Phản ứng của Quang Cán có thể nói lad siêu cao thủ, kể từ lúc phong hỏa đài báo đến khi quân Pháp chiến hạm đầu tiên vượt qua Cồn Phân cũng tầm một tiếng rưỡi mà thôi. Nhưng lúc này chiến hạm hải tặc cũng dăng đầy mặt sông mà chặt hết lỗi vào.

Nên nhớ tiểu hạm hơi nước của Pháp có nhanh đi nữa cũng là đi ngược dòng. 13 km từ cửa biển Thuận An đi đến cồn Phân thì không có hơn tiếng đồng hồ là không có được. Nhưng từ cửa Nam của kinh thành Huế mà dọc theo sông Hương đi về thành Đông cũng chỉ 5km mà thôi. ( 5km sở dĩ có một đoạn sông Hương vòng qua Phú Hiệp nên kéo dài như vậy). Cho dù thuyền của hải tặc toàn là thuyền buồm gỗ, mái chèo, nhưng là họ đi xuôi dòng nên tốc độ không hề chậm chút nào. Vậy là hai đoàn thuyền vào lúc 5 giời hơn chạm chán nhau ở khúc cua sông Hương đoạn từ Cồn Phân để vào thành Đông.

Nói về sông Hương thì ngay kinh đô nên luôn được chăm sóc và nạo vét khá kĩ, chính vì thế có những khúc sông lớn thì chiều rộng của sông Hương lên đến cả 500m. Khúc sông gấp cổ tay nơi cửa đông kích thước cũng không nhỏ mà lên đến 250m. Chín vì lý do này mà cũng phải cần dùng đến 50 chiến hạm lớn nhỏ của hải tặc mới cỏ thể phong tỏa mặt sông.

Thật ra nếu biết quân Pháp mạo hiểm cử tiểu hạm ngược dòng vào Huế thì Quang Cán chỉ cần mang theo thủy lôi buộc vào thuyền Hải tặc mà thả trôi cũng đủ cho Pháp quân có đi mà không về. Đáng tiếc là thủy lôi Cán ca không mang theo, mà thuốc nổ cũng mang không có nhiều. Chính vì lý do này Cán ca chỉ biết trơi trò thả trôi chiến hạm dày đặc để cản địch mà thôi.

Chiến hạm của hải tặc có một quy cách chung đó là nhỏ, chính vì nhỏ nên số lượng nhiều. 50 chiến hạm gỗ băng băng lao vào hàng ngũ quân Pháp, lúc này thì binh sĩ điều khiển thuyền đã nhảy sông bơi bờ từ lâu rồi.

Lựa chọn của quân Pháp phải là né tránh hoặc bắn chimg đám thuyền đang lao tới kia. Tất nhiên vì khúc cua quá gấp nên họ không kịp phát hiện sớm,lúc phát hiện ra thì hai bên cũng đã không xa nhau lắm rồi. Muốn bắn chìm đám thuyền này là không thể. Nhưng viên chỉ huy quan Pháp buộc phải ra lệnh tấn công, vì họ không thể biết được trên thuyền gỗ có nguy hiểm hay là không, có quân Đại nam đang ẩn úp.

Chính vì như vậy mà quân Pháp phải dạt thuyền vào một bên bờ của Sông Hương mà tiến hành xạ kích các thuyền gỗ bằng đại bác. Tất nhiên khi thuyền gỗ trôi qua thì họ mới nhận ra đó chỉ là thuyền không mà thôi. Nhưng chính vì sự kiện này khiến cho Hạm đội Pháp kẹt gần công Phân khá lâu. Thứ nhất các thuyền gỗ lao vào làm hỏng đội hình của Pháp, thứ hai quân pháp phải dừng lại để xạ kích. Cuối cùng tính ra quân Pháp đã chậm hơn rất nhiều so với dự kiến của họ trong việc tập kích Huế.

Nói thật tấn công kinh đô Huế của Đại Nam với hạm đội toàn tiểu hạm trên sông Hương là chuyện không thể vào lúc bình thường. Nên nhớ toàn kinh đô Huế có đến 1100 pháo Thần công các loại. Hệ thống phòng thủ bờ sông là cực mạnh với các pháo Thần công made in Đại Nam. Nói tại sao mạnh? vì chúng số lượng quá nhiều dọc theo các mặt Sông chạy qua kinh đô. Các khẩu đại pháo của Đại Nam chỉ có tầm 500m, nhưng bờ sông cách thành cũng chỉ tầm đó mà thôi. Pháo Đại Nam hoàn toàn có thể với đến chiến hạm pháp trên mặt sông. Cho dù pháo thần công bắn đạn gang đặc không có thuốc nổ thì khó có thể đục thủng được mạn thuyền Pháp, nhưng nếu bắn lên sàn thuyền thì đó là một sự tàn phá kinh khủng. Nhưng lúc này Đại Nam đang nội chiến, kinh đô Huế đang binh biến chiến loạn, chính vì lý do này nên Loius mới dám mạo hiểm đưa quân vào.

