Đến một cửa hàng nhỏ nằm bên cạnh sa mạc Taklimakan của một ông lão người Duy.
Ông già mặt đầy râu ria, có vẻ rất thân với Trát Ba, lấy ra một mảnh vỡ từ tấm bia đá cổ, bên trên có khắc văn tự cổ. Một tấm bia đá hết sức không bình thường. Nơi chôn vùi nó chắc hẳn lại càng không bình thường hơn. Tôi lập tức móc tiền ra mua. Ông lão nói phát hiện được nó ở một nơi trong sa mạc Taklimakan cách chỗ chúng tôi đang đứng mấy chục cây số, nơi đó có một quần thể mộ cổ bị cát chảy chôn vùi. Nơi này là do đám trẻ tình cờ phát hiện ra trong khi đi chơi.
Chúng tôi bị ý nghĩ thám hiểm làm áu nóng trong người sôi lên sùng sục, hỏi kỹ ông lão địa lập tức lái xe lên đường.
Đến rìa sa mạc. Sa mạc vừa đáng yêu vừa đáng sợ. Những đụn cát dập dềnh như sóng trải dài vô tận ra trước mắt, tựa như đang nói: hoan nghênh các người đến với vòng tay của tử thần. Tôi nhìn Trát Ba, Trát Ba cũng nhìn tôi, cả hai cùng cười cười. Hai người lấy balô, đổ đầy nước vào các chai, cầm la bàn, đeo kính chống cát, rồi tiến vào sa mạc theo hướng ông già đã chỉ.
Khoảng tám chín cây số đầu tiên, chúng tôi còn nói nói cười cười được. Mặt cát tương đối cứng, dẫm lên rất dễ chịu. Quay đầu nhìn lại, thôn trấn nhỏ vẫn lười nhác nằm phơi mình dưới ánh mặt trời oi ả. Sau khi trèo qua một triền dốc, thôn trấn nhỏ đã biến mất, bồn bề chỉ còn là đồi cát mênh mông. Lại đi thêm năm sáu cây số nữa, chúng tôi bắt đầu thấm mệt. Cát dưới chân càng lúc càng mềm, thường sụt cả chân xuống. Mặt trời mỗi lúc một nóng, chúng tôi bắt đầu thở dốc và không ngừng uống nước. Nhìn xung quanh, tất cả đều chỉ là sa mạc mênh mông vô tận.
Trát Ba lấy ống nhòm ra, vừa nhìn xung quanh vừa lẩm nhẩm lại lời của ông lão: “Một dòng sông khô cạn, một bụi cỏ lạc đà, một bức tường đổ, kia rồi!” Tôi duỗi tay chân nằm phịch xuống mặt cát, một lát sau thì phải bò dậy, cát nóng như nước sôi, muốn tìm một chỗ mát mẻ để ngồi cũng không được, toàn bộ sa mạc đều là lãnh địa của mặt trời. Tôi bắt đầu dao động. Trát Ba nói có thể lòng sông đã bị cát chảy lấp mất, tiếp tục tìm kiếm chắc sẽ có phát hiện. Đành lết thân đứng dậy đi tiếp với cậu ta. Hai người lại đi thêm ba bốn cây số nữa. Mỗi một bước, cát chảy đều ngập tới mắt cá chân, toàn thân mồ hôi ướt đẫm. Ý chí của tôi bắt đầu dao động, không ngừng do dự. Trát Ba quay đầu lại, ánh mắt đầy vẻ khích lệ. Không muốn mất mặt, đành tiếp tục lê lết về phía trước.
