Xa Gần Cao Thấp

Chương 46: 46 Mặc Kệ Tất Thảy

Mặc kệ tất thảy

......

Để nói về ba năm trung học, năm đầu tiên đầy bối rối, năm thứ ba đầy gấp rút và năm thứ hai đối với nhiều người lại rất thoải mái.

Năm thứ hai là thời gian nghỉ cách quãng vì thiếu dầu trước khi giây cót được vặn hết mức, đến cả tiến độ bài học cũng trở nên mờ nhạt.

Vì đã học trước môn toán và tiếng Anh lớp 11, trong bầu không khí tương đối thoải mái thế này, Du Nhậm cũng bắt đầu học tập hời hợt.

Trong giờ tự học, cô thường đặt một cuốn tiểu thuyết hoặc truyện tranh sau sách giáo khoa mà đọc như đói như khát, như thể muốn cướp lại khoảng thời gian đã mất trong năm đầu tiên.

Đối với cô học sinh này, giáo viên chỉ mắt nhắm mắt mở cho qua vì tổng điểm của Du Nhậm luôn đứng trong top 3 khối xã hội toàn khoá.

Cũng có những thầy cô không chấp nhận nổi hành động "sa đoạ" của cô, giáo viên chủ nhiệm khuyên Du Nhậm nên tiếp tục học sâu thêm, khai thác thêm hiểu biết trong những môn có thể cải thiện điểm số.

Du Nhậm nói: "Những học sinh khối xã hội chúng em dựa vào ba điều, thứ nhất là môn toán quyết định sống chết, thứ hai là tiếng Anh kéo điểm lên, thứ ba là yếu tố quyết định cao độ cuối cùng - chiều sâu nhân văn.

Thưa cô, cô nói xem có đúng không?" Ý là cô không thiếu cả ba điều.

Giáo viên chủ nhiệm dạy tiếng Anh đồng tình, thuận theo lời Du Nhậm và nói: "Tiểu thuyết và truyện tranh không phải không có giá trị nhân văn, nhưng có hạn chế về tác dụng trong kỳ thi tuyển sinh đại học".

Thế là Du Nhậm trở về với một chồng tài liệu nâng cao được giáo viên cho mượn, nhìn kỹ hơn, nhận ra tất cả đều là ấn bản của giáo viên.

Sau cuộc chiến ngầm năm lớp 10, Du Nhậm và đối thủ Hà Điền Điền tiếp tục học cùng lớp với nhau, người này cũng là cao thủ nổi bật trong lớp xã hội, vẫn tiếp tục giữ chức chủ tịch hội học sinh.

Du Nhậm bỗng không còn hứng thú làm cán bộ học sinh nữa, cô cảm thấy trừ kỳ thi tuyển sinh đại học ra, những gì mình đang làm đều không có giá trị gì.

Chẳng qua chỉ là những dòng tuyên dương đẹp đẽ trong báo cáo cuối kỳ và dăm ba tấm bằng khen thôi mà, từ nhỏ cô đã thấy quá nhiều rồi.

Từ khi học kỳ mới bắt đầu, cô ăn uống không ngon miệng, hoàn toàn chán ngấy những món trong quán "Món xào ông Râu Xồm" trước cổng trường Số 8, đến cả bài tập về nhà cũng bắt đầu cắt bớt cắt xén, thậm chí còn nộp bài giấy trắng trong kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh, trái ngược hẳn với thói quen tranh thủ từng phút từng giây để làm bài và ôn tập hồi còn yêu đương.

Cô không có hứng làm đề luyện thi đại học nữa, dù sao lên lớp 12 cũng phải làm lại.

Không tích cực tham gia hoạt động như Hà Điền Điền, Du Nhậm chọn cách lùi về sau và quan sát, có lần cô còn hỏi giáo viên rằng liệu có thể thi đại học sớm một năm hay không, câu trả lời nhận được là không, trừ khi cô bỏ học.

Như đã nhìn thấu kết cục của mình ở trường Số 8, Du Nhậm không có tâm trạng và cũng không có động lực.

Cô không dám nghĩ đến Mão Sinh vì sợ khóc trước mặt các bạn cùng lớp.

Thời điểm thất bại trong tình yêu tuổi thanh xuân đến quá nhanh, Du Nhậm thấy mình vụn vỡ thành từng mảnh nhưng không có cách nào chắp vá tâm tình, cô càng ngày càng ít nói, càng lúc càng trầm mặc.

Buổi trưa Du Nhậm không muốn đến căn tin, mua đỡ một miếng bánh mì vào lớp ngồi ăn.

Đọc sách được một lúc, ngẩng đầu lên, Du Nhậm phát hiện mình không còn nhìn rõ bảng đen nữa.

Bạn thân Tóc Xoăn cũng thích ăn mì gói trong lớp.

