Sắc mặt của Thi Dương lúc này chuyển sang trắng bệch, thật sự hắn rất lo lắng. Ngay cả bọn người Hồi Hột kia cũng dám tấn công Bắc Đình, lại còn hai vạn quân Đại Thực như hổ đói chực chờ kia nữa. Và hắn bỗng nhiên hiểu được dụng ý mà hoàng thượng lệnh cho người Hiệt Kiết Tư tiến công Hồi Hột, chính là muốn kiềm chế bọn người Hồi Hột này từ phía bắc.
“ Khả Hãn, hoàng đế chúng tôi nếu không phải là vạn bất đắc dĩ thì sẽ không bao giờ lệnh cho các vi xuất binh đánh Hồi Hột. Tình hình hiện tại đã vô cùng khẩn cấp, cúi xin Khả Hãn lập tức phái binh để giải cứu cho Bắc Đình”
Tô Đạt La trầm tư không nói lời nào cả, nhưng Thạch Mộ Hoa ở bên cạnh đã lên tiếng: “ Phụ thân, Đại Đường đã trợ giúp chúng ta như thế, chúng ta phải đáp ứng để tri ân đồ báo chứ”
“ Chúng ta dĩ nhiên là phải xuất binh chứ” Tô Đạt La mất hứng vì thấy nhi tử đã hiểu lầm thái độ của mình, ông ta khoát tay nói: “ Hiện tai đại quân của Hồi Hột đã xuôi nam, Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý tất nhiên sẽ bỏ trống, chúng ta sẽ lập tức tiến công để chúng không kịp trở tay nữa”
Nói đến đây ông ta quay đầu lại nói với nhi tử của mình: “ Ta quyết định tự mình đem binh đi đánh Hồi Hột, còn con chịu trách nhiệm đưa các tộc nhân tạm thời dời lên phía bắc, để đề phòng bọn Hồi Hột quay lại báo thù chúng ta”
Thạch Mộ Hoa vội vàng tuân mệnh, Thi Dương thấy bọn họ đã chịu xuất binh nên mừng rỡ trong lòng, vội vàng đứng lên hướng Tô Đạt La thi lễ thật sâu: “ Đa tạ Khả Hãn đã giúp đỡ”
Tô Đạt La khẽ gật đầu: “ Thi tướng quân yên tâm, chúng ta sẽ lập tức tập hợp quân đội, chỉ ngày mốt là đem binh đánh Hồi Hột. Chỉ trong vòng bảy ngay chúng tôi sẽ đánh đến Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý. Lần này người Hiệt Kiết Tư phải dạy cho một người Hồi Hột kia một bài học thật nhớ đời”
Xế chiêu, sau khi đã nghỉ ngơi một chút để hồi phục sức lực Đường quân lại lên ngựa để trở về A Sử Bất Lai thành. Tô Đạt La cùng với hai mươi mấy tên quý tộc Hiệt Kiết Tư đưa tiễn Đường quân quãng đường có đến hơn hai mươi dặm. Cho đến khi bóng dáng của Đường quân biến mất ở nơi xa xa bọn họ mới quay trở về doanh trướng để chuẩn bị cho việc tập hợp quân đội Hiệt Kiết Tư ở các nơi. Bỗng nhiên từ phương xa một con chiến mà đang lao tới và người ngồi trên chiến mà chính là đệ nhất dũng sĩ Khố Nhĩ Ban Đức. Chỉ thấy hắn mồ hôi mồ kê nhễ nhại, bẩm báo: “ Đại Hãn, Cổ Đại công chúa hình như mất tích rồi”
Tô Đạt La ngẩn người ra một chút, cơ hồ như ông ta đã hiểu ra được chuyện gì nên chỉ quay đầu nhìn về phía nhi tử Thach Mộ Hoa. Thạch Mộ Hoa hiểu được ý của cha mình muốn nói gì nên hắn gật đầu nói: “ Muội ấy nhất định là đã đuổi theo đội Đường quân kia tới Toái Diệp rồi”
