Độc Chiếm

Chương 18: Lại thêm một lần chiến tranh lạnh

Đồng hồ báo thức tích tắc chạy không ngừng, tôi chìm trong cơn ác mộng và trong những trăn trở hỗn độn.

Trong bóng tối, tay nắm cửa giống như chuyển động đi xuống, tôi lập tức để tay lên bình sứ trên đầu giường.

Cửa không tiếng động mở ra, có ánh sáng yếu ớt chui vào, một cái bóng thật dài đến tận chân giường.

" Ai?" Tôi rất bình tĩnh, ngồi dậy chắn trước mặt Điểm Điểm,đưa tay chộp lấy bình hoa.

Cái bóng kia lúc lắc một cái, hai bước chạy đến bên giường đồng thời nhỏ giọng nói: "Là anh."

Là âm thanh của Tôn Hạo Chí.

Anh bắt lại bình hoa trên tay tôi, ôm tôi nói: "Không có việc gì."

Làm sao có thể không có việc gì?

Trong không khí tràn ngập mùi máu, không thể nào là ảo giác của tôi.

Nhưng anh không để cho tôi hỏi, che miệng của ta lại: "Em ngủ đi, anh đi xuống dưới lầu."

Tôi kéo anh, anh vỗ vỗ tay của tôi, xoay người đi ra ngoài.

Làm sao ngủ được?

Tôi xuống giường, đắp kín chăn mền lại cho Điểm Điểm, nhẹ nhàng mở cửa.

Hải Đào và Hòa Thượng đã rời đi, trong phòng khách không mở đèn, có tiếng nước chảy ào ào truyền tới từ phòng tắm.

Cửa đóng một nửa, tôi đẩy cửa ra đi vào, cửa kính mờ lộ ra bóng dáng cao lớn của Tôn Hạo Chí, anh cởi quần áo ném trên nền gạch nhũ vàng.

Tôi khom lưng nhặt cái áo sơ mi màu đen lên, chạm vào thứ dính bên trên, là vết máu chưa khô.

Tôi bỗng nhiên cảm thấy một trận choáng váng, dựa vào vách tường chậm rãi ngồi chồm hổm xuống.

Hắn lại làm cái gì?

Tiếp tục như vậy, sớm muộn gì cũng sẽ có một ngày không trở về được!

Tôi cùng Điểm Điểm phải làm sao?

Nước mắt không tự chủ rơi xuống, tôi hận chính mình.

Tại sao tôi lại thương tâm khổ sở?

Tại sao cuối cùng tôi cũng không nhớ được anh là một người không thể dựa vào?

Tại sao tôi lại ngu xuẩn như vậy?

Tôi khóc không ra tiếng, nhưng Tôn Hạo chí vẫn phát hiện ra tôi.

Anh mở cửa phòng tắm đi ra, cuốn khăn tắm ở ngang hông, cúi người xuống ôm lấy tôi: "Sao vậy, Tiểu Tây?"

Tôi không trả lời, Tôn Hạo Chí cúi đầu nhìn thấy tôi đang cầm quần áo của anh, liền vuốt ve tóc của tôi an ủi nói: "Anh không bị thương, không phải máu của anh. Em xem, thật không có."

Anh lôi kéo tay của tôi kiểm tra trên người của anh, giống như có dòng điện thông qua da căng bóng lóang xuyên thẳng tới bàn tay của tôi.

Tôi khóc đẩy anh ra: "Anh đừng đụng vào tôi, Tôn Hạo Chí! Anh đừng đụng vào tôi, đừng để máu trên người anh dính lên tôi. Để cho tôi đi!"

Tôi đẩy anh ra, nhưng không cách nào đứng lên.

Tôn Hạo Chí ngẩn người một chút, lui về phía sau một chút từ từ đứng lên rời đi.

Một mình tôi ngồi chồm hổm trên nền gạch lạnh lẽo khóc thật lâu.

