Vó ngựa cứ khua như bay 1iến trên đường, còn cách thành Quảng Tầy độ mười dặm,Phượng Trì chợt thấy từ phía sau có vài ba ký mã đuổi theo sát nàng với tốc độ thần tốc. Qua những thăng trầm tà bến Tây Giang đến diễn biến trong nội cung nhà Thanh, nàng đã trở nên dày dạn nên nàng bình tĩnh giùn ngựa lại lặng lẽ đợi chờ. Từ một nữ nhi khuê các, bây giờ trở thành một nữ hiệp giang hồ lại mang trong lòng một mối tình thầm lặng trong đời làm nàng đau thương biết mấy ! Hình bóng của Phúc Chân tữ khi gặp gỡ đến nay cứ lồng lộng ám ảnh nàng làm nàng xót xa thương nhớ.
Trong thoáng chớp, đã có ba người mặc áo đạo sĩ Bạch Uyên Giáo đến nơi.
Nàng cả mừng vì biết đó không phải là phe truy kích nàng. Ba đạo nhân Bạch Liên Giáo gồm một lão bà và hai nam trung niên. Họ đứng cương, nhìn nàng rồi cúi đầu thi lễ :
Có phải cô nương từ Yên Kih đến đây ?
Phượng Trì đáp lễ :
- Tiểu nữ đến tữ Yên Kinh các vị; gặp tiểu nữ cô việc gì xin cho biết ?
Bạch Liên lão bà Huyền Nham nói :
- Chúng tôi từ Quảng Đông đến. Trên đường có gặp các hiệp sĩ Tây Sơn đang đi tìm Phượng Trì bị Mãn Thanh bắt vê Yên Kinh, vì họ có thông báo hình dạng cô nương rất rõ nên chúng tôi nhận ra được.
Phượng Trì vội nói :
Lão tiền bối có lòng giúp tin ấy, tiểu nữ rất biết ơn.
Huyền Nham lão ni nói :
Hiện nay Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đang trọng đãi giáo phái chúng tôi tại nước Nam. Nếu lần này Tây Sơn làm cỏ được quân Thanh, chúng tôi cũng xin góp chút công hãn mã với ngài.
Nhân đó, Huyền Nham hỏi luôn Phượng Trì đang định đi đâu Phượng Trì đành đáp thật :
Tiểu nữ đang cần tìm một người ...
- Là ai thế ?
- Người đó tên là Phúc Chân ...
Huyền Nham buột miệng :
- Chúng tôi có nghe các nghĩa sĩ Tây Sơn cũng đi tìm Mạc Thiên Hùng và Phúc Chân. Họ bảo rằng hai người này nguy hiểm còn hơn cá Trinh Kiếm Cung của dòng chúa Trịnh Bỗng nữa ...
Phượng Trì hỏi ngay :
Các vị có biết họ ở đâu không ?
- Nếu gặp họ chúng tôi đã bắt nạp cho tướng Ngô Văn Sở rồi, tuy nhiên với mức độ truy lùng như hiện nay, họa có cánh họ mới thoát được.
Phượng Trì im lặng vì lòng nàng lúc nầy đang xao động như cơn gió bão.
Nàng cũng như các nghĩa sĩ Tây Sơn khác đều đang đi sớm bắt Phúc Chân. Thế mà chỉ một đêm nghe tiếng đàn trên bến Tây Giang, nàng đã để lòng mềm yếu ngã vào vòng tay kẻ thù Tây Sơn. Mặc dầu Phúc Chân bảo với nàng rằng chàng không hề nghĩ tới mưu đỗ nghiệp bá vương, nhưng biết đâu lòng người, vì chàng cũng biết rõ Phượng Trì là người của Tây Sơn, biết đâu chàng nói tráo để chiêu dụ chút tình yêu của nàng ? Mà không biết Phúc Chần có yêu nàng chăng Tiếng đàn trên bến Tây Giang có thật sẽ là tiếng đàn lòng hay tiếng đàn quốc hận của dòng họ Nguyễn Phúc?
Lòng Phượng Trì ngổn ngang trăm mối, tình yêu của Phúc Chân, sự trung thành với Tây Sơn, mối thù với đông môn Phan Khải Đức ...
Nàng biết so với cơ xảo của lòng người trong giới giang hồ, có lẽ nàng cũng chỉ như con nai tơ mà thôi ...
