Đám võ tướng liên tục báo công, đám văn thần đều ghen đỏ mắt. Bọn họ không có khả năng tới biên quan giết địch lập công, nếu muốn lập công huân chỉ có thể ở mặt quốc nội. Làm sao dẹp yên được họa châu chấu liền trở thành công tác chủ lực được các văn thần lựa chọn.
Sự thực chứng minh, một khi đám văn thần ra tay, đám võ tướng còn xa mới bì kịp. Trong lúc nhất thời hàng loạt mệnh lệnh được ban ra, vì để trù liệu đủ lương thực, bọn họ liên tục mở các kho lúa, mỗi đấu 5 văn tiền, dùng giá lương thực trước đại tai mà thu mua.
Huyện lệnh Trường An Ngô Bằng Ngô Minh Xa khiêng hòm lệnh bọn nha dịch mở kho lúa Vũ Dương công chúa, 6000 thạch lương thực bị cưỡng chế mua, đồng thời chỉ trong một đêm phát chẩn cho nạn dân. Sau đó vị huyện lệnh này chân trần vác gạo cứu tế, tự mình thị chúng, một đường báo cho bách tính Trường An bản thân đã mắc tội tày trời, khinh nhờn tôn nghiêm hoàng gia, để người thiên hạ lấy làm gương. Sau đó quỳ gối trước cửa hoàng cung quỳ không dậy, tự xin tử tội.
Phòng Huyền Linh cởi y phục khoác lên người Ngô Bằng, Đỗ Như Hối tháo mũ đội lên đầu Ngô Bằng, chúng quan văn mỗi người kéo xuống một góc áo, đặt quanh hai chân hắn, cùng nhau quỳ gối trước cửa cung xin tội cho Ngô Bằng.
Hoàng đế bệ hạ giận dữ, chỉ trong một ngày giáng quan mười hai người, Phòng Huyền Linh bị trách cứ, Đỗ Như Hối phạt 500 đồng, Ngô Bằng bị đày đến Bá Châu, không có chiếu triệu không được tự ý hồi kinh. Vũ Dương công chúa vì trữ hàng đầu cơ, phò mã Đô úy Lương Côn bị trừ tước vị, giáng làm thứ dân. Vũ Dương công chúa xuất gia ba năm, thu hồi đất phong, vô cớ không được vào cung.
Toàn gia Ngô Bằng rời Trường An khi vạn dân chưa dậy, sau khi uống một chén nước Trường An thì rời cửa nam một đường hướng Bá Châu. Không ngờ tại Trường Giang Yến Tử Cơ tao ngộ cướp phỉ, toàn gia lâm nạn. Hung thủ làm không sạch sẽ, có ba người bị bắt, sau khẩu cung thì khai ra bị phò mã Đô úy Lương Côn sai khiến, thiên hạ ồ lên.
Ngụy Chinh thượng thư minh oan cho Ngô Bằng, thỉnh cầu hoàng đế bắt Lương Côn, vì thiên hạ thể hiện chính khí, nghiêm triều cương. Trong nhất thời quần thần sôi trào, lấy tử sĩ ám sát quan viên chỉ có loạn thế mới xuất hiện, Lương Côn không chết, thiên lý bất dung.
Chưa đến ba ngày sau, Đại Lý tự đã trình báo lên. Lương Côn bị chém đầu thị chúng, phơi thây ba ngày. Vũ Dương công chúa bị bắt vĩnh viễn xuất gia, không được hoàn tục.
Việc này vừa ra, sĩ khí văn quan tăng vọt, tất cả đều bỏ đi tác phong chần chừ hàng ngày, bôn tẩu khắp nơi mưu phúc cho nạn dân, thịnh thế Đại Đường Trinh Quán vì vậy bắt đầu.
Dưới sự trợ giúp to lớn của quan phủ, bách tính Quan Trung gặp nạn châu chấu lại bắt đầu xuân canh, triều đình lại phát lượng lớn trâu cày, ngựa thồ trùng kiến gia viên. Lý gia hoàng triều tạo nên một sự kiện đáng nhớ, suốt cả mùa đông không có bất cứ một bách tính nào chết vì thiếu y phục, lương thực. Xã hội ổn định, khi thu quyết chỉ có 27 người bị xử tử, việc này không thể không nói là một kỳ tích.
Lý Thừa Càn gấp hồ sơ, đôi mắt mỏi nhừ. Ngày hôm qua nhóm nạn dân cuối cùng cũng trở về Kỳ Sơn, bọn họ vốn không muốn trở lại, nói là ở Vân trang làm hoa mầu tốt hơn nhiều, chủ gia cũng hòa ái, chưa từng ăn bớt của người làm. Năm nay ngày tết còn phát cho mỗi nhà 3 cân thịt. Làm ruộng ở Kỳ Sơn cả năm cũng không có thịt ăn, nhưng nạn dân biết nếu mình không về thôn nhà, thì sẽ gây phiền phức cho Vân gia, cho nên lựa chọn một lão nhân tới hỏi thái tử, rằng làm hết việc ở đây rồi mới về có được không?
Lời này khiến cho Lý Thừa Càn đớ ra, nào có hộ nông dân lại không muốn làm ruộng nhà mình mà làm thuê cho người khác? Việc này hoàn toàn vượt khỏi dự liệu của hắn, không rõ những nông hộ này nghĩ như thế nào. Kết quả không cần phải nói, khi hắn nhìn thấy hài tử của nông hộ đang ăn bát lớn đầy cơm thì hắn đã hiểu vì sao những nông hộ này lại không muốn về nhà. Có nông hộ nào trong một năm mà chẳng có nửa năm ăn cháo? Người làm thuê ở Vân gia này lại người nào người nấy mặt trắng béo tròn, nông hộ trong thôn trang giàu đến cỡ nào? Năm nay vẫn là năm hạn sao?
