Hai trăm ngàn quân Đại Đường vẫn đóng ở Hoài Nhu và U Châu, đại doanh quân Đường kéo dài hơn 10 dặm, thanh thế lớn. Suốt một mùa đông Lâu Sư Đức án binh bất động, mãi không phát động tấn công Mật Vân một lần, đồng thời cũng không phát động tấn công ở Đông tuyến.
Lâu Sư Đức là lão tướng có kinh nghiệm phong phú, lại là tướng quốc đương triều biết nhìn đại cục. Ông ta biết rõ dân tộc du mục không thích hợp để đánh lâu dài, cho nên cũng không vội vã tác chiến với người Khiết Đan mà dùng cách kéo dài thời gian để dần làm mất hết ý chí chiến đấu của người Khiết Đan.
Lúc này, Lâu Sư Đức đã có được tin của Lý Trân truyền đến, biết Lý Trân và Hề Vương Lý Thất Đế đã thống nhất điều kiện rút quân. Trong lòng ông ta mừng thầm, cứ như vậy người Khiết Đan sẽ ngồi không yên rồi.
Trời mới sáng, một gã binh báo tin đã chạy gấp đến đại trướng trung quân: - Khởi bẩm tướng quốc, tin từ Mật Vân, toàn quân Khiết Đan đã hành động, đánh về phía chúng ta.
Hành động của quân Khiết Đan đã sớm nằm trong dự liệu của Lâu Sư Đức. Ông ta đã sớm có sự chuẩn bị từ mấy tháng nay rồi.
Lúc này, ông ta cũng không quan tâm đến chủ lực Khiết Đan của Tôn Vạn Vinh. Ông quan tâm chính là tuyến đông quân Đường. Ở Doanh Châu có khoảng 10 ngàn quân Khiết Đan chiếm đóng, nếu không nằm ngoài dự liệu thì đội quân Khiết Đan này chắc là đã bỏ mặc Doanh Châu rút lui lên bắc rồi.
Như vật 5 ngàn kỵ binh mà Lý Trân suất lĩnh đang ở đâu? Hắn có dựa theo kế hoạch của mình, cắt đứt đường quân Khiết Đan rút lui từ tuyến Đông không?
Lâu Sư Đức xem kỹ bản đồ trên bàn, ông ta thò tay lấy bút vòng một vòng tròn vào Nhiêu Nhạc châu, chỗ này chính là chỗ quan trọng của quân Khiết Đan rút lui.
Lúc này, có một tên lính chạy đến trước trướng bẩm báo: - Yến Bắc Bảo cho chim bồ câu đưa thư đến, bọn họ cách đại quân Khiết Đan chưa đến 30 dặm.
Lâu Dư Đức trở về trạng thái bình thường, lúc này mới nói: - Truyền lệnh của ta, tử thủ Hoài Nhu và Yến Bắc Bảo, không được xuất chiến!
***
Từ Mật Vân xuôi nam xuống huyện Kế, địa thế thấp dần, hơn nữa ở phía bắc huyện Hoài Nhu lại là núi đồi nhấp nhô, đường xá khó đi, chỉ có một con đường phẳng có thể xuôi nam. Con đường này cách thị trấn Hoài Nhu khoảng hơn 500 dặm.
Huyện Hoài Nhu không ảnh hưởng lớn đến quan đạo mà ở cách thị trấn Hoài Nhu không xa có một nơi hiểm yếu. Quân Đường xây dựng một quân thành trên sườn núi, tên là Yến Bắc Bảo, vị trí vừa đúng thuộc về quan đạo. Từ trên cao nhìn xuống, địa thế rất có lợi cho quân Đường.
Đại quân Khiết Đan phải xuôi nam quyết chiến với quân Đường. Bộ binh có thể trèo vòng qua đường núi mà đi nhưng kỵ binh và quân nhu thì nhất định phải đi quan đạo.Bọn họ sẽ bị bại lộ dưới con bắt của Yến Bắc Bảo, trong Yến Bắc Bảo có 5 ngàn quân Đường, dựa vào cung nỏ có thể phong tỏa quan đạo, huống chi còn chuẩn bị đá, cây lăn, cho dù kỵ binh có xông lên trước cũng sẽ bị tổn thất thê thảm và nghiêm trọng.
