Nhóm thế lực thứ 3 thuộc quảng Tây là nhóm người Tráng dưới sự lãnh đạo của Bàn Văn Nhị và 

Lương Văn Lợi. Đây cũng thuộc về bản chất là quân Thái Bình Thiên quốc, nhưng nhóm này có điểm khác biệt rất lớn với quân của Hoàng Kỳ Anh hay Ngô Lăng Vân. Nói một cách chính xác thì nhóm người Tráng này sau đó sẽ là tiền thân của quân cờ Trắng, nhưng bản chất của họ chính là phỉ cướp một cách toàn diện. Nhóm người này không có một chút tư tưởng nào gọi là giải phóng hay làm cách mạng này nọ. Tất nhiên quân của Bàn Văn Nhị cũng được Dương Tú Ninh chiêu mộ trong cuộc tấn công Quảng Đông. Nhưng sau khi bị Lý Chấn đánh tan thì Bàn Văn Nhị dẫn hơn phân nửa quân chạy về huyện Hà Trì thuộc Quảng Tây tị nạn. Lương Văn Lợi thì dẫn tầm 4000 quân đầu hàng và làm chó săn cho Lý Chấn. Lúc này thế lực quân Cờ Trắng tương lai bị chia làm hai nửa. 

Quay về với tình hình chiến đấu tại chiến trường biên giới phía bắc Thái Nguyên. Trong lúc quân Thái Nguyên đang mở ra một trận chiến khốc liệt mang tính chất đánh tiêu diệt chủ lực quân Quảng Đông thì cũng là lúc tại một vùng biên giới Quảng Tây và Vân Nam một nhánh quân đội đang hành động. Đây chính là nhánh quân thuộc quyền quản lý của Ngô Lăng Vân. Vì Ngô Lăng vân có được sự giúp đỡ từ Dương Tú Ninh trước đây mà thu được nhiều nhất súng ống từ 5 ngàn thanh súng lởm Neue Korps-Jägerbüchse. Nói một cách chính xác thì Ngô Lăng Vân trung thành với Thái Bình Thiên quốc điều này không thể chối cãi, và hắn lại là người đầu tiên đi theo Dương Tú Ninh nên được ban nhiều nhất những thanh súng Neue Korps-Jägerbüchse với số lượng lên đến 3 ngàn thanh. Tất nhiên súng Neue Korps-Jägerbüchse là súng hỏa mai của thời cổ rồi nên hiệu quả chiến đấu không có cao lắm. Tầm bắn hiệu của quả thanh súng này chỉ tầm trên 120m mà thôi, vả lại việc lên đạn cực kì tốn thời gian và phức tạp. Nhưng kể cả như vậy thì 3000 thanh súng này còn tốt gấp chán vạn các thanh súng hỏa mai made in Đại Nam trước đây, hay made in Đại Thanh lúc này. ( Không tính súng của Lý Chấn). 

Trong cuộc chiến với Lý Chấn mặc dù bị đánh bại và phải chạy về Bắc Sách- Quảng Tây. Nhưng ý thức được sự quan trọng của vũ khí trong tay là Neue Korps-Jägerbüchse súng trường nên quân của Ngô Lăng Vân hoàn toàn không để mất mát quá nhiều vũ khí quý báu này. Vậy ra trong tay của Ngô Lăng Vân còn có đến tầm 2000 tay súng Neue Korps-Jägerbüchse. 

Tất nhiên thông qua điều tra thì nhánh quân 300 đặc nhiệm Thái Nguyên đã tìm đến Ngô Lăng Vân để điều tra manh mối của Dương Tú Ninh. Tất nhiên Ngô Lăng Vân sau khi biết được nguồn gốc số binh sĩ tuy số lượng ít ỏi mà cường đại này của người Việt thì nể phục vô cùng. Nói cho cùng thì Ngô Lăng Vân đã có thời gian thờ Dương Tú Ninh là chúa, mà nay quân đội của Trượng Phu Dương Tú Ninh tới nơi thì cớ gì mà Ngô Lăng Vân lên mặt đây. Mặc dù Ngô Lăng Vân là người Tráng mang tiếng là man di, nhưng chữ man di này là do người Hán, người Mãn khinh miệt mà gọi hắn thôi. Sự thật Ngô Lăng Vân lăn lộn bao năm đánh đấm cùng quân triều đình Đại Thanh mà vẫn nhơn nhơn sống tốt thì hắn có ngu hay không mọi người tự đánh giá. 