- Tất cả là một mối rối bung mà nàng không sao phân giải được. Chi bằng nàng hãy cứ nghĩ đến việc trước mắt là hiện nay quân xâm lược đã chiếm đoạt bờ cõi và bổn phận của tất cả mọi người là phải đánh đuổi chúng ra khỏi tổ quốc Kể cả sư phụ nàng chắc cũng phải nghĩ vậy thôi. Tin như vậy, Phượng Trì thấy nàng trung thành với Tây Sơn là đúng ...
TÂY GIANG SÓNG LẤP GIANG HỒ Phượng Trì đã vượt biên giới Quảng Tây, trên đường về Thăng Long giữa đường gặp lão hiệp Đinh Hoành Sơn đi ngược lại. Lão hiệp này ở dưới trướng Đô đốc Nguyễn Tuyết của Tây Sơn nên Phượng Trì có biết. Từ lâu nàng đã khống gặp Nguyễn Phúc Chân nên lòng rất xốn xang, nay gặp Đinh Hoành Sơn nàng nói ngay:
Lão bá ôi ! Chắc tiểu nữ phải quay ra ải Nam Quan một lần nữa !
- Ôi chao ! Con nhạn trắng của Tây Sơn, nàng không nên mạo hiểm như thế !
- Nhưng dù sao tiểu nữ cũng phải từn cho ra đại huynh để hỏi tội tại sao lại hàng giặc.
Đinh Hoành Sơn gật gù :
- Khi quân Thanh vào cõi, Phan Khải Đức hàng giặc đến nay nghe nói đã theo đoàn quân tiền phong của giặc làm nhiều việc phi nhân nghĩa, chỉ điểm bắt các nhóm chống cự và giết hại nhiều anh hùng nghĩa sĩ nước Nam ta. Tội cũng đáng chết, nhưng dù sao cũng là đồng môn nên ta còn nhần nhượng ... Hay là ta trở lại Lạng Sơn tàn thám mã Tây Sơn cũng đi đến đây.
Phượng Trì lắc đầu :
Nếu thấy cần, lão huynh cứ việc đi, để mặc tiểu muội ở đây Cả hai cùng đang đứng trên bến Tây Giang. Đêm nay sương lạnh nhiều mà vầng trăng càng khuya càng sáng vằng vặc. Lòng nàng bâng khuâng với cảnh cũ, văng vẳng trong ảo giác nàng, tiếng đàn đêm nào như chưa từng dứt tiếng ... Nàng thết kêu lên :
- Ôi ! Khúc Phượng Cầu Hoàng ...
Nhưng hình như đó chỉ là ảo glác mà thôi. Khúc đàn ấy chỉ là dư âm lòng thương nhớ của nàng. dư âm của đêm nào khi hai người còn chung hình chung bóng trên bến Tây Giang. Tai nạn đã dồn dập kéo tới đẩy hai người đi hai ngả ...
Nàng nhớ đến lời hai lão hành khất ân nhân đã dặn nàng đến Quảng Tây thành gặp Nguyễn Phúc Chân nhưng cho đến nay vẫn chỉ là bóng chim tăm cá, chẳng những nàng đã đến Quảng Tây thành để tìm chàng mà còn quay trở lại bến Tây Giang. Phượng Trì thổn thức:
- Thôi lão huynh hãy về Lạng Sơn đi, tiểu nữ xin ở lại vì chút việc riêng ...
Lão Đinh như đoán biết chút ít tâm sự của nàng, nên giọng nói cũng có vẻ ngậm ngùi :
Nếu vậy lão xin cáo từ. Tuy nhiên trước khi chia tay, lão khuyên cô nương hai điều. Thứ nhất Phan Khải Đức không phải võ công tầm thường, cô nương chớ nên vọng động ... Thứ hai ... Thấy lão ngặp ngừng, Phượng Trì hỏi dồn :
- Thứ hai là sao ?
Đinh Hoành Sơn vuốt chòm râu bạc :
Thứ hai ... là cô nương nên thận trọng theo dõi ... biết đâu việc Phan Khải Đức hàng giặc chỉ là việc ... trá hàng?