Mới sáng sớm ngày hôm sau, mấy vạn đại quân Khiết Đan đã xuất hiện ở trong sơn cốc cách huyện Hoài Nhu mấy dặm. Tôn Vạn Vinh đứng trên ngọn đồi nhìn quân thành mà quân Đường mới tu sửa từ phía xa. Tôn Vạn Vinh vo nắm tay, tuy gã biết quân Đường mất một tháng để xây dựng tòa quân thành này, nhưng gã cũng không để tâm, gã không ngờ mình lại còn có thể xuôi nam quyết chiến với quân Đường.
Bây giờ gã mới phát hiện hình như mình đã rơi vào bẫy của quân Đường. Rõ ràng là quân Đường biết bọn họ sẽ xuôi nam, trong lòng Tôn Vạn Vinh càng thêm nghi ngờ, lẽ nào trước đó quân Đường đã đoán được kết quả này?
- Khả Hãn!
Vạn phu trưởng kỵ binh Lý Giai Cố giục ngựa lên nói với Tôn Vạn Vinh: - Quân thành này rất hiểm yếu, kỵ binh tiến lên chỉ e sẽ bị thương nặng, lương thảo, quân nhu cũng không qua được. Bằng không đánh hạ quân thành trước, đại quân mới có thể qua thuận lợi.
Tôn Vạn Vinh nhìn quân thành hiểm yếu, chỗ này ít nhất cũng phải chứa được năm, sáu ngàn người. Không biết bên trong có bao nhiêu quân Đường, nếu chẳng may số lượng quân Đường không ít, công thành sẽ bị tổn thất thê thảm và nghiêm trọng. Trong lòng của gã vô cùng khó xử, suy nghĩ một lúc lâu sau, gã mới nói với hơn 10 thám tử: - Đi tìm đường tiếp, xem có đường vòng hay không?
Hơn 10 thám tử cưỡi ngựa chạy như bay, lúc này Ất Vũ Oan lại đi lên khuyên nhủ: - Xem ra quân Đường sớm đã có sự chuẩn bị, chúng ta xuôi nam gấp gáp như vậy phần thắng sẽ không lớn. Một khi binh bại, e là chúng ta cũng không về được, chi bằng trực tiếp rút lên bắc. Nếu quân Đường đuổi theo, chúng ta sẽ quyết chiến với họ trên thảo nguyên. Nếu quân Đường không đuổi theo, chúng ta sẽ chiếm Liêu Đông. Quân Đường sẽ xuất quân tác chiến với chúng ta, Khả hãn, đây là thượng sách.
- Vậy Hà Bắc phải làm sao?
Tôn Vạn Vinh rất không cam lòng nói: - Nếu không thể vớt vát của cải từ Hà Bắc, ta không thể giải thích với các bộ lạc, sau này bọn họ sao còn phục ta nữa?
Ất Vũ Oan thầm thở dài trong lòng. Tôn Vạn Vinh đi vào ngõ cụt, một lòng muốn xuôi nam cướp Hà Bắc. Sao gã không nghĩ, 20 vạn đại quân Đường đang chờ gã, sao gã có thể đi cướp Hà Bắc?
Lúc này, hơn 10 thám từ lần lượt trở về bẩm báo nói: - Khả Hãn, không có đường nhỏ, kỵ binh và đồ quân nhu chỉ có thể đi con đường này.
Tôn Vạn Vinh bất đắc dĩ đành phải quay đầu nói ngắn gọn với Vạn phu trưởng Hà A Tiểu: - Ta cho ngươi 2 vạn quân đội, hạn trong vòng 1 canh giờ đánh hạ quân thành này cho ta. Nếu không, ngươi hãy xách đầu đến gặp ta.
Hà A Tiểu trong lòng mắng thầm nhưng không dám cãi quân lệnh, đành ôm quyền trả lời: - Ty chức tuân lệnh!
Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống vang lên trong thung lũng, 1 vạn quân Khiết Đan chia làm hai đội quân từ trong thung lũng đi ra, chật ních quan đạo “Tu tu tu…!” Tiếng kèn vang lên, 10 ngàn bộ binh Khiết Đan xông lên sườn núi, từ khắp đồi núi đánh vào quân thành trên sườn núi.
Lúc này, trong quân thành cũng có tiếng kèn vang lên “Tu tu tu….”, tiếng kèn vang vọng trong không trung, chỉ thấy có vô số binh lính xuất hiện trên đầu thành, tay cầm cung tên nhắm thẳng vào binh lính Khiết Đan. Đúng lúc này, Tôn Vạn Vinh nói: - Năm ngàn kỵ binh tiên phong tiến lên!
Đây là tính toán của Tôn Vạn Vinh, quân Đường phải phòng quân Khiết Đan công thành, chắc chắn sẽ không để ý đến quan đạo. Vậy kỵ binh và đồ quân nhu của bọn họ sẽ nhân cơ hội này mà từ dưới quân thành tiến lên.
Năm ngàn kỵ binh khởi động, tiếng chân như tiếng sấm, bụi bay khắp trời. Che tai cũng không kịp, tiếng quân xông về phía trước như tiếng sét. Nhưng bọn họ vừa mời đi đến chân núi, thì một lượng lớn cây lăn từ đầu thành bổ thẳng xuống kỵ binh Khiết Đan. Kỵ binh Khiết Đan lập tức ngã ngựa thảm thiết kêu lên. Ngay sau đó mũi tên như mưa, bắn dày đặc về phía kỵ binh trên quan đạo, kỵ binh phía sau trúng tên đều ngã ngựa.
Một lượng đá lớn và gỗ lăn cản trên quan đạo khiến kỵ binh không thể đi lên trước được nữa. Bọn họ quay đầu lại chạy trốn trở về, Tôn Vạn Vinh nổi trận lôi đình, giục ngựa tiến lên rùng roi đánh về phía kỵ binh trốn về: - Khốn khiếp! Quay lại cho ta!
Cho dù Tôn Vạn Vinh hận không thể chém hết tất cả kỵ binh không hăng hái này, nhưng trên thực tế, gã cũng biết trước khi chưa phá hủy quân thành thì cho dù kỵ binh của gã có tiến lên cũng không có ý nghĩa gì, lương thảo của gã biết phải làm sao?
Trong lòng Tôn Vạn Vinh bất đắc dĩ, gã đành phải đặt tất cả hi vọng vào hai vạn binh lính tấn công thành trì, nhưng tin tình báo cũng không được lạc quan cho lắm. Binh sĩ Khiết Đan tấn công quân thành vốn là ở lưng chừng núi. Hơn nữa tường của quân thành cao đến hai trượng, khiến quân thành càng thêm nguy hiểm. Cho dù là dùng máy bắn đá cũng chẳng được tích sự gì.
Mấy ngàn quân Đường trên đầu thành bắn tên, tên bay như mưa bão về phía binh lính Khiết Đan khắp núi đồi. Vô số binh lính Khiết Đan ngã xuống khóc than, lăn từ trên núi xuống. Đám binh lính vừa mới gần đến tường thành thì bị đá và cây lăn xuống đập phải, binh lính Khiết Đan chết rất thê thảm và nghiêm trọng. Chưa đến nửa canh giờ, đã có gần ba ngàn lính thương vong. Nhưng lúc này binh lính Khiết Đan lại ngay cả ven tường thành cũng chưa động đến được.
Đại tướng Hà A Tiểu thấy không thể đánh hạ quân thành liền chạy vội đến trước mặt Tôn Vạn Vinh xin xỏ: - Khả Hãn, cứ đánh tiếp như vậy không phải là cách hay. Hai vạn binh lính đều đã chết trận dưới chân núi, xin hãy hạ lệnh rút quân!
Ất Vũ Oan cũng khuyên nhủ: - Khả Hãn, thương vong quá lớn, chi bằng ban đêm công thành tiếp.
