Đảo Thanh Mai

Chương 54: Phiên ngoại 1 Năm thứ ba

Edit: Ry

Con tàu ở trên mặt biển nhẹ nhàng rẽ sóng, từng cánh hải âu thỉnh thoảng bay qua mạn thuyền, ánh mặt trời ngoài cửa sổ đã có vẻ của đầu hạ.

"Cháu trai, được nghỉ hè à?" Bà lão ngồi ở phía đối diện vừa bóc đậu phộng vừa hỏi tôi: "Có muốn ăn một chút không? Thơm lắm." Vừa nói bà vừa bốc một nắm lớn đậu phộng, nhét vào trong ngực tôi.

Tôi vội vàng nhận lấy, cám ơn bà xong mới nói: "Vâng ạ, cháu được nghỉ hè."

Thật ra tôi đã được nghỉ từ một tuần trước rồi, nhưng mẹ tôi lại cương quyết muốn tôi đến chỗ bà ở vài ngày, tôi không từ chối được, đành đến chỗ bà ở ba ngày.

Ai dè không biết có phải ba tôi nghe được phong thanh gì không, cũng gọi điện đến muốn tôi qua chỗ ông ấy ở. Ở bên này mà không ở bên kia thì có hơi bên trọng bên khinh, đắn do hoài, tôi quyết định lại qua bên đó ở thêm ba ngày.

"Cháu là học sinh trường nào thế?"

"Đại học Cầu Vồng ạ."

"Ui, trường này tốt lắm đấy, cháu bé làm rạng danh mọi người trên đảo rồi." Bà lão trông có vẻ rất vui, lại bốc cho tôi một nắm lớn đậu phộng nữa.

Cả một đường tôi ngồi nói chuyện phiếm với bà, ăn hết hơn nửa túi đậu phộng, đến lúc xuống thuyền cũng thấy hơi no no.

Bởi vì tôi cứ thay đổi ngày về liên tục, ba ngày rồi lại ba ngày, mà Văn Ứng thì đã sắp xếp ngày để đến gặp ba mẹ Tôn Nhụy, tiệm sách chỉ có một mình Tiêu Thiên làm không xuể, nên Nhạn Không Sơn không thể đến đón tôi.

Hành lý cũng không nặng, tôi đổi hai chuyến xe buýt, một tiếng là về đến nhà.

Vừa vào cửa đã thấy ông nội đang ngồi ở trước vô tuyến xem phim, trong tay phe phẩy một cái quạt hương bồ, cũng không phát hiện ra tôi đã về. Nhạn Vãn Thu kê cái ghế nhỏ ngồi xuống trước bàn trà, hình như đang làm bài tập, nghe thấy động tĩnh thì ngẩng đầu lên, trên mặt lập tức nở nụ cười sáng lạn.

"Miên Miên!" Bé con vứt bút chạy về phía tôi, bổ nhào vào trong ngực tôi.

Ông nội cũng quay đầu lại, thấy là tôi đã về, cũng đứng dậy đi qua chỗ tôi.

"Miên Miên về rồi đấy à, có nóng không? Mặt con đỏ hết cả lên rồi kìa." Ông giúp tôi quạt gió, còn muốn thay tôi xách hành lý.

Tôi vội vàng ngăn ông lại, tỏ vẻ tự mình xách lên lầu được.

"Không sao ạ, con ngồi trên xe không nắng, chỉ có lúc đi từ bến xe về thì nắng hơi gắt thôi ạ." Tôi vỗ đầu Nhạn Vãn Thu, ra hiệu cho bé con thả tôi ra trước: "Con đi lên tắm cái đã."

Tắm rửa xong xuống tới nhà, ông nội và Nhạn Vãn Thu đã khôi phục lại trạng thái ban đầu khi tôi mới vào nhà - một người xem ti vi, một người làm bài tập.

Trên bàn trà có một bát chè đỗ xanh mát lạnh được rắc một lớp hoa quế, mùi trong veo, giải nóng giải khát, là ông nội đặc biệt chuẩn bị cho tôi.

"Em đang làm gì đấy?" Tôi nhìn Nhạn Vãn Thu mặt nhăn mày nhó, bưng bát chè đến bên cạnh cô bé, phát hiện ra bé con đang làm bài tập môn Ngữ Văn.