Hoài Phong Niên ngồi trên bàn, sờ lên cặp kính đã được thay gọng mới sau thời gian hai tháng mẹ cô chuẩn bị tâm lý tiếc tiền, gọng kính tròn nhỏ màu vàng khiến nước da cô trông càng trắng: "Du Nhậm, cậu tới số rồi, cậu đã bị cận."

Du Nhậm nheo mắt, nhìn đi nhìn lại: "Ha, cuối cùng cũng đến lượt đôi mắt này."

Hoài Phong Niên bê bát chờ mì nở ra trong nước sôi: "Mình luôn cảm thấy đã lâu cậu không vui vẻ." Cô đoán Du Nhậm đang thất tình, nhưng Du Nhậm chưa từng đề cập đến, Hoài Phong Niên càng không tiện chõ mũi vào chuyện của người khác.

Mấy tháng trước cô cùng Du Nhậm đi vào làng trong thành, nghe bé Viên Liễu nói: "Sao lần trước chị Bạch tới mà chị không tới?" Hoài Phong Niên nhìn thấy đôi mắt Du Nhậm chợt đỏ trên khuôn mặt xám xịt.

Hôm đó Du Nhậm không vui lên nổi.

Con gái yêu nhau cũng đau lòng đến vậy sao? Liệu cũng có chuyện bắt cá hai tay không? Hoài Phong Niên vẫn nén sự tò mò trong lòng: "Sao cậu không đăng ký tham gia cuộc thi diễn thuyết tiếng Anh "Cúp Triều Dương của tỉnh? Hà Điền Điền năng động lắm, hễ rảnh là đến gặp giáo viên để hỏi."

"Mình chê cái tên của cuộc thi đó quá khó nghe." Du Nhậm nhai bánh mì như nhai sáp, liếc nhìn chỗ ngồi của Chúc Triều Dương trong góc lớp, Hoài Phong Niên bỗng cười sặc sụa.

Ông già nhà Chúc Triều Dương có cửa, trơ trẽn cho học sinh đội sổ vào lớp khối xã hội trọng điểm, lấy lý do là bồi dưỡng học sinh thể thao giỏi nhất khoá này.

Sau khi Chúc Triều Dương được xếp vào cùng lớp với Du Nhậm, cậu ta chia tay bạn gái rồi lại vác bộ mặt vẫn còn nửa số mụn dậy thì theo đuổi Du Nhậm.

Lần này Du Nhậm vẫn trả lại toàn bộ quà cáp cho giáo viên, nhưng giáo viên chủ nhiệm chỉ nhắc nhở Chúc Triều Dương một lần như gãi ngứa, sau đó, những món quà cậu ta tặng đều bị Du Nhậm ném thẳng vào thùng rác.

Hôm qua Du Nhậm vứt chiếc điện thoại Motorola được tặng, Chúc Triều Dương sốc đến mức vội vàng chạy đến thùng rác đào lên.

Cậu đau lòng nhìn chiếc hộp đựng, vô cùng bất lực với Du Nhậm nhưng cũng không thể trút giận.

Tả Hạc Minh ngồi cùng bàn với cậu cười khẩy: "Nói rồi, như đàn gảy tai trâu thôi." Người xếp vị trí thứ hai toàn thành phố trong kỳ thi lên cấp 3 năm đó đã trở nên nhạt nhoà giữa biển người, đành bị xếp vào lớp khoa học xã hội.

Vụ vứt điện thoại di động đã gây chấn động trong cả lớp, Du Nhậm điềm nhiên như không, không muốn giải thích gì cả.

Hoài Phong Niên húp mì: "Chiếc V3 đó gần 5.000 tệ, mẹ ơi, nhà thằng đó làm gì mà giàu thế?" 5.000 tệ gần như đủ để trang trải cuộc sống của cô trong hai năm cấp 3: "Bây giờ mình không đồng ý với câu nói lớp xã hội tàng ô nạp cấu* nữa, trong lớp chúng ta có con nhà giàu."

*Tàng ô nạp cấu (藏污纳垢): Ẩn dụ việc bao che và tiếp tay cho những người/việc làm sai trái; dùng để mô tả nơi những kẻ xấu tụ tập.

Du Nhậm nói cha của Tả Hạc Minh vẫn đang làm trong Bộ Y tế và mẹ là thương nhân.

Hoài Phong Niên lắc đầu: "Chắc chắn là tham quan bắt cặp gian thương." Sau đó lại lắc đầu liên tục: "Ôi, mình lại phạm lỗi chủ nghĩa kinh nghiệm, không thể nhanh chóng đưa ra kết luận như vậy, mình phải điều tra." Sau đó cúi xuống ngửi mì: "Ôi, được rồi."