K…e…n…g…g! K…e…n…g…g! K…e…n…g…g! Tiếng chuông lệnh rút quân vang lên, hơn một vạn binh lính Khiết Đan như thủy triều rút từ trên núi xuống. Tôn Vạn Vinh vô tình, đành phải lui binh về một sơn cốc khác, khoảng đất bên đó đủ lớn để họ trú binh.
Nhưng trời còn chưa tối, một tin dữ từ phía bắc đến, đại quân Đột Quyết tập kích hậu phương Khiết Đan. Tài sản, vợ con của họ đều bị người Đột Quyết bắt đi. Tin này như sét đánh giữa trời quang, khiến Tôn Vạn Vinh sợ đến mức ngây người ra. GÃ nóng giận quá đến mức ngất đi.
Đám thân binh làm cho gã tỉnh lại, Ất Vũ Oan nghe tin, tin tức bị tập kích phía sau cũng khiến cho y sợ đến mức chân tay lạnh toát cả đi. Y vội vàng nói với Tôn Vạn Vinh: - Khả Hãn, thời gian không đợi chúng ta, nhất định trước khi tin truyền ra ngoài phải lập tức rút quân, nếu không quân đội sẽ sụp đổ mất.
Tôn Vạn Vinh gật gật đầu, nói với thân binh xung quanh: - Mau đi truyền lệnh của ta, lập tức rút quân về Liêu Đông!
Đêm hôm đó, đại quân Khiết Đan bắt đầu rút khỏi hướng bắc, cho dù Tôn Vạn Vinh đã nghiêm lệnh phong tỏa tin tức, nhưng tin quân đội Đột Quyết tập kích vẫn bị truyền đi khắp các bộ phận quân Khiết Đan.
Đúng như sự lo lắng của Ất Vũ Oan, tin này khiến các bộ phận quân Khiết Đan nhanh chóng tan dã, bộ phận có thực lực mạnh đã liên tiếp rời khỏi đại quân Khiết Đan. Tù trưởng Điệt Lạt Đồng Quang suất lĩnh ba vạn đại quân tăng tốc chạy về phía Mạc Châu.
Vào lúc đại quân Khiết Đan bắt đầu rút lui khỏi phương bắc, tướng quốc Đại Đường cũng suất lĩnh 200 ngàn đại quân giết đến huyện Hoài Nhu. Lâu Sư Đức cũng biết tin do Đột Quyết Khả Hãn phái người mang đến. Đột Quyết công phá hang ổ Khiết Đan, điều này lập tức khiến Lâu Sư Đức thấy cơ hội đã đến. Lúc này ông cử binh lên bắc, ông sớm đã có sự chuẩn bị. Chỉ vẻn vẹn có một ngày, 20 vạn đại quân đã đến Hoài Nhu.
Quân Đường như một con rồng lớn nhanh chóng hành quân trên đường lên bắc. Lúc này, phó tướng Tô Hồng Huy giục ngựa chạy đến trước mặt Lâu Sư Đức, có vẻ lo lắng nói: - Tướng quốc, đội quân Khiết Đan nhanh chóng rút lui khỏi phương bắc, có phải bọn họ dùng kế dụ binh không?
Gã rất lo lắng quân Đường sẽ trúng quỷ kế của người Khiết Đan, cuối cùng sẽ bị thảm bại. Lâu Sư Đức nhìn ra sự lo lắng trong mắt gã, rồi vuốt râu mỉm cười nói: - Có dùng kế dụ binh hay không trong lòng ta rất rõ, người Khiết Đan đã mất ý chí chiến đấu từ lâu, nếu không nhân cơ hội này đánh tan bọn họ, một khi để họ khôi phục nguyên khí, bọn họ sẽ phản lại, trận chiến này nhất định phải đánh thật độc, khiến họ trong vòng 100 năm phải thần phục Đại Đường.
- Vậy vì sao không trực tiếp diệt Khiết Đan? Tô Hồng Huy lại không hiểu hỏi.