Đột nhiên một chân thụt vào hố cát, sâu tới cả mét, người tôi ngã vật ra. Trát Ba vội vàng kéo lấy tôi. Cả hai đều hú hồn, cứ tưởng rơi vào hố cát trôi như trong phim “Khả Khả Tây Lý”. Lúc được kéo ra ngoài, mồ hôi lạnh ướt đẫm khắp người tôi. Trát Ba khom người kiểm tra, đào thử mấy cái, cát rất xốp, đào thêm mấy nhát nữa thì lòng sông cạn bắt đầu lộ ra. Thì ra nơi tôi bị thụt xuống chính là dòng sông khô cạn mà ông lão đã nhắc tới. Cậu ta lấy ốm nhòm ra, điều chỉnh tiêu cự, cuối cùng cũng phát hiện ra nơi cần đến. Chúng tôi đều rất hưng phấn, sải chân bước đi. Một ốc đảo đã hoàn toàn bị sa mạc hóa. Cách đó không xa chính là bức tường đổ ông lão đã nói. Tôi và Trát Ba mang theo tâm trạng thành kính tiến về phía đó. Vừa tới chân tường, tôi đã ngồi phịch xuống, không muốn đứng dậy nữa. Trát Ba thì vẫn tiếp tục đi vòng quanh quan sát.
Một tòa thành bằng đất.
Niên đại kiến trúc lâu đời, các bức tường chính đã bị gió cát xói mòn gần hết. Trong quá khứ, nơi này có lẽ là một đầu mối giao thông quan trọng, nhưng rồi bị sa mạc xâm lấn nên bị bức bách phải bỏ hoang. Về cơ bản, thành đất đã sụp đổ chỉ còn lại một chút tàn tích. Ở giữa thành đã bị đào bới. Nhưng người đào bới chỉ đào đến nền đất là hết kiên nhẫn bỏ cuộc, tòa thành tựa như đang một người đang muốn mở miệng dãi bày tâm sự với mọi người, nhưng chỉ mở ra rồi lại thôi. Trát Ba lấy một cái túi to, nhặt một ít đất, gỗ, những miếng bùn có màu dầu, ngói bỏ vào đấy rồi mới quay lại chỗ tôi ngồi xuống, thở phào một hơi, nét mặt rất hạnh phúc, vừa mỉm cười vừa hút thuốc.
Tôi hỏi cậu ta có cần đào tiếp không? Trát Ba lắc đầu, thấy vẻ ngạc nhiên trên mặt tôi, cậu ta liền giải thích: “Phương pháp bảo quản tốt nhất chính là phong kín”. Trát Ba định trở về nói ấy người bạn làm khảo cổ, để họ tổ chức thám sát khai quật, dù sao người ta cũng là dân chuyên nghiệp. Tôi trêu trọc, nói biết đâu ở đây cũng có kho báu như kho báu ở thành Troy cũng không chừng? Trát Ba bảo có hay không cũng không quan trọng, tiền bạc không phải giấc mơ lớn nhất của cậu ta, giấc mơ lớn nhất chính là tìm được thành cổ Lâu Lan thứ hai, để toàn thế giới phải nhìn vùng đất khô cằn nghèo khổ này bằng con mắt khác.
Hoàng hôn đỏ rực như máu. Sa mạc chìm trong yên tĩnh. Dưới ráng chiều rực rỡ, những gì còn sót lại của tòa tành toát lên một vẻ thần bí lạ kỳ, khiến máu nóng trong người cuồn cuộn trào dâng. Lịch sử có một sức mạnh thần kỳ: dù thiên tai địch họa thế nào cũng không thể vùi lấp được hoàn toàn lịch sử. Chúng tôi ngồi đến tận lúc mặt trời khuất núi, rồi mới lưu luyến trở về.
Đêm đó chúng tôi ngủ ở nhà ông lão người Duy.
Nửa đêm tôi đột nhiên sốt cao. Trát Ba lấy thuốc giảm sốt cho uống, ông lão cũng nấu ột bài thuốc ở địa phương, nhiệt độ cũng tạm trở lại bình thường, Trát Ba ngồi cạnh tôi cả đêm, không ngủ lấy một phút. Ngày hôm sau tôi đã bớt sốt, nhưng vẫn còn hâm hấp, mồ hôi đầm đìa khắp người, thi thoảng còn nôn ọe. Trát Ba đành tìm một chiếc xe đi về Urumuqi, đưa tôi lên rồi nhờ tài xế chăm sóc cẩn thận.
