Viên Tái nói rõ ràng mạch lạc phương án mà ông ta đã suy nghĩ ấp ủ trong lòng. Suốt ba năm nay ông ta vẫn chưa có cơ hội nói ra. Hôm nay chính là thời cơ tốt nhất để Viên Tái trình bày nhửng điều ấp ủ bấy lâu.
Có lẽ những người khác cũng bị nhiệt huyết của Viên Tái ảnh hưởng, cho nên họ bắt đầu bàn tán, không khí trong đại điện cũng sôi nổi hơn. Bùi Hữu và Thôi Ngụ cùng đồng ý nhận định: Đại Đường suy nhược đã lâu, một cuộc chiến tranh Toái Diệp cũng đã tiêu hao hết chút tiềm lực vừa mới khôi phục lại được của quốc gia, Nếu như Đại Đường muốn khôi phục lại sự cường thịnh như thời Khai Nguyên chi trị, thì cũng cần phải tích lũy ít nhất là trong ba mươi năm nữa, cùng với đó là phải chăm lo thật tốt việc nội chính, đồng thời trong vòng hai mươi năm tới không nên tiến hành bất cứ cuộc chiến tranh đại quy mô nào nữa. Không thể đánh đồng Thổ Hỏa La, khu vực phía tây Dược Sát hà và Toái Diệp với nhau được, bởi vì Thổ Hỏa La , bởi vì hai nơi ấy không thuộc về lợi ích trung tâm của Đại Đường. Thật là không đáng khi vì chúng mà lại dốc hết tiềm lực của đất nước để lại cùng tranh đoạt với Đại Thực một lần nữa. Như vậy thì việc Đại Đường kí hòa ước với Đại Thực là điều đúng đắn. Còn về phần Hồi Hột, nó vẫn luôn là một thanh kiếm treo lơ lửng trên đầu Đại Đường. Lần này Hồi Hột nảy sinh nội chiến chính là cơ hội tuyệt vời để “ xử lý” “ con đỉa” này . Trong trường hợp Đại Đường bỏ qua cơ hội này thì trong tương lai Đại Đường sẽ phải trả giá rất đắt nếu muốn công chiến Hồi Hột lại lần nữa.
Đối với việc Bùi Hữu và Thôi Ngụ có kiến nghị nên buông tha Thổ Hỏa La, Trương Hoán cũng chỉ cười mà không nói câu nào. Biểu hiện bên ngoài như vậy nhưng không có nghĩa đó là quan điểm trong đầu hắn đang nghĩ. Mặc dù Thổ Hỏa La và khu vực phía tây của sông Dược Sát hà là đất của Khang Quốc, An Quốc. Hiện tại Đại Đường không có cách nào để đoạt được chúng. Nhưng như thế không có nghĩa là Trương Hoán sẽ buông tha cho hai nơi này. Quan hệ giữa quốc gia này với quốc gia khác không bao giờ có chuyện bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn. Bạn hay thù chẳng qua cũng chỉ vì lợi ích của quốc gia đó mà thôi. Đại Đường và Đại Thực có thể sẽ kí hòa ước trong thời điểm hiện tại nhưng còn trong tương lai ai sẽ dự đoạn được mối quan hệ này sẽ ra sao?