Dù các nông hộ này đang làm những việc cuối cùng, sau đó sẽ bỏ đi lán tạm, nhưng vì Vân gia nhân ái sạch sẽ, cho nên trước khi đi đều quét dọn sạch sẽ. Cầm theo lương được Vân trang trả, dẫn theo thê nhi già trẻ, lưu luyến từng bước rời đi.
Lý Thừa Càn nghĩ lại cảnh nạn dân được Vân gia biếu tặng lương khô, bọn họ khóc thành một đám, trong lòng cũng cay cay. Nếu như các đại gia tộc khác cũng làm như thế, từng nhà từng nhà mua nhân tâm, thì hắn sẽ không chịu nổi.
Chỉ có Vân gia là trường hợp đặc biệt, trên triều đình không ai muốn phá rối Vân gia. Không nói đến ai khác, bản thân phụ hoàng sẽ nhổ bọt hắn cho đến chết. Gia chủ độc đinh 17 tuổi đang ở cách mấy nghìn dặm chịu khổ vì Đại Đường, một đám phụ nữ trẻ em trong nhà không hiểu chuyện mới làm như vậy, chẳng qua cũng chỉ là một chút thiện tâm, chẳng lẽ quy thành tội tạo phản?
Trường An thành hiện tại rất chán, sáng sớm ngày hôm nay Lý Thừa Càn còn nghe được tổ phụ Lý Uyên trong lúc oán giận nói Vân Diệp tiểu tử không có ở đây, chơi mạt chược cũng mất hứng. Bát Lăng chạy đến chỗ hắn muốn ăn hồng thiêu nhục(thịt kho tàu), kết quả vừa ăn một miếng đã nhổ ra, oán giận vì không có Vân Diệp làm ra đồ ăn ngon để thưởng thức, liên tục hỏi khi nào Vân Diệp mới trở về, quỷ sự lần trước mới nói một nửa, khiến người bứt rứt trong lòng.
Đại tỷ Lý An Lan có vài lần muốn nói lại thôi, thấy như vậy Lý Thừa Càn chỉ có thể lắc đầu thở dài, nhân duyên vừa bỏ lỡ, quay lại đã trăm năm. Hắn rất hy vọng Vân Diệp trở thành tỷ phu của hắn. Hai người kiêu ngạo cùng một chỗ đã định trước không có kết quả tốt. Mấy ngày này phụ hoàng, mẫu hậu đã bắt đầu thảo luận hôn sự của đại tỷ, dù sao tỷ tỷ cũng đã 16 tuổi, nếu như là công chúa khác, thì tuổi này sớm đã làm mẫu thân rồi.
Vân Diệp đính hôn rồi, phụ hoàng nghe được tin tức này tinh thần sa sút vài ngày. Mẫu hậu tiếc hận thay cho đại tỷ, vì cầu thắng, đại tỷ đã chọn nhầm thời gian, nhầm địa điểm, nhầm phương pháp, cuối cùng trở nên chia cách thế này.
Lại đến giờ học lễ nghi, nội thị khiêm tốn mà cố chấp tiếp tục dạy hắn. Lý Thừa Càn phát hiện bản thân không tức giận nũa, chỉ thẫn thờ theo nội thị chỉ huy làm các động tác lễ nghi.
Ngươi nhất định phải làm một vị đế vương vĩ đại, ngươi nhất định sẽ trở thành một quân vương huy hoàng, là hình mẫu muôn đời, cho nên phải bắt đầu từ lễ nghi. Đây là lời Vân Diệp khuyên hắn. Diệp tử trở về liền bị mẫu hậu trói trên ghế huấn luyện, nghĩ đến Vân Diệp vốn tùy tiện bị trói trên ghế, Lý Thừa Càn không nhịn được cười, thì ra thế giới này còn có gia hỏa ghét lễ nghi hơn cả hắn.
- Thái tử điện hạ, vừa rồi chúng ta đã học lễ nghi tế thiên, ngài vô cớ cười là đại bất kính với thượng thiên, cho nên...
Nội thị còn chưa nói xong, Lý Thừa Càn đã tiếp lời:
- Phải làm lại 30 lần, cô biết rồi.
...........................
Đầu mùa xuân gió mát nhẹ nhàng thổi qua bình nguyên, trên Ngọc Sơn vẫn không có nhiều thay đổi. Gió lạnh thổi qua khuyết khẩu của Ngọc Sơn khiến mọi người chưa cảm giác được xuân ý. Thác nước sau núi không còn vẻ hùng vĩ ngày hè, chỉ còn lại một dòng nước nhỏ chảy từ núi xuống, còn chưa tới chân núi đã bị gió lạnh thổi tan, hóa thành hơi nước bay khắp trời. xem tại Trà Truyện
Lý Thái khoác áo da cừu lạnh run, môi thâm đen run rẩy, hai hàm răng va nhau lập cập, hộ vệ cường tráng che phía trước hắn ngăn không cho hơi nước dính vào người vương gia. Trên áo da của hộ vệ từng giọt nước chảy xuống, cả người cũng sắp đông cứng lại rồi.