Trên chiếc giường sưởi, Cố Tam trầm mặt suy nghĩ chuyện mà con gái nhỏ vừa nói.

Nàng nói muốn tạo dựng một thôn trang, và dùng chỗ đó cho những người không nơi nương tựa ở, sẵn tiện sẽ để cho bốn hạ nhân đang bị tật nguyền ở sân sau làm quảng sự. Coi như cấp một chốn dung thân cho bọn họ lúc về già. Mà quan trọng nhất, khi có thôn trang rồi bọn họ sẽ lấy nơi đó làm nơi trồng giống khoai lang. Như vậy sẽ tiện rất nhiều việc.

Suy nghĩ một lúc lâu, Cố Tam cảm thấy ý tưởng này không tồi. Vì vậy hắn quyết định ngày mai sẽ đi tìm nơi thích hợp để tạo dựng thôn trang theo ý của con gái nhỏ.

Mà Tử Tình từ khi được Cố Tam đồng ý xây dựng thôn trang thì liền cắm đầu vẽ tranh, nàng muốn dự trữ bạc để sau này dùng tới. Tử Tình nghĩ, ông trời đã cho nàng sống hạnh phúc như vậy thì nàng cũng cần phải dùng sở trường của mình giúp đỡ những người cần giúp.

Ở kinh thành này, hầu như quan viên nào cũng có thôn trang của mình, chuyện tạo dựng thôn trang cũng không phải là đại sự gì. Vì vậy việc Cố Tam xây dựng thôn trang đối với mọi người chỉ xem như chuyện bình thường không đáng nói.

Sau nhiều ngày chọn lựa, cuối cùng Cố Tam chọn được một miếng đất cách kinh thành khoãn hai trăm dặm (100km)..

Những người có hứng thú đi điều tra chuyện mua đất xây dựng thôn trang của Cố Tam, khi biết Cố Tam mua mảnh đất kia thì lắc đầu cười nhạo. Hầu như ai cũng có ý nghĩ rằng cái thôn trang này của Cố Phủ chắc sẽ không thể tồn tại lâu dài được. Bởi vì chỗ đất Cố Tam mua có phần đặc biệt. Mặc dù có sông có nước nhưng mà đa số đều là đất hoang khô cằn. Ở đây không có ruộng nước, dù có sông nhưng chỉ có một dòng. Dựng nhà còn đỡ, nhưng để làm thôn trang thì có phần hơi khó khăn.

Hầu hết những người đang có hứng thú với thôn trang của Cố Tam sau khi nhìn thấy mảnh đất kia liền lắc đầu cuối cùng không để ý tới, họ nghĩ – chỉ là miếng đất khô cằn, có thể làm được gì chứ.

Mà Cố Tam sau khi mua đất xong thì giao cho Tử Tình toàn quyền quản lý việc xây dựng thôn trang. Mỗi ngày ông vẫn bình thản đi đến Hàn lâm viện làm việc, tối đến thì về phủ. Bởi vì thái độ nhàn nhã của Cố Tam nên mọi người cho rằng Cố Tam đã buông bỏ ý định xây dựng thôn trang rồi. Cũng vì như vậy Tử Tình lại bớt đi không ít phiền phức.

Trong khi mọi người đang lặng lẽ bỏ qua hứng thú xem thôn trang mới của Cố Tam thì lúc này Tử Tình mỗi ngày đều leo lên xe ngựa mà chạy tới chỗ đất đó quan sát công trình xem mọi người xây dựng thôn trang theo ý tưởng trên bản vẽ của mình.

Thật ra khi vừa nhìn thấy mảnh đất này Tử Tình đã chọn trúng ngay. Bởi vì nó gần với kinh thành, đi đi về về chỉ mất mấy canh giờ. Thứ hai, bởi vì mảnh đất này rất rộng lớn mà lại không có một nhà nào trụ hết. Nàng chính là muốn mua một mảnh đất lớn bao la như vậy đấy, có thể tha hồ mà nhào nặn nó theo ý của mình. Trồng lúa, trồng khoai, nuôi heo gà, nuôi cá. Còn trồng cây ăn quả sau đó dành một góc để ủ rựợu nữa. Miếng đất này có thể thực hiện được ý tưởng của nàng. Còn về cái vụ không ruộng nước gì đó nàng không lo lắng. Nàng đã có cách của mình.

Theo ý của Tử Tình, cứ cách năm nhà sẽ có một giếng nước. Đồng thời những phần đất khô cằn kia nàng sẽ cho người đào đất khai hoang. Mặc dù là ruộng cạn nhưng Tử Tình đã có chuẩn bị riêng. Nàng sẽ để mọi người đào đường dẫn nước.