"Làm bài tập hè ạ, em có nhiều bài tập lắm. Có phải lên đại học là sẽ không có bài tập hè nữa không? Thích thật đấy, em cũng muốn lên đại học." Bé con một tay chống đầu, bộ dáng không thiết sống nữa.

Khi lên đến đại học rồi thì em sẽ không nghĩ như vậy nữa đâu, đại học cũng nhiều bài tập lắm.

"A Sơn kể là vừa rồi thi cuối kì em suýt chút nữa đã trượt môn Ngữ Văn à."

Từ nhỏ Nhạn Vãn Thu đã thông minh, theo lý mà nói thì việc học sẽ không có vấn đề gì, nhưng hết lần này tới lần khác bé con lại gặp phải vấn đề rất lớn. Những môn học cần tư duy lô-gíc, cô bé có thể dễ dàng học đâu hiểu đấy, chuyện học thuộc lòng cũng không thành vấn đề, nhưng vừa động tới phân tích Ngữ Văn, bé con sẽ viết loạn đủ thứ, đến thầy cô cũng phải đau đầu.

"A Sơn là đồ mồm loa." Bé con nhíu mày, lại nói tiếp: "Em cảm thấy đó không phải là vấn đề của em, đề bài hỏi "Tại sao trên bàn ăn chỉ còn sót lại một đĩa cá không hề được động vào", em trả lời là "Vì nhà bọn họ không thích ăn cá", cuối cùng cô giáo lại nói đĩa cá kia là tượng trưng cho niềm hi vọng."

Tôi không nhịn được phì cười, suýt chút nữa thì bị sặc.

"Buồn cười thật đấy, tại sao cá lại là tượng trưng cho niềm hi vọng chứ, bọn họ lại mang "hi vọng" đi nấu như vậy à?"

Mặt Nhạn Vãn Thu tràn đầy sự ghét bỏ, thấy cực kì khó hiểu. Tôi cười ha hả, cả người rung lên suýt nữa làm đổ cả chén chè.

"Nhưng mà nếu không thích thì sao lại mua về chứ? Thật lãng phí. Nếu đề bài đã hỏi như vậy, tức là muốn em sẽ đặt cho con cá này một hàm nghĩa sâu xa." Tôi đặt chén chè đã ăn được một nửa sang bên cạnh, cầm lên bài tập hè của cô bé, lật đến bài tập Ngữ Văn yêu cầu phân tích, thế là cùng làm bài với bé con.

Nhạn Không Sơn thường phàn nàn với tôi trong điện thoại là bây giờ Nhạn Vãn Thu rất khó dạy, bé con có một chuỗi lý luận của riêng mình, không phải cứ là thầy cô nói thì sẽ nghe, có đôi khi em thậm chí còn nghi ngờ quy luật của thế giới người lớn.

Thật ra trong chuyện này tôi lại đứng về phía Nhạn Vãn Thu. Thế giới người lớn có rất nhiều chuyện không thể nào hiểu được, đa số mọi người chọn thỏa hiệp, đó là lựa chọn của họ, không thể chỉ trích, nhưng không có nghĩa là phần ít những người chọn không thỏa hiệp lại trở thành dị biệt.

Nhưng mà tôi cũng hiểu được sự lo lắng của ông bố đơn thân khi bị chủ nhiệm lớp gọi điện tới, nếu có thể san sẻ, kiểu gì tôi cũng sẽ gánh vác cùng anh.

"Em đọc chỗ này đi, đoạn này em có thể thay đổi cấu trúc câu một chút, sau khi nắm giữ được kĩ xảo, em sẽ trở thành cái máy trả lời không có cảm xúc hỏi gì đáp nấy..."

Chia sẻ kinh nghiệm suy luận tổng kết được sau nhiều năm làm bài của mình, cứ thế ngồi tới tận giờ cơm tối.

Ông nội đứng dậy, chuẩn bị đi nấu cơm.

"Thu Thu ơi, hôm nay Miên Miên về, con với A Sơn ở lại đây ăn nhé?"

