Đến ngày 24 tháng sáu lời đồn ngày càng hiều.
Càng khiến cho Lý
Uyên giật mình là Dương Văn Kiền tạo phản ở Khánh Dương còn quấy rối
Ninh châu, miệng nói là hoàng đế vô đạo thái tử minh đức, cũng đưa ra
khẩu hiệu Tru Tần vương.
Nghe nói Kinh châu thứ sử đại tướng quân Lý Nghệ đã công khai hưởng ứng.
Nghe nói thái tử năm trước bổ nhiệm một đống thứ sử ở khu vực Sơn Đông bọn họ đều đang rục rịch.
Nghe nói cả An Nam đại đô đốc trấn Nam đại tướng quân Kỳ Lân thượng tướng Hà Nam vương Lý Ngôn Khánh cũng có phần không an phân.
Bất kể thế nào tin tức truyền ra cũng khiến cho Lý Uyên không sợ.
Hắn đói với Lý Ngôn Khánh đích thật là kiêng kỵ nhưng Lý Ngôn Khánh tạo phản hắn không tin.
Lý Ngôn Khánh là người thông minh, hơn nữa hắn ở Lĩnh Nam xa xa nếu thật
sự muốn tạo phản thì hiện tại U Châu Liêu Đông Kinh Tương các bộ hạ cũ
đã sớm khởi binh rồi. Những bộ hạ cũ của Lý Ngôn Khánh hành động thì
thiên hạ này làm sao có thể dẹp yên.
Lý Ngôn Khánh không tạo phản cho thấy sự tình cũng không phức tạp như vậy.
Việc cấp bách nhất chính là Lý Uyên phải nhanh chóng bình định sự rung chuyển ở Quan Trung.
Phải biết rằng Nhân Trí cung tuy trật tự miễn cưỡng vẫn còn nhưng nhân tâm đã bất an.
Từ khi Dương Văn Kiền phát binh Lý Uyên cuối cùng cũng đã quyết đoán:
- Triệu Tần vương tới gặp trẫm.
- Lý Thế Dân lúc này và hình ảnh trong lịch sử cũng không giống nhau lắm.
Giết toàn thành tại Giang Lăng làm cho danh dự của Lý Thế Dân hắn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Tuy nhiên loại ảnh hưởng này cũng không phải là quá lớn bởi vì ở niên đại
này, chuyện giết hại cả thành cũng không phải là không có. Chưa tới tới
Vương Thế Sung, Đậu Kiến Đức, nếu kể sâu xa ra thì ngay cả Hán cao tổ vĩ đại Lưu Bang chẳng phải cũng đã từng làm chuyện này còn gì?
Cho nên việc một đám thư sinh đứng ra gây náo loạn lập tức bị tin bình định Giang Nam bao phủ.
Nói thế nào thì nói, biểu hiện của Lý Thế Dân trong cuộc chiến bình Lương
cũng không coi là quá kém. Nếu không phải cuối cùng Tiêu Tiễn được Tiêu
thái hậu sắp đặt, thậm chí có thể đoạt Giang Lăng không đổ một giọt máu. Lý Uyên sau khi điều Lý Thế Dân về Trường An xong liền để an ổn mấy
tháng đã.
Đầu năm Vũ Đức thứ năm, Lý Thế Dân lại leo lên tới chức Thượng Thư Lệnh, cũng được phong là tả hữu thập nhị vệ Đại tướng quân
tả, Tổng đốc binh mã thiên hạ.
Lý Kiến Thành trước tình thế như vậy cũng không thể không an phận hơn.
Lý Thế Dân thảo phạt Dương Văn Kiền, kết quả đã rất rõ ràng.
Lý Kiến Thành lại không quá lo lắng bởi trong chuyện này hắn cũng không
liên quan quá lớn. Chỉ là làm hắn giật mình nhất đó là trong cung truyền tới tin tức: Lý Uyên hình như có tâm lý phế lập Thái tử, chuẩn bị sau
khi Tần vương chiến thắng liền lập Lý Thế Dân làm Thái tử. Mà Lý Kiến
Thành lại bị an bài tới Thục, sắc phong làm Thục Vương, hơn nữa vĩnh
viễn không được trở về Trường An.
Tin tức này là thật hay giả chứ?
Lý Kiến Thành bắt đầu hơi sợ hãi.
Lý Thế Dân xuất chinh, Lý Kiến Thành chợt như được phóng thích.
Nhưng hắn lại bị Lý Uyên cấm túc ở Đông cung, không có chiếu lệnh thì không được tự tiện rời đi.
Ít nhất còn được ở Đông cung, nói rõ ý định phế lập Thái tử của Lý Uyên cũng chưa kiên quyết!
Đông cung vẫn được đi lại bình thường như trước, ngoài việc Đông cung Tả
soái Vệ vi bị tống giam thì những người khác cũng không bị ảnh hưởng gì.
- Thái tử cũng đừng lo. Xu thế này nay, chỉ cần bắt được Dương Văn Kiền
thì Thái tử có thể lại tìm lại được sự trong sạch, bệ hạ tất nhiên cũng
không trách tội.
Thấy Lý Kiến Thành lo âu như vậy, có người đứng ra khuyên hắn.
Người này tên là Triệu Hoằng Trí, được Lý Nguyên Cát đề cử, là chiêm sự của Thái tử, cấp bậc Tam phẩm.