Và tên thiêu tướng này đã đúng, kinh thành Huế sau một đêm binh hoan mã loạn thì không có bất kì một đội pháo binh nào túc trực nơi các đồn bốt. Kinh quân thì tán loạn mỗi nơi một nhóm. Chém giết cả đêm lại có hơn vạn Kinh quân tử vong tỏng tay người nhà. Đến lúc này tìm được đội pháo thủ để tổ chức đánh là không thể. Khốn nạn nhất là mặt Đông và Mặt Nam chính là hai nơi kinh quân làm loạn. Đến nay hai mặt này của Kinh đô là không có một bóng Kinh quân. Tất cả kinh quân nơi đây không bị chém chết tối qua thì cũng bị bắt trói cả rồi. Thành thử ra muốn tìm pháo thủ từ hai nhóm quân này là không thể, và không kịp.

Pháo Napoleon III 12 pound của Pháp tầm xa đến 1,6km. Các pháo nhỏ của họ là 4 pound tầm xa cũng đến 1200m. Chính vì thế chúng hoàn toàn có thể bỏ qua tường thành kinh đô mà bắn thẳng vào trong nội thành. Lúc này đây khi quân của Đoàn Hữu Ái đến được thành Đông thì đạn pháo của quân Pháp đã nổ ầm ầm. Mục tiêu của chúng là cửa thành Đông. Có lẽ quân Pháp muốn đổ bộ từ đây.

Nhận được tin đối thủ là người Pháp với cả tá chiến hạm dày đặc trên sông thì Quang Diêu hơi sững sờ trong chốc lát. Sau đó hắn làm ngay ra quyết định mới, bỏ thành ngoài chơi du kích chiến đánh nhau trên đường phố. Quang Cán yêu cầu Tự Đức rời đi Kinh Đô, chỉ có Tự Đức rời đi thì Quang Cán mới không có điểm yếu mà rảnh tay đánh Pháp.

Ngay lập tức Đang trên đường đi thành Đông thì Cán ca lại dục quân quay lại thành Nam bố trí phòng thủ. Đồng thời Cán Ca cũng yêu cầu Đoàn Hữu Ái chấp hành mệnh lệnh bỏ tường thành đánh trong nội đô.

7 giờ sáng quân Pháp bắt đầu lục đục đổ bộ lên bờ sông mặt đông kinh đô Huế. Nhưng có một nhánh chiến hạm Pháp vọt lên theo dòng sông Hương uốn lượn mà đổ về thành Nam. Suy đoán của Quang Cán là chính xác Pháp muốn hai đường giáp công đánh vào trung tâm Tử Cấm Thành.

Nhưng 7 giờ sáng thì cũng là lúc Tự Đức chạy ra được khỏi thành Bắc mà theo quan lộ hướng về Quảng Trị. Đi theo Tự Đức lúc này không ngờ có không ít quan viên quan trọng của Đại Nam. Thời buổi loạn lạc này nơi nào là an toàn nhất. Dĩ nhiên gần vua là an toàn nhất, trí ít gần vua luôn có trọng binh, không đến sơn cùng thủy tận thì gần vua rất hiếm khi toi mạng.

7h 30 sáng thì quân Pháp đã phá vỡ cửa thành Đông mà tràn vào đường cái nội thành, đến tận lúc này quân Phám mới bắt đầu nhận được sự phản kích. Quân long võ quân do Đoàn Hữu Ái chỉ huy nhưng thực chất lại là do hơn trăm lão binh Vạn ninh chỉ huy các đội nhỏ chỉ huy đánh du kích. Họ không chặn cửa thành mà tìm tất cả các vật có thể làm trướng ngại vật mà chất trên đường, đôi chỗ họ phải phá nhà để bịt lối đi. Tình cảnh này không khác là bao phía bên thành Nam nơi Quang Cán chỉ huy. Nói chung là quân Vạn Ninh rất quen thuộc với lối đánh này, họ đã được đào tạo như cháo chảy các hạng mục trên. Chính vì thế bất kì một tên lão binh 3 năm quân ngũ nào của Vạn Ninh đều có tư cách làm sĩ quan cho đám gà mờ Long võ quân.

Công tác bố trí phòng ngự đường phố bên thành Nam thì tốt hơn một chút, đơn giản vì hải tặc ít ra cũng được đào tạo hơn một tháng về phương pháp này.

Quân Pháp năm ngàn chia làm hai ngả tấn công, quân Đại Nam 6 ngàn chia làm hai ngả phòng thủ. Quân số gần như là tương đương. Nhưng quân Pháp là lấy khỏe ứng mệt, quân Đại Nam thì rệu rã sau một đêm chiến đấu và thức trắng. Quân Pháp có pháo bộ binh yểm hộ, quân Đại Nam thông thuộc địa hình. Nhưng xét đi xét lại thì Đại Nam đang rơi vào thế hạ phong.