Lần này tôi thật sự ngã bệnh.

Trận bệnh này thật nặng, kéo dài nửa tháng tôi mới có thể một mình lái xe ra ngoài.

Tôn Hạo Chí và tôi khôi phục trạng thái chiến tranh lạnh lúc trước, trải qua cuộc sống không liên quan đến nhau.

Lúc tôi bị bệnh, một mình anh đưa Điểm Điểm đi học, cuối cùng không có xảy ra vấn đề gì lớn lao.

Hàng ngày Điểm Điểm tới phòng thăm tôi, cho tôi xem những bài tập được khen ngợi, tôi cười khích lệ bé tiếp tục cố gắng.

Vì Điểm Điểm, tôi tự nhủ phải nhanh chóng khỏe lại.

Thay quần áo để ra ngoài, có chút không tự nhiên.

Tôi trang điểm nhẹ, che giấu sắc mặt tái nhợt của mình.

Năm tháng quả nhiên là kẻ thù lớn của phụ nữ, mặc dù ngoài mặt còn chưa nhìn ra già yếu nhưng dù sao cũng không còn sức sống, ốm một trận lại kéo dài lâu như vậy.

Tuy nhiên cũng không loại bỏ khả năng trong tiềm thức tôi không muốn rời khỏi anh.

Tôi mệt mỏi muốn trốn tránh thực tế.

Hôn nhân của chúng tôi nói cho cùng vẫn luôn là cãi vả, chiến tranh lạnh, nhượng bộ, thỏa hiệp, chết lặng lặp đi lặp lại không hề có một tia hi vọng.

Bên ngoài tiết trời đã bước vào mùa thu.

Ở thành phố này mùa thu rất ngắn ngủi, cũng chỉ có mấy ngày, cây cối xanh um tươi tốt đã biến thành màu vàng óng ánh, mấy ngày nữa lá cây cũng lần lượt sẽ bị gió thu thổi qua cuốn rơi, nháy mắt là bắt đầu vào mùa đông. Mùa đông khá dài.

Khi còn bé tôi thích tất cả các mùa, nhưng bây giờ mỗi lần thấy cảnh bốn mùa thay đổi không giữ lại được này tôi âm thầm cảm thấy bi thương, nhất là ánh nắng ấm áp cuối cùng trước khi cơn lạnh ùa về càng làm cho người ta quyến luyến.

Tôi lái xe đi dạo chẳng có mục đích ở trên đường, hai năm gần đây thị trường bất động sản ở thành phố của chúng tôi cũng rất sôi nổi, khắp nơi đều phá đi xây lại, cách mấy ngày lại mọc lên tòa nhà bán hoặc cho thuê, chung cư cũ cũng chẳng còn mấy cái.

Ta nhìn đường phố vừa quen thuộc vừa xa lạ, chợt trong lòng sinh ra mong muốn mãnh liệt muốn đi xem nhà cũ bà ngoại, không biết còn ở đó hay không. . . . . .

Trong trí nhớ của tôi, những căn nhà xung quanh nhà bà ngoại đều là nhà cấp bốn thấp nhỏ, mỗi nhà đều có sân nhỏ trồng vài gốc cây cảnh, vài gốc nho.

Bây giờ trong thành phố sớm không còn những căn nhà như vậy nữa rồi, tôi hình như thấy qua trên TV, nơi đó và cả mấy khu xung quanh đều liệt vào quy hoạch, những hàng xóm cũ cũng dời đến chỗ khác rồi.

Căn nhà của bà ngoại có lẽ sớm đã bị san bằng.

Xe đi ngang qua những công trình cao chọc trời, nhìn những tòa nhà đều cao đến mười mấy tầng, nơi nào còn nhìn thấy căn nhà nhỏ của bà ngoại.