"Vâng ạ." Nhạn Vãn Thu trả lời đầy vang dội, sau đó cô bé cất bút chì với vở bài tập đi, ngồi xuống ghế sô pha đúng vị trí ban nãy ông nội ngồi, thuần thục dùng điều khiển chuyển đến kênh phim hoạt hình mình yêu thích.

Tôi định vào phòng bếp giúp một tay, ông nội lại nói mình chưa già đến độ không nấu được bữa cơm, đuổi tôi ra ngoài.

"Không cần không cần, con mau ra ngoài ngồi đi."

Tôi không có việc gì, đành phải ngồi xuống ghế sô pha xem "SpongeBob" với Nhạn Vãn Thu.

Đang đến đoạn hay, chuông cửa lại vang lên.

"Chắc là A Sơn đấy ạ." Nhạn Vãn Thu vẫn dán mắt vào màn hình, cực kì chuyên tâm.

Trước đó là thi cuối kì nên suốt ba tuần ròng rã tôi không về đảo, vừa có thời gian đã chạy đến phòng tự học ngồi ôn bài với Văn Hựu Nhiên, tính ra thì tôi và Nhạn Không Sơn đã một tháng không gặp rồi.

Nói không nhớ là gạt người, nói không lo lắng cũng là gạt người.

Lúc tôi đồng ý đến chỗ mẹ ở mấy hôm còn đỡ, nhưng đến lượt phải sang chỗ ba, tôi cực kì lo Nhạn Không Sơn sẽ giận dỗi không để ý đến tôi nữa. May mà mặc dù anh là cái người trong tối thích làm nũng với bám người yêu, nhưng về mặt nguyên tắc vẫn là một người đàn ông trưởng thành chững chạc, nên cũng không giận tôi vì mấy chuyện này.

Cửa dần mở ra, bóng dáng Nhạn Không Sơn cũng từng chút từng chút xuất hiện trước mắt tôi.

Tóc hình như là mới cắt không lâu, ngắn ngủn dán vào da đầu, khiến ngũ quan càng thêm sắc nén, càng thêm cứng rắn. Anh của hai mươi mấy tuổi đã rất quyến rũ, bây giờ bước qua ngưỡng ba mươi, lập tức biến thành bình hormone di động, đi đến đâu cũng khiến người ta phải ngoái lại nhìn.

Chúng tôi cứ đứng đó, im lặng nhìn nhau chăm chú.

Sau đó tôi nói: "Em về rồi."

Rõ ràng là anh sang nhà tôi, tôi đến trước cửa đón anh, nhưng anh lại không hề cảm thấy tôi nói như thế là kì quái, nghe vậy, trong mắt anh dâng lên chút ý cười, anh nói: "Mừng em đã về."

Cho dù tôi có xa anh bao lâu, dù chỉ là một ngày hay một giờ, nhưng mỗi lần gặp lại anh, trái tim tôi vẫn sẽ cuồng nhiệt như lần đầu tiên gặp gỡ.

Dựa theo kinh nghiệm trước đây, Nhạn Không Sơn biết là hôm nay sẽ bị giữ lại ăn cơm nên vốn không mua đồ ăn, sau khi vào cửa thì ném cho tôi một cái gói giấy nhỏ. Tôi mở ra nhìn, là mơ xanh giòn.

Tháng năm là mùa hái mơ, các loại sản phẩm làm từ mơ bắt đầu lên sàn, rượu mơ, nước mơ, mứt mơ, kẹo mơ, không phải là nhà nào cũng sẽ tự mình làm mấy món này, nhưng không hề khoa trương khi nói trong mỗi nhà đều sẽ có ít nhất một hai món liên quan đến mơ.

"Cây mơ" chính là tên của hòn đảo này, chứa đựng rất nhiều tình cảm đặc biệt, khiến cho mọi người khó lòng thờ ơ với nó.

Mặc dù tôi không lớn lên ở đảo Thanh Mai, nhưng có thể là sâu thẳm trong cơ thể vẫn chảy xuôi dòng máu của hòn đảo này, nên ngoại trừ rượu ra thì từ mứt quả cho đến kẹo tôi đều thích vô cùng.

Khi nhìn thấy đống mơ xanh kia, ngay lập tức miệng tôi đã điên cuồng chảy ra nước bọt. Lấy một quả cho Nhạn Vãn Thu, bé con cắn một cái, cái mặt nhăn tít lại.

