Những lời của tên lính trinh sát đã khơi dậy được vô số ý kiến đồng tình của những người khác. Thậm chí có rất nhiều những kẻ giữ chức vụ trong quân đoàn cũng đã biểu hiện ý định đầu hàng Đường quân một cách rất mạnh mẽ. Ngay cả đến quốc vương của bọn họ cũng làm phản Đại Thực rồi, vậy thì bọn họ còn ở đây để hy sinh cho Đại Thực để làm gì cơ chứ.
« Người Hô La san đến rồi đấy » Không biết từ ở vị trí nào, nhưng một tiếng hô báo động vang lên. Chỉ thấy rằng, sau tiếng hô đó thì từ phía cửa doanh, có một đội quân đằng đằng sát khí đang xông tới. Bọn chúng có chừng một trăm người, tên nào tên nấy đều mặc áo giáp, mũ sắt, tay cầm loan đao, trông thật dáng vẻ thật là hung ác. Binh lính Bạt Hãn Na vừa nhìn thấy đám Hô La San quân đã bị dọa cho sợ hãi, người nào người nấy biến sắc. Bọn họ tựa như một đám cừu hiền lành thương xuyên chịu cảnh ức hiếp đe dọa, cho nên từ trong « tiềm thức » của họ luôn mang một sự e ngại, sợ hãi với bầy sói Hô La San quân.
Sau khi bắt được truyền thư từ trong tay của binh lính trong liên quân các tiểu quốc. A Lan đã phái ra mười đội quân Hô La San để đi tuần tra, tìm diệt kẻ kích động. Mỗi đội tuần tra gồm một trăm người. Và một đội Hô La San quân đã đến tuần tra quân doanh của binh lính Bạt Hãn Na.
« Các ngươi tụ tập ở chỗ này làm gì hả, định làm phản hay sao » Một tên trung đội trưởng của Hô La San quân lớn tiếng quát mắng binh sĩ Bạt Hãn Na. Tiếng của hắn khiến cho binh sĩ ở đây cảm tưởng như sấm nổ bên tai vậy. Tên trung đội trưởng của Hô La San quân đã nhìn thấy có kẻ đang đứng trên tảng đá lớn, tuyên truyền kích động, nên hắn lập tức chỉ tay về phía đó và ra lệnh : « Tên kia chính là phần tử có ý muốn tạo phản. Hãy bắt hắn lại ngay cho ta »
Lập tức có hơn mười tên Hô La San quân lao đến chỗ tảng đá nơi mà tên lính Bạt Hãn Na kia đang đứng. Đám binh lính Bạt Hãn Na ở xung quanh đó tuy đông nhưng cũng không dám phản ứng gì, chỉ khiếp đảm lùi về phía sau. Có lẽ, những con người này vì bị đè nén quá lâu mà dần dần mất đi dũng khí phản kháng. Tên lính Bạt Hãn Na thấy đám Hô La San quân đang hung hăng xông đến định bắt mình, cho nên trong lòng hắn cực kỳ tức giận mà lớn tiếng quát: “ Các huynh đệ, tại sao mọi người lại không phản kháng gì thế hả. Chẳng lẽ mọi người cứu để mặc cho bọn Hô La San này giết ta hay sao”
“ Giết chết hắn cho ta” Tên trung đội trưởng của Hô La San quân đứng ở dưới mặt đất tàn bạo ra mệnh lệnh giết chóc.
Hơn mười tên Hô La San quân đã bao vây xung quanh tảng đá lớn, rồi bọn chúng rối rít bổ đao nhắm tới người lính Bạt Hãn Na đó. Biết rằng đã hết đường lui, cho nên người lính ấy liền hét lớn một tiếng, rút kiếm rồi nhanh chóng lao về phía một tên Hô La San quân gần nhất. Lưỡi kiếm đâm xuyên qua lồng ngực của tên Hô La San xấu số. Nhưng bản thân hắn cũng bị một tên Hô Lan San khác chém trúng một nhát dao lên người. Máu túa ra ướt hết cả người, hắn lảo đảo chạy trốn. Khi chứng kiến máu của đồng đội bị đổ một cách vô ích bởi chính những kẻ mà họ đang bán mạng, khiến cho những người Bạt Hãn Na tức giận, bầu nhiệt huyết và lòng tự ái dân tộc trong họ bùng phát và dâng cao. Sự khiếp đảm, sợ hãi của những con cừu hoàn toàn biến mất trong họ thay vào đó là những tiếng hò reo , những tiếng “ xung phong” , những tiếng “ giết” . Vô số những thanh được rút ra, rồi bổ nhào về phía một trăm tên Hô La San quân mà chém giết không thương tiếc. Trong doanh trướng, nhiều binh lính Bạt Hãn Na cũng chạy ra. Cả bốn ngàn con người như một con thủy triều hung hãn và đầy giận dữ. Và hơn một trăm tên Hô La San quân cũng nhanh chóng bị con thủy triều ấy nhấn chìm, nuốt chửng.
