mất cái phần người và để cho cái phần con trong mình trỗi dậy. Huy quyết trả thù. Huy gọi điện cho một thằng chuyên nghiệp hơn hai thằng đàn em lần trước hành động.

Tối hôm đó, Hạ bảo muốn ngủ với mẹ một tối để tâm sự trước khi đi "lấy chồng", Vũ cười bảo :

- Lấy được chồng thích quá còn giả vờ nhớ mẹ, em cũng khéo bày đặt.

Hạ cười, cắn nhẹ vào má Vũ.

Chia tay Hạ, Vũ dắt xe định nổ máy đi quay đi. Bên kia đường thằng đầu gấu được thuê gọi cho Huy bảo :

-Em thấy chúng nó rồi. Anh muốn xử lý đứa nào?

-Đứa nào đi xe màu bạc ấy.

Vô phúc, hôm đó cái xe màu bạc của Vũ lại đưa cho Hạ đi, Vũ đi xe của Hạ để mai còn bảo dưỡng xe cho bx. Vũ vừa quay đi thì thằng đồ tể lao nhanh đến chỗ Hạ. Trong lúc đó dường như linh tính mách bảo, Vũ quay lại, lập tức nhận ra hiểm nguy đang ngay trên đầu Hạ. Tên kia cầm một con dao nhỏ và dài, lưỡi dao vung lên nhằm bụng Hạ bổ xuống, không kịp suy nghĩ Vũ vội vàng ôm chặt lấy Hạ. Ánh thép loé sáng trong đêm tối, một tiếng "phập" nhẹ, khô khốc vang lên. Máu sau lưng Vũ xối xả chảy ra đỏ thẫm 2 bàn tay Hạ, Vũ quỵ xuống không còn biết gì nữa. Hạ đờ người, cứng lưỡi ra vì sợ hãi và bất ngờ. Sau phút bàng hoàng cô hét lên, nghe tiếng hét của cô ông bà Hưng quáng quàng đâm bổ ra thấy 2 con máu me be bét thì hồn vía lên mây. Ông Hưng bình tĩnh hơn gọi được xe cấp cứu đến, người Vũ đã mềm nhũn, mặt đã tái mét vì mất máu. Chiếc xe cứu thương hú còi chạy như điên trong đêm tối nhằm cứu được cái hạnh phúc nhỏ nhoi của hai con người tội nghiệp.