Ngô Quyền huy động quân dân vào rừng đẵn gỗ, vót nhọn, bịt sắt rồi cho đóng xuống lòng sông thành hàng dài, tạo nên 1 bãi cọc, 1 bãi chướng ngại dày đặc ở 2 bên cửa sông. Khi nước triều lên mênh mông thì cả bãi cọc ngập chìm. Khi triều xuống thì hàng cọc nhô lên cản trở thuyền qua lại.
Trận địa cọc ngầm là 1 nét độc đáo, sáng tạo của nghệ thuật thủy chiến VN mà Ngô Quyền là người khởi xướng đầu tiên. Khi chuẩn bị trậ n địa, Ngô Quyền không những lợi dụng địa hình thiên nhiên, mà còn lợi dụng cả chế độ thủy triều. Đây cũng là trận đánh biết lợi dụng con nước thủy triều sớm nhất trong lịch sử quân sự nước ta, mở đầu cho truyền thống trong lợi dụng thủy triều trong nhiều trận thủy chiến sau này.
Trận địa cọc có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ thế trận của Ngô Quyền. Nó sẽ giúp quân ta “dễ bề chế ngự” đoàn thuyền địch. Song trận địa đó sẽ mất hết tác dụng nếu đoàn thuyền giặc không bị đánh bại ở phía trong hàng cọc. Vì vậy, đồng thời với việc xây dựng trận địa cọc ngầm, Ngô Quyền đã tập trung công sức bố trí 1 thế trận mai phục quy mô lớn phía trong hàng cọc vùng hạ lưu và cửa biển Bạch Đằng.
BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG MAI PHỤC: - Dương Tam Kha chỉ huy 1 cánh quân chủ yếu là thủy binh bố trí bên tả ngạn sông Bạch Đằng, phục sẵn ở các kênh rạch bên sông, lợi dụng thuận dòng nước triều xuống, bất ngờ chặn đầu, tiến công thẳng vào đoàn thuyền địch, hãm chúng sa vào trận địa cọc ngầm. Tham gia lực lượng này còn có đội thuyền do Đào Nhuận chỉ huy.
- Một cánh quân khác do Đỗ Cảnh Thạc và Ngô Xương Ngập chỉ huy bố trí và đánh địch từ phía hữu ngạn sông Bạch Đằng.. cánh quân này chiến đấu có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng dân binh của anh em Lý Minh, Lý Bảo, Lý Khả ở Hoàng Pha (Hoàng Động, Thủy Nguyên, Hải Phòng) và của chàng trai họ Nguyễn ở Lâm Động (Thủy Nguyên). Lực lượng do Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy gồm cả thủy binh và bộ binh. Họ mai phục trong rừng cây ven sông, rạch, phối hợp với cánh quân bên tả ngạn của Dương Tam Kha, từ 2 phía tiến công vào đoàn thuyền của quân Nam Hán. Có thể lúc đó có 1 đạo thủy quân mạnh phục sẵn làm nhiệm vụ chẹn đầu, chờ khi nước xuống sẽ xuôi dòng đánh vỗ mặt đội hình tiến công của quân giặc.
- Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy một lực lượng lớn thủy binh và bô binh, lập đồn bên sông Gia Viên (sông Cấm)
- Đoàn thuyền nhẹ khiêu chiến, nhử giặc do Nguyễn Tất Tố chỉ huy
Trong thế trận của Ngô Quyền:
- Lực lượng mai phục sẽ giữ vai trò quyết định.
- Trận địa cọc ngầm ở cửa sông nhằm cản phá, chặn đường tháo chạy của giặc.
Sự bố trí kết hợp giữa hệ thống bãi cọc và quân mai phục chứng tỏ quyết tâm tiêu diệt hoàn toàn đạo quân xâm lược bằng 1 trận đánh quyết định Cuộc chiến đấu diễn ra và kết thúc chỉ trong vòng 1 con nước triều, nghĩa là chỉ trong vòng 1 ngày. Thời gian chiến đấu ác liệt nhất là lúc nước triều xuống mạnh cho đến lúc nước rặc, nghĩa là chỉ nửa ngày. Toàn bộ đạo quân xâm lược hung hăng ngạo mạn với đoàn thuyền chiến lớn đã bị tiêu diệt ở ngay vùng cửa biển Bạch Đằng nghĩa là tại địa đầu nước ta khi chúng chưa kịp đặt chân lên lên, chưa kịp gây tội ác. Cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần này (lần 2) kết thúc thắng lợi nhanh, gọn trong 1 trận quyết chiến chiến lược.