Ban đầu cũng chính người này ra mặt, không ngừng chia rẽ Lý Kiến Thành và
Thái tử thái bảo Lý Cương, cuối cùng thanh công đuổi Lý Cương đi, trở
thành nhân vật được sủng ái nhất bên cạnh Lý Kiến Thành.
Chẳng qua hắn còn chưa nói dứt lời thì Ngụy Chinh ở một bên đã không ngừng cười lạnh.
- Triệu chiêm sự chẳng lẽ tưởng Tần vương có thể lưu lại Dương Văn Kiền sao?
Ngụy Chinh và Triệu Hoằng Trí vốn không hợp nhau, hơn nữa nói một cách tương đối thì Lý Kiến Thành lại tín nhiệm Triệu Hoằng Trí hơn một chút.
Triệu Hoằng Trí nhất thời nổi giận:
- Chẳng lẽ Tần vương dám giết Dương Văn Kiền?
Bệ hạ đã có sắc lệnh, muốn lưu lại tính mạng của Dương Văn Kiền. Tần vương nếu giết hắn thì sẽ là kháng chỉ!
Ngụy Chinh cười to:
- Triệu chiêm sự, ta có thể đánh cược với ngài, Dương Văn Kiền chắc chắn phải chết.
Lý Kiến Thành ngạc nhiên hỏi:
- Vì sao lại nói vậy?
- Thái tử, chuyện Dương Văn Kiền xảy ra, chẳng lẽ ngài không cảm thấy hơi cổ quái sao? Dương Văn Kiền là lão thần tử, bình thường làm việc cực kỳ cẩn thận, làm sao lại đột nhiên khởi binh tạo phản? Còn nữa, Vũ Dĩnh
dâng tặng thủ thư của Thái tử như lại đi mà không trở về, đến nay sinh
tử không rõ. Dương Văn Kiền giết Vũ Dĩnh sao? Ta không tin lắm. Theo ta
được biết, quan hệ của Dương Văn Kiền và Vũ Dĩnh vốn không tồi. Vũ Dĩnh
không có tin tức gì chỉ có thể có một khả năng là bị người ta sát hại.
- Bị ai sát hại?
Ngụy Chinh nói vậy khiến Lý Kiến Thành chú ý.
Mặc dù trong tâm lý hắn cũng hơi tin Triệu Hoằng Trí, đồng thời cũng cho rằng Lý Kiến Thành chưa chắc có gan kháng chỉ.
Nhưng Ngụy Chinh lại nói:
- Là người muốn đổ tội cho Dương Văn Kiền.
Dương Văn Kiền có quan hệ với Tần vương thế nào thì thần cũng không dám phán
đoán. Thần chỉ biết Dương Văn Kiền đột nhiên khởi binh thì không khỏi
hơi cổ quái. Dương Văn Kiền còn sống thì dù đối với bệ hạ hay Tần vương
cũng đều không phải kết quả tốt. Cho nên Tần vương nhất định sẽ dồn
Dương Văn Kiền vào chỗ chết. Mà bệ hạ sợ rằng cũng hy vọng như thế.
Tóm lại là sau trận chiến này, Tần vương chắc chắc sẽ thu hoạch lớn tại triều.
Mà Thái tử dù có thể bảo toàn nhưng chỉ sợ không thể tiếp tục áp chế Tần
vương nữa. Thái tử nên hiểu rõ, triều đình đã bị Tần vương nắm được
không ít. Không nói tới Linh Vũ đô đốc, Trấn bắc đại tướng quân, Mãnh hổ thượng tướng, Triệu vương đang đứng về phía Tần vương, còn có rất nhiều người vẫn hi vọng Tần vương đăng cơ. Nếu Tần vương có làm chuyện này
thì có ai dám kể ra, Thái tử tại sao lại không đề phòng?
Mãnh hổ thượng tướng Lý Huyền Phách và Kỳ lân thượng tướng Lý Ngôn Khánh có cách gọi khác nhau nhưng đều như nhau cả.
Đây chỉ là một chức hờ, không có bất kỳ quyền lợi gì.
Trong lòng Lý Kiến Thành thật ra cũng đã lo lắng.
Hắn dường như đúng là có chút căn cơ trong nội đường của triều đình nhưng ở ngoài đường, không thể không thừa nhận là Lý Thế Dân cũng có chút thủ
đoạn.
Ngay cả Binh bộ Thượng thư Khuất Đột Thông năm xưa theo Lý
Kiến Thành đi bình loạn tại Hà Tây hôm nay cũng mơ hồ có dấu hiệu đầu
nhập Lý Thế Dân
Lý do thì Lý Kiến Thành cũng không phải không rõ.
Lý Cương cáo lão hồi hương mang tới ảnh hưởng quả thực không nhỏ.
Dù sao cũng là nguyên lão ba triều, trải qua Tùy đế, Tùy dạng đế cho tới
hiện nay là Lý Uyên, làm việc thẳng thắn nổi tiếng. Đuổi đi một người
cương trực như vậy, chẳng phải là cũng nói lên một phần rằng Lý Kiến
Thành không đủ anh minh sao?
Phải biết rằng Lý Cương đã từng lằm Phụ thần của Thái tử Dương Dũng tiền triều.
Kết quả là Dương Dũng bất hòa, xa lánh Lý Cương, cuối cùng bị Dương Quảng.
Mà nay Lý Kiến Thành lại bức Lý Cương đi, có phải cũng đã nói rõ hết rồi không.