- Sao không về cùng tôi luôn?
Tôi hỏi.
- Còn chuyện rất quan trọng chưa làm, làm xong mới về được.
Cậu ta khẽ đáp, cúi đầu trầm mặc né tránh ánh mắt của tôi.
Chiếc xe lắc lư khởi động.
Trát Ba hát vang bài “Hey! Jude” vừa hát vừa lắc lắc người một cách khoa trương, đưa cả hai tay lên vẫy vẫy chào tôi.
Tôi cũng vẫy tay chào, trong lòng cảm thấy rất khó chịu.
Về Urumuqi được hai ngày thì tôi khỏi sốt.
Gọi điện cho Kha Lan hỏi thăm Trát Ba, nghe nói tất cả đều ổn, tôi mới yên tâm.
Người vẫn còn hơi yếu, tôi ngồi trong vườn tắm nắng để trục bớt hàn khí trong người ra. Tôi cứ nằm dài trên ghế đọc sách, đọc chán thì ngồi nghe nhạc. Người ở công ty du lịch gọi điện tới, hỏi số người đã đủ chưa? Tôi bèn ra bảng thông báo xem thử, thấy ngoại trừ “thằng điên” ra còn có thêm hai chữ “ngu xuẩn” đành trả lời: “Thêm cả tôi nữa là có ba người.” Đối phương nói, nếu tuần sau vẫn chưa đủ nhân số thì đành hủy bỏ kế hoạch. Tôi bị buộc phải đồng ý.
Ăn xong cơm trưa, tôi lại ra vườn ngồi nghe bản Con cer tos Bran den burg của Bach. Nghe được một nửa, thì đột nhiên có một chiếc giày bay tới, suýt chút nữa thì trúng người tôi. Một lúc sau thì chủ khách sạn đến, hỏi tôi có thể cho nhỏ tiếng lại được không? Những khách trọ khác đều rất có ý kiến với thứ âm nhạc cổ quái tôi đang nghe. Tôi đành tắt máy, tắm nắng thêm một lúc, không cẩn thận ngủ thiếp đi. Thân thể yếu ớt, rất dễ ngủ gật. Lúc tỉnh dậy thì mặt trời đã sắp lặn. Bụng sôi sùng sục, đành chạy xuống quán nhỏ gần đó ăn đầy một bụng thịt dê.
Ăn xong, tôi đi bộ dọc theo phố cho tiêu hóa hết đống thịt dê béo ngậy trong dạ dày.
Đi một mạch tới quán bar nhỏ lần trước đã kéo Trát Ba vào. Bên trong đang bật nhạc của The Bea tles. Tôi ngồi trước quầy bar, gọi một chai bia của nhà máy địa phương, suy nghĩ về chuyến đi của Trát Ba, cảm thấy tiếc nuối vì không thể đồng hành. Một người Kazakh say rượu lè nhè đòi bật mấy bài hát đang thịnh hành. Nhân viên phục vụ đành đổi đĩa. Tôi uống nốt chai bia rồi lặng lẽ rời khỏi đó.
Đi dọc theo phố, qua một phòng bi a, liền vào trong xem thử. Họ đánh cũng được, nhưng hơi thô bạo, cứ như đánh bóng chày vậy. Tôi định lên tiếng khuyên họ nên ôn hòa một chút, nhưng nghĩ lại thấy thực ra cũng chẳng có gì, đành chán nản đi ra.
Rẽ vào một con phố lớn, đèn điện quảng cáo sáng rực, rất ồn ào náo nhiệt. Không ngừng có người hỏi: “Anh bạn có muốn kiếm một cô em người Duy ‘hầu hạ’ không?” Tôi bị ảnh hưởng của Trát Ba, ghét nhất là người lạ gọi mình bằng bạn! Lúc ấy rất muốn hỏi ngược lại họ: “Có cho tôi tiền boa không?”, nhưng Trát Ba không ở bên cạnh, mà mấy kẻ này thì kẻ nào cũng hung hãn gớm ghiếc cả, tốt nhất là không nên gây sự thì hơn.