Đó là cuộc chiến tranh chống xâm lược tiêu biểu nhất cho lối đánh thần tốc, có hiệu quả cao của dân tộc ta. Trận Bạch Đằng (938) là trận vận động tiến công kết hợp với mai phục tiêu diệt địch trên sông nước. Lần đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, Ngô Quyền đã lợi dụng thế “thiên hiểm” của sông Bạch Đằng để bố trí trận địa phục binh, kết hợp ém mai phục với bãi cọc ngầm vót nhọn bịt sắt và lợi dụng nước triều lên xuống để đánh giặc. Sông Bạch Đằng sâu và rộng, núi rừng san sát ven bờ, trên bãi sông có nhiều kênh rạch, lau lách và cây cối um tùm, có nhiều nhánh sông và nước triều lên xuống mạnh.
Việc xác định không gian và thời gian quyết chiến của Ngô Quyền đều nhằm triệt để lợi dụng địa hình, phát huy cao độ ưu thế thủy chiến của dân ta trong điều kiện thiên thời, địa lợi, và nhân hòa để đánh địch. Trận địa cọc ngầm đã có tác dụng to lớn, lối đánh nghi binh lừa và nhử địch vào trận địa phục binh đã thực hiện chính xác, đúng với ý định của bộ tham mưu.
Chiến thắng bạch Đằng chứng tỏ sự trưởng thành của ý thức dân tộc VN, sự lớn mạnh của nhân dân ta về trí tuệ và khả năng đánh thắng quân thù không chỉ bằng du kích mà cả bằng chính quy, không chỉ ở trên bộ mà cả bằng thủy chiến. Đó là 1 thí dụ điển hình về mưu trí, sáng tạo, về sự tính toán chính xác trong nghệ thuật quân sự của dân tộc.
Nhà sử học Lê Văn Hưu viết: “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp mà đánh tan trăm vạn quân của Lưu Hoàng Thao, mở nước, xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói một lần nổi giận,mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: “Trận thủy chiến này, với thuyền chiến và cọc gỗ bịt sắt, với lối đánh dũng cảm và mưu trí, đánh dầu sức mạnh chiến đấu và trình độ phát triển của quân đội, dân tộc ta thời đó”.
TRẬN BẠCH ĐẰNG (28-4-981) Mùa xuân năm 981, quân và dân Đại Cồ Việt dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn đã ghi thêm vào trang sử vàng chống giặc ngoại xâm một chiến công sáng chói. Đỉnh cao chiến công ấy là trận quyết chiến chiến lược trên dòng sông Bạch Đàng lịch sử ngày 28-4-981.
TÌNH HÌNH QUN GIẶC: Sau khi đánh bại các thế lực phong kiến cát cứ, năm 960 Triệu Khuông Dẫn thống nhất lại đất Trung Hoa cũ, lên ngôi, lập nên nhà Tống. Bằng nhiều biện pháp cải tổ chính quyền, chấn hưng kinh tế, 20 năm sau, nhà Tống đã ổn định được tình hình trong nước và trở thành 1 nhà nhước phong kiến cường thịnh. Đi theo vết xe của các triều đại thống trị ở TQ trước đó, các vua đầu nhà Tống ra sức thi hành chính sách “tiên Nam hậu Bắc”, nghĩa là trước tiên, ưu tiên cho việc bành trướng, tiến đánh xuống phía Nam, sau đó mới tính đến việc phía Bắc.
Trong chiến lược đó, nước Đại Cồ Việt bé nhỏ nhưng giàu của và có vị trí chiến lược quan trọng đã trở thành đối tượng chinh phục của nhà Tống. Ngày Đinh Mùi tháng 7 năm Canh Thìn (19-8-980), vua Tống xuống chiếu điều tướng, chỉnh quân chuẩn bị xâm lược Đại Cồ Việt. Tống Thái Tông phong Hầu Nhân Bảo (khi đó là viên tri châu Ung) làm “Giao Châu lộ thủy lục kế độ chuyển vận sứ”, tổng chỉ huy đạo quân xâm lược; Tôn Toàn Hưng làm phó, cùng các tướng Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, Giả Thực… gấp rút tập trung quân đội, vận chuyển lương thực.