Du Nhậm không muốn ăn bánh mì nữa, đưa cho Hoài Phong Niên đang húp mì: "Đổi không?"

"Đổi." Hoài Phong Niên đổi đồ ăn với bạn thân, hai người đều không để ý nước bọt của nhau.

Lúc này, Chúc Triều Dương cầm quả bóng rổ đi vào cửa, liếc nhìn Du Nhậm như muốn nói gì đó, rồi lại lườm Hoài Phong Niên, hy vọng cô sẽ biết ý mà rời đi.

Hoài Phong Niên không quan tâm tới ánh mắt đó: "Chúc Triều Dương, cậu muốn tôi đi à?" Cô lướt qua mặt bạn nam, kéo ghế ngồi xuống.

"Cậu biết rõ mà vẫn không tránh đi?" Chúc Triều Dương hạ giọng, sợ Du Nhậm nghe thấy.

"Vậy cậu trả lời hai câu hỏi của tôi, lát nữa tôi sẽ nhường chỗ cho cậu." Hoài Phong Niên thấy bạn học gật đầu trong nghi hoặc, sau đó hỏi: "Tiền lương một tháng của bố cậu bao nhiêu? Mẹ cậu kinh doanh cái gì?"

Chúc Triều Dương sốt ruột muốn cô rời đi, suy nghĩ một lúc: "Bố tôi...!tôi không biết, mẹ tôi làm kinh doanh thiết bị y tế."

Hoài Phong Niên hài lòng gật đầu, cô đứng dậy, che miệng nói khi đi ngang qua chỗ Du Nhậm ngồi: "Bổ sung hệ thống, chắc chắn là gian thương."

Du Nhậm khẽ cười một cách hiếm thấy, tiếp tục nhìn chằm chằm vào tài liệu trong tay, đột nhiên cảm thấy có người đứng cạnh, chính là Chúc Triều Dương gãi đầu cau mày nói: "Phải thế nào cậu mới nhìn thẳng tôi đây?"

"Nhìn thẳng là có ý gì?" Du Nhậm vừa thấy cậu ta bám theo liền mất kiên nhẫn, buông ngay sách xuống tranh luận cùng cậu ta.

"Nhìn thẳng...!chính là nhìn thẳng vào tôi." Chúc Triều Dương giải thích theo nghĩa đen, nhưng lại cảm thấy đây không phải điều cậu muốn nói.

Điều cậu muốn hỏi là "Tại sao cậu không thích tôi?"

Du Nhậm ngẩng đầu nhìn thẳng vào khuôn mặt đầy mụn dậy thì của Chúc Triều Dương, phải nhịn mấy giây mới nuốt xuống lời nói nhẫn tâm trong lòng: "Chúc Triều Dương, nhìn thẳng còn một ý nghĩa nữa, là đối đãi nghiêm túc.

Tôi nghĩ tôi không có chỗ nào nghiêm túc với cậu."

"Cậu vứt quà của tôi, rất nhiều lần, thực sự khiến tôi không thể chịu đựng nổi." Chúc Triều Dương - người đã trải qua ba mối tình trong thời niên thiếu - trông như một đứa trẻ nhìn thấy giáo viên khi đối mặt với Du Nhậm cao chưa tới 1m6.

"Có tiền đề cho câu hỏi này: Tôi không cần quà của cậu, những lần trước tôi giao cho giáo viên giải quyết nhưng vẫn không làm cậu nhụt chí, tôi chỉ còn cách vứt đi, hy vọng cũng có thể nhắc nhở cậu nhìn thẳng vào sự thật - Tôi không cần và cũng không thích cậu làm thế." Trừ những lúc thoải mái nói chuyện với các bạn chơi thân khác, Du Nhậm trông không khác gì giáo viên chủ nhiệm khi nói chuyện với những người như Chúc Triều Dương.

Cô cũng đã từ chức cán bộ lớp, thường dân vất vưởng không có nghĩa vụ phải lấy lòng bạn học bằng chân tình và đạo lý.

Du Nhậm nheo mắt lại, để ý những nốt mụn của Chúc Triều Dương nhấp nháy ánh đỏ, mà mặt cậu ta càng đỏ hơn.

"Tôi biết, trong lòng cậu chỉ có Bạch Mão Sinh." Chúc Triều Dương nghiến răng nghiến lợi đáp: "Tôi đã thấy hết khi hai cậu ăn cơm ở cổng trường và đợi xe buýt."

Du Nhậm như bị ù tai, cô không thể kiềm chế được cảm xúc khi nghe đến ba từ "Bạch Mão Sinh".