Thôn trang được Tử Tình đặt tên là An Cư thôn, được xây tổng cộng trên ba trăm ngôi nhà. Xung quanh thôn được xây một hàng rào chắc chắn cao mười mét, có thể nói cả thôn hầu như được bao bọc an toàn trong đó. Ngoài ra, thôn được chia thành sáu khu, một khu dùng để trồng lúa, một khu trồng khoai lang và rau củ, một khu chuyên trồng cây ăn quả, khu còn lại dùng để nuôi cá và nuôi súc vật.

Thôn xây xong Tử Tình sẽ để cho những người không nơi nương tựa đến ở, nhất là những người có hoàn cảnh đáng thương. Giống như Tần thẩm ở Cư Sĩ thôn. Chồng bà chết, chỉ có bà và con trai nhỏ, mẹ quá con côi thường xuyên bị người khác ức hiếp. Hay là Tôn Biện bán mì ở ven đường trong kinh thành. Ông có tật ở chân, hành động bất tiện nhưng ông vẫn không ngại khó khăn mà ngày ngày bán mì để kiếm tiền trị bệnh cho vợ và nuôi con.

Tử Tình muốn An Cư Thôn sẽ giống như cái tên của nó, để mọi người an an ổn ổn mà định cư trong đó. Vui vui vẻ vẻ sống qua ngày.

Việc xây thôn trang đối với Tử Tình cũng chiếm không ít thời gian, dù có mấy người Hộ Phong trợ giúp nhưng nàng cũng bận tối mặt tối mũi. Nhất là sau khi khai hoang ruộng xong, Tử Tình phải chỉ tận tay mọi người cách đào đường dẫn nước. Việc đào đường này cũng không phải đơn giản chỉ đào một con mương. Mà Tử Tình cho người đi chặt cây dừa, sau đó dùng thân cây chẻ ra làm hai rồi nạo hết ruột ở bên trong. Dùng thân cây làm ống dẫn nước.

Tiếp theo là phải dùng trợ lực để làm nước chảy vào ruộng. Lúc này Tử Tình vẽ một bản vẽ hình chong chóng nước, sau đó cho người đúc thành mười cái chong chóng. Nàng tại cho người đặt mười cái chong chóng này ở mười điểm đầu ống dẫn nước. Phải đặt đúng hướng và đúng vị trí, như vậy khi chong chóng quay nước mới chảy về ruộng được. Những cái chong chóng này muốn sử dụng thì cho người đến quay, mặc dù chong chóng rất lớn và nặng nhưng chỉ cần một người quay thôi đã đủ. Nếu không sử dụng nữa thì khóa vòng quay của chong chóng lại, nước cũng sẽ không chảy vào ruộng nữa.

Sau khi mười cái chong chóng nước được hoàn thành, tất cả những người có mặt ở đó đều trợn mắt há mồm vì kinh ngạc. Những ruộng đất khô cằn mới khai hoang chỉ trong một lúc đã ngập đầy nước. Lúc này ai nói đây là đất khô ruộng cạn nữa đây? Đây chính là ruộng nước, hoàn toàn đều là ruộng nước.

Gần một trăm người liền đứng đó há to miệng sợ hãi, bọn họ lúc này thật muốn quỳ xuống bái lại mười cái chong chóng nước kia. Thật sự quá thần kỳ rồi. Phút chốc, tiếng cười hoan hô vang lên đầy trời tràn ngập cả một thôn trang mới.

Cố Tam sau khi biết được con gái nhỏ đã thành công trong việc dẫn nước về ruộng thì vui vẻ, ông ôm chặt thân hình mềm mềm của Tử Tình lên rồi khen nàng không dứt miệng. Thật sự ông cũng bị chấn kinh vì mấy cái chong chóng nước của Tử Tình. Cố Tam cảm giác, trên đời không có cái gì mà con gái nhỏ ông không làm được.

Sau một tháng vất vả, cuối cùng thôn trang cũng xây xong. Lúc này Cố Tam mới cho người gọi tất cả những hạ nhân của mình đến, trong đó có những nàng kỹ nữ ở thanh lâu. Hơn hai trăm người, Cố Tam phân cho mỗi người một ngôi nhà, hoặc là một mảnh đất. Ông nói, muốn cho bọn họ có chốn dung thân. Dù sau này không còn sức để làm việc nữa cũng có thể ở đây an hưởng tuổi già.