Ngô Lăng Vân nể phục Dương Tú Ninh và quân đội của nàng, nhưng sau khi tiếp xúc với lính đặc công của Thái Nguyên thì Ngô Lăng Vân mới vỡ lẽ ra được sức mạnh của Dương Tú Ninh từ đâu mà có. Tất nhiên người thông minh như Ngô Lăng Vân sẽ biết được mình phải làm gì trong trường hợp này. Sau khi đánh trận với Lý Chấn thì hắn chỉ có hai con đường để đi, thứ nhất đầu hàng quân Lý Chấn và trở thành chó săn của tên này. Thứ hai là chui dúc ở biên giới Vân Nam – Quảng Tây sau đó chờ Lý Chấn đến tiêu diệt. Nếu bàn về sức mạnh quân sự thì có mười Ngô Lăng Vân cũng chịu không nổi một đòn của Lý Chấn đấy. Nhưng lúc này đây chồng của Dương Tú Ninh tìm đến, mà người Chồng này lại có được quân đội cực kì hùng mạnh, chính vì thế Ngô Lăng Vân lại tìm cách ngả theo Thái Nguyên. 

Điều này có lẽ vô lý, tại sai Ngô Lăng Vân không chọn đầu hàng quân Lý Chấn mà lại chọn dựa vào Thái Nguyên để sống. Một lẽ đơn giản Ngô Lăng Vân là người Tráng, quân đội của hắn thì đến 90% là người Tráng, ước mơ của Ngô Lăng Vân là giải phóng dân tộc Tráng khỏi sự đô hộ của người Hán- Mãn. Chính vì thế đầu hàng Lý Chấn là đi ngược lại lý tưởng của hắn. Chuyện này Ngô Lăng Vân quyết không đồng ý. Nhưng nếu Ngô Lăng Vân dựa vào Thái Nguyên mà xưng thần thì lại có được sự độc lập nhất định. Kèm vào đó chính là sự hỗ trợ khí giới, lương thực từ Thái Nguyên sẽ khiên cho dân tộc Tráng có hơ hội trở mình. Chính vì lý do này mà Ngô Lăng Thiên mới bày tỏ nguyện vọng xưng thần với Thái Nguyên. Tất nhiên để tăng thêm sự ủng hộ của Thái Nguyên thì tên này một hai thề sống thề chết là Dương Tú Ninh bị bắn thủng ngực, khả năng sống là không có đấy. Chính vì sự thề thốt mà xác thực của Ngô Lăng Thiên, Ngô Á Chung, Lưu Vĩnh Phúc cùng rất nhiều nhân chứng tại hiện trường mà nhánh quân đặc nhiệm Thái Nguyên đành báo về cho Diêu thiếu với tin tức là Dương Tú Ninh tử vong. Tất nhiên sau đó quân đặc nhiệm có cố tình xâm nhập vào sâu nội địa Trung Hoa nhưng Dương Tú Ninh đã chạy đến tận Tứ Xuyên- Ba Thục. Đặc nhiệm của Thái Nguyên cũng là người chứ không phải siêu nhân mà có thể lao vào sâu lục địa Trung Hoa đến vậy.