3 ngày sau khi ban chiếu quyết định đánh chiếm Đại Cồ Việt, ngày Canh Tuất tháng 7 (22-8) năm 980, vua Tống thết đãi tiệc bọn Tôn Hoàn Hưng tại vườn hoa Ngọc Tân trước giờ xuất quân.
Về lực lượng: nhà Tống chủ trương lấy ngay quân có sẵn ở Ung Quảng, vốn liền kề biên giới Việt Tống phái đi trước.
Các mũi tiến quân: - Cánh quân Thủy do Hầu Nhân Bảo chỉ huy từ Khâm Châu, theo đường biển tiến vào Lãng Sơn (Quảng Ninh), qua cửa Bạch Đằng, rồi theo sông Kinh Thầy ngược lên sông Lục Đầu.
- Cánh quân bộ do Tôn Toàn Hưng chỉ huy từ Ung Châu, qua Qủy Môn Quan vào châu Tô Mậu (Tiên Yên), rồi Đông Triều, Chí Linh mà tiến sâu vào nội địa nước ta. 2 cánh quân này xuất phát gần như đồng thời với nhau, và theo kế hoạch hợp điểm, hội sư, chúng sẽ gặp nhau ở Hoa Bộ (Thủy Nguyên, Hải Phòng), rồi Đại La, cuối cùng hợp sức đánh chiếm Hoa Lư.
Tiếp theo đó, triều Tống lấy quân Kinh Hồ (ở vùng Trung Nguyen) do Lưu Trừng và Trần Khâm Tộ trực tiếp chỉ huy, chia làm 2 đạo thủy bộ tiến sang tiếp sức. TÌNH HÌNH ĐẠI CỒ VIỆT Trước nguy cơ ngoại xâm đang đến gần, triều đình và các tướng lĩnh đã nhất trí suy tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế để lãnh đạo quân dân cả nước chuẩn bị kháng chiến.
Sau khi ổn định tình hình nội bộ, Lê Hoàn đã chủ động hoạch định 1 chiến lược phá Tống rất có hiệu quả. - Một mặt ông huy động quân sỹ và nhân dân khẩn trương chuẩn bị chống giặc.
- Một mặt ông tìm kế hoãn binh để củng cố thêm lực lượng kháng chiến, nhất là để bẻ gãy kế hoạch abn đầu và chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của quân Tống.
Ngày mồng 1 Canh Tý tháng 11 năm Canh Thìn (10-12-980), Lê Hoàn sai Giang Cự Vọng và Vương Thiệu Tộ mang cống vật và chiếu thư giả là của Đinh Toàn xin phong vương. Song lúc bấy giờ, quân Tống đang trên đường tiến sang nên vua Tống cự tuyệt cho rằng bên ta muốn hoãn binh.
Trước tình thế ấy, Lê Hoàn chủ động bày sẵn thế trận phá giặc:
- Vua cử Phạm Cư Lượng và nhiều tướng lĩnh trấn giữ các nơi hiểm yếu
- Nhà vua thân chinh dẫn đại quân từ kinh thành Hoa Lư theo đường Thủy, ngược sông Đáy, sông Nhuệ mà vào sông Hồng, rồi từ đó tiến lên miền địa đầu đông bắc đất nước.
- Nhận rõ vị trí quan trọng của sông Bạch Đằng và theo kinh nghiệm của Ngô Quyền 43 năm trước, Lê Hoàn sai quân sỹ đóng cọc và bố trí trận địa chặn giặc ở đây
Trên các tuyến đường quân địch có thể tiến công, 1 thế trận đánh giặc dựa vào sức mạnh đoàn kết toàn dân, dựa vào địa hình lợi hại của đất nước đã được hình thành DIỄN BIẾN: Ngày Ất Dậu tháng 12 năm Canh Thìn (24-1-981) cánh quân Thủy do Hầu Nhân Bảo chỉ huy ồ ạt tiến vào cửa Bạch Đằng. Ngay lập tức, các đạo quân thủy bộ của ta nhất loạt xông ra chặn đánh quyết liệt. Đoàn binh thuyền của địch lúng túng, vất vả chống đỡ các đợt tấn công của ta. Nhưng quân Tống đông, quân ta bất lợi, 200 thuyền chiến đấu đề bị địch lấy mất. Hầu Nhân Bảo tiến quân lên phía trước.