Trương Hoán không nói gì vẫn một mực im lặng để lắng nghe ý kiến bàn bạc của mọi người. Hắn thấy Sở Hành Thủy mấy lần định có ý kiến nhưng lại thôi. Hắn liền mỉm cười nói: “ Sở ái khanh, khanh có ý kiến gì cứ nói ra, trẫm cần nghe ý kiến của mỗi người”
Sở Hành Thủy là người duy nhất còn xót lại của thế hệ những người đứng đầu thất đại thế gia ở đời trước. Ông ta cũng là vị tướng quốc cao tuổi nhất và có nhiều kinh nghiệm nhất trong triều. Năm này Sở Hành Thủy đã hơn sáu mươi tuổi, cũng sắp đến tuổi nghỉ hưu rồi. Thấy Trương Hoán hỏi đến mình, Sở Hành Thủy đứng lên cười nói: “ Thần cũng cùng quan điểm với các vị ngồi ở đây, đó là Đaị Thực cách chúng ta quá xa , cho dù chúng ta có chinh phục được nó thì cũng không thể thống trị cái nó được. Vì thế thần tán thành việc làm trước mắt là phải tiêu diệt Hồi Hột. Nhưng thần cũng còn bổ sung thêm một ý kiến khác đó là Đại Đường ta cũng nên giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với Bái Chiêm Đình quốc, để làm được điều này tốt nhất là thông qua việc buôn bán trao đổi. Triều đình nên khích lệ các thương nhân Đại Đường tích cực đến vùng biên giới phía tây để tiến hành buôn bán. Để cho thương nhân người Hồ đến với Đại Đường nhiều hơn. Đồng thời cũng mở thêm các tuyến vận chuyển buôn bán trên biển. Cho mở cửa các bến cảng ở Dương Châu, Nghiễm Châu để các thương nhân trong nước có thể đến được tây phương buôn bán kiếm lời. Việc buôn bán quy mô lớn với hải ngoại sẽ không chỉ đem lại sự phát triển cho thủ công nghiệp trong nước và vấn đề tài chính của triều đình cũng sẽ tìm ra được một nguồn thu mới”
Lần hội nghị của các nhân vật đầu não trong triều đình nhà Đường bắt đầu từ khuya hôm trước và đến mãi tận rạng sáng ngày hôm sau mới kết thúc. Sau khi thảo luận cuối cùng cũng đi đến thống nhất về một bộ phương án chiến lược của quốc gia. Đó là các quốc sách cơ bản với Đại Thực, Bái Chiêm Đình, Hồi Hột và dân tộc Thổ Phiên. Theo đó, đối với Đại Thực thì lấy Bái Chiêm Đình làm chủ, hai bên sẽ tạo lập một mối quan hệ tốt đẹp dựa trên cơ sở là việc buôn bán, thông thương hàng hóa. Ra sức thúc đẩy mạnh mẽ việc mua bán trao đổi giữa phương đông và phương tây, qua đó giúp cho kinh tế Đại Đường phát triển và văn hóa Trung Nguyên sẽ được truyền bá rộng hơn. Còn đối với dân tộc Thổ Phiên, do điều kiện về địa lý cách trở, Đường quân không có cách nào tiến vào được, cho nên cần phải lấy áp chế làm đầu. Cụ thể là nghiêm cấm vận chuyển các loại vật tư vào Thổ Phiên dưới mọi hình thức. Đồng thời làm mọi cách để duy trì trạng thái hỗn loạn nội chiến trong quốc nội Thổ Phiên. Để từ nội chiến ấy mà dân tộc Thổ Phiên sẽ dần dần suy yếu và tiêu vong, Còn đối với Hồi Hột thì đi đến quan điểm chung, đó là trong vòng hai đến ba năm tới Đại Đường sẽ hoàn toàn tiêu diệt cái dân tộc sống trên thảo nguyên này, rồi mở rộng và khuếch trương lãnh thổ Đại Đường lên phía bắc. Lấy việc thành lập các quân trấn và di dân là phương thức để bắt đầu cho mối quan hệ lâu dài thông suốt giữa Mạc Bắc và Trung Nguyên.
Khi mà ngày mới vừa mới tang tảng sáng thì một đạo mệnh lệnh khẩn cấp từ Trường An đã được chuyển tới Linh Châu
Linh Châu trước đây chính là Linh Vũ quận là chính là trụ sở của Sóc Phương Tiết độ sứ. Chịu trách nhiệm thống lĩnh ba quận Linh Vũ, Phong An, Định Viễn , ba thành Thụ Hàng. Cũng đồng thời bảo vệ vùng biên cảnh của ba châu Hạt Linh, Hạ, Phong. Ban đầu số Đường quân trú đóng ở đây lên tới sáu bạn bốn ngàn bẩy trăm quân. Nhưng từ sau khi dân tộc Thổ Phiên dần suy yếu thì trọng điểm phòng ngự của Đại Đường lại được chuyển hướng sang phía tây và phía bắc. Địa vị của Sóc Phương Tiết độ sứ cũng từ đó mà được từ từ nâng cao hơn. Ngay từ đầu năm triều đình đã tiến hành cho điều chỉnh và điều động binh lính. Và Tây Vực đô hộ phủ trở thành khu vực có số quân đội đồn trú đông đảo nhất. Tổng cộng lên tới mười hai vạn quân. Tây Vực đô hộ phủ được chia thành bốn đại đô đốc phủ là Bắc Đình, An Tây, Toái Diệp và Đại Uyển. Sóc Phương Tiết độ sứ chính là nơi tập trung binh lực đông đảo thứ hai, với mười vạn quân, trở thành Tiết độ phủ lớn thứ hai của Đại Đường. Đồng thời triều đình cũng cho cắt giảm binh lực của Lũng Hữu, Hà Đông, Hà Tây cho tới Phạm Dương.