Phượng Trì nóng nảy :
- Chắc việc trá hàng không cớ vì căn cứ vào tính khí và tham vọng của hắn ta. Chính ngày trước, khi đưa tiểu nữ xuống núi, sư phụ đã có dặn nên dè chừng Phan Khải Đức - Ờ mà việc đó chưa biết ra sao. Tuy nhiên lãơ dặn lại, khi làm bất cứ điều gì cô nương cũng nên cấn trọng giữ thân ...
Lúc này đợt nhiên gió lớn nổi lên, đôi bờ Tầy Giang cành lá khua động ào ào sóng gầm lên như muốn chồm tới tận ngàn mây. Lão họ Đinh nói :
- Trời sắp nổi phong ba, thôi ta về đây !Phượng Trì còn nói vói theo một câu - Xin lão hiệp hãy vễ Tam Điệp nói với Ngô tướng quân rằng, khi nào đã cắt được đầu Phan Khải Đức, tiểu nữ xin mang về nạp tướng quân ...
Lời nàng có vẻ gì đó sắt đá khiến Đinh lão hiệp cũng phải nể trọng.
Lão nhìn lên không trung, nhìn muôn ngàn lớp mây theo gió cuốn nhau đi.
Cơn dông đã qua, nhả ra vầng trăng sáng như ban ngày. Một con nhạn trắng bay ngang kéo thành một vệt mờ trong bóng tráng. Lão vừa lên mình ngựa vừa lấm bẩm :
- Thật nàng là một con bạch nhạn ... một con nhạn trắng ... một con nhạn chúa tể trong đơàn nghĩa dũng Tây sơn một con thần ưng . .... ồ, phải rối, một con Bạch Vương nhạn thì đúng nghĩa hơn hết.
Chỉ phút chốc, bóng lão ky mã đã chìm trong bóng sương đêm dài ...
- Ngài Điện tiền chỉ huy sứ Viên Phục nói không sai.Ngửa Hổ, dúm Việt mà. Thế nào con chim Việt sổ lống lại không quay về đậu nơi cành cũ hay sao ?
- Chúng ta chỉ tốn công có một tháng thôi thì đã tìm gặp lại nàng ái phi của đức vua ?
Kẻ lạ mặt lại nói :
Súng Hầu, lần này đại quân của Tổng Đốc Tốn đã đóng quần tại núi Tam Tầng, Tổng binh Trương Triều Long đã tiến đến mạn Bắc sông Thị Cầu rồi. Lân trước họ Trương nhờ có Mạc Thiên Hùng bày mưu bắt đứợc Phượng Trì, còn đêm nay chúng ta khó mà dùng mưu ấy được nữa, vả lại Phượng Trì đã cô thanh Bạch Quang kiếm, tài nghệ nàng như thế kia ta đã khó bề đối địch.
Sùng Hầu nói :
Chúng ta phải làm sao thông báo cho Tổng binh Trương Triều Long đến vây toàn khu vực Tây Giang này mới xong.
- Tổng binh Trương đang đánh nhau với quân Phan Văn Un, tướng Tây Sơn ở sông Cầu, đâu có rảnh mâ trợ chiến.
- Nhưng đây là ái phi của Thánh thượng, dù việc có gấp tây trời đi nữa cũng phảỉ bỏ đó dể lo cho Hoàng thượng trước đã.
- Nếu vậy ngươi ở đây theo dấu mỹ nhân, để ta đi tìm Tổng binh Trương Triều Long thông báo.
- Nhớ đừng để lạc mất dấu của nàng đấy !
Cô nàng có vẻ ưu tư sầu muộn lẩm, chắc là nhớ người tình cũ ở chốn này.
Cứ lấn thấn quanh bãi cồn thở dài mà thôi. Đại ca cứ đi đi ...
Sùng Hầu lập tức ra rơi cho ngựa chạy như bay về hướng núi Tam Tằng ở Bắc Kinh. Dọc đường hắn nghe tiếng súng trần nổ liên hồi, bên đồn Thị Cầu khói lữa bốc ngùn ngụt. .
Quân Tây Sơn đang tấn công vào đại bản doanh Tôn Sĩ Nghị. Nơi đó hàng vạn quân Lương Quang do họ Tôn trấn đông. Tướng lân của Tây Sơn kéo một ngàn quân đột kích đang đụng độ với đạo tiền quân của Trương Triều Long.