Trong trận này quân ta tổn thất đáng kể, hơn 1000 chiến binh hy sinh. Thủy quân Hầu Nhân Bảo tuy thiệt hại một số nhưng vẫn vượt qua được trận địa cọc, chiếm được sông Bạch Đằng và các làng mạc xung quanh. Chúng đặt “Giao Châu hành doanh” tại đó để phối hợp quân thủy bộ, bước tiến sâu vào nội địa nước ta.
Mặc dù bị tổn thất trong trận đầu nhưng quân ta vẫn quyết tâm chiến đấu. Trên trục đường bộ từ Ung Châu kéo sang, cánh quân do Tôn Hoàn Hưng chỉ huy bị quân chủ lực cùng với dân binh địa phương liên tục chặc đánh, khiến cho chúng phải chật vật đến ngày 30-1-981 mới đến được Hoa Bộ, gần kề sông Bạch đằng.
Tuy nhiên các đạo quân thủy bộ Tống không thể liên lạc được. Quân dân Đại Cồ Việt đánh trả rất quyết liệt. Tôn Toàn Hưng hoảng sợ đóng lỳ ở Hoa Bộ, mặc cho Hầu Nhân Bảo nhiều lần thúc giục. Y viện cớ chờ bọn Lưu Trừng đưa viện binh sang sẽ … tiến quân một thể.
Đến tháng 2 năm tân tỵ (3-981), sau hơn 2 tháng chiếm bạch đằng – Hoa Bộ, cả 2 cánh quân Tống vẫn dậm chân tại chỗ. Chúng liên tục bị quân chủ lực và dân binh các làng xã tập kích quấy rối, làm cho lực lượng bị tiêu hao, tinh thần binh lính suy giảm..
Chờ mãi không thấy viện binh của bọn Lưu Trừng và Trần Khâm Tộ, khoảng trung tuần tháng 2 Tân Tỵ, Hầu Nhân Bảo quyết định cùng Quách tiến kéo toàn bộ quân thủy bộ dưới quyền tiến từ sông Bạch Đằng đến sông Luộc để phá thành Bình Lỗ mà vào chiếm Hoa Lư. Nhưng tại đây, quân và dân Đại Cố Việt đã chiến đấu rất dũng cảm. Đạo thủy binh Hầu Nhân Bảo bị giáng 1 đòn nặng nề, quân Tống thua to phải quay binh thuyền rút về sông Bạch Đằng. ý đồ muốn lập công chiếm Hoa Lư khi viện binh chưa sang của Hầu Nhân Bảo bị đập tan.
Trận đánh này được Trần Hưng Đạo đánh giá rất cao:
“Đời Đinh – Lê dùng được người tài, giỏi… xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống” Sau thất bại ở Lục Giang, trở lại sông Bạch Đàng, đạo thủy binh Hầu Nhân Bảo rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Tuy viện binh Tống đã kéo sang từ tháng 3 năm tân Tỵ, nhưng “Giao Châu hành doanh” vẫn không sao thực hiện được kế hoạch hợp điểm, hội sư để cùng tiến chiếm Hoa Lư. Liên quân Lưu Trừng – Tôn Toàn Hưng tiến quân đến thôn Đại La (Đa Ngư) nhưng không gặp chủ quân ta để giao chiến, lại vội vã rút quân về Hoa Bộ. Cánh quân bộ do Trần Khâm Tộ chỉ huy tiến xuống Tây Kết theo sự phân công của Tôn Toàn Hưng cũng trở thành đạo quân bị cô lập, ở vào tình thế dễ bị đối phương truy kích tiêu diệt cánh quân thủy của Hầu Nhân Bảo từ sau trận Lục Giang vốn đã bị tiêu hao sinh lực, phương tiện chiến đấu, lại bị chia cắt khỏi thế trận liên kết chung. Ý đồ tiêu diệt quân chủ lực của ta hoàn toàn thất bại.
Trong khi đó, Lê Hoàn một mặt viết thư giả vờ xin hàng khiến cho bọn Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng tưởng thật mà lơ là việc phòng bị. Mặt khác ông bí mật tăng cường lực lượng chuẩn bị 1 trận quyết chiến giáng đòn quyết định. Ông chọn 1 khúc sông hiểm yếu rồi bố trí quân mai phục chờ sẵn.