Trở về khách sạn, tôi lại ngồi ngẩn người ra ngắm bầu trời đêm.
Đột nhiên phát hiện ra trên tường treo một chiếc ghi ta cũ.
Cẩn thận gỡ xuống, nâng niu như cầm đồ quý. Đàn có sáu dây thì đã đứt mất hai, không đánh được hợp âm, chỉ có thể chơi đơn âm. Chỉnh mãi cũng không được âm chuẩn, đành miễn cưỡng chơi tạm. Chơi thử bài “So long, Marinane” của Leonard Cohen, thưởng thức cảm giác được đặt tay lên phím đàn. Chơi xong, nhất thời cũng không biết làm gì, liền ngồi đó đàn lại tất cả các bài hát cũ của Leonard Cohen một lượt.
Đặt đàn xuống.
Ngồi dựa lưng vào ghế, ngẩng đầu ngắm sao Bắc Đẩu.
Ngân nga lại bài “Những Bông Hoa Ấy”.
Đến đoạn “chúng ta là vậy, mỗi người một phương” thì chợt nhớ đến Bất Bất, một cảm giác chua xót không biết từ đâu tràn về, nước mắt bỗng dưng trào ra.
Đến giờ, cuối cùng thì tôi cũng biết, cũng phải thừa nhận, tôi và Bất Bất đã “mỗi người một phương”. Từ đây hai người đi trên hai con đường khác nhau, không còn liên quan tới nhau nữa, cũng không còn ảnh hưởng gì cho nhau cả. Cái gọi là đau lòng vì tình, thực ra chỉ là tưởng tượng của cá nhân, c chuyện của một mình mình, hoàn toàn không liên quan gì đến Bất Bất cả. Tôi cần phải dũng cảm mạnh dạn bắt đầu cuộc sống mới, không thể để nỗi đau này tiếp tục hoành hành tác quái được nữa.
Cuộc sống là của tôi, không thể giao vào tay một người đã đầu hàng “quân địch”.
Giờ tôi đã biết mình cần giao nó vào tay ai.
Chỉ hận không thể lập tức giao nó cho em mà thôi.
Tôi chạy ra quầy tiếp tân, gọi điện về nhà.
Không ai nghe. Tiếp tục gọi lại. Mãi về sau mới có người bắt máy, là Lông Mi.
Tôi kích động gào lên: “Anh là Quản Ngai đây, anh ở Tân Cương, em khỏe không? Có muốn tới đây không? Chúng ta …”
Điện thoại đột nhiên tút tút liên hồi.
Tôi buộc phải nhấc ống nghe ra xa.
Áp ống nghe trở lại tai, chỉ nghe Lông Mi “alô, alô” không ngừng, một lát sau thì gác máy.
Tôi nhìn chủ khách sạn, anh ta cũng nhìn lại tôi.
Cả hai đều không biết làm thế nào, không tiện chiếm mãi điện thoại, đành dập máy.
Cứ thế lại thêm mấy ngày nữa trôi qua.
Đột nhiên có cảm giác mình giống một con diều đứt dây, bay lượn trên không trung một cách đáng thương hại.
Sợi dây đó vốn nằm trong tay Bất Bất. Bất Bất đột nhiên buông tay. Hi vọng Lông Mi có thể nắm lấy. Rồi không hiểu sao lại phiêu bạt tới dây, cũng may là được Trát Ba với Kha Lan giữ lại. Giờ họ lại như cố ý muốn buông ra, nhất thời tôi cũng không thể nào quen được cái thứ gọi là tự do này. Cảm giác “không quen với tự do” khiến tôi chìm vào trầm tư.