Nhưng mà tôi vẫn lưu luyến vòng quanh trên những biệt khu trên đường phố, cố ý tìm kiếm một chút dấu vết kỷ niệm, có lẽ ở ngã rẽ thiếp theo sẽ xuất hiện một bóng dáng giống tôi, dẫn tôi trở về.

Sâu trong nội tâm của tôi, không có cách nào ngăn được muốn chạy trở về, hy vọng không có chuyện gì xảy ra, bao nhiêu buồn thảm. . . . . .

Đến lúc tôi muốn từ bỏ, một vách tưởng gạch màu đỏ xuất hiện ở cuối đường.

Căn nhà của bà ngoại vẫn còn ở đó.

Tôi dừng xe ở ven đường đạp lên mặt đường lồi lõm đi tới, kích động phát hiện, thì ra căn nhà vẫn còn tồn tại.

Mặc dù cũ rách nhưng vẫn giống như cũ, hình vẽ xấu xí trên cánh cửa vẫn là lúc tôi còn nhỏ vẽ lên.

Điều này thật là kỳ lạ, tại sao cả khu dự án chỉ còn duy nhất căn nhà nhỏ này?

Tôi đi tới trước cửa, kéo thử cái nắm cửa rỉ sét loang lổ ra.

Cửa đang khóa.

Từ ô cửa sổ kính trơ trọi nhìn vào, căn phòng trống không chẳng còn gì cả.

Là căn phòng bỏ hoang, không có ai ở đây cả.

Tôi lại thử đẩy cửa xuống sân, cánh cửa KÍTTT... mở ra.

Trong sân cỏ dại rậm rạp, còn cao hơn so với tường, bàn đá đã đổ qua một bên chỉ còn mấy chiếc ghế đá tròn còn nguyên tại chỗ, còn có cây hòe cổ thụ vẫn che khuất bầu trời như cũ.

Tôi ngồi xuống ghế đá, gió nhẹ lướt qua, lá cây kêu sột soạt .

Lần cuối cùng tôi và bà ngoại ngồi dưới tàng cây hóng mát, vẫn là vào mùa hè năm đó.

Tôi nhớ rất rõ ràng, là vào buổi chiều một ngày trước hôm thi vào cao đẳng.

Tôi đi xem trường thi trở về, bà ngoại ngồi trong sân chờ tôi, trên bàn đá có một chén chè đậu xanh nguội.

Tôi ầm ỹ nói không đủ lạnh, bà ngoại nói con gái không nên ăn đá, ngày nóng đi nữa cũng chỉ ăn ít thôi.

Tôi còn tỉ mỉ nhìn mặt bà ngoại nói: "Bà ngoại, mặt của bà hồng hào như vậy, có phải còn cất giấu bí quyết dưỡng nhan chưa truyền cho con?"

Bà ngoại gõ đầu tôi: "Đồ khỉ, nói lung tung ."

Tôi sờ trán của bà, có chút nóng.

Tôi kéo bà đi bệnh viện, bà ngoại lại nói: "Lớn tuổi, lúc nào cũng có chút sốt nhẹ, không cần gấp gáp, uống thuốc ngủ một đêm là không có chuyện gì."

Sáng hôm sau, trước khi ra khỏi cửa tôi còn cố ý đo nhiệt độ cho bà, quả nhiên không nóng.

Bà đưa tôi đi ra đến cửa, tôi đi tới đầu đường quay đầu nhìn lại thấy bà ngoại còn đứng ở cửa cười híp mắt nhìn tôi.

Tôi vẫy tay với bà, cười nói cho bà biết: "Bà ngoại, con sẽ thi thật tốt, bà trở về chờ con!"

Tôi làm bài quả thật không tệ nhưng về đến nhà lại không nhìn thấy bà ngoại.

Dì hàng xóm chạy tới nói cho tôi biết, buổi chiều xe cứu thương tới, bà bị đưa vào bệnh viện.

Tôi chưa nghe dì nói xong đã quay đầu chạy về hướng bệnh viện.