Ngày Kỷ mùi tháng 3 Tân tỵ (28-4-981), Lê Hoàn cho 1cánh quân ra khiêu chiến với quân Hầu Nhân Bảo. Chiến sự đang diễn ra quyết liệt thì quân ta “thua chạy”, quân Tống “thừa thắng” đuổi theo. Khi chiến thuyền của hầu Nhân Bảo lọt vào trận địa mai phục, lê Hoàn tung quân ra đánh ráo riết. các chiến binh Đại Cồ Việt từ khắp các trận địa mai phục và từ các nẻo đường đổ về sông bạch Đằng vây đánh quân Tống quyết liệt. Hầu Nhân bảo bị giết chết trong đám loạn quân. Lưu Trừng vội vã dẫn đám tàn quân tháo lui ra biển.
Nghe tin Hầu Nhân Bảo bị giết trên sông bạch Đằng, Tôn Toàn Hưng hoảng hốt dẫn quân bỏ chạy, đạo quân trần Khâm lo sợ rút lui, bị quân ta truy kích tiêu diệt quá nửa. Các tướng Tống là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân bị bắt sống tại trận.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thời Tiền Lê đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng của quân dân ta mùa xuân năm tân tỵ (981), đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Bạch Đằng 28-4-981 đã giáng đòn quyết định làm sụp đổ hoàn toàn tinh thần và ý chí xâm lược của triều đình Tống. Vua Tống Thái Tông buộc phải ra lệnh rút lui, từ bỏ dã tâm xâm lược Đại Cồ Việt -
NGHỆ THUẬT TÁC CHIẾN: Diễn biến của trận đánh cho thấy trình độ nghệ thuật quân sự của dân tộc ta lúc này đã có sự phát triển mới, từ nghệ thuật quân sự của chiến tranh giải phóng sang chiến tranh bảo vệ Tổ quốc., thể hiện qua các mặt sau:
- Nghệ thuật chủ động bố trí thế trận
- Khéo lợi dụng địa hình, địa thế - Chọn đúng đối tượng tác chiến
- Biết dùng mưu kế
- Sự phối hợp tác chiến giữa quân chủ lực và dân binh ở các địa phương
1- Nghệ thuật chủ động bố trí thế trận chống giặc và phá giặc Biết trước âm mưu của địch sang xâm lược, và mục tiêu là cố chiếm cho kỳ được thành Hoa lư, lê Hoàn đã nhanh chóng xác định đúng phương hướng chống giặc, không bị động ngồi chờ đánh giặc.
Từ tháng 11-980, nhà vua trực tiếp dẫn đại quân ra miền địa đầu đất nước bố phòng, sẵn sáng đón đánh các đạo quân giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm đất đai Tổ quốc nhằm “lấy quân nhàn đợi quân mệt”, phá vỡ ý đồ hợp điểm, hội sư của chúng, không cho chúng phối hợp thủy bộ tạo thành mũi dùi nguy hiểm thọc sâu vào vùng đồng bằng đông dân, giàu của và kinh đô Hoa Lư.
Thực tế cho thấy, các trận đánh ở Bạch Đằng (24-1-981), Hoa Bộ (30-1-981), Đỗ Lỗ (7-2-981), Lục Giang (3-981) là những trận đánh có tính chất kiềm chế, ngăn chặn những mũi tiến công theo 2 hương thủy bộ của địch. Kết quả là cánh quân bộ binh của Tôn Toàn Hưng dậm chân ở Hoa Bộ 70 ngày. Và cả 2 đạo quân tủy bộ sau hơn 2 tháng tiến vào nước ta, bị nhiều tổn thất, khó khăn mà vẫn chỉ quẩn quanh ở vùng Bạch Đằng, Hoa Bộ. Dẫu cánh quân của Trần Khâm tộ đến được Tây Kết (4-981) thì cũng hiển nhiên rơi vào thế bị cô lập.
Chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của quân tống bị phá sản. Chính lúc đó Lê Hoàn chủ động mở cuộc phản công chiến lược, đánh trận quyết chiến bạch đằng và giành được thắng lợi.
2- Khéo léo lợi dụng địa hình, địa thế trên dọc các trục đường hành quân của địch mà lựa chọn các khu vực tác chiến có lợi nhất cho ta, bất lợi nhất cho địch Phát huy thế mạnh đánh giặc ngay trên quê hương mình và biết rõ âm mưu của uq6an Tống, Lê Hoàn đã dựa vào hình sông thế núi hiểm trở của đất nước mà bố phòng các đồn lũy, đắp xây thành Bình Lỗ, đặc biệt là đóng cọc ngăn sông Bạch Đằng. Với vị trí hiểm yếu tự nhiên của sông Bạch Đằng, binh lực của ta ở đây bố trí không cần quá nhiều mà vẫn có thể cầm giữ, ngăn cản bước tiến quân địch.