Trước nay tôi vẫn tôn sùng “thà chết còn hơn mất tự do”, tại sao đột nhiên lại có cảm giác “không quen với tự do” như thế này? Lẽ nào phải thay đổi quan điểm và thái độ sống của mình trước đây? Không biết nữa. Chỉ là từ sau khi gặp Lông Mi và Trát Ba, có rất nhiều quan niệm cũ đã bị lung lay, những suy nghĩ mới cứ như sóng đập bờ đê, muốn trào dâng lên để tạo thành cơn lũ. Chưa bao giờ tôi mong có người nắm lấy sợi dây diều, đừng để nó tiếp tục phiêu bạt một cách hoang mang không mục đích như lúc này.
Tôi đã mệt.
Tôi cần nơi để dừng chân.
Mấy ngày sau đó đề không có tin tức gì.
Gọi điện qua, không ngờ nghe được tin Kha Lan đang làm thủ tục thôi việc. Tôi kinh ngạc vô cùng, vội chạy qua quán nhỏ của Trát Ba, thấy Kha Lan đang rầu rĩ thu dọn đồ đạc, nhìn thấy tôi, cô có vẻ muốn tránh né. Tôi liền chạy tới chặn trước mặt, Kha Lan ngẩng đầu lên, hai mắt cô đã sưng húp lên như hai trái đào, sắc mặt trắng bệnh như tờ giấy.
Tim tôi chợt đau thắt lại.
Kha Lan báo cho tôi biết Trát Ba đã xảy ra chuyện.
Trát Ba đã chết.
Tôi ngẩn người, đứng đần ra ở đó.
Kha Lan không thể khống chế được bản thân, bổ vào lòng tôi khóc òa lên, vẻ mặt tuyệt vọng như bụi cỏ lạc đà cuối cùng sắp bị sa mạc nhấn chìm trong cát.
Sáng sớm hôm sau, tôi đã ngồi trên xe lửa trở về.
Trước khi đi, tôi cầm hết tiền trong người đưa cho Kha Lan. Cô đã mất Trát Ba, không còn công việc, lại là một cô nhi, số tiền này có lẽ sẽ cần thiết. Kha Lan sống chết thế nào cũng không chịu nhận, cuối cùng đầnh miễn cưỡng cầm lấy, cẩn thận cho vào túi, dáng vẻ thương tâm khổ sở lúc đó của cô khiến tôi càng thêm khó chịu gấp bội phần. Kha Lan do dự một lúc lâu, rồi mới đưa cho tôi một chiếc phong bì lớn, yêu cầu tôi lên tàu rồi hãy mở ra.
Buổi tối hôm trước khi lên đường, tôi có tìm đến quán bar nhỏ, nơi tôi và Trát Ba, Kha Lan đã từng đến qua.
Bên trong không bật The Beatles nữa. Tôi yêu cầu nhân viên phục vụ cho nghe mấy bài cũ của The Bea tles, anh ta lười nhác trả lời khách đã chọn bài khác. Tôi lại hỏi không thể thương lượng được với người kia à? Anh ta lắc đầu từ chối với thái độ rất cương quyết. Không hiểu lúc đó tôi nghĩ gì, mà gọi một bình rượu, dùng sức đập mạnh xuống đất, một đám người nhảy xổ ra vây lấy đánh tôi tới tấp. Tôi ôm đầu, lách bên trái, tránh bên phải, miệng hét lớn giận dữ, không hề sợ hãi. Chủ quán thấy thế vội vàng chạy tới, kéo tôi ra ngoài, Tôi cũng chẳng buồn cám ơn, ủ rũ đi thẳng một mạch. Đã nhiều năm không bị ai ức hiếp, cảm giác này quả thật rất khó chịu, khó chịu đến độ khiến tôi suýt bật khóc. Đi qua một cửa hàng thuốc, tôi bèn vào mua một lọ an thần, về khách sạn, đổ ra một vốc uống rồi vùi đầu ngủ.
Ngồi trên xe lửa vắng tanh, tôi mở chiếc phong bì của Kha Lan đưa cho trước khi lên đường ra.
“Cạch!”
Một vật gì đó rơi ra.
Tôi nhặt lên.
