Bữa Sáng Ở Tiffany’s

Chương 2: Bộ phim biểu tượng của phù hoa và ảo vọng đô thị

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.



Truman Capote ở New York năm 1959

Từ bước ngoặt của nhà văn...

Tập Breakfast at Tiffany’s: A Short Novel and Three Stories xuất bản năm 1958 gồm truyện vừa cùng tên và 3 truyện ngắn “Nhà hoa,” “Cây đàn guitar kim cương” và “Ký ức Giáng sinh.” Nhân vật chính của Bữa sáng ở Tiffany’s, Holly Nhẹ Dạ[1], đã trở thành một trong những sáng tạo nổi tiếng nhất của Truman Capote. Lối văn của cuốn sách đã khiến nhà văn Norman Mailer gọi Capote là “nhà văn hoàn hảo nhất của thế hệ tôi. Ông viết nên những câu văn hay nhất, đẹp đến từng con chữ, từng nhịp điệu.”

[1] Nguyên văn: Holly Golightly. Trong truyện, họ của một số nhân vật mang ý nghĩa biểu tượng, ví dụ Wildwood nghĩa là Rừng Hoang.

Bữa sáng ở Tiffany’s là một bước ngoặt trong đời văn của Capote, như ông đã nói với Roy Newquist (Counterpoint, 1964):

Tôi nghĩ mình có hai sự nghiệp. Một là sự nghiệp nảy nở sớm, một kẻ trẻ người non dạ đã xuất bản một loạt sách khá là đáng chú ý. Tôi thậm chí vẫn có thể đọc lại ngay lúc này và đánh giá chúng đầy ưu ái, dẫu đó là việc của một người lạ... Sự nghiệp thứ hai cùa tôi, tôi nghĩ nó thực sự bắt đầu với Bữa sáng ở Tiffany’s. Nó hàm chứa một quan điểm khác, một lối viết khác ở một đẳng cấp khác. Thực tế thì, lối viết là một sự phát triển từ cách này sang cách khác - một sự cắt tỉa và thanh lược để thành một kiểu văn êm ả hơn, rõ ràng hơn. Tôi không thấy nó gợi liên tưởng, trong nhiều góc độ, bằng tác phẩm khác, hay thậm chí so với hồi đầu, mà giờ đây khó khăn hơn nhiểu để làm được. Nhưng tôi chưa đạt tới được điều tôi muốn làm hay gần nơi tôi muốn tới. Có lẽ cuốn sách mới này gần đạt được với điều tôi muốn, ít nhất là về mặt định hướng.

Tiffany’s ở đây cụ thể là cửa hiệu của hãng kim hoàn và trang sức cao cấp hạng nhất nước Mỹ, nằm ở khu thượng lưu Manhattan, thành phố New York. Thực tế cửa hiệu sang trọng này không bán đồ ăn, nhưng qua cách nói của nhân vật Holly trong truyện của Truman Capote, ăn sáng ở Tiffany ‘s mang hàm nghĩa về một cuộc sống phù hoa, đẳng cấp. Mặt khác, khái niệm không có thực ấy cũng gói ý nghĩa về một ảo vọng hão huyền.

... đến bộ phim biểu tượng

Bữa sáng ở Tiffany’s là một bộ phim lãng mạn tình cảm hài năm 1961 với cặp diễn viên chính Audrey Hepbum và George Peppard. Bộ phim với kịch bản của George Axelrod, được đạo diễn Blake Edwards và hãng Paramount Pictures dựa khá lỏng lẻo theo cốt truyện của Truman Capote.



Cách thể hiện của Hepburn trong vai Holly Nhẹ Dạ như một cô gái ưa tiệc tùng ngây thơ, lập dị thường được coi như vai diễn đáng nhớ và đóng đinh phong cách của nữ diên viên này. Bản thân Hepburn cũng coi đây là một trong những vai thách thức nhất của mình khi phải đóng vai một cô gái hướng ngoại. Màn thể hiện ca khúc “Moon River” [Sông Trăng] của Hepbum đã giúp nhạc sĩ Henry Mancini và tác giả phần lời Johnny Mercer giành giải Oscar Ca khúc hay nhất.

Bộ phim đã nhận được một giải Oscar nữa cho Nhạc phim hay nhất, cùng với đề cử cho Nữ diên viên chính xuất sắc nhất, Chỉ đạo nghệ thuật và Kịch bản chuyển thể.