Nhiệm vụ tìm kiếm Dương Tú Ninh thất bại nhưng nhiệm vụ móc nối lực lượng Ngô Lăng Vân lại vẫn tiếp tục. Diêu thiếu quả thật rất hận Lý Chấn, mối thù giết vợ sát con là không thể đội trời chung. Tuy nói không phải tộc ta ắt có dị tâm. Nhưng vấn đề ở chỗ lực lượng của Ngô Lăng Vân là người Tráng mà không phải người Hán- Mãn. Bên cạnh đó Diêu thiếu lại muốn bố trí một nhánh kì binh để tiến đánh Quảng Đông khi thời thế có thể. Vậy nên trong bóng tối thì Trần Quang Cán cùng Trần Quang Diêu đã đồng ý để Ngô Lăng Vân xưng thần với Thái Nguyên. 

Kể từ đó thì Thái Nguyên đã đưa một ngàn quân chính quy nhập đất Bách Sách của Ngô Lăng Vân. Một là giám sát hành động của Tráng Quân hai là tiến hành huấn luyện quân sự chính quy cho người Tráng tại nơi này. Tất nhiên hành động này cực kì bí mật và âm thầm. Một ngàn người Việt mà tung vào Quảng Tây thì cũng như giọt nước rơi xuống biển mà thôi, nếu không thực sự chú tâm điều tra thì rất khó có thể phát giác. 

Tất nhiên Ngô Lăng Vân cũng biết một ngàn quân Việt đến đây để giám sát người Tráng nhưng ông ta chấp nhận điều này và vui vẻ coi nhánh quân Việt này như thượng khách vậy. Cũng từ đó mà tuyến đường Thái Nguyên- Tuyên Quang được đả thông và tiến hành xây dựng với mục đích viện trợ cho người Tráng tại Bách Sách. 

Hành động này của Diêu thiếu có phải là nuôi hổ gây họa hay không, liệu có ngày nào đó người Tráng sẽ cầm súng chĩa vào người Việt. Thật ra tương lai thì không ai có thể nói được, nhưng việc đầu tư cho người Tráng có phải nuôi hổ gây họa hay không thì không phải. Thứ nhất nếu so sánh thì Ngô Lăng Vân trong mắt Diêu thiếu chỉ là chó săn mà thôi, chưa đủ sức để nâng tầm lên thành hổ. Nếu người Tráng có dị động thì Diêu thiếu hoàn toàn có thể đàn áp họ bất kì lúc nào. Chỉ cần Thái Nguyên hùng mạnh thì chó săn mãi mãi không dám phản chủ. Tất cả các vật tư như thuốc súng, vũ khí đều trong tay Thái Nguyên cả, chỉ cần Thái Nguyên ngưng cung cấp thì người Tráng lấy đâu ra thuốc súng mà nhảy nhót đây? Việc người Tráng muốn tự phát triển vũ khí là không có cửa vì Diêu thiếu không bao giờ đưa dây truyền sản xuất vũ khí của mình ra ngoài. 

Chỉ trong vài tháng sau khi tiếp nhận sự xưng thần của Ngô Lăng Vân thì Thái Nguyên đã ồ ạt hỗ trợ Bách Sác gần 7 ngàn thanh súng Vereinsgewehr và rất nhiều đạn dược cũng như lương thực, vật tư quần áo. Đối với Thái Nguyên thì đây cũng chỉ là hạt nươc bỏ bể mà thôi. Súng Vereinsgewehr là vũ khí của người Đức tai các vùng Württemberg, Baden, and Hessen thải loại ra. Cấu tạo của thanh súng này tương tự với Minire của Pháp với tầm xa đạt tới hơn 300 m. Đây có thể coi là loại súng bán hiện đại nếu so với thời đại này. Súng là nạp đạn loại đầu nòng ( Muzzleloading) với cấu tạo điểm hỏa bằng hạt nổ hiện đại. Diêu thiếu dĩ nhiên không thể viện trợ người Tráng những thanh súng Dreyse Needle Gun 1841 chứ danh làm nên thương hiệu của người Prussian và nay là Thái Nguyên được rồi. Nhưng kể cả như vậy thì người Tráng cũng mừng rơi nước mắt hạnh phúc vô bờ. Diêu thiếu dùng giá rẻ mạt mua sắt vụn của thương nhân Đức mà ném vào dân tộc Tráng, nhưng dân tộc này lại nghĩ là chủ công mới của họ đang thưởng vàng cho thuộc hạ. Không nói nhiều Ngô Lăng Vân cử luôn con trai mình là Ngô Á Chung tiến về Thái Nguyên để du học. Nói là du học nhưng mục đích chính là để làm con tin thể hiện sự trung thành. Kèm theo đó Ngô Lăng Vân còn cử con gái út của mình là Ngô Lăng Nhu mới vừa 14 tuổi đến Thái Nguyên làm tì thiếp hầu hạ cho Diêu thiếu. 