“ Chúng ta đánh ra ngoài đi rồi cùng đi đầu hàng Đường quân” Tiếng hô của một người Bạt Hãn Na nào đó nhanh chóng làn truyền sang khắp các quân doanh khác trong liên quân của các tiểu quốc. Và có vô số binh lính Bạt Hãn Na nhanh chân đã chạy thẳng đi theo hướng bắc tới nơi Đường quân đang đóng quân. Ngay cả tên quân đoàn trưởng cũng cởi bỏ quân phục của Đại Thực, hòa mình với đám binh lính để chạy trốn về phía bắc.
Việc những người Bạt Hãn Na bất ngờ tạo phản chẳng khác nào như châm lửa vào dầu cho nó bùng cháy. Từ cuộc làm phản của bọn họ đã gây ra một chuỗi hiệu ứng mà ta không thể nào lường trước được hết. Toàn bộ số binh lính Đại Thực ở vòng ngoài của Bùi La tướng quân thành bao gồm quân của Thạch Quốc, An quốc, Bạt Hãn Na…đều không còn nghe chịu khống chế của chủ soái nữa. Trên cánh đồng tuyết mịt mờ chỉ thấy vô số những chấm đen đang chạy bán sống bán chết về phía bắc, phía đông hoặc phía nam. Những con người này đối với chiến tranh đã vô cùng chán ghét, đối với tiền đồ phía trước thì hoàn toàn tuyệt vọng, cũng không thể chịu đựng đói rét được thêm một giây một phút nào nữa. Vì sự dồn nén ấy mà đã dẫn đến việc bọn họ giết chết đám lính Hô La San đi tuần tra. Và rồi không ai bảo ai, những con người cùng quẫn này tự phát mà hợp lại với nhau thành một đoàn người đông đảo, và chạy về phía Đường quân với quy mô lớn. Khi mà cái quân lệnh cho phép giết ngựa của A Lan được đưa tới thì tất cả quân doanh của liên quân các tiểu quốc này đã trống rỗng. Sáu vạn quân bây giờ chỉ còn lại có bốn năm ngàn những người già cả, ốm yêu hay thương binh. Căn bản là bọn họ cũng muốn nhưng không thể chạy đi được.
Việc liên quân các tiểu quốc phản lại Đại Thực quân, rồi chạy đi đầu hàng Đường quân đã làm cho chiến cuộc ở Bùi La tướng quân thành hoàn toàn thay đổi. Ngay tối hôm đó cả ba mặt bắc, đông, nam của Đường quân đều nhất tề tổng công kích. Hơn một trăm cỗ máy ném đá và cả ngàn quả đạn dầu mà Đường quân đã đoạt được của Đại Thực nay lại được họ sử dụng để tấn công chính quân của Đại Thực. Hàng ngàn thớt lạc đà kéo những cỗ máy ném đá đó tới gần mặt thành phía nam của Bùi La tướng quân thành. Trong khi đó đạn dầu thì cũng được Đường quân trút liên tiếp vào trận địa của Đại Thực quân. Lúc này cả Bùi La tướng quân thành và cả mấy vòng trận địa của Đại Thực đều đã trở thành biển lửa. Một địa ngục trần gian đã xuất hiện ở nơi đây:những tiếng kêu thảm thiết, mùi khét lẹt của đạn hỏa, của đồ đạc bị đốt cháy xuất hiện đầy trên vùng trời của Đại Thực quân. Hơn ba vạn binh lính bị Hy Lạp hỏa gần như thiêu sống hoàn toàn. Trước sức mạnh hủy diệt của Đường quân nên có vô số binh lính bên phía Đại Thực đã lao ra đầu hàng. Phó tướng Mặc Nhã Lợi cũng đầu hàng.
