” Nước Thục vốn ở phía Đông biển Bắc Hải. Liền kề với Ngô, Sở, Ngụy, Hàn
vừa hay tạo nên thế cục ngũ quốc tranh giành từ xưa đến nay.
Năm
Vũ Hán đế thứ mười ba, nước Thục bại trong trận chiến với Sở. Quân Sở
đánh một đường từ ải Nam Quan đến tận hoàng cung Thục quốc.
Trong hoàng cung nước Thục, khói lửa giăng đầy trời.
Chiêu Đức hoàng hậu bệnh nặng liên miên cuối cùng không qua khỏi. Vũ Hán đế
tay vẫn run lên, nhìn người phụ nữ mình yêu thương chết trong lòng, hắn
hôn lên hai hàng lệ chảy trên mặt nàng. Nỉ non:
” Dung nhi, nhanh thôi ta sẽ đi theo nàng, không để nàng cô đơn”
Hắn lại đưa mắt nhìn sang đứa bé trước mặt. Hậu cung nước Thục độc sủng mình hoàng hậu Chiêu Đức. Thục hoàng cũng chỉ có duy nhất một đứa con
gái, phong là Chiêu Dương công chúa. Về sau lại lập nàng làm hoàng thái nữ.
Vũ Hán đế đứng thẳng, lấy từ trong ngực ra một miếng binh
phù, đưa cho Chiêu Dương. Đứa bé gái quỳ lung thẳng tắp, run tay đón
nhận:
” Ta Lý Hán Tư nay truyền ngôi cho hoàng thái nữ là Lý
Chiêu Hoàng, trở thành quân vương đời thứ ba mươi tám, lấy hiệu là Chiêu Thánh đế.
Chiêu Nhi con phải nhớ, nước Thục vẫn có ngày quật
khởi. Binh phù này chứa một phần tư binh lực nước Thục, do tướng quân Lý Nhan nắm giữ. Ngọc ấn khi xưa ta giao cho sư phụ con mang đi. Chiêu
nhi, ta biết giao trọng trách này cho con là quá nặng, nhưng phụ hoàng
có lỗi với liệt tổ liệt tông vì không bảo vệ được muôn dân bách tính. Ta hy vọng một ngày con có thể lấy lại giang sơn nước Thục. Tha thứ cho
phụ hoàng và mẫu hậu con”
Nói xong tự tay đâm một kiếm cắt đứt sinh mệnh của mình.
Máu tràn ra nhuộm đỏ long bào.
Chiêu Hoàng miệng mỉm cười. Nước mất nhà tan dân chúng chịu kiếp lầm than.
Sinh ra trong hoàng tộc, nếu không bảo vệ được giang sơn xã tắc, thì chỉ còn con đường chết để bảo toàn tôn nghiêm. Đây là quyền lợi cũng là bổn phận của người mang trong mình dòng máu đế vương. Nhưng nàng không thể
chết, không được chết. Tại sao? Công chúa mất nước, lấy gì để phục quốc. Hoàng đế ư? Nước đã mất vậy tại sao phụ hoàng không để nàng tuẫn táng
theo giang sơn xã tắc này?
Chiêu Hoàng nhìn thân mẫu trước mặt,
lệ nóng chảy ra. Nàng thét lên một tiếng thê lương. Đây là lần cuối cùng nàng khóc than cho sự diệt vong của nước Thục. Kể từ nay về sau, Thục
mất, Chiêu Hoàng cũng đã chết, nàng phải làm sao lấy lại hết thảy.
Bảy năm trước, Chiêu Đức hoàng hậu mang thai. Một lần đi bái Phật, gặp một
lão đạo, hắn nói, đứa bé trong bụng là nữ nhi nhưng mang chân mệnh thiên tử. Chỉ có điều mệnh yểu. Sau khi sinh ra phải tránh cảnh lầu son gấm
vóc may ra có thể sống.
Hoàng hậu ban đầu không tin, thái y đều
nói đây là long thai. Mãi cho đến ngày sinh hạ, tứ phía bách điểu bay về kinh thành chầu bái, tiếng chim hót vang khắp đế đô. Ngày hôm sau, khi
mặt trời vừa rạng, hoàng hậu hạ sinh một công chúa. Lại nhớ đến lời vị
đạo sữa năm xưa nên tiểu công chúa ra đời không bao lâu đã bị đưa khỏi
cung giao cho vị đạo sĩ kia.