Tuy trận Bạch Đằng năm 981 chưa phát huy được tác dụng là cái bẫy đánh giặc như thời Ngô Quyền, nhưng thực sự trở thành 1 chướng ngại vật đối với các đạo thủy binh Tống. 3- Chọn đúng đối tượng tác chiến. Để nhanh chóng làm suy sụp tinh thần của đội quân xâm lược Tống, quân và dân ta đã biết chọn đúng đối tượng để giáng đòn phản công quyết định. Đối tượng tác chiến trong trận Bạch Đằng xuân 981 là toàn bộ đội binh thuyền của Hầu Nhân Bảo. Đó là viên Tổng chỉ huy “Giao Châu hành doanh”, và là viên tướng lâu nay mang nhiều tham vọng nhất, liều lĩnh và hiếu chiến nhất. Y cũng là viên tướng tỏ ra có kỷ luật nhất, có quyết tâm thực hiện chiến lược của Tống triều và đã nhiều lần thúc giục Tôn Toàn Hưng cùng xuất quân đánh chiếm Hoa Lư.
Do đó trận đánh ta đạo thủy binh Tống và giết chết chủ tướng giặc đã có tác động đến toàn cục của chiến tranh. Quân ta đánh đòn quyết định đối với đạo thủy binh Hầu Nhân Bảo vào lúc đạo quân này đã bị chia tách khỏi thế trận liên kết của giặc Tống. Tôn Toàn Hưng và Lưu Trừng đang co cụm chiến lược ở vùng Hoa Bộ để tránh bị ta tiêu diệt. Trần Khâm Tộ và đạo quân bộ lẻ loi của chúng còn đang sa lầy trên cánh đồng Tây Kết. Chính vì thế khi ta tổ chức phản công, Hầu Nhân Bảo không có quân ứng cứu, bị quân ta giết chết tại trận.
4- Biết dùng mưu kế đánh địch Diễn biến chiến sự cho thấy giết Hầu Nhân Bảo không mấy dễ dàng. Bởi vậy Lê Hoàn mưu tính dùng kế trá hàng hy vọng giết đúng tên chủ tướng. Muốn vậy:
- Bên trong bí mật củng cố lực lượng, bài binh bố trận, phòng bị cẩn mật
- Bên ngoài thì giấu binh, nới vây hãm, giảm canh phòng
- Đồng thời thư từ sang Tống tỏ vẻ run sợ, dùng lời lẽ nhún nhường, ngỏ lời cầu xin quy phục để bảo toàn tính mạng. “Lê Hoàn giả vờ xin hàng, mà Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng cứ tưởng là thật…” “Tôn Toàn Hưng cùng Lưu Trừng hợp quân lại, theo đường thủy đến đồn Đại la, nhưng không thấy giặc đâu, lại phải quay về Hoa Bộ”
(Tống sử) Điều này chứng tỏ Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng mắc lừa mưu kế của Lê Hoàn mà lơ là không phòng bị. Do đó khi bị ta đánh, Hầu Nhân Bảo hoàn toàn bất ngờ, không kịp chống đỡ và bị giết chết.
5- Phối hợp tác chiến giữa quân chủ lực và dân binh ở các địa phương Việc Lê Hoàn truyền hịch cầu tài, xuống chiếu tuyển quân, thu lương ở khắp mọi miền đất nước đã thực sự phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt. Những trận đánh lớn, ngoài quân chủ lực của triều đình còn có sự tham gia rất tích cực của các đội dân binh địa phương. Dân binh các làng xã còn thường xuyên tập kích, quấy rối những lúc quân địch đang dẫm chân tại chỗ, chưa tiến được khiến cho chúng bị tiêu hao lực lượng, tinh thần hoang mang.
--- Tóm lại, quân dân Đại Cồ Việt đã vận dụng tài giỏi nghệ thuật quân sự phù hợp với điều kiện một nước nhỏ chống lại cuộc xâm lược của một đế chế phong kiến lớn mạnh. Chiến thắng xuân Tân Tỵ là thắng lợi của nền nghệ thuật quân sự Đại Cồ Việt với nền nghệ thuật quân sự xâm lược của nhà Tống