Nhưng cách đây bốn năm, Thổ Phiên và Đại Đường cùng nhau tranh đoạt An Tây, kết quả là Thổ Phiên thất bại và từ đó ngày càng suy yếu. Đồng thời Đại Đường cũng từ đó mà phục hưng lấy lại vị thế của một đại đế quốc. Bắt đầu từ năm Đại Trị thứ hai, Kiếm Nam Tiết Độ Sứ là Vi Cao Tiện đã sử dụng nhiều phương thức, nhiều cách để thu hút và lôi kéo các dân tộc Man ở tây nam Kiếm Nam Đồng thời ông ta cũng phát đi nhiều tín hiệu hòa bình với Nam Chiếu. Trước sự thay đổi của thế cục, Nam Chiếu quốc vương cũng là kẻ thức thời có tầm nhìn nên vào mùa thu năm thứ ba Đại Trị ông ta đã quyết định tuyệt giao với Thổ Phiên, đồng thời thừa nhận và tái xác lập thân phận thuộc quốc của mình với Đại Đường Trả lại Đại Đường Diệu Châu và Đẳng Châu.
Năm nay, quốc vương Nam Chiếu không chỉ đi một mình mà còn đưa theo vương hậu của mình tới Trường An, để triều kiến hoàng đế Đại Đường và tiếp nhận sắc phong của triều đình Đại Đường.
Trương Hoán dân theo mấy vị tướng quốc từ Lân Đức Điện sang Tử Thần Điện giữa mấy trăm tên Ngự Lâm Quân hộ vệ. Bọn họ đi từ cửa Tả Ngân Đài để tiến về Tử Thần Điện. Dọc đường đi hắn cùng thảo luận với các vị trọng thần của mình về việc bố trí, sắp xếp vấn đề nông nghiệp trong năm mới này. Nhất là việc triều đình phải cho xây dựng thêm mới các guồng lấy nước vào đồng ruộng cho khu vực Giang Hoài, việc này không thể trì hoãn được nữa rồi.
“ Mới cho xây dựng, lắp đặt được ba ngàn bộ guồng lấy nước, vậy mà năm nay số ruộng lúa nước đã lên tới năm vạn khoảnh, trẫm cho rằng việc xây dựng thêm các guông lấy nước là không thể trì hoãn được nữa. Chuyện này ta giao cho Bùi tướng quốc toàn quyền xử lý. Khanh hãy đi Giang Nam trực tiếp chỉ đạo cho Khuyến Nông Sứ của hai tỉnh Giang – Chiết cũng như đốc thúc các địa phương nhanh chóng cho xây dựng các guồng lấy nước vào đồng ruộng” Trương Hoán quay đầu lại nhìn qua Bùi Hữu hỏi: “ Bùi tướng quốc có tình nguyện chịu đựng khó nhọc này không”
Bùi Hữu ngồi trên ngựa khom người thi lễ nói: “ Thần nguyện tuân theo sự phân phó của bệ hạ”
“ Tốt lắm! Ngày mùng năm lên đường là vừa kịp rồi”
Trương Hoán gật đầu cười thoải mái. Lúc này hắn nghe thấy loáng thoáng thấy có âm thanh ầm ĩ, nô đùa từ phương xa vọng lại, hắn kinh ngạc nhìn quanh quất. Lướt nhìn qua hàng rào của Đông Nội Uyển, hắn bỗng nhận thấy ở trên cây táo hồng to lớn đằng kia dường như có ba bốn đứa trẻ đang hướng về phía hắn mà vấy vẫy tay, bộ dạng của chúng vô cùng hưng phấn.
“ Kỳ quái ! Đây là nơi nào mà lại để cho đám trẻ con kia vào hả” Trương Hoán hết sức kinh ngạc hỏi tên thị vệ gần đó.
Tên thị vệ đứng nhìn ngó xem xét hồi lâu nhưng cũng mờ mịt lắc đầu không nhận rõ ai với ai cả. Mấy vị đại thần trông thấy trông thấy lũ trẻ con vẫy tay cũng không hiểu tai sao nên bàn tán xôn xao: Tại sao bọn trẻ con đó lại có thể trèo lên cái cây lớn ở Đông Nội Uyển này chứ. Chúng là con cái nhà ai vậy? Mà sao lại không quản lý chúng gì cả.