Du Nhậm đứng dậy nhìn gần đối phương: "Liên quan gì đến cậu?" Cô biến từ một giáo viên chủ nhiệm nghiêm túc và thận trọng thành cô gái thô lỗ và hùng hổ: "Chúc Triều Dương..." Nghĩ đến mối quan hệ giữa bố cậu ta và mẹ mình, Du Nhậm bình tĩnh lại một chút: "Tôi không muốn yêu."

"Tại sao? Vì cậu thấy mình học dốt à?" Chúc Triều Dương lập tức tự tin trở lại: "Nói thật, mẹ tôi đã giúp tôi nộp đơn vào trường nước ngoài.

Xếp hạng trên trường quốc tế chắc chắn sẽ không thấp hơn Thanh Hoa hay Bắc Đại."

"Dù cậu có vào Thanh Hoa hay Bắc Đại tôi cũng không muốn yêu.

Giữa tôi không muốn và cậu ra làm sao chẳng tồn tại mối quan hệ tất yếu nào cả, cậu có hiểu không?" Du Nhậm đau đầu, sao tư duy của người này lại kỳ quặc đến vậy.

"Vậy tôi phải làm thế nào thì cậu mới chịu làm bạn gái tôi?" Tư duy của Chúc Triều Dương nhảy lên đường kẻ: Nếu không liên quan đến chuyện tôi ra làm sao, vậy chắc chắn là cậu đang mong tôi làm được gì đó.

Du Nhậm tức giận đến bật cười: "Chúc Triều Dương, trong chuyện này, suy nghĩ của tôi sẽ không thay đổi trước bất kỳ điều kiện nào, vì, tôi không muốn yêu cậu." Cô đã nói rõ ràng nhất có thể, Chúc Triều Dương nghe xong, chớp chớp mắt: "Ồ, vậy cậu muốn yêu ai?"

Hai cặp mắt gườm gườm nhìn nhau, đáp án cùng lúc hiện lên trong mắt Du Nhậm và cậu ta: Bạch Mão Sinh.

Chúc Triều Dương sững sờ một lúc: "Kinh tởm." Cậu ta xoay người, đá mạnh vào cửa rồi ra khỏi phòng học.

Cả người Du Nhậm ngứa ran vì bị sốc trước hai từ "kinh tởm", đây chính là một trong những lý do khiến cô ghét ngôi trường hiện tại của mình: Chúc Triều Dương ngang nhiên làm phiền vì đã có chống lưng, sau khi bị Du Nhậm từ chối, cậu ta vẫn sẽ tuỳ tiện phán xét Du Nhậm và Mão Sinh với thái độ sĩ diện và trịch thượng.

Du Nhậm không còn là cán bộ học sinh khéo léo xử trí và tính toán kỹ lưỡng như trước nữa, cô đã trở nên sắc bén và gay gắt.

Lời lăng mạ của Chúc Triều Dương đã đâm vào phần chôn kín nhất trong lòng cô, khiếm tâm trí cô trống rỗng và sau đó nhanh chóng bị cơn phẫn nộ chiếm cứ.

Du Nhậm bê bát mì gói còn nóng trên bàn lên đuổi theo Chúc Triều Dương đang đi xuống cầu thang: "Chúc Triều Dương" Giọng Du Nhậm dày hơn và run hơn vì cơn giận.

Cậu ta quay đầu lại, nguyên bát mì bò om nóng hổi hất từ trên đầu xuống, mắt và mũi Chúc Triều Dương dính đầy mì, nước dùng chảy từ những đốm mụn dậy thì chui vào cổ áo: "Cậu điên à?!" Sau tiếng hét, cậu ta hoang mang nhìn bộ đồng phục học sinh nhếch nhách của mình.

Du Nhậm lạnh lùng đứng trên cao: "Tôi không điên, tôi chỉ muốn cho cậu biết, đừng coi lời từ chối của người khác là gió thoảng bên tai, đừng sống trong bộ não của mình và nghĩ người khác sẽ phối hợp.

Tôi không cho phép cậu chửi tôi và Bạch Mão Sinh!"

"Bọn bi3n thái!" Chúc Triều Dương vốn đã không vui sau khi bị Du Nhậm từ chối, bị hất thêm bát mì lên đầu càng trở nên mất kiểm soát, cậu ta hét lớn trong hành lang.

Du Nhậm cười, nhìn cậu ta: "Ha, bạn nhỏ, đi khóc lóc với bố mẹ và thầy cô đi, nói Du Nhậm là kẻ bi3n thái." Mối lo ẩn giấu trong lòng cô lúc này hoàn toàn được giải tỏa, quan hệ xã giao chó chết, bạn học chó chết, chẳng coi thái độ của người khác ra gì, lúc nào cũng quấy rầy mập mờ rất khó chịu.

Trước đây cô còn có Mão Sinh, bây giờ cô chỉ còn lại bản thân - một phiên bản bắt đầu biết mặc kệ tất thảy.

.......