Bà ngoại nằm ở trên giường bệnh của bệnh viện mỉm cười hiền hòa nói cho tôi biết không phải lo lắng, rất nhanh có thể xuất viện.

Bác sĩ Diệp kéo tôi qua một bên, nhìn tôi rồi thở dài: "Người nhà chỉ có một mình cháu sao? Không có người lớn?"

Sự thực rất tàn khốc —— bệnh tình rất nghiêm trọng, cho dù quyết tâm trị liệu viện phí cũng rất cao.

Bác sĩ nói một con số, quả thật ngoài sức tưởng tượng của tôi.

Bác sĩ Diệp vỗ bả vai của tôi nói: "Thật ra mà nói cũng không thể trách cháu. Người già sống đến tuổi này coi như có phúc khí."

Tôi nói cho bác sĩ biết, tôi sẽ không từ bỏ, bây giờ trở về vay tiền!

Nhưng là vay tiền ở đâu đây?

Cửa nhà người thân từng nhà bị ta gõ, mỗi người nhìn thấy tôi đều lắc đầu, không chỉ một người khuyên tôi từ bỏ, tôi không muốn nói với bọn họ.

Ở dưới lầu nhà Diệp Phi, tôi ngửa đầu nhìn ánh đèn phòng anh ấy.

Thi tốt nghiệp trung học còn chưa kết thúc, tôi không thể quấy rầy anh ấy vào lúc này.

Trong nhà tất cả tiền gửi ngân hàng chỉ đủ đóng một tuần viện phí nằm viện, tôi đem tiền để lên cửa sổ thu phí của bệnh viện, nhìn máy đếm tiền đếm sấp tiền thật mỏng tôi lại nghĩ tuần sau làm thế nào?

Đêm hôm đó tôi ngồi ở trong sân khóc sưng mắt lên, nghĩ đi nghĩ lại tại sao vận rủi luôn tìm tới tôi?

Tại sao hạnh phúc chỉ cách tôi một bước ngắn mà tôi lại chạm không tới?

Sau khi mất đi cha mẹ yêu thương là bà ngoại cho tôi một mái nhà ấm áp, hiện tại ngay cả bà cũng mất đi sao?

Tại sao có thể đối với tôi như vậy. . . . . .

Rốt cuộc trời gần sáng tôi mới cắn môi nhịn xuống không hề khóc nữa.

Tôi tự nhủ bất kể như thế nào tôi sẽ không từ bỏ, trước tiên bán căn nhà này đi, tôi không đi học đại học nữa, tôi có thể đi làm kiếm tiền, mệt mỏi nữa khổ nữa cũng không sao cả, cho dù nhiều thêm một ngày cũng tốt, chỉ cần giảm bớt đau khổ một chút là được rồi, bất cứ giá nào tôi cũng không thể trơ mắt nhìn người mà tôi yêu nhất vì ốm đau mà rời đi!

Nhờ có sự giúp đỡ của một người hàng xóm tốt bụng, rất nhanh tôi tìm được người đến mua nhà.

Thời gian rất gấp gáp, tôi thậm chí không kịp mang toàn bộ đồ đi, bao gồm tất cả vật kỷ niệm thời cấp ba của tôi và Diệp Phi cũng mất đi ở lần đó.

Khoảng thời gian đó rất khó vượt qua, nhưng bây giờ suy nghĩ lại một chút, có lẽ như vậy sẽ tốt hơn tránh cho sau này lúc nào cũng nhìn thấy lại rước lấy đau buồn. Kể cả căn nhà này cũng vậy, tôi cũng không nên tìm đến nó.

Không phải mỗi một ngày tôi đều có đầy đủ sức lực đối mặt với những vết thương kia, phần lớn thời gian tôi chỉ tận cố hết sức làm một con rối im lặng, yên lặng thừa nhận hết đả kích này đến đả kích khác.

Ai!

Có lẽ tôi thật sự không nên . . . . . .