DẠ KHÚC: NĂM CÂU CHUYỆN VỀ ÂM NHẠC VÀ ĐÊM BUÔNG

Dạ Khúc: Năm Câu Chuyện Về Âm Nhạc Và Đêm Buông
Dạ Khúc: Năm Câu Chuyện Về Âm Nhạc Và Đêm Buông
Tác giả
Tình trạng
Hoàn thành
Thể loại
Khác Phương Tây
Nguồn
Đang cập nhật
Lượt xem
162
Đánh giá
1 2 3 4 5

Tại những quảng trường nước Ý hay khu đồi Mavern, trên tầng thượng khách sạn Hollywood hạng sang hay trong căn hộ London nghèo túng, ta bắt gặp những người trẻ tuổi mộng mơ, những nghệ sĩ bất thành danh, những ngôi sao rực rỡ một thời… Mỗi nhân vật lại có cuộc gặp gỡ cho họ nhìn lại tình yêu âm nhạc, ước mơ trong đời, soi quá khứ vào hiện tại, thấp thoáng và lưu luyến như giấc mơ trong thời khắc đêm buông.

Sau sáu tiểu thuyết, trong đó một đoạt giải Man Booker, Kazuo Ishiguro, nhà văn từng được tờ New York Times hết lời ca ngợi là “một thiên tài độc đáo”, mới viết Dạ Khúc - tập truyện ngắn đầu tiên.
Nhẹ nhàng và tinh tế, súc tích mà toàn vẹn, lắng đọng và trong suốt như pha lê, năm câu chuyện quấn quýt theo một chủ đề chung ám ảnh: cuộc vật lộn gìn giữ cảm giác lãng mạn trong đời, ngay cả khi ta đã già đi, các mối quan hệ tàn đi, và niềm hy vọng từng sôi nổi cứ dần phai nhạt.

Nhận định về tác phẩm:

“Một cuốn sách vô cùng thông minh về thời gian đang trôi qua cùng những khoảnh khắc thăng hoa khiến hành trình ấy trở nên đáng giá.
 - Christian House, Independent on Sunday

“Một cuốn sách thấm đẫm tiếc nuối, nhưng cũng ngập tràn trắc ẩn với những cuộc đời vẫn giấu phía sau nụ cười của mình những giấc mơ tàn lụi.
 - Neel Mukherjee, Time

“Đây không hẳn là những câu chuyện về âm nhạc, mà là những nghiên cứu về mối quan hệ, nhấn mạnh vào sự nổi tiếng và cái giá phải trả để thành danh hay thất bại trong thế giới hiện đại.
 - Jonathan Coe, Financial Times

“Cũng như Mãi đừng xa tôi, Dạ Khúc được viết bằng một phong cách chủ ý đơn giản, gần như văn nói, rời rạc hơn và bớt trang trọng hơn các tác phẩm trước của ông.
(.
) Và mặc dù các câu chuyện đều xoay quanh tài năng nghệ thuật – những nguy cơ và sự nghiệt ngã đi cùng với nó; ai có nó và ai không – chúng vẫn tập trung nhiều hơn vào những vấn đề phổ quát của cuộc sống.
” 
- Christopher Tayler, The Guardian