"Chua quá."

"Chua à?" Tôi lấy một quả cho mình, cắn xuống một miếng nhỏ, vị chua ngọt lập tức lan ra trong khoang miệng, giòn rụm mọng nước dễ ăn, cực kì kích thích vị giác: "Ăn ngon mà."

Tôi đưa túi giấy cho Nhạn Không Sơn, ra hiệu cho anh ăn. Nhạn Không Sơn lại không nhìn cái túi kia, rất tự nhiên xoay người cắn một nửa quả mơ trên tay tôi. Sau đó anh cũng bắt đầu nhíu mày, nhấm nháp một lát, đưa ra lời nhận xét y hệt Nhạn Vãn Thu.

"Chua quá."

Tôi vội vàng liếc nhìn Nhạn Vãn Thu, thấy bé con vẫn còn đang đau khổ ăn cho hết quả mơ trong tay, ánh mắt vẫn dán vào màn hình, không để ý tới bên này, tôi mới nhẹ nhàng thở ra, rồi lườm Nhạn Không Sơn.

"Đừng nghịch nữa." Tôi dùng giọng điệu cảnh cáo nói với anh.

Bây giờ Nhạn Vãn Thu lớn hơn rồi, tôi sợ bị cô bé phát hiện, bình thường lúc ở chung với Nhạn Không Sơn luôn rất cẩn thận. Mặc dù Nhạn Không Sơn cũng cảm thấy còn quá sớm để nói cho Nhạn Vãn Thu biết, ngoài việc có thể sẽ có vấn đề, còn có nguy cơ bị truyền ra bên ngoài, nhưng có đôi khi anh vẫn sẽ cố ý chọc tôi như vừa rồi, nhìn tôi cuống cuồng anh mới thấy vui, xấu xa muốn chết.

"Ừm." Anh cười, không để ý lắm, sau đó đi vào trong phòng bếp, hỏi xem ông nội có cần hỗ trợ không.

Tôi còn tưởng là ông nội cũng sẽ đuổi anh ra, không ngờ anh không những được giữ lại mà ông nội còn giao cho anh trọng trách cắt thái với bày đồ ăn ra đĩa, hai người ở trong phòng bếp hợp tác rất khăng khít, nhanh chóng làm ra một bàn đầy đồ ăn.

Vậy là ông không cho tôi hỗ trợ không phải là muốn chứng minh mình chưa già, mà chỉ đơn giản là chê tôi vướng víu à?

Hai ba con* ăn cơm xong ngồi lại một lúc rồi về, tôi đi tắm lần nữa rồi mở cửa sổ phòng, tóc mới khô được một nửa đã nằm bò ra giường đọc sách.

*Raw ghi là hai ba con nhưng thực chất Nhạn Không Sơn là cậu của Nhạn Vãn Thu, đây là lần đầu tiên tác giả để mối quan hệ của hai người này là ba con, không biết có hàm ý gì không:v (Thu Thu đã được anh ngỗng chính thức nhận làm con chăng?) đoạn trước cũng nói Nhạn Không Sơn là "ông bố đơn thân". Trong chính truyện khi nhắc tới Nhạn Không Sơn và Nhạn Vãn Thu, tác giả  đều để là "bọn họ", "hai người họ".

Sang năm là bắt đầu phải đi thực tập, vị trí có hạn, không phải ai cũng sẽ được phân công đến bộ ngoại giao như ước nguyện. Vì thế tôi cần phải có biểu hiện ưu tú hơn nữa, thành tích xuất sắc hơn nữa, mới có thể đảm bảo chắc chắn một trăm phần trăm. Thế nên lúc rảnh rỗi gần như tôi đều vùi đầu vào đọc sách, ngâm mình trong biển tri thức, không lãng phí từng phút giây nào, có cảm giác như đã quay trở lại cái hồi ôn thi đại học.

Bỗng nhiên, ô kính trên khung cửa sổ vang lên một tiếng "cách", cùng lúc đó, một hòn đá nhỏ nhanh như chớp lăn đến cạnh chân giường.

Tôi nhìn nó một chút, đứng dậy đi đến bên cửa sổ.