NGUYỄN PHÚC CHÂN GẶP GIANG NAM NHỊ LẢO N hắc lại khi Nguyễn Phúc Chân bị địch lừa đuổi theo để cho Phượng Trì ngồi giữ đàn tỳ bà trên thuyền đến khi quay trở lại chỉ cờn có chiếc thuyên lật úp nổi bập bềnh trên sông. Phượng Trì đã bị địch bí lật mang đi khỏi bến Tây Giang. Bấy giờ hợ Nguyễn không còn đủ bình tĩnh nữa. Chàng lập tữc theo dấu vết lên ngựa đuổi theo ngay tới biên giới, chàng thay đổi y phục người Trung Nguyên, rong ruổi sang Yên Kinh định vào thám thành vườn Viên Minh thì gặp hai lão Cái Bang tữ Giang Nam đi ngang đường. Cả ba đụng nhau trong một tửu quán và khi gặp họ, Phúc Chân lấy làm mừng bám sát theo nghe ngóng chuyện vì chàng biết bọn ăn mày võ hiệp này thường biết hết mọi chuyện trên đời. Yên Kinh là một đế đô trải qua nhiều triều đại vì thế đường phố san sát, rộng rãi, lầu đài dinh thự lộng lẫy san sát nhau tạo thành một cảnh phồn vinh đệ nhất của Trung Nguyên.
Chàng đang chú tâm theo dõi thì nghe lão mặt vàng bủng nói với lão chột :
- Ở Vần Nam, tin tữc đưa về nới quân Tây Sơn đã lui về giữ Tam điệp bỏ cả La thành. Quân Tôn Đề đốc chỉ mười hai ngày đã chiếm được đế đô nước Nam.
Tôn Sĩ nghị và các tướng tòng chinh đều được tuyên phong trọng hậu, vừa rỗi tướng tiên phong Trương Triều Long đã bắt được trên bến Tây Giang một mỹ nhân tuyệt đẹp đem về dâng cho Càn Long.
Lão độc nhãn long đáp :
- Người đẹp thiên hạ không hiếm Tuy nhiên điều đáng quan tâm là chiếc đàn tỳ bà nạm ngọc Tị hỏa chầu và thanh Bạch Quang kiếm. Lão vua già có thể quý mấy vật này mà khen thưởng họ Tôn, họ Trương nhiều hơn nữa.
Trời đóng băng như thế này vào điện Tập Hiền ăn nhậu với Càn Long có lẽ tuyệt vời hơn ngồi co lo ở tữu quán này:
Nhân tiện tựi mình cũng cần "rửa mắt" bởi bọn nữ nhạc xinh đẹp trong ấy nữa chứ !
Phúc Chân lấy làm lạ vì không hiểu hai lão di bẩn này quen biết gì mà nói tới Càn Long một cách tự nhiên vậy.
Chàng bèn hỏi thảng :
- Kính thưa nhị vị lão hiệp, nhị vị chắc có quen biết với đức Kim Thượng ?
Cả hai cười ngất nhìn Phúc Chần :
- Nếu tráng sĩ không ngại bọn này bẳn thĩu, xin mời qua ngồi cùng bàn uống rượu cho đỡ rét.
Phúc Chân vòng tay thi lễ rồi bước sang liền :
Xin lỗi nhị vị tiền bối, năm nay niên ký bao nhiêu mà có vẻ còn khỏe mạnh đến thế này ?
Chàng có ý nhấn mạnh đến khí trời rất lạnh, khấp thành ai nấy đều mặc áo ấm thế mà hai lão hành khất ăn mặc vẫn mỏng manh, lôi thôi như đang giữa mùa hè vậy.
Lão chột mắt nói :
Bọn ta nghèo hèn khốn khổ đã quen gần trăm năm qua nên cát bụi nó làm dầy thêm lớp da này, vì thế gãp lạnh cũng không hề chi Ha ha !
Phúc Chân càng ngạc nhiên hơn :
- Nhị vị tiền bối đã trăm tuổi thọ ư ?
- Cũng gần thế, chĩ thiếu một, hai tuổi chi đó.