Năm Chiêu Hoàng lên sáu, Phổ Hiền
bấm tay thấy Thục hoàng sắp có hạn lớn nên cho nàng về cung. Đây cũng là lần đầu tiên nàng được gặp phụ mẫu. Vui vẻ chẳng mấy ngày thì giông bão đã ập đến.
Quân sở tràn vào hoàng cung, thảm sát khắp nơi. Toàn
bộ nữ quyến hoàng thất bị sung làm quân kĩ, còn lại nam tử thì bị giết.
Một mạng cũng không chừa.
Quân Sở bắt được Chiêu Hoàng, trái lại không sung quân mà Sở hoàng để lấy lòng dân, đưa nàng lên ngôi vương,
viết chiếu quy thuận theo Sở. Ngày lễ đăng cơ, Chiêu Hoàng đầu đội Kim
Khôi, thân mặc long bào bước lên bậc cửu cấp, đứng nhìn long ỷ phía
trên.
Đứa bé sáu tuổi bước từng bước đầu tiên trên con đường
giành lại đế nghiệp. Mỗi một bước đi là dẫm trên nước mắt xương máu con
dân và binh lính Thục quốc ngã xuống.
Nàng đứng trước ngai vàng,
quỳ gối lạy một lạy rồi quay người nhìn xuống triều thần bên dưới. Gia
quyến hoàng tộc đều chết hết, quần thần cũng bị tàn sát phân nửa. Những
kẻ còn lại đứng đây không phải bán nước thông địch thì cũng là quan quân nước Sở cử sang canh trừng. Ngày đăng cơ, không có quỳ lạy cũng không
có vạn tuế, bình thân hay miễn lễ. Đám triều thần giương mắt nhìn đứa bé đang làm con rối phía trên, miệng khẽ nhếch. Giọng nói trẻ con non nớt
vang lên:
” Bãi triều đi. Trầm mệt rồi”
Nhiều quần thần bật cười khinh thường, lục đục kéo nhau ra về.
Chiêu Hoàng lên tám, Sở Hoàng vẫn không yên tâm về quân cờ này nên mới phái
con trai Tướng quân Tần Doãn là Tần Khải Vũ đến làm hầu đồng bên cạnh
Chiêu Hoàng, ý để giúp nàng xử lý chính sự. Hắn nhận Tần Khải Vũ làm
con nuôi, vừa như con tin để kìm hãm Tần Doãn, lại trở thành com mắt
trông chừng mà Sở đặt trong hoàng cung nước Thục.
Nói đến Tần Khải Vũ, hắn lúc bấy giờ mới 12 tuổi, con nhà võ nhưng lại tuấn tú, khôi ngô và am hiểu sử tịch lạ thường.
Chiêu Hoàng cũng thuận nước dong thuyền, ngày ngày đùa nghịch, đêm lại triệu
kiến hắn vào tẩm cung đốt bấc. Chẳng mấy chốc tiếng tăm nữ hoàng đế nước Thục, tuổi còn nhỏ mà đã ham mê nam sắc, đầy vẻ dâm đãng, lớn lên chắc
chắn là hôn quân, dâm phụ.
Nàng vẫn mặc kệ thế gian, đêm đến
trong bóng tối nàng âm thầm tính từng nước cờ một, tìm cách liên hệ với
Lý Nhan và những trung thần cũ, tích lũy thế lực. Một mặt lại âm thầm
phát triển những thương hội lớn, nắm giữ đầu mối kinh tế.
Từ năm
Chiêu Hoàng lên 10, mỗi năm nàng đều cho tuyển nam sủng ba đợt. Hậu cung nước Sở, bạt ngàn là những thiếu niên mỗi người một vẻ. Nói là tuyển
nhưng phần lớn đều là nàng cưỡng ép bắt đến hoặc Sở vương có lòng mà
mang tặng.
Tiếng xấu vang xa, một nữ đế hoang dâm, vô độ, điêu
ngoa, ngu dốt, vừa làm nhục Thục Hoàng đã quy tiên lại vừa làm nhục con
dân nước Thục.