Viện phim Mỹ (AFI) đã xếp Bữa sáng ở Tiffany’s thứ 61 trong số 100 phim lãng mạn hay nhất và “Moon River” thứ 4 trong số 100 bài hát trong phim hay nhất nhân 100 năm điện ảnh Mỹ. Tuy vậy, ảnh hưởng của phim lớn hơn nhiều do đặc tính thời trang và sự độc đáo của nhân vật Holly, vốn có liên quan đến giá trị văn học của tác phẩm gốc.

Sự chỉnh sửa mang màu sắc Hollywood

Trong phim, những sự thay đổi được làm để vừa với khuôn khổ của màn bạc và để đáp ứng yêu cầu về hình ảnh của các nhà làm phim. Giọng điệu và ngôn ngữ trong truyện đã được làm trầm xuống trong phim. Nhiều chủ đề gây sốc và vài cảnh chính trong truyện bị lược bớt khi lên màn ảnh. Nhiều cảnh và vật dụng mới được tạo thêm, chẳng hạn chiếc nhẫn ở cửa hiệu Tiffany’s dùng làm điểm nhấn cho quan hệ giữa hai nhân vật chính.



Sự thay đổi đáng chú ý là ở nhân vật nhà văn. Nhân vật nhà văn trong phim xuất hiện muộn hơn, có cái tên Paul Varjak từ Roma tới New York. Để có tiền, anh ta làm tình nhân của một quý bà giàu có hơn tuổi. Trong khi đó, nhân vật người pha chế rượu Joe Bell trong truyện đã bị bỏ đi. Dường như các nhà làm phim tạo ra sự tương đồng về hoàn cảnh của cặp nhân vật chính để họ đến với nhau bằng tình yêu kiểu Hollywood, thay vì quan hệ tình cảm rất đặc biệt kiểu Truman Capote.

Bộ phim thay đổi cái kết buồn bã tiếc nuối của truyện sang một kết cục vui vẻ thuần túy của Hollywood: Paul và Holly đến với nhau, thay vì Holly đi đâu đó sang Châu Phi. Mặc dù vậy, với vai diễn đáng nhớ của Audrey Hepburn và chủ đề trung tâm của câu chuyện tình lãng mạn giữa Holly và Paul, bộ phim được coi như một sự bổ sung ấn tượng cho câu chuyện gốc của Capote.



Trong quá trình chuẩn bị, Capote vốn đã bán quyền làm phim cho hãng Paramount, muốn Marilyn Monroe đóng Holly Nhẹ Dạ. Nhà báo Barry Paris đã dẫn lại câu nói của Capote: “Marilyn luôn là lựa chọn đầu tiên của tôi trong vai Holly Nhẹ Dạ.” Lúc này, tác giả kịch bản Axelrod được thuê để “cắt gọt kịch bản cho Monroe”. Khi đạo diễn, nhà sản xuất quyền lực Lee Strasberg khuyên Monroe rằng đóng vai một cô gái điếm có thể gây hại cho hình ảnh của cô, cô liền từ chối.

Hầu hết cảnh ngoại của phim được quay ở thành phố New York, ngoài trừ cảnh lối thoát hiểm và cảnh ngõ ở kết phim trong mưa khi Holly đẩy con mèo ra khỏi xe và sau đó Paul và Holly đi tìm nó. Mọi cảnh nội khác, trừ những phân đoạn trong cửa hàng của hãng Tiffany, được quay trong trường quay của hãng Paramount ở Hollywood.



Người ta đồn đại rằng, việc quay được chuỗi cảnh mở đầu phim tại địa điểm Holly nhìn chằm chằm vào cửa sổ trưng bày của hiệu Tiffany’s là cả một kỳ công của đạo diễn Blake Edwards. Mặc dù về ý tưởng thì đơn giản, nhưng việc điều khiển được đám đông, việc Hepburn ghét ăn bánh ngọt, và một tai nạn giật điện suýt chết của một thành viên đoàn làm phim được nhắc đến như những yếu tố làm cho cảnh quay là một thách thức.

Trong phỏng vấn nhân dịp ra mắt đĩa DVD kỷ niệm 45 năm ra đời phim, đạo diễn Edwards nói rằng chuỗi cảnh đó được quay khá nhanh nhờ vào cơ hội may mắn khi xe cộ bất ngờ yên tĩnh mặc dù địa điểm quay ở ngay trung tâm Manhattan.



Nhạc sĩ Henry Mancini đã kể:

“Tôi mất khá lâu để hình dung Holly Nhẹ Dạ là người như thế nào. Một đêm về sáng, tôi vẫn cố thử viết. Tôi không uống nhiều, nhưng cứ nhấp ít rượu. Và rồi bài hát ra đời. Tôi viết ‘Moon River’ chỉ khoảng nửa tiếng.”