Lão mặt vàng có giọng cao ngạo:
- Sở dĩ chúng ta quen với Càn Long vì trước đầy lão vi hành xuống phương Nam bị bọn Bạch Liên Giáo vây đánh, nhờ bọn ta vô anh cứu lão thoát hiểm. Vì thế lão vua ưa trác táng chơi bời ấy rất quý trọng chúng ta. Lão đã có chiếu dặn bọn quan Mãn Thanh cứ để Giang Nam nhị lão muốn rong chơi nhậu nhẹt tốn kém đến đâu cũng không được lấy tiền ... Nhưng tiếc thay ngay tại Yên Kinh này thì bọn ta hình như ... hết linh vì lúc nãy chủ quán vẫn cứ lấy bọn ta tiến như thường.
Phúc Chần vừa gọi thêm rượu thịt vừa hỏi:
- Thế nhị vị có định vào điện Tập Hiền hay không.
Nhị lão cùng đáp:
- Vào chứ ! Không phải vì thèm rượu đâu mà để xem người đẹp nước Việt múa kiếm ra sao vì thế nào Càn Long cũng sẽ bắt nó múa kiếm vì đây là bệnh mê cuồng của lão vua đó.
Tiện dịp Phúc Chân ướm thử :
- Nhị vị vào điện Tập Hiền cho vạn bối vào theo được không ?
Lão mặt vàng bĩu môi:
- Càn Long biết ta chứ đâu có biết ngươi, làm sao mà vào được ?
Như thế thì rất ân hận !
Lão già kinh ngạc:
- Ân hận điều chi?
Phúc Chân lộ vẻ buồn:
- Phượng Trì là hiền muội của tiểu bối, nay nàng bị Trương Triều Long bắt đem dâng Càn Long lấm ái phi, không buồn sao được !
Nghe Phúc Chân than thở, lão một mắt cảm động:
- Chúng ta cũng có cảm tình với người đẹp nước Nam,để ta liệu việc này cho. Thế nào rồi cũng được giải thoát.
- Nhị vị có ý ấy thì thật là đáng mừng. Tiểu bối cảm đội ơn đức ấy lắm.
Lão mặt vàng khiêm tốn :
- Có gì đâu ! Chỉ cần một bữa ruợu là nên bạn rồi, huống gì nãy giờ ngươi bao chúng ta uống rượn gần chết rồi.
Phúc Chân dặn :
- Nếu lão bối gặp Phượng Trì xin cho nhắn một lời :
vãn bối sẽ đợi nàng ở lữ quán Tân Sinh Kiều, Quảng Tây thành.
- Ngươi cứ yên tâm, bọn ta đã giúp là giúp tới nơi tới chốn. Mai kia bọn ta có lưa lạc sang đất Nam nhớ dẫn bọn ta đi uống rượi nhé.
- Kính thưa lão bối, nếu có điều ấy vãn bối xin bảo lãnh cho nhị vị uống hết rượu nước Nam.1 Sau khi chia tay, Phúc Chần vội vã trở về Quảng Tây nơi chàng vừa chờ Phượng Trì vừa có hẹn với một lãnh tụ Thiên Địa Hội định sang đảo Thổ Chu để mưu đồ việc lớn.
Nhưng đến Quảng Tây người này lại đã đến Thăng Long theo đoàn quân Điền Châu, Phúc Chân đành đến lữ quán "Tần Sinh Kiều" là nơi Bạch Liên Giáo Tứ Xuyên mật ước với quần hùng tại Quảng Tây.
Nguyễn Phúc Chân vừa vào quán ngổi một lát chưa uống hết bầu rượu thì ngoài quán có một bọn rầm rập bước vào, người đi đầu cụt một cánh tay.
Phúc Chân vừa thấy đã vội kêu lên :
- Mạc hiền huynh ! Có việc gì mà trôi dạt đến đây ?
Đúng là Mạc Thiên Hùng và bọn tráng sĩ Lạng Sơn định qua gặp Phúc Khang An mưu cầu giúp khôi phục nhà Mạc:
Họ Mạc reo lớn:
Ân huynh ! Cũng có mặt tại đất Quảng Tây này ư ? Thật là "Cửu hạn phùng cam vũ, tha hương ngộ cố tri"Chúng ta phải say một bữa cho thỏa niềm hoài vọng.
Nói xong gọi tửu bảo mang thêm ruội thịt đầy mâm ra cùng Phúc Chân ăn uống. Các thủ hạ của họ Mạc thì ngồi cả ở dãy bàn bên ngoài, Phúc Chần hỏi:
- Sau việc chẳng may đó rồi túc hạ về đâu ?