Là một miếng xương được mài thành hình cái răng.
Trong phong bì còn có một lá thư nữa.
Tôi nghi hoặc mở ra đọc, bức thư này là Kha Lan viết cho tôi.
Quản Ngai,
Em vốn định không nói gì với anh cả.
Thực ra là Trát Ba đã đi tìm một chiếc răng báo, bởi chiếc răng báo mà anh ấy bán cho anh lúc hai người gặp nhau lần đầu không phải là răng thật. Báo rất khó bắt, thế nên răng báo là đồ rất hiếm.
Trát Ba nói, câu đầu tiên mà anh ấy nói với anh là “bạn bè không phải để lừa gạt”. Lúc đó, anh ấy bán răng báo giả cho anh vì không ngờ sau này hai người lại trở thành bạn bè thật, bởi vậy nên anh ấy cứ áy náy không yên mãi.
Lần đó, sau khi anh phải về trước vì ốm, Trát Ba vẫn tiếp tục đi tìm mua răng báo, nhưng vẫn không có kết quả gì.
Anh ấy đến Vu Điền, nghe nói có đội thợ săn sắp xuất phát, một người quen trong đội cho biết có tin báo xuất hiện ở gần đó. Trát Ba liền trả giá cao để đặt trước một chiếc, về sau không biết thế nào lại thay đổi chủ ý, quyết định đích thân tham gia đội săn ấy.
Họ đi dọc theo rìa phía nam của sa mạc Taklimakan, đi sâu vào núi Côn Luân, tìm kiếm dấu vết của báo. Rồi họ tiến vào Tây Tạng, một hôm đội săn đang dừng lại nghỉ ngơi, thì Trát Ba nghe được tin gần đấy có một di tích cổ không tên, liền một mình đến xem thử. Sáng sớm anh ấy đã đi, đến tận trưa mà vẫn không quay lại. Mọi người cảm thấy không ổn, bèn đi tìm. Lúc thấy Trát Ba thì anh ấy đã bị thứ dã thú nào đó xé nát bét người, nhưng vẫn còn chưa đứt hơi. Anh ấy không mang theo vũ khí, chỉ dùng đôi tay để chiến đấu với dã thú.
Khi em đến nơi thì Trát Ba đã chết.
Sau đó mọi người đưa anh ấy về Trát Đạt ở Tây Tạng, đó là quê nhà của Trát Ba. Anh ấy đã nói, sau khi chết muốn được thiên táng theo phong tục của quê nhà, nói nếu thân thể được chim ưng ăn hết, linh hồn mình sẽ được cùng chim ưng bay lên tầng trời cao nhất, tốt đẹp nhất.
Tang lễ do chú của Trát Ba chủ trì, em không dám tham gia. Chú anh ấy là hòa thượng trong chùa Thác Lâm ở gần Trát Đạt. Em cũng chỉ biết địa điểm Thiên Táng là ở chỗ nào đó gần di tích Cổ Cách, nơi mà Trát Ba đã chọn ình từ khi còn rất nhỏ.
À, chiếc răng trong phong bì thực ra là em nhờ người lấy trộm từ xương vai Trát Ba về đấy. Em nghĩ, nó đối với anh còn quý giá hơn cả răng báo nhiều. Với lại, như thế Trát Ba có thể luôn đi theo bảo vệ anh.
Tất nhiên, em cũng có một chiếc.
Kha Lan.
Tôi đeo chiếc răng được mài từ xương Trát Ba lên cổ.
Ngẩng đầu nhìn trời.
Trên bầu trời xanh thẳm cao cút, một chú chim ưng đang kiêu ngạo lướt giữa từng không, sải cánh tung bay.
Cúi đầu.
Nhận ra trên chiếc răng còn mờ mờ một vết dao.
“Có lẽ là vết dao lần trước Trát Ba đã đỡ giúp mình?”
Tôi vừa nghĩ vừa không kềm được nước mắt trào ra, trong lòng cảm thấy vô cùng hạnh phúc.