Bất Du, Không Thay Đổi

Chương 2

Cảnh Doãn cắt tóc ngắn rồi, bỗng nhiên cả gương mặt đều sáng sủa ra, người chú ý y càng nhiều hơn trước, nhất là mấy cô gái. Nhóm được công ty tuyển vào cùng lúc với y toàn là nữ, tuổi cũng xấp xỉ nhau, nam thì lác đác chẳng có mấy, dung mạo bình thường không gây ấn tượng sâu.

Cãnh Doãn quen thói bị người khác để mắt đến, huống chi cũng chẳng hề mâu thuẫn vì việc ai người ấy làm. Nhưng dù là ai luôn bị nhìn chằm chằm đều sẽ cảm thấy khó chịu. Bọn họ dành sự quan tâm quá mức nhân văn và mãnh liệt tới đời sống tình cảm ẩn sau kiểu tóc mới của y, thậm chí suýt vượt luôn cả tầm coi trọng của bản thân y với chuyện này.

“Cậu không sao chứ?” Bọn họ hỏi y dồn dập.

Cảnh Doãn nhìn ai cũng cười, cười xong cũng thấy hơi mệt. Y quẹt thẻ, ngồi vào bàn mình mở máy tính lên, chuẩn bị làm powerpoint cho buổi họp trưa nay. Đồng nghiệp ngồi sau đang gửi cho y phần tài liệu cần thiết, thành tiến trình lê từng tí một chậm rì rì mới được đoạn đầu, túi quần y rung rung, Khang Sùng nhắn weixin đến.

“Cậu cắt thật rồi?”

“Tôi không nên nói như vậy.”

“Đừng thế mà.”

Cảnh Doãn dở khóc dở cười, nhắn lại cho gã: “Sao mà chưa gì đã biết rồi.”

“Trần Mật Cam vừa nói tôi biết.”

Cảnh Doãn đánh một hàng dấu chấm lửng.

Khang Sùng hỏi tiếp: “Tan làm rảnh không?”

“Có, làm sao?”

“Mời cậu ăn cơm.”

Tài liệu tải xong, phát ra tiếng “ting”. Cảnh Doãn lấy tai nghe trong túi quần kia, để lên bàn, ngón tay gõ chữ vào khuông thoại vù vù: “Cậu muốn gặp mặt rồi cười chết tôi à?”, nghĩ nghĩ rồi lại xóa.

Y hồi âm: “Được.”

Hai người đều không nói thêm nữa, cũng chằng “Bai bai” linh tinh gì đã cắm mặt vào công việc.

Cảnh Doãn làm biên tập tại một nhà xuất bản lâu năm có chút tiếng tăm ở thành phố, chín đi năm về, tiền lương không cao, công việc bình thường cũng khá nhàn, dù sao mấy năm gần đây ngành báo chí truyền thông ngày càng uể oải, kinh tế đình trệ.

May mắn Cảnh Doãn chẳng phải kiểu người mơ tưởng chí lớn cao xa, không có gì muốn theo đuổi, bản thân lại thích cuộc sống sinh hoạt chầm chậm thế này, nên rất thỏa mãn.

Không cần tăng ca, chạng vạng đúng năm giờ chạy lấy người. Lúc y xuống lầu nhìn thoáng qua di động, weixin mới nhắn tới ba phút trước, Khang Sùng nói: “Tôi đến rồi.”

Y không khỏi bước nhanh hơn, từ hành lang ngoặt qua sảnh lớn lầu một, đầu tóc rối bời còn bị gió nóng hoàng hôn thổi bay, vểnh cao tít.

Y nhìn thấy Khang Sùng đang đợi ngoài cửa lớn.

Vóc người Khang Sùng rất cao, đứng trong đám đông cực nổi bật, dáng hơi gầy, cổ áo để lộ nửa đoạn xương quai xanh. Áo sơ mi gã đang mặc làm bằng sợi bông, hơi rộng, nên lộng gió. Ống tay áo xắn tới khuỷu tay, màu xám nâu, dưới ánh tà dương dường như lại chẳng phân rõ được là màu gì. Gã có vẻ đang giành giật từng giây hút điếu thuốc, giống tên nghiện, mà cường liệt mạnh mẽ.