“ Trẫm biết rồi” Trương Hoán bỗng nhiên chợt hiểu ra, hắn cười ha hả nói với đám quan quân tùy tùng: “ Những đứa trẻ này chắc chắn là con cái của dân chúng quanh đây. Năm ngoái trẫm đã hạ chỉ hàng năm vào tiết đạp thanh đầu xuân năm mới có thể cho phép thường dân dến du ngoạn một chút trong lâm viên của hoàng gia. Đông Nội Uyển này chính là một trong số những khu vực trong lâm viên đó. Đây nhất định là đám hài tử ở phố phường quanh đây, chắc cha mẹ chúng quản lý không nghiêm nên bọn chúng mới trèo lên cây cao như thế”
Dứt lời hắn quay đầu nói với tên thị vệ: “ Ngươi hãy đến chỗ đó một chuyến, nói cho cha mẹ của những đứa trẻ này bảo bọn họ phải giáo dục con cái của mình cho tốt”
Tên thị vệ đáp một tiếng rồi quay đầu ngựa chạy về hướng Đông Nội Uyển. Lúc này Trương Hoán bỗng nhiên nhìn thấy bóng dáng của một người con gái áo hồng đang ngồi trên tán cây cao kia, cô gái đó cũng vẫy vẫy tay với hắn. Trương Hoán đột nhiên có cảm giác rằng cô gái mặc áo hồng kia dường như rất giống ới Bình Bình, hắn thầm nghĩ: “ Chẳng lẽ lại là Bình Bình sao, không thể nào? Nàng làm sao lại tìm được nhiều đứa trẻ đến như thế”
Bỗng nhiên, Trương Hoán dường như nghĩ tới điều gì đó, khiến cho nét mặt của hắn nhất thời lúng túng vô cùng, vội vàng hướng mọi người cười nói: “ Ham chơi ham nghịch là thiên tính của bọn trẻ con, chúng ta không cần quản xem bọn chúng nghịch ngợm cái gì. Điều quan trong bây giờ là không thể để cho quốc vương Nam Chiếu sốt rột chờ đợi. Chúng ta hãy đi mau mau một chút. Ha ha”
Sứ thần của các nước cũng đã lục tục kéo nhau đến Trường An, vì vậy trong suốt ba ngày đầu năm, từ ngày mùng một cho tới ngày mùng ba Trương Hoán lúc nào cũng phải bận rộn với các cuộc triều kiến, tiếp đón. Đến ngày mùng ba, Trương Hoán nhận được một tin tức bất ngờ đó là quốc vương của Bạt Hãn Na phái đặc sứ bí mật tới Trường An , để triều kiến hoàng đế Đại Đường.
Đây là một tin tức hết sức bất ngờ, nó thật sự nằm ngoài sự dự đoán của Trương Hoán, bởi vì Bạt Hãn Na quốc đang chịu sự khống chế gay gắt của Đại Thực quốc. Trong lãnh thổ của Bạt Hãn Na quốc có tới gần một vạn quân Đại Thực đồn trú. Đồng thời gia tộc quyền quý của Đại Thực là Tát Mạn gia tộc lại đang sở hữu mười vạn khoảnh đồng cỏ màu mỡ của Bạt Hãn Na quốc. Hơn nữa cũng giống như nhiều nước khác ở khu vực Chiêu Võ, Bạt Hãn Na quốc cũng phải đưa vương tử của mình tới Ba Cách Đạt để làm con tin. Dưới tình huống khó khăn, ngặt nghèo như vậy mà Bạt Hãn Na quốc vẫn bí mật cứ đặc sứ vượt xa ngàn dặm tới Đại Đường triều kiến, chứng tỏ ý nghĩa và vấn đề sẽ không tầm thường . Chính vì vậy mà Trương hoán rất coi trọng cuộc tiếp kiến này, nên hắn đã lùi cuộc tiếp kiến với đặc sứ của Quy Tư quốc sang hôm khác, để dành thời gian tiếp kiến đặc sứ của Bạt Hãn Na quốc.
Theo bản đồ thế giới hiện đại thì Bạt Hãn Nhĩ quốc hiện này nằm ở khu vực thuộc Kazactan (Một nước thuộc Liên Xô cũ), còn trong thời kỳ nhà Hán nó thuộc Đại Uyển quốc. Ngay từ thời Đường sơ Bạt Hãn Na quốc đối với Đại Đường luôn là một thuộc quốc rất mực trung thành, hàng năm đều phái sứ giả sang Đại Đường triều cống đầy đủ, dâng lên hoàng đế Đại Đường bản đồ tượng trưng cho đất đai lãnh thổ và quyền trượng biểu tượng cho quyền lực của Bạt Hãn Na quốc. Vào năm Khai Nguyên thứ ba, An Tây đô hộ sứ Trương Hiếu Tung suất quân từ Bạt Hãn Na quốc kịch chiến với phe bạch y Đại Thực ở Khuất Ba Để. Kết quả là đánh hạ được mấy thành trì, bức lui đại quân của bạch y Đại Thực.
