Năm nay tôi đã hai mươi hai tuổi rồi, đã là mẹ rồi đấy. Con trai tôi rất đáng yêu, tôi đã nhìn thấy nó cười, rồi lại khóc, sau đó được ba ba vỗ đi ngủ, rồi ba ba đã đi ra ngoài, chỉ còn tôi và bé con ở đây.
Con trai tôi tên là Vương Minh Thái Bách, năm nay gần bốn tuổi rồi. Đáng ra, con trai tôi tên là Vương Thái Bách, nhưng vì một sự nhung nhớ mà ba ba nó dành cho tôi nên từ đó cái tên Vương Minh Thái Bách ra đời.
Đây là những lời nói trong lòng mà tôi rất muốn nói cho con trai mình nghe và rất muốn để cho con trai mình biết rằng, biết là mẹ nó rất yêu rất rất yêu nó đến thế nào. Chỉ mong muốn con được lớn lên vui vẻ và hạnh phúc, được yêu một người mà không có bất kỳ sự ngăn cản nào...
***
Bốn giờ sáng, vẫn như mọi ngày, tôi đang đạp con xe đạp cót két trên đường. Bây giờ là cuối tháng bảy chuẩn bị bước sang tháng tám, những cơn bão cứ bất chợt tới rồi nhanh chóng đi.
Mỗi ngày tôi đều có một suy nghĩ, tại sao ba lại bỏ mẹ con tôi chỉ vì mẹ sinh ra tôi là con gái, nên ông ta không cần nữa. Giờ thì có gì hay ho nữa, mẹ thì bệnh không thể nào đi làm được nữa, việc học cũng ngừng lại. Mẹ lâm bệnh từ bốn năm trước, căn bệnh của mẹ chỉ còn có thể chờ chết nếu không có tiền chữa, mọi vật dụng trong nhà đều bán hết. Một năm trước, căn nhà trọ mà mẹ con tôi đang ở bị lấy lại, lúc đó tình hình sức khoẻ của mẹ yếu vô cùng, bác chủ nhà sợ mẹ chết ở đây nên nhẫn tâm tìm cách đuổi hai mẹ con đi, thêm việc thiếu hai tháng tiền nhà cũng không thể nào không rời đi. Nhưng cũng may mắn được bác tổ trưởng khu phố thương tình cho hai mẹ con căn nhà nhỏ ở tạm và không lấy tiền nhà, đúng là trong cái rủi cái cái may.
Nhưng không vì vậy mà khiến tôi trở nên thiếu tinh thần hay sức sống, vì tôi biết rằng một khi tôi bỏ cuộc thì mẹ sẽ không còn bên cạnh mình nữa, tuy mẹ không đi được nhưng những lời mẹ dạy thật hay và ý nghĩa. Mẹ nói rằng, nếu không còn mẹ thì tôi phải mạnh mẽ hơn hiện tại gấp mấy lần nữa, không được phép sa đoạ, có nghèo phải sạch rách phải thơm.
Mạnh mẽ đến mấy thì khi nghĩ đến lúc không còn mẹ nữa tôi lại rơi nước mắt. Dòng nước ấm bất chợt lăng trên má, thêm vài giọt mưa phùn lất phất đậu trên mặt, đột nhiên cơn gió lạnh thổi qua làm cơ thể tôi như muốn rụt lại, chỉ hận chiếc áo này quá mỏng để có thể giữ ấm được cho tôi.
Rầm một tiếng, tôi lập tức ngã khỏi xe và trượt đi khoảng một vài met. Đau đớn từ dưới đầu gối ngay lập tức truyền đến đại não rồi kích thích các giác quan, một nơi đau nho nhỏ mà ngỡ như cả người đều đau.
Nhìn về phía chiếc xe đạp, tôi thấy một chiếc xe máy vẫn còn sáng đèn ngã kế bên nhưng không thấy người nào cả, chịu đựng cơn đau tôi bước tới chỗ chiếc xe kiểm tra.