Tô Đạt La cũng biết rằng nữ nhi của mình đang có tình cảm với một người Hán, nhưng trong tình hình hiện nay, sự tồn vong và phát triển của những người Hiệt Kiết Tư là nhiệm vụ quan trọng nhất cho nên đối với chuyện tình cảm yêu đương nam nữ ông ấy cũng rất khoan dung, rộng rãi, cũng không can thiệp gì cả để cho bọn trẻ tự do tìm hiểu yêu thương. Cho nên mặc dù có biết chuyện của con gái mình nhưng Tô Đạt La cũng không có can thiệp gì cả. Chỉ có điều ông ta lo lắng vì con gái yêu của mình đơn độc đi Toái Diệp, mặc dù Cổ Đại có biết chút võ nghệ nhưng mà mùa này thường hay có hổ, sói dữ hoành hành nên làm cha rất không yên tâm. Nhưng đã có một người trẻ tuổi biết nghĩ cho ông ta đó là Khố Ban Đức Nhĩ: “ Bẩm Khả Hãn, xin Khả Hãn cho con đi bảo vệ công chúa, con sẽ không cho phép bất cứ kẻ nào khi dễ nàng”
Tô Đạt La mỉm cười, ông ta vỗ vỗ thật mạnh vào vai của Khố Ban Nhĩ Đức, rồi dắt luôn thêm hai thớt ngựa cho hắn: “ Ngươi đi đi, ngươi là đệ nhất dũng sĩ của người Hiệt Kiết Tư chúng ta, nếu ngươi có thể khuyên bảo và đưa được Cổ Đại về đây ta sẽ đem gả nó cho người ngay”
Khố Ban Đức Nhĩ nghe xong lời của Tô Đạt La trong lòng vui sướng, cực kỳ kích động, mặt hắn đỏ bừng như gan heo vậy. Hắn hét lên một tiếng, quất thật mạnh vào chiến mã, con chiến mà lao đi hướng về phương nam nơi mà đội Đường quân của Thi Dương vừa mới đi qua. Ba con ngựa với một người cũng dần dần biến mất ở cuối thảo nguyên mênh mông kia.
Tô Đạt La dõi theo cho đến khi bóng dáng của Khố Ban Nhĩ Đức hoàn toàn biến mất. Ông ta lập tức quay đầu lại ra lệnh: “ Nhanh chóng báo cho tất cả dũng sĩ của Hiệt Kiết Tư tập hợp đầy đủ ở nha trướng trong vòng hai ngày tới”
Cuối tháng chín năm Đại Trị thứ năm, một đội quân kỵ binh gồm ba vạn người Hiệt Kiết Tư, mạnh mẽ và sắc bén như một mũi tên hướng thẳng tới thủ phủ của Hồi Hột mà đánh tới.
Ở bờ bắc của sông Đa La Tư rộng mênh mông vô bờ, là chi chít những doanh trướng của đại quân Hồi Hột. Sau khi qua sông đi về phía trước thêm hai trăm dặm nữa sẽ đến địa giới Bắc Đình của Đại Đường. Hồi Hột đã hiệp đồng với Đại Thực sẽ tấn công Bắc Đình nhưng bọn họ đã trú đóng ở đây năm ngày rồi, mà vẫn chưa hề thấy có dậu hiệu chuẩn bị vượt sông cả.
Trên một cái gò cao ở bên bờ bắc của sông Đa La Tư, ánh mắt của Trung Trinh Khả Hãn đang chăm chú và lạnh lùng nhìn vào dãy núi ở phương xa mênh mông kia. Ông ta không thể nào nhìn thấy được những đồng thái của Đường quân ở sau dãy núi đó, cũng không nhìn thấy cuộc chiến ác liệt giữa Đại Thực và Đường quân ở cách xa ông ta tới cả hơn ngàn dặm. Nhưng ông ta vẫn có thể cảm nhận được áp lực trong cuộc chiến của tám vạn quân Đại Thực cùng Đại Đường đưa tới. Quân Đại Thực ở bên ngoài Cung Nguyệt thành đã ba lần cho người đến thúc dục ông ta tiến quân, cùng phối hợp với quân Đại Thực để chiếm lĩnh Bắc Đình.