Trong trận chiến trứ danh ở Đát La Tư năm đó, đích thân quốc vương của Bạt Hãn Na quốc dẫn theo hai vạn dũng sĩ của mình cùng Đường quân sát cánh chiến đấu. Trong trận chiến đó, phe Đường quân thất bại, Đại Thực chiếm được Bạt Hãn Na quốc, chúng giết chết vị quốc vương anh dũng kia, đồng thời lập nên một quốc vương mới làm bù nhìn cho chúng. Đại Thực bắt Bạt Hãn Na quốc phải xưng thần, hàng năm phải nộp thuế cho chúng.
Từ sau khi Đại Đường khôi phục lại việc đồn trú quân ở Toái Diệp thì đã liên tiếp và đặc biệt giành sự quan tâm chú ý tới Bạt Hãn Na quốc. Vào năm Đại Trị thứ ba, quốc vương Khế Lực của Bạt Hãn Na quốc đã phái sứ giả của mình đi trước tới Toái Diệp để hội kiến. Nhưng thật không may, mới đi được nửa đường đoàn sứ giả này đã bị binh lính của Tát Man gia tộc chặn bắt lại. Kế hoạch liện lạc với Đại Đường lần đó bị thất bại. Còn để chuẩn bị cho đặc sứ cảu mình tới Đại Đường an toàn, quốc vương của Bạt Hãn Na quốc đã ra sức chuẩn bị từ tận sáu tháng trước.Vị quốc vương này sai đặc sứ của mình giả trang thành thương nhân qua Hồi Hột buôn bán, rồi từ Hồi Hột xuôi theo hướng nam để sang Đại Đường. Vị đặc sứ này trải qua nhiều hành trình nay mới an toàn tiến vào Đại Đường.
Việc đặc sứ của Bạt Hãn Na quốc phải bí mật tới Đại Đường chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề, Trương Hoán hiểu rõ điều đó nên hắn không tiếp kiến ở Tử Thần Thiên Điện như tiếp đón các đặc sứ khác, mà dùng ngay chính ngự thư phòng của mình để tiếp kiến vị sứ giả vừa phải vượt ngàn dặm xa xôi để tới được Đại Đường này. Trong cuộc hội kiến này ngoại trừ Hàn tướng quốc và Thôi Ngụ ra còn có đại hoàng tử Lý Kỳ, và vị sư phụ Lý Bí của hoàng tử. Sở dĩ có thêm hoàng tử Lý Kỳ trong cuộc hội kiến này là bởi vì, sau khi hiểu được ngọn nguồn của sự việc bọn trẻ trèo cây ở Đông Nội Uyển lần trước, Trương Hoán đã tự ý thức được việc giáo dục của mình với nhi tử còn qua loa, chưa sát sao thực tế, khiến cho nó trong mấy năm gần đây ngày càng trở nên nhút nhát. Việc này có liên quan trực tiếp người kế thừa sự nghiệp của hắn trong tương lai, vì vậy Trương Hoán liền bổ nhiệm Hàn Lâm đại học sĩ Lý Bí làm sư phó dạy dỗ cho Lý Kỳ. Và cũng bắt đầu từ hôm nay, Trương Hoán cũng cho phép Lý Kỳ đứng hầu bên cạnh hắn để tiếp kiến sứ thần của các nước khác, dần dần tôi luyện bản lĩnh cho vị hoàng tử này. Đặc sứ mà Bạt Hãn Na quốc vương phái đến lần này tên gọi là Khế Tác Á, ông ta chính là thúc thúc của Bạt Hãn Na quốc vương Khế Lực. Khế Tác Á năm nay chừng ngoài năm mươi tuổi, dáng người lùn, chắc nịch. Ánh mắt của ông ta rất lanh lợi, dường như đôi mắt ấy cũng như biết nói, biểu đạt tình cảm giống như cái miệng của ông ta vậy. Ông ta được tên thị vệ dẫn vào trong ngự thư phòng, ngay lập tức vị đặc sứ này hướng về phía Trương Hoán hành đại lễ ra mắt tham kiến: “ Thần là Khế Tác Á, là đặc sứ của Bạt Hãn Na quốc xin ra mắt hoàng đê Đại Đường, chúc hoàng thượng uy chấn tứ hải, cùng nhật nguyệt sáng rọi muôn nơi”