- Lận đận mãi rỗi cũng về Cao Bằng tìm cách phục lại nghiệp nhà như xưa, vì ở đây tổ phụ đã mấy đời có ơn nghĩa chút ít với người Lạng Sơn, Cao Bằng nên khi hữu sự cũng còn nhiều kẻ trung thành.
Họ Mạc quay sang hỏi:
Còn đại ân nhần, tôi cũng nghe trên giang hỏ đồn dãi về ần nhân rất nhiều.
Phúc Chân hỏi:
Người ta đồn ra làm sao ?
Họ nói vê một cô chủ rất đẹp.
- Cô chủ nào ?
- Cô chủ nhân của chàng trai đa tình trên bến Tầy Giang.
Mạc Thiên Hùng nói câu ấy xong cười lên thống khoái, Phúc Chân đính chính:
- Hiền huynh chớ nghĩ lầm ! Nàng là người đang đi tìm tên phãn nghịch Phan Khãi Đữc đó:
- Tại sao gọi Phan Khãi Đữc học trò La Sơn Phu Tử là tên phản nghịch ?
- Vì hắn ta trấn ải địa đầu của quân Tây Sơn lại đầu hàng tiền đạo của nhà Thanh.
Ân huynh có lầm chăng?
- Tại sao lại lầm?
Họ Mạc hói tiếp:
Thế ân huynh là người của Tây Sơn ư ?
- Không Nhưng sao lại bảo ta là người của Tây Sơn chơ được ?
Mạc Thiên Hùng nốc cạn rượu rồi nói:
- Không phải người của Nhạc, Huệ thì sao nói giọng có vẻ.Tây Sơn thế được?
Phúc Chân chặc lưỡi nói:
- Hiện giờ Phan Khải Đức ở đâu, nhân huynh có biết chăng?
- Đã theo Lãnh binh Thang Hùng Nghiệp đến phòng ngự ở phía nam thành Thăng Long rồi.
Phúc Chân thở dài:
- Thế mà nàng cứ bôn tẩu ở miền Lạng Sơn Cao Bằng rồi đến Tam Tằng thật là vô ích.
Mạc Thiên Hùng hỏi :
- Còn ân huynh, trước vận nước như vầy, ân huynh định tính sao cho phải chí người anh hùng ?
Phúc Chân chợt lộ vẻ u uất :
- Ta không phải là người ham cái tiếng anh hùng. Cũng không phải là loại người có đức lớn vỗ yên trăm họ, vì thế ta đành chịu mình vô tài, chỉ muốn sống với cỏ cầy, ngao du sơn thủy mà thôi.
Mạc Thiên Hùng đột ngột:
- Thế còn dòng họ Nguyễn Phúc ?
- Đòng Nguyễn Phúc cũng đang tranh vương vị tại Gia Định giữa Phúc Thuần và Phúc Dương. Nội bộ họ đang rối bời chưa biết ra sao ...
Phúc Chân cớ vẻ tư lự tiếp :
- Ta không giống tính tranh giành của những người ấy.ông cha xưa thì anh hùng chống ngoại xâm nhưng biết đâu con cháu lại mang giặc về giày xéo quê hương ... Công về ai, tội về ai, điều đó chỉ là lịch sử mới phán xét được thôi ...
Mạc Thiên Hùng cười ngất nói lớn tiếng :
- Lịch sữ ư ? Lịch sử của kẻ thắng, của bạo lực. Chúng ta đã thua rồi !
Nghe họ Mạc nói lời chua xót, Phúc Chân biết là thâm tâm, hắn cay cú vì dòng họ Mạc đã bị diệt vong. Chàng an ủi :
Chuyện của thời thế thôi hãy để đấy. Nay gặp nhau giữa đất khách này, ta cũng nên vui trọn cho khuây nỗi sầu xa xứ.
Mạc Thiên Hùng rót đầy chén ruợu nâng cao lên và nói:
- Người ta thường bảo uống rượu say làm hỏng việc, sanh ra thói hư tật xấu, còn kẻ trượng phu uống rượu vào lại càng thêm sáng suốt, hoạt bát hơn lên. Xưa kia Lưu Linh là thần ma men mà được tiếng ở đời. Lý Thái Bạch suốt đời làm thơ ca tụng rượu, thế rượu đâu phải là thứ xấu Chỉ tại con người uống rượu vào tầm tính xấu lộ hẳn ra đó thôi ! Kẻ tài hoa đầu có vì rượu mà mất cao nghĩa ở đời Nào ta hãy cùng chung chén với nhau. Sao ân huynh lại có vẻ buồn như thế?