“ Tiến công Bắc Đình” Trung Trinh Khả Hãn trên khóe miệng lộ ra một nụ cười kín đáo đầy bí hiểm. Từ trước tới nay mỗi nước cờ mà ông ta đã đi đều rất hanh thông, thuận lợi. Và đến giờ phút này quân cờ do ông ta nắm giữ đã đi vào thời khắc mấu chốt nhất của toàn cục. Vị Khả Hãn này đanhg chờ xem Đại Đường sẽ đối đáp như thế nào với những áp lực và giá trị của con cờ mà ông ta đang nắm trong tay. Ông ta không tin là triều đình Đại Đường thờ ơ bỏ mặc đối với việc Hồi Hột xuất binh đánh Bắc Đình. Ông ta biết rằng Đại Đường vô cùng căm tức ông ta, nhưng Trung Trinh Khả Hãn này không thèm để ý tới mấy cái yêu ghét đó, điểm mấu chốt mà ông ta mà ông ta đã làm được đó chính là dùng cây gậy “ của một nước thứ ba trung lập” để gõ đúng vào khớp xương, vào con mắt – những yếu điểm của Đại Đường trong cuộc chiến với Đại Thực. Chiến dịch ở Toái Diệp đang bước vào thế cục giằng co ác liệt, nếu như Đại Đường không muốn thất bại hoàn toàn trong chiến dịch lần này thì dù có tức giận đến mấy cũng phải đem tiền bạc, lương thảo ra trao đổi để Hồi Hột lui binh.
Còn về phần Đại Thực, Trung Trinh Khả Hãn lại càng chẳng thèm để mắt làm gì, ai đời xuất có hai vạn binh lính mà muốn cùng Hồi Hột khiêu chiến, tấn công Bắc Đình. Rõ ràng là muốn Hồi Hột của ông ta giơ đầu chịu báng đây mà. Cái gì là nhượng cho Hồi Hột Bắc Đình, cái gì là lấy Đại Thanh Trì làm hoa giới. Tất cả những lời lẽ tuyên bố hùng hồn, những điều ghi trong hiệp ước mà hai nước thỏa thuận tháng trước cũng chỉ là hứa hẹn, là lý thuyết thôi. Nếu như liên quân hai nước không đánh hạ được Bắc Đình thì Đại Thực có gì tổn thất chứ? Còn ngược lại nếu chiếm được Bắc Đình thì Đại Thực cũng giống như trường hợp trước không mất tí da tí lông nào, thậm chí khi đó Bắc Đình còn trở thành một tấm lá chắn cho Đại Thực nữa. Cho nên Trung Trinh Khả Hãn mới đưa ra sách lược là tiến binh nhưng không phát. Ông ta muốn Hồi Hột của ông ta thu được lợi ích lớn nhất trong cuộc cờ vòng vo tam quốc này.
Khi mà Trung Trinh Khả Hãn đang chăm chú nhìn vào phương xa với ngàn vạn những suy nghĩ toan tính, thì lúc này một tên lính cưỡi chiến mã từ trong đại doanh chạy tới bẩm báo: “ Bẩm báo Khả Hãn, sứ giả của Đại Đường lại đến lần nữa, xin được gặp Khả Hãn”
“ Rốt cuộc là đã tới rồi” Trung Trinh Khả Hãn phấn khích, cười lên ha ha. Ông ta biết chắc chắn Đại Đường sẽ phải cho người tới đây. Trung Trinh Khả Hãn ngồi trong đại trướng, xung quanh ông ta là gần trăm tên đại hán hộ về, tên nào tên nấy đao kiếm tuốt trần, đằng đằng sát khí thị uy. Tất cả bọn họ đều chăm chăm ngó nhìn sứ giả Đại Đường đang chậm rãi đi vào trong đại trướng. Sứ giả của Đại Đường ngày hôm nay không phải ai xa lạ chính là Bùi Minh Viễn . Khi quân Hồi Hột xuất binh và đóng ở bờ bắc sông Đa La Tư được ba ngày thì Bùi Minh Viễn nhận được mật chỉ của Trương Hoán. Ý chỉ của vị hoàng đế này chỉ có bốn chữ: “ Trương Nghi kế sách” , còn lại trong mật chỉ cũng hề giải thích thêm bất kỳ điều gì cả. Bùi Minh Viễn dĩ nhiên hiểu được hàm nghĩa trong bốn chữ “ Trương Nghi kế sách” . Có thể coi Trung Trinh Khả Hãn bây giờ chính là Sở Hoài Vương năm xưa, nhưng muốn áp dụng kế sách này cũng cần có thêm nhiều kỹ xảo bổ trợ nữa thì mới thành công được. Nhưng trong mật chỉ cũng không nói rõ Bùi Minh Viễn phải “ diễn xuất” , kĩ xảo thế nào. Cái này chính là cần ở tài năng và sự sáng tạo của Bùi Minh Viễn rồi ̀ng nói với Thi Dương: “ Ngày hôm qua ta có nghe nói Hồi Hột đã tụ tập đại quân để tiến công xuống phía nam, rất có khả năng bọn chúng sẽ tấn công vào Đại Đường của các vị đấy