Còn một cánh quân khác của Đại Thực do thống soái A Lan suất lĩnh, với hai vạn kỵ binh Hô La San dự định mở một cuộc phá vây ở mặt phía đông. Nhưng tại mặt phía đông này A Lan lại bị sáu vạn quân của Đường quân Bắc Đình chặn lại. Rồi ngay sau đó, Vương Tư Vũ lại còn đánh bọc hậu phía sau. Triệt hạ tất cả các con đường và các cơ hội trốn thoát của A Lan và ba vạn kỵ binh kia. Vì sự chênh lệch quá lớn về quân lực cho nên chỉ sau hai canh giờ ác chiến, đội kỵ binh Hô La San đã bị Đường quân tiêu diệt hoàn toàn. Thống soái A Lan Mai Tái Nhân tự sát trong tuyệt vọng.
Từ đây, chiến dịch Toái Diệp đã kết thúc, sự toàn thắng cuối cùng đã thuộc về phía Đường quân. Chiến dịch quy mô lớn lần này được bắt đầu từ khi bọn người Cát La Lộc xuôi nam và kết thúc là vào tháng mười một của năm sau. Trải qua suốt một năm hai tháng ác chiến cả về trí và lực, hai đại đế quốc đều đã huy động và dốc hết sức mạnh quốc gia vào chiến dịch sinh tử này. Bên phía Đại Thực, từ đầu tới cuối đã động viên và huy động ba mươi vạn người tham chiến, quốc khố vì chiến dịch này mà cũng sạch bách. Còn bên phía Đại Đường, Trương Hoán đã điều động gần hai mươi vạn quân, gần trăm vạn người Hán cùng người dân của các tiểu quốc ở Tây Vực tham gia làm dân phu phục vụ. Tổng số lương thực sử dụng lên tới một trăm ngàn thạch, còn tiền bạc thì lên tới bốn trăm vạn quán. Kết quả cuối cùng là Đại Thực quân bị tiêu diệt gần như hoàn toàn, số hàng binh lên tới mười vạn. Đồng thời vì sự ngông cuồng của mình nên Cát La Lộc cũng bị diệt vong. Kết quả của chiến dịch lần này có ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc tới vị thế của hai đại đế quốc này, đã làm hoán đổi hoàn toàn tư thế chủ động và bị động của Đại Đường và Đại Thực đối với chiến lược phía tây Thông Lĩnh. Với việc chiến thắng trong chiến dịch Toái Diệp, Đại Đường đang từ chỗ bị coi là kém thế so với Đại Thực, nay nghiễm nhiên trở thành đế quốc chiếm được thế thượng phong. Và sau chiến dịch này Bạt Hãn Na quốc, Thạch quốc đều quy thuận Đại Đường và phạm vi ảnh hưởng của đế quốc này cũng lan rộng tới tận lưu vực của con sông Dược Sát hà. Gần trăm tòa thành trì ở trong Đát La Tư cũng đã bị Đường quân chiếm lĩnh. Tình hình này khiến cho cả Đại Thực chấn động, cực kỳ sợ hãi. Calipha vội vàng điều động tám vạn cận về quân tinh nhuệ nhất để tăng viện cho Tát Mã Nhĩ Hãn, đồng thời ông ta cũng phải xuống thang với Bái Chiêm Đình. Để hòa giải với Bái Chiêm Đình, Lạp Hy Đức đã cho hủy bỏ điều ước bất bình đẳng với Bái Chiêm Đình mười năm trước đây. Từ đó mà quân đội của ông ta ở Xyri và Á Mĩ Ni Á mới có thể theo đường Bái Chiêm Đình xuôi nam được. Còn về phía Đại Đường, tuy giành chiến thắng nhưng thực sự cũng đã rất mỏi mệt rồi, không còn hơi sức mà tiến hành tây chinh được nữa. Trong khi đó Thổ Hỏa La vẫn nằm trong tay của Đại Thực, mà Hồi Hột kia vẫn chưa bao giờ hết lòng dạ lang sói với Đại Đường. Vì thế cho nên Đại Đường hoàng đế Trương Hoán quyết định hạ lệnh cho Đường quân dừng lại tại sông Dược Sát hà, không được tiến thêm về phía tây nữa. Đến đây, có thể nói chiến dịch Toái Diệp của Đại Đường đã hoàn toàn thắng lợi.