Đúng 8h kém 15 thì phát súng trong nội thành đầu tiên nổ ra báo hiệu cho trận chiến Pháp- Việt tại nội đô Huế mở màn. Người nổ phát súng đầu tiên này là quân Long võ Vệ, họ úp hai bên nhà dân mà nổ súng bắn về phía quân thù, bước đầu thành công tốt đẹp. Trong đường phố khoảng cách chệt hẹp thì tầm xa 200m và tầm xa 400m hoàn toàn không ý nghĩa, lúc này chỉ đọ xem súng ai nhanh, tay bắn ai chuẩn, địa lý ai chiếm lợi thế. Và quân Long Võ vệ chiếm lợi thế hoàn toàn, bỏ lại mấy chục xác người thì quân Pháp bắt buộc phải lui lại.

Nhưng quân Pháp có pháo, tuy rằng không nhiều nhưng cũng đủ dùng, 4 thanh pháo nhẹ 6 pound được đẩy lên mà nhằm vào nhà dân hay các công sự oanh kích ầm ầm.

Vốn dĩ theo sách lược là khi quân địch rút lui và có ý đồ sử dụng vũ khí hạng nặng thì quân Long võ vệ cũng phải thay đổi vị trí và dựa vào địa hình chia làm các nhóm nhỏ di chuyển liên tục tiêu diệt sinh lực địch. Nhưng vì long võ vệ chưa quen với lối đánh này mà một số lượng không nhỏ bị thương vong do trúng đạn pháo hay do nhà dân bị xụp.

Chỉ có 100 lão Binh Vạn Ninh phân vào 3000 người mới toanh với chiến thuật du kích nên họ lo không xuể. Nhưng những nhánh binh nhỏ 10 người do các lão binh này trược tiếp chỉ huy thì phát huy hiệu quả vô cùng. Chạy vị trí, luồng lách ngõ phố, bắn lén bắn tỉa, chui nhà dân bắn ra, ẩn nấp trong bụi tấn công và bỏ trốn. Chiến thuật đánh đường phố của quân Đại Nam khá hiệu quả.

Chiến thuật của quân Pháp là, pháo cày trận địa, bộ binh tiến lên dọn trướng ngại vật thẳng tiến Hoàng Thành.

Nhưng các Long vệ quân dần bắt nhịp cuộc chiến, họ sau phút chốc thương vong cũng bắt đầu tiến hành di chuyển đánh lén các hạng mục. Chỉ cần đại pháo của quân Pháp bắt đầu nhấc lên di chuyển là có các toán quân nhỏ luồn lách khắp nơi bắn tỉa quân Pháp. Pháo dừng lại kiếm mục tiêu họ sẽ di chuyển tới nơi an toàn.

Cứ như vậy hai bên dằng co từng thước đất bằng máu, mồ hôi, và sinh mệnh. Tựu chung lại chiến thuận bắn dải thảm rồi tiến lên của quân Pháp vẫn có chut hiệu quả. Họ vẫn tiến lên được từng bước nhưng chậm vô cùng.

Cuộc tấn công của người Pháp từ lý thuyết đánh nhanh đánh mạnh đánh bất ngờ biến thành đánh chậm tiến chậm, đánh trong vũng bùn. Tậm chí nếu tính về thương vong lúc này thì quân Pháp lại nhỉnh hơn những người A nam. Đấy là nói về khu Đông nơi mà người đánh trận là những binh sĩ Long vệ chưa từng đánh du kích.

Nhưng bên phía thành Nam thì tình thế cân bằng hơn nhiều. Dù sao quân hải tặc vốn dĩ thiện chiến lại thêm đã từng luyện tập nên có chút kinh nghiệm hơn. Họ chấp hành ý đồ chiến đấu của sĩ quan tốt hơn. Đôi lúc quân hải tặc do Quang Cán chỉ huy còn có thể đánh bật quân Pháp lui mấy dãy phố. Đây chính là điểm khác biệt.

Những tưởng mọi chuyện tốt đẹp đến với quân Đại Nam nếu cứ dằng co như vậy. Nhưng một yếu tố rất quan trọng họ cần phải tính tới. Thể lực quân Long vệ đã không còn, sau một đêm chiến đấu họ đã quá mệt vậy nên đến 11 giờ trưa thì quân Long vệ không còn giữ được sự linh hoạt của mình, chính vì thế long vệ quân rơi vào tình trạng thương vong tăng lên trầm trọng.

Không còn cách nào khác Đoàn Hữu Ái đành buông bỏ đánh rát quân Pháp mà chuyển thành đánh cầm cự, ngăn cản quân địch không tiến quá nhanh. Một nửa số binh sĩ quá mệt được đưa lui về Hoàng thành để nghỉ ngơi, sau này họ sẽ thay nhánh quân đang tham chiến. Tốc độ tiến quân ở cửa Đông của quân Pháp bỗng chốc được đẩy nhanh hơn.