Bài hát được viết để phù hợp với quãng giọng hạn chế của Hepburn, dựa theo những bài hát cô đã thể hiện trong bộ phim Funny Face [Khuôn mặt vui vẻ] năm 1957. Trong DVD kỷ niệm của bộ phim, đồng sản xuất Richard Shepherd nói rằng sau một buổi chiếu thử ở San Francisco, Martin Rankin, nhà đồng sản xuất của hãng Paramount, muốn thay “Moon River” bằng âm nhạc của người khác: “Marty [Jurow, đồng sản xuất] và tôi đều nói: ‘hãy bước qua xác chúng tôi.’” Theo Mancini và Edwards, một nhà điều hành hãng phim ghét bài hát và nhất quyết đòi cắt khỏi phim. Hepburn, người thể hiện, đáp lại đề xuất đó bằng cách đứng dậy và nói, “Hãy bước qua xác tôi ấy!”



Hepburn trong vai Holly, với tẩu thuốc dài quá cỡ trên tay, được xem như một trong những biểu tượng đáng nhớ nhát của điện ảnh Mỹ thế kỷ 20. Ba bộ váy mà nhà thiết kế Givenchy dành cho Hepburn trên phim đã trở thành những bộ trang phục gây ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế kỳ 20, đặc biệt là bộ váy đen mặc ở đầu phim.



Sự tán thưởng của truyền thông

Tạp chí Time nhận xét rằng “trong nửa tiếng đầu, Holly của Hollywood do Audrey Hepburn đóng không khác nhiều với của Capote. Cô vẫn là một Holly vui vẻ, một cô dâu trẻ con đến từ Tulip, Texas, đứa bé 15 tuổi đã chạy đến Hollywood tìm thứ gì đó sành điệu hơn trong cuộc đời - như giầy chẳng hạn.” Gần nửa thế kỷ sau, Time bình luận về ảnh hưởng quan trọng của việc đóng Holly Nhẹ Dạ đối với Hepburn:

Bữa sáng ở Tiffany’s đã đặt Hepburn vào khuôn mẫu Hollywood những năm 1960 của cô. Holly Nhẹ Dạ, từ một cô gái tỉnh lẻ miền Nam biến thành một kẻ lừa đảo Manhattan, là chị em họ người Mỹ hư hỏng của Eliza Doolittle, cô gái nhà quê nước Anh biến thành Quý bà Thanh lịch của tôi[1]. Holly cũng trở thành hình mẫu cho những người phụ nữ Hepburn đóng trong Charade [Câu đố], Paris when It Sizzles [Parts khi lửa gần rơm] và How to Steal a Million [Làm sao đánh cắp triệu đô]: những người điên trong phim hành động hài. Và Hepburn cũng dọn đường cho khán giả gặp những mối lo âu đời thường bình dân mà các nhân vật của cô sẽ khắc họa sau này trong The Childrer’s Hour [Giờ khắc của trẻ con], Two for the Road [Hai người trên đường] và Wait Until Dark [Đợi khi tối trời].

[1] Tức nhân vật trong My Fair Lady (1964), dựng từ vở nhạc kịch Broadvvay, dựa theo vở kịch Pygmation (1912) của văn hào Anh Bernard Shaw.





Tờ New York Times gọi bộ phim là một “chuyến du ngoạn khó tin nhưng đầy đam mê vào thế giới không tưởng tạo nên từ sự pha trộn của những câu nói hài hước, lãng mạn và chua cay, cùng những khu phố Bờ Đông Manhattan hào nhoáng được tô màu sắc đáng yêu nhất”; khi bình luận về những màn trình diễn, tờ báo nhận xét Holly Nhẹ Dạ là “đáng ngờ vô cùng. Nhưng dưới dáng vẻ của Hepburn, cô là một đứa trẻ bơ vơ ngỗ nghịch sẽ trở nên đáng tin và đáng ngưỡng mộ khi nhìn thấy”.

Trang mạng bình phim nổi tiếng Rotten Tomatoes đánh giá phim 88% Hay với lời nhận xét: “Mặc dù có vài sự lỗi thời tệ hại, nhưng Blake Edwards đã đạt tới sự hài hước nhất của mình trong tác phẩm kinh điển có tính biểu tượng này, và Audrey Hepburn đã hoàn toàn thắp sáng màn ảnh.”