Phát hiện Cảnh Doãn xuống, đôi mày nhăn dãn ra, nhưng vẫn đầy áp bách, chân mày thon dài, hàm răng trắng cắn cắn tàn thuốc, nhếch nửa miệng.

“Ồ.”

Cảnh Doãn đi đến trước mặt gã, chiều cao thấp hơn gã nửa cái đầu, hình bóng chấp chới lồng trong bóng gã, ngẩng lên hỏi: “Cậu tan sớm à?”

“Buổi chiều không vội, chào hỏi với lãnh đạo trước là về được.”

Khang Sùng dập thuốc, nhìn quanh bốn phía không tìm được thùng rác, đành mang tàn thuốc vào xe, ném trong chai nước rỗng.

“Nói đi, muốn ăn gì?”

Tiếng gã nói chuyện không lớn, giọng vừa ngậm khói nhuốm chút khàn khàn, cười rộ lên còn nồng mùi khói, cọ lòng ngưa ngứa. Cảnh Doãn ngồi bên ghế lái phụ, kéo dây an toàn, tay xoa xoa ngực, có chút ngột ngạt.

Y hạ cửa kính xe xuống, nhìn ra bên ngoài.

“Teppanyaki đi.”

(铁板烧 Thiết bản thiêu = Teppanyaki: được ghép từ 2 từ Teppan (những chiếc chảo bằng gang hoặc thép) và Yaki (kỹ thuật nấu nướng), ý chỉ nghệ thuật trình diễn – chế biến món ăn trên những chiếc chảo bằng gang hoặc thép nổi tiếng trong ẩm thực Nhật Bản.)

Khang Sùng khởi động xe, đánh lái thuần thục, quẹo về hướng đường chính. Gã biết cửa tiệm làm món này ngon nhất ở đâu.

Hai người trầm lặng nghe đài phát thanh trên xe, cứ đi thẳng một đoạn, đến khi gặp cái đèn đỏ chín mươi giây ở giao lộ, Khang Sùng mới mở miệng, nói một câu không đầu không đuôi: “… Thật ra trông cũng đẹp lắm.”

Cảnh Doãn cười lạnh một tiếng, chẳng biết là “lãnh” nhiều hơn hày là “tiếu” nhiều hơn: “Bớt nịnh hót hộ cái.”

Đến chỗ ăn, lúc xuống xe Khang Sùng còn cố ý chỉnh giúp y một chút, ỷ mình cao nên đưa tay nghịch đỉnh đầu y, chỗ này hất hất, chỗ kia ép ép, cuối cùng bị chó con Cảnh Doãn như mới tắm xong lắc lắc vài cái, thất bại toàn tập. Gã không đùa nữa, cười đến là bất lực.

Giờ này đúng lúc cơm chiều, tiệm ăn này buôn bán tốt, thế là phải xếp hàng đợi. Hai người lấy số xong ra chỗ ghế xếp ngồi chờ, bên trái có một cặp vợ chồng, hai cô gái ngồi bên phải đang chụp ảnh tự sướng. Cảnh Doãn nghển cổ lên đếm người phía trước, hình như không ai tới một mình cả. Hai người bọn họ bàn thứ tám.

Y lấy di động ra bắt đầu chơi Anipop.

Khang Sùng nhận điện thoại, hình như là người bên công ty gọi tới, giọng gã hơi đổi, đứng đắn, trầm ổn hơn bình thường, bàn mấy chuyện công việc, Cảnh Doãn nửa hiểu nửa không. Gã vừa nói chuyện, vừa xích lại, một cách tay khoác lên vai Cảnh Doãn, dán người vào, đầu kề đầu, nhìn Cảnh Doãn chơi. Đôi khi vươn tay gạt một cái, kéo mấy con vật nhỏ Cảnh Doãn không phát hiện ra gộp lại, ăn điểm.

Xung quanh rất ồn. Mùi nước hoa trên người gã quyện cùng mùi khói, như càng khuếch đại.

Cảnh Doãn cảm thấy tên này thật quá trớn.