Việc này làm cho toàn bộ những hạ nhân của Cố phủ đều cảm động không thôi, bọn họ len lén che mặt mà lau lệ. Nhất là bốn người bị thương sau chuyện bị thổ phỉ cướp kia. Bốn người họ nghĩ, mình bây giờ hành động bất tiện, không thể thoải mái đi đứng thì nói gì để làm việc. Đã chuẩn bị tâm lý sẽ bị chủ đuổi đi. Nhưng không ngờ lúc này chủ nhân của họ lại ban phát nơi ở cho bọn họ, còn sắp xếp công việc thích hợp cho bọn họ. Còn muốn cho bọn họ rước nàng dâu để có người chăm sóc lúc tuổi già. Mặc dù nàng dâu đó là gái thanh lâu, nhưng đối với một người không tiện đi đứng như bọn họ được cưới nàng dâu như vậy là đã phước phần lắm rồi. Huống hồ, nàng dâu đó là một nữ tử tốt đẹp, dù ở thanh lâu nhưng vẫn giữ được tôn nghiêm trong sạch của nàng.

Bốn đại nam nhân cứ như vậy mà che mặt khóc nấc lên, cuộc sống của bọn họ còn cầu gì hơn nữa chứ. Không bị chủ nhân bỏ rơi lúc nguy hiểm, còn được chủ nhân chiếu cố lúc sức khỏe suy tàn. Bọn họ chỉ còn biết dập đầu với trời dập đầu với đất, dập đầu với chủ nhân thiện tâm của mình.

Còn những người kỹ nữ kia, khi biết được bọn họ còn có thể hoàn lương trở lại làm thường dân thì quá đỗi vui mừng. Dù biết tương lai của mình sau này chỉ có thể gả cho những người nô bộc của Cố Phủ, nhưng điều này đối với bọn họ mà nói chính là phúc phần khó có được. Là kỹ nữ, bọn họ chỉ có thể làm thiếp không thể làm thê. Nhưng bây giờ bọn họ có thể làm thê, lại có nơi dung thân lúc tuổi già, điều này chính là động lực sống của bọn họ. Giống như mặt trời vừa ló dạng sau nhiều ngày tăm tối.

(Ni : Những kỹ nữ này không có ham danh vọng, không muốn đi làm thiếp nhà giàu. Bởi vì bọn họ đều là người ổn thỏa biết suy nghĩ, mà những kỹ nữ này chính là những người mà ngày trước Tử Tình thu mua khi trận thiên tai ở Cửu thủy thành. Còn những kỹ nữ khác của thanh lâu khi mua được khi đến kinh thành thì không được hưởng đặt quyền này. Và bọn họ cũng không biết chủ nhân thật sự của bọn họ là mấy người Tử Tình)

Sau khi thôn trang xây xong mọi người liền dọn vào ở. Bởi vì hiện tại đều là hạ nhân của Cố Tam, trong đó có không ít người đang làm việc trong Cố phủ nên nhà bọn họ ở thôn trang đều bỏ trống. Hơn ba trăm ngôi nhà nhưng chỉ có khoảng năm chục ngôi là có người ở. Tử Tình liền cho bọn họ chọn lựa công việc mình muốn làm ở trong thôn.

Có trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán.

Nếu họ muốn trồng trọt Tử Tình sẽ đưa giống cho bọn họ trồng, muốn chăn nuôi thì Tử Tình mua con giống về cho họ nuôi….

An bài phân bố xong xui, đó cũng là hơn một tháng sau. Lúc này cũng đã cuối năm, chỉ còn mười mấy ngày nữa đã tới tết.

……….

Trở về, từ sau khi đại thọ của hoàng đế, mọi người đều nghĩ rằng lần này Cố Tam nhất định sẽ được hoàng thượng trọng thưởng này nọ, hoặc là thăng chức gì đó. Nhưng mà ngược lại suy đoán của mọi người, từ sau đại thọ hoàng đế mọi chuyện vẫn diễn ra như lúc trước, hoàng đế không có triệu kiến Cố Tam mà cũng không có phong thưởng hay thăng quan giống như người ta suy đoán. Mọi chuyện vẫn bình thường như trước, Cố Tam ngày ngày vẫn làm việc ở Hàn Lâm Viện.

Lại nói, sau khi cứu được hai người biểu ca và biểu tỷ của Tử Tình ra khỏi bọn thổ phỉ, hai người Tô Ngưng và Tô Ngọc liền trụ lại tại Cố Phủ. Tô Ngọc thì đi theo Tử Nương học lễ nghi còn Tô Ngưng thì đi theo mấy người Tử Dục đọc sách ở trường học.

Cũng vì nguyên nhân này mà Cố Lão gia tử thời gian gần đây luôn tìm cách làm khó Cố Tam. Ông ta nói Cố Tam là người bất hiếu. Ông là cha mà không chăm sóc nuôi dưỡng lại đi nuôi người dưng bên ngoài.

Tô thị vì chuyện này mà ấm ức không ít, dù sao Tô Ngưng và Tô Ngọc cũng là cháu nàng.