Sự cảnh giác làm tôi vừa muốn tiến nhưng cũng lại muốn lùi, đấu tranh tư tưởng trong lúc vừa tiến vừa lui cũng nhanh chóng tự đẩy bản thân tới chỗ chiếc xe, không cần phải suy nghĩ nữa.
Một người nằm kế bên chiếc xe nhưng không thấy cử động, tôi bắt đầu thật sự sợ hãi. Giờ này đoạn đường này vừa là nghĩa trang lại vắng người, tôi là một đứa rất sợ ma, gặp hoàn cảnh này tôi chỉ muốn bỏ chạy, nhưng mà không hiểu tại sao chân không nghe lời bản thân nữa rồi.
“Anh ơi! Anh gì ơi!” tôi lên tiếng gọi người nằm đó nhưng người trai kia vẫn không trả lời.
“Anh là người đúng không? Tôi sợ lắm, anh đừng có chọc tôi nha...” tôi run rẩy hai cánh tay đẩy nhẹ người đang nằm một cái, không có chuyện gì xảy ra nhưng rõ ràng chạm được thì đây chắc hẳn là người rồi.
“Anh có sao không? Anh ơi anh đừng làm tôi sợ... á....” đột nhiên người trai nằm đó đưa tay nắm chặt lấy bàn tay đang run rẩy của tôi, bàn tay lạnh như nước đá đó khiến tôi lập tức nghĩ đi một hướng khác, như vầy chỉ có thể là ma.
“Anh... anh đừng hại tôi, sống khôn thác thiêng thì về nhà phù hộ cho gia đình, đừng có doạ người lung tung hơn nữa tôi với anh không thù oán anh đừng có nhát tôi... tôi... tôi...”
“Ồn đủ chưa? Người chứ không phải ma đừng có trù người ta chỗ nghĩa trang như vầy.” giọng nói người này rất dễ nghe “Cái con bé này, giờ này ra đường làm gì?”
“Em... em...” tôi cẫn còn sợ đến mức không nói nên lời.
“Khóc cái gì không hiểu, bốn giờ sáng đi một mình ở đây không sợ hả gì? Hơn nữa chỗ này không có đèn đường thì ít nhất chạy sát vào trong chạy giữa đường như vầy người không để ý thể nào cũng tông cho thêm cái nữa.”
“Em xin lỗi!”
“Mà thôi, dù sao cũng lỗi anh chạy xe không chú ý nên mới vầy, bé có sao không?”
“Em không có sao, nhưng mà chân bị trầy rồi.” Tôi chỉ vào đầu gối đang bị trầy chảy máu, nhưng trời tối quá làm sao mà anh ta có thể thấy được.
“Có cần đưa đến vệnh viện không?” Anh ta lấy điện thoại bật đèn pin soi vào đầu gối tôi, theo ánh đèn hắt vào khuôn mặt anh, tôi phát hiện một điều là người này vô cùng đẹp trai, đôi mắt màu nâu nhạt làm tôi khẽ mím môi, ôi người đâu mà đẹp thế, tim đập trật một nhịp.
“Em... em không sao, không sao!”
“Đứng lên đi khỏi đây thôi, đang mưa với cả ở đây lạnh quá.” anh đứng lên dựng chiếc xe đạp tồi tàn của tôi lên rồi lại nói “Nếu không sao thì anh đi trước, bé mau về nhà đi.”
Sau đó tôi chẳng nói gì, và anh lên xe chạy đi mất. Nhưng mà tôi đâu biết được đây lại là bình thuỷ tương phùng, nhất kiến khuynh tâm*. Một nỗi bi ai trong cuộc sống đã bắt đầu vào năm tôi mười bảy tuổi.
*Bèo nước tương phùng, nhất kiến khuynh tâm: Gặp gỡ tình cờ trúng tiếng sét ái tình.