Thật ra cũng chẳng có gì. Hai người đã như vậy từ nhỏ, phần lớn thời gian đều chơi cùng nhau, đôi khi một người chơi, người kia nhìn, mỗi cái đều vui kiểu khác. Lúc ở cùng luôn hòa thuận chẳng cãi cọ gì, chuyện lớn chuyện nhỏ đều dễ bàn, tính cách hợp cạ cực kỳ. Tính Khang Sùng hung hơn, biết đánh nhau, nhưng không để ý chuyện vặt vãnh, cũng không thích so đo; Cảnh Doãn thì hướng nội hơn, suy nghĩ nhạy cảm, còn vì được người nhà yêu thương, bao bọc vô bờ nên vẫn ngây ngô. Bình thường Khang Sùng đều nhường y.

Hai cô gái mới vừa rồi đang tự sướng chẳng hiểu sao lại nhìn qua bên này, châu đầu ghé tai khe khẽ thì thầm.

Cảnh Doãn đẩy Khang Sùng một cái: “Đừng dán sát vào người tôi nữa, người cậu nóng chết.”

“Thế à?” Khang Sùng xòe hai tay, cách lớp áo sơ mi sờ sờ người mình, ghé lại càng chặt hơn: “Vậy tôi đây càng bám cậu.”

Hai cô gái nhỏ hơi hơi kích động.

Người phục vụ vừa lúc gọi đến số của hai người: “Khách bàn số tám!”

Cảnh Doãn chật vật đứng lên, đi loạng choang, một tay tha cục hành lý bám trên người: “Đi.”

Teppanyaki cho hai người, món chính là mì udon, thêm một phần sườn bò non và cá than. Hai người ngồi xuống bàn ăn xếp vòng, đối mặt với một đầu bếp Nhật Bản; người đàn ông trung niên khuôn mặt nghiêm nghị, hai tay linh hoạt khua xẻng sắt, trông có chút giống sát thủ hài hước.

Lúc món khai vị lên, Cảnh Doãn chụp tấm hình gửi cho Trần Mật Cam, khoe: “Anh với Khang Sùng đi ăn cơm nè, em qua không?”

Trần Mật Cam nhắn lại: “Không đi nổi, tăng ca.” Chốc lát sau lại thêm câu nữa: “Rõ ràng là bộ phim của ba người, nhưng em mãi không được xướng danh. Đàn ông đều là mấy tên đại móng heo!”

(“Rõ ràng… Xướng danh”: Lời bài Mãi luôn lặng lẽ, OST Thiên kiếm kỳ hiệp 1. 大猪蹄子 Đại móng heo = Pigboy: Phổ biến trên internet Trung Quốc từ tháng 8 năm 2018, thường được phái nữ dùng để diss các chàng trai lật mặt như lật bánh tráng:>>)

Cảnh Doãn ngẩng đầu hỏi Khang Sùng: “Thứ sáu đi xem phim không?”

Khang Sùng ngậm ống hút gật đầu: “Phim gì?”

“Không biết.” Y như đang suy nghĩ chuyện gì khác, hơi không yên lòng: “Lúc ấy chọn sau cũng được.”

Rau xào lên đĩa, bốc hơi nóng hổi nghi ngút, đặt trước mặt hai người. Cảnh Doãn chống đũa trong bát, so thẳng.

“Cái câu ‘Đàn ông đều là mấy tên đại móng heo’ là ở đâu ra, sao đột nhiên nổi thế.”

Khang Sùng nếm cái nấm hương, miệng nóng rẫy, che miệng ú ớ nói: “Tôi còn nghe qua câu ‘Đàn ông đều là mấy tên đầu heo’ cơ”

“Đấy là món ăn gì à…”

(猪头焖子trong câu 男人都是猪头焖子 ‘Đàn ông đều là mấy tên đầu heo’ là một món ăn Trung Quốc, thành phần chính là thịt đầu lợn và đậu phụ khô,… Được chế biến bằng cách cắt và ninh nhừ, là một món tại gia. Vì thế nên tớ nghĩ anh Cảnh mới hiểu nhầm:>>)

Khang Sùng nuốt nấm hương, “Nghe vừa ngốc vừa ngông nhỉ, cơ mà thơm lắm.”

Cảnh Doãn dè dặt nhai kỹ giá đổ, vị hơi ngòn ngọt.

“Bản thân cậu chứ còn ai.”