Vấn đề là Diêu thiếu chẳng cần mấy thứ con tin hay nàng hầu này. Nếu hắn mạnh thì bố Ngô Lăng Vân cũng không dám phản. Còn nếu Diêu thiếu hắn hỏng thì dù có con tin trong tay cũng chẳng có ý nghĩa gì. Vậy nên Diêu thiếu gọi thẳng Ngô Á Chung vào mà nói “ Muốn học gì thì học, học xong thì biến về Bách Sánh mà giúp cha người làm đại sự”. Ngô Á Chung nghe được thì há ngoác miệng kinh dị. Vốn tên này khá hậm hực về việc bị trở thành yếu nhân ( con tin) từ nay sẽ mất tự do mà sống như chó trên đất Thái Nguyên. Nhưng nghe sau câu nói của Diêu thiếu thì hắn hiểu được nơi mà hắn đặt chân đến quá cường đại, vốn dĩ nơi này không để tộc Tráng của hắn vào mắt, họ muố tiêu diệt Bác Sách, muốn tiêu diệt cha con hắn lúc nào cũng được, chính vì thế mà con tin là chuyện nực cười không cần thiết. Ý thức được điều này nên Ngô Á Chung cong đít lên mà cố gắng học tập chăm chỉ tại Thái Nguyên. Hắn biết rằng chỉ có thể cố gắng mới có thể học tập thành tài tại nơi này. 

Số phận của Ngô Lăng Nhu thì hoàn toàn ngược lại, cô nàng này vốn dĩ bị đuổi về Bách Sách nhưng cuối cùng số phạn run rủi thế nào mà Ngô Lăng Nhu lại hợp lại với Trần Gia Hân thành một cặp. Có lẽ hai người sàn tuổi như nhau, cũng có lẽ Dương Tú Ninh bỏ đi làm cho Gia Hân bơ vơ, đau buồn mà dễ tiếp nhận Ngô Lăng Nhu. Chính vì chiều lòng em gái mà Diêu thiếu giữ lại Ngô Lăng Nhu với danh nghĩa em kết nghĩa và để cô bé học tập tại Thái Nguyên với thỏa thuận lúc nào Ngô Lăng Nhu muốn về nhà thì tùy không ai cấm cản. 

Chiến sự biên giới nổ ra, việc cần dùng đến người Tráng ở Bách Sách như là một nhánh kỳ quân được đặt ra. Ngô Á Chung xếp lại khiên đèn tại học viện quân sự Thái Nguyên mà xin nghỉ học về nhà giúp cha già một tay. Tất nhiên là Cán Vương gia đồng ý, đồng thời còn cho hắn mang về Bách Sách 20 thanh pháo cối M63 cùng vô số đạn pháo. 

Mấy tháng học trong trường quân sự, lại thông qua nhánh quân Dương Tú Ninh đã từng dùng pháo cối thì tên Ngô Á Chung này hiểu rõ món quà này lớn như thế nào. Ngay tại Cung điện Thái Bắc thì tên người Tráng cắt tóc ngắn mặc quân phục Thái Nguyên mặc kệ là không có lễ quỳ tại nơi này mà quỳ xuống dập đầu boong boong cung Cán Vương gia. Hắn là dập thật, dập đến trán dướm cả máu. Giữa cung điện Thái Bắc tên này thề nguyền trung thành với Thái Nguyên và cũng thề sẽ thực hiện thật tốt nhiệm vụ mà Thái Nguyên giao cho Bách Sách.