Phúc Chân không đáp, chàng muốn giấu đi tầm sự của mình bởi vậy chàng mỉm cười cùng họ Mạc nâng chén rượu. Nhưng cùng lúc ấy, mắt Phúc Chân không rời khỏi hai tén có vẻ võ hiệp vừa bước vào quán ngồi ở ngay cái bàn trước cửa ra vào. Đó là hai tên cao thủ dưới trướng của Trương Triều Long. tên là Mạnh Hải Công và Tiêu Hắc Quỷ ... chúng chỉ uống vài hớp rượu rồi vội vã đứng lên. Phúc Chân cũng vội vã đứng lên nhìn dõi theo chúng.
Họ Mạc ngạc nhiên hỏi :
Ân huynh.đinh đi ư ?
Phúc Chần đáp :
- Bọn nây có chút ân oán với tiểu đệ, nay gặp chúng ở đất này cũng là dịp may mắn.
Mạc Thiên Hùng bảo:
Nếu cần, tiểu đệ xin sẵn sàng giúp một .tay này để đền lại ơn cứu tử khi xưa, lại còn thêm một đám tử đệ ngồi bên kia nữa !
- Không nên ! Làm to chuyện, bọn quân trấn ở đây biết thì lôi thôi to. Để hai tên này tiểu đệ tự giải quyết được rối.
Mạc Thiên Hùng bỗng nhiên trở nên trầm ngâm :
- Quần Thanh vào cõi, dông họ Trịnh và bợn cựu thần nhà Lê đêu ứng lên cã. Vì thế tiểu đệ rất lấy làm lo lắng về sự nghiệp của tiền nhân(l).
Phúc Chân gật đầu nói:
- Thế là đại huynh đoán trước sự thất bại của lê Chiêu Thống và Tôn Sĩ Nghi rôi sao ?
Mạc Thiên Hùng nói:
- Triều đình Càn long rất đê cao Phúc Khang An, có dư luận nói vì họ Phúc là con roi của Càn Long nên được yêu thương rất mực. .Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống lẽ tất nhiên sẽ thất bại đến nơi lúc ấy có sẽ đến tay Phúc Khang An và Hòa Thân.
- Tại sao đại huynh chắc là họ lê và quân Thanh sẽ bại vong?
- Chỉ Xem việc bày binh bố trận chỉ có thủ mà không dám tấn cống, ý lại tự dắc, gây nhiếu tàn bạo giết hại bá tánh làm muôn ngàn điều phi nhân phi nghia thì bền lâu làm sao được ? Huynh đã thấy ở Thăng Long, các dinh thự lâu đài của chúa Trịnh đều bị Lê Chiêu Thống đốt cháy hàng tuần chưa dứt còn bọn Tôn Sĩ Nghị thì cướp phá hãm hiếp nhân dân gây tiếng oán đầy trời làm sao mà có cơ tồn tại ? Đến như người cung nữ già nua ở Trường Yên làm biểu tâu lên Chiêu Thống về đại cuộc mà họ Tôn cứ làm ngơ, chỉ lo truy lạc bê tha suốt đêm ngày tại Tây Long cung.
Phúc Chân vội hỏi :
Nàng cung nữ ở Trường Yên ?
Mạc Thiên Hùng gật đầu :
- Bà ấy ở Trường Yên trong vùng núi Tam Điệp bên cạnh quân Tây Sơn hùng mạnh chuẩn bị thế công. Ngày trướt bà ta là cung nhân của nhà Lê nên rất lo cho chủ cũ ...
Phúc Chân hỏi:
Bà ấy biểu nói gì.
Mạc Thiền Hùng cừời đáp:
- Bà ta xứng đáng là một người có kiến thức đặc biệt ... bà làm biểu nói rõ tình hình, phê bình quân Lê và quân Thanh là thụ động và sẽ thất bại ,.. Bọn cựu thần nhà Lê thì sốt ruột mà tên Tốn Sĩ Nghị cứ mắt nhắm tai ngơ coi thường tất cả.Tầy Sơn đang rình rập mộ quân, nay mai sẽ tữ Phú Xuân đến Tam Điệp để chuẩn bị tấn công về Thăng Long.