Nhạn Không Sơn đang đứng trước hàng rào, ngửa đầu nhìn về phía này, trong tay còn đang tung hứng một viên đá nhỏ. Hiển nhiên cái tên vừa mới ném đá vào cửa sổ phòng tôi là anh.

Anh không có chút xấu hổ nào khi bị tôi bắt quả tang, còn dám nhướng mày với tôi, vẻ mặt khiêu khích.

Tôi giả vờ không hiểu ý đồ của anh, nhíu mày nhìn lại, còn nghiêng đầu ra vẻ nghi hoặc.

Anh vứt cục đá đi, phủi tay, lấy điện thoại ra gõ gõ, chưa đầy một phút sau tôi đã nhận được tin nhắn.

[Em mà không xuống thì anh sẽ dựng thang lên tìm em đấy.]

Tôi nhịn cười, cảm giác đã báo được mối thù ban nãy anh chọc tôi, tôi dùng tay ra hiệu "ok" với anh, rồi quay người rón rén xuống dưới lầu.

Khi đến được nhà bên cạnh, Nhạn Không Sơn đã không còn trong sân, nhưng cửa nhà rộng mở, đúng kiểu muốn "gậy ông đập lưng ông".

Bên trong tối om, không bật đèn.

Tôi đi tới trước cửa, ngập ngừng bước một chân vào, khẽ kêu: "A Sơn?"

Không có ai trả lời, tôi đành phải bước thêm một bước nữa vào trong, dò dẫm tìm công tắc đèn. Bỗng, bên cạnh nhô ra một cánh tay mạnh mẽ, nắm lấy cổ tay tôi, kéo tôi hẳn vào bên trong.

Cửa nhà nặng nề khép lại, Nhạn Không Sơn đặt tôi lên cánh cửa, cơ thể dán sát vào tôi.

Ngón tay anh vuốt ve phần mạch đang đập trên cánh tay tôi, một cái tay khác lại siết chặt lấy eo tôi, chặt đến nỗi như hận không thể hòa tan tôi vào người anh vậy.

"Nhớ anh không?" Anh vùi mặt ở cổ tôi, lúc nói chuyện, cánh môi mềm mại không biết là vô tình hay cố ý cứ khẽ chạm vào da thịt, giống như đang ban phát từng nụ hôn triền miên. (ê đm lũ reup kia đã reup thì thôi còn cắt đoạn tâm sự của bà mày:) anh em đồng thanh với tôi reup là chó!!!!)

Tôi ôm lấy bả vai dày rộng của anh, hơi ngửa đầu lên cho động tác của anh thêm thuận tiện.

"Ừm." Cổ hơi ngứa, tôi không kiềm chế được mà rùng mình: "Nhớ."

"Nhớ nhiều không?"

Tôi cuộn ngón tay, nắm lấy quần áo của anh.

"Thì... Nhớ anh nhiều đến mức muốn nổ tung."

Anh khẽ cười: "Chỗ nào muốn nổ tung?"

... Em nói là trái tim anh có tin không?

"A Sơn..." Mặc dù đúng là có một bộ phận không thể miêu tả đang muốn nổ tung, nhưng lời này thật sự khó để cho tôi nói ra miệng, đành phải dài giọng nũng nịu khẽ gọi anh, hi vọng anh đừng truy hỏi nữa.

Anh cực kì không đỡ được khi tôi như vậy, mỗi lần tôi dùng chiêu này, anh lập tức bất chấp mọi thứ.

Quả nhiên, anh nghe vậy thì cơ thể hơi cứng lại, chỉ chớp mắt sau đó, cái miệng cắn lên cổ tôi mang theo chút bực bội, anh nâng bắp đùi tôi lên để nửa người tôi ngang hàng với anh, rồi vội vàng hôn tôi.

Cái hôn sau khi cách biệt một tháng, kích thích đến nỗi lông tơ trên gáy tôi cũng muốn dựng hết lên, cơ thể càng không thể khống chế được mà run rẩy không ngừng.

Tôi ôm cổ anh, cũng động tình mà đáp trả nụ hôn.

Đêm dài đằng đẵng, chúng tôi có rất nhiều thời gian để giãi bày hết những tương tư; quãng đời còn lại rất dài, những đêm như vậy còn có rất nhiều.