Để đề phòng việc các Tiết Độ sứ sẽ chuyên quyền trong công việc, cho nên triều đình đã đưa ra ba biện pháp nhằm áp chế và ngăn chặn chuyện này. Một là, quân phí và lương thực ở các Tiết Độ này đều do triều đình trực tiếp phụ trách. Nghiêm cấm quân đội tự tiện mưu lợi ở nơi đồn trú. Thứ hai là Ngự Sử Đài sẽ định kỳ cắt cử các Giám sát sứ tới cắm chốt tại các nơi này. Các giám sát sứ có thể được điều động, luân chuyển không cần theo quy luật nào cả. Thứ ba, đó là thực hiện chế độ luân phiên Tiết Độ sứ. Triều đình sẽ cắt cử và điều chuyển mười sáu vị đại tướng quân thay nhau đảm nhiệm chức vị Tiết Độ sứ các nơi. Số Tiết Độ sứ này cùng với Tây Vực Đô Hộ phủ, và bốn Đại đô đốc phủ đều thực hiện nguyên tắc nhiệm kỳ bốn năm lại điều chuyển một lần.
Hiện tại người đảm nhiệm Sóc Phương Tiết độ sứ là Tả Lâm Môn Vệ đại tướng quân Lý Song Ngư. Hắn là bộ hạ cũ của Trương Hoán, nổi tiếng là người rất mực trung thành và cẩn thận. Buổi trưa ngày hôm nay, hắn nhận được tin cấp báo tám trăm dặm từ thành Trường An chuyển tới. Đó là thủ dụ của Trương Hoán, lệnh cho hắn phải giữ chân Diệp Cáp Nhã của Đại Thực ở ngay tại đó.
Phải nói là cái tin tức kia đến thật là vô cùng kịp thời, bởi vì Diệp Cáp Nhã chỉ còn cách thành có hơn trăm dặm nữa thôi. Và Lý Song Ngư cũng đang chuẩn bị xuất quân tới chào đón và dẫn bọn họ qua sông Hoàng Hà. Diệp Cáp Nhã mang theo những ba ngàn quân đi theo hộ vệ như thế là trái với quy định của Đại Đường, đó là các sứ thần ngoại quốc khi vào Đại Đường không được mang theo quá ngàn quân bảo vệ. Sau khi hiệp thương bàn bạc. Lý Song Ngư đồng ý để cho Diệp Cáp Nhã cắt giảm số quân hộ về ra làm hai. Đầu tiên là ở Cửu Nguyên cắt giảm một ngàn quân, sau đó đến Linh Vũ lại cắt giảm thêm một ngàn quân nữa. Và dĩ nhiên là Đường quân sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho ông ta trên suốt hành trình.
Vì không muốn làm đối phương hoài nghi, cho nên Lý Song Ngư đã bố trí cả hai phương án. Ở bờ phía đông của sông Hoàng Hà, hắn cho bố trí một vạn quân, còn đích thân hắn dẫn theo một ngàn khinh kỵ binh qua sông để nghênh đón và đưa Tể tướng Đại Thực qua sông.
Sau khi từ Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý xuôi nam, thì địa điểm đặt chân lên Đại Đường đầu tiên của Diệp Cáp Nhã là Cửu Nguyên. Và từ Cửu Nguyên đến Trường An có hai con đường có thể đi, một là đi dọc theo Tần trực đạo đi về phía nam. Đây chính là con đường nhanh nhất và thuận tiện nhất, nếu là kỵ binh thì chỉ cần nửa tháng là có thể đến Trường An. Còn một con đường khác là dọc theo sông Hoàng Hà mà xuôi nam, và phải qua sông ở Linh Châu. Bởi vì hành trình rất xa, mà quân hộ vệ của Diệp Cáp Nhã lại đông, cho nên Đường quân không cho phép bọn họ đi theo đường Tần trực đạo, mà bắt bọn họ phải dọc theo sông Hoàng Hà để xuôi nam.