Phúc Chân kêu lên:
Thế là bọn Sĩ Nghị sắp mạt vạn rồi Nguyễn Huệ khởi nghĩa từ lúc mười tám tuổi vào Nam ra Bắc như vào chốn không người. Bọn Xiêm La thất trận bây giờ lại đến bọn nhà Thanh. Phúc Khang An lại được đề bạt lên làm Tổng đốc Lưỡng Quảng đến nơi. Việc mưa tính của đại huynh thật cao kiến, tiều đệ xin.bái phục.
Hôm nay xin giã từ, mai sau dù đi đường nào rồi chúng ta cũng gặp lại nhau.
Mạc Thiên Hùng gọi tửu bảo đến thanh toán tất cả tiền rượu thịt rồi cùng Phúc Chân chia tay.
Phúc Chân đang để tâm đến hai tên sứ giả của Trương Triễu Long vì chính bọn này đã dùng kế gạt chàng đuổi theo để rồi nhận chìm thuyền bắt Phượng Trì mang về Yên Kinh.
Sau khi bọn Mạc Thiên Hùng vừa đi ra thì bọn Tiêu Hắc Quỷ và Mạnh Hải Công cũng theo ra. Phúc Chân vội vàng đuổi theo ngay. Hình như hai tên nọ đang trên đường về Long châu.
Phúc Chân đuổi đến một sơn thôn thì thấy hai tay này dừng ngựa trước một hàng quán nhỏ bên đường ngồi nghỉ dưới bóng cây. Chàng giục ngựa tiến đến gần. Bọn Tiêu, Mạnh đã đễ ý đến chàng từ lúc chàng gặp chúng ở Quảng Tây.
Cả hai cùng đứng lên rút trường kiếm, đoản đao ra chận lại.
Mạnh Hải Công quát:
Phúc Chân ! Ngươi đã đến giờ tận số nên theo ta tới đây! Vậy hãy cùng ta tỉ thí xem võ nghệ đến đâu cho biết.
Phúc Chân vẫn bình tĩnh :
Các ngươi không xứng dáng đối địch cùng ta nhưng hôm nay ta không muốn gây hận với các tướng Thanh triều nên đến để cùng các ngươi nói một câu chuyện ...
Tiêu Hắc Quỷ hói :
- Chuyện chi ?
Phúc Chân đáp :
- Chuyện của vương triều nhà Nguyễn ở phương Nam. Vì chuyện này, các ngươi mau trở lại báo tin với Tôn Sĩ Nghị.
- Chuyện gì mà quan trọng thế ?
Nay lương mễ ở các đạo thuyền của họ Nguyễn Phúc đã đến Kinh Bắc để làm lễ cống hiến cho Đô đốc Tổng binh, còn sứ giả của dòng họ Nguyễn Phúc cũng đã sang chầu Hoàng thượng ở Yên Kinh để báo tin thần phục Thanh triều.
Tiêu, Mạnh nghe tin liền đổi giọng :
- Thế ư ? Như thế thì Phượng Trì là ... ?
- Phượng Trì là hiền muội của ta. Mau mau thả nàng ra ...
Mạnh Hải Công nói :
Chúng ta không ngờ họ Nguyễn Phúc ở phương Nam lại quy phục thiên triều sớm thế. Việc trọng đại như vậy thì có gì hay bằng. Vậy nhà ngươi mau mau đến Yên Kinh, chúng ta sẽ vễ cho đại Đô đốc ở Tây Long cung hay mọi việc để đón tiếp thuyền lương của Nguyên Vương.
Phúc Chân nói :
- Đến Tây Long cung các ngươi nhớ phúc bẩm với đại Đô đốc họ Tôn là dòng họ Nguyễn Phúc luôn luôn thần phục ... thiên triều.
Cẫ hai vội vã quay đi ngay. Phúc Chân nhìn theo lẩm bẩm:
- Ta biết bọn Nguyễn Phúc ánh ở Gia Định dã làm như thế Nhưng ta cũng mượn đở cái việc của chúng mà tựu kế cho việc của ta ... miễn cứu được Phượng Trì thì thôi. Còn đại sự thì không có thủ đoạn tất không thành Quyết định xong, chàng vội quay đầu ngựa lên đường tìm Phượng Trì.