Châu Bá Thông đứng im nhìn xem nãy giờ, xét thấy đám bạn ghe tuy nói quấy quá, song lẽ gã râu rồng nầy cũng đừng quá thị cường đánh quá nặng tay như vậỵ Chàng không cần nghĩ ngợi hơn thiệt thêm nữa, phi mình nhẫy vụt ra ngoài khoang và gọi lớn lên:
- Bạn kia, khoan đã!
Gã râu ròng lúc ấy đang chộp được một tên bạn ghe thuận tay ném vụt ra ngoài nhanh như cắt, định bụng quăng y rớt xuống sông. Châu Bá Thông tay mắt lẹ, phi thân ra trước vừa đúng lúc chộp được chéo áo sau lưng của tên bạn ghe ấy, dùng sức lôi mạnh trở lại một cái đã kéo tên bạn ghe rơi trở vào khoang thuyền.
Gã râu rồng liền quát lớn:
Tèn chim chuột kia là hạng người gì, dám can thiệp đến sự việc của Xích lão giả
Châu Bá Thông cười lạnh lùng nói:
- Ngươi của thiên hạ bao quản việc thiên hạ, bạn ỷ học được một chút quyền cước rồi tùy tiện đánh người, như vậy coi sao phảỉ Nơi đây đâu phải là nơi khu vực man di ngoại cảnh, phàm sự gì cũng nên phân biệt lý do phải quấy trước chứ!
Gã râu rồng giá giá quyền trong không khí và nói:
- Triều hoang, binh vắng, sanh nhằm ở thời loạn thế, hai tay quyền này là lý do phải trái, mi có biết không?
Châu Bá Thông cười to lên và nói:
- Hai tay quyền của mi là lý do, thì ta chỉ cần một ngón tay bé nhỏ này sẽ làm cho hai nắm tay mi không động đậy gì được!
Gã râu rồng giận đến mặt đen thành tím, trùng Dương từ trong khoang thuyền chui ra lên tiếng khuyên can:
- Huynh đài bớt giận, mọi người đều là khách lạ tha hương với nhau, hà tất phải hơn thua với nhau làm gì, theo ý bần đạo chúng ta nên hòa giải cho rồị
Gã họ Xích vẫn còn ấm ức vì câu nói của Châu Bá Thông vừa rồi, nên không chịu nghe lời Trùng Dương mà quát lên với Châu Bá Thông:
- Ta, Phích Lích Hổ Xích Đại Thông chưa hề bị ai dám đứng trước mặt công nhiên khiêu khích như thế, mi là người đầu tiên đấy! Lại đây chúng ta sẽ phân một phen cao thấp!
Trùng Dương vội khuyên can:
- Thôi đủ rồi! Người anh em của bần đạo tánh tình lếu láo đã quen, ăn nói không được mực thước lắm, khuyên mọi người đừng nên sanh sự nữạ
Xích Đại Thông phủi tay chẳng thèm nghe, sấn bước tới trước, quyền bên tả đảo tròn một vòng, tay hữu xuất một quyền "Nhị lang đảm sơn" (Thần Nhị Lang gánh núi) đấm mạnh vào mặt Châu Bá Thông, đồng thời dưới chân tung ra một ngọn cước quét vào lưng chàng.
Châu Bá Thông chẳng chút bối rối, giương tay ra lanh như điện, điểm vào Khúc Trì huyệt nơi cánh tay hữu của đối phương tức thì, Xích Đại Thông liền cảm thấy cánh tay tê dại như chết, đấu quyền đánh ra phân nữa rồi cứng đơ luôn không động đậy được.
Trùng Dương thấy sư đệ mới ra tay đã đem "Cao huyệt pháp" ra sử dụng, trong lòng không được vuị
Nhưng bọn bạn ghe bị Xích Đại Thông đánh cho thất điên bát đảo từ nẫy giờ, thấy bộ vó y quái lạ như thế liền buông tiếng cười rộ lên, trong bọn lại có hai tên la lớn:
- Hảo bản lãnh! Thật là hảo bản lãnh!
- Anh em đâu, mau xúm lại đẩy y xuống sông!
Trùng Dương lập tức dùng cây phất trần phất nhẹ vào cánh tay Xích Đại Thông một cái và nói:
- Thôi đủ rồi, mọi người đừng đánh nhau nữả
Cái phất ấy chàng đã quét vào huyệt đạo Hội Tông nơi cổ tay của Xích đại Thông, y mới thấy cánh tay hết tê dại và cử động lại như thường.
Y trợn mắt giận dữ nhìn Châu Bá Thông và hét lên:
- Mi dùng phép điểm huyệt để đánh lén người đâu phải nhân vật anh hùng hảo hán!
Châu Bá Thông cười to và đáp:
- Nói vậy thì những người dùng điểm huyệt đều chẳng phải là anh hùng hảo hán saỏ Một người đã luyện tập võ công, mà chẳng biết đến phép điểm huyệt thì nên về nhà mà ẵm con cho rồi, đừng chen chân vào chốn giảng hồ cho thêm nhục!
Xích Đại Thông giận càng thêm giận, gầm lên như cọp rống, hai cánh tay gồng lên, song chưởng vung ra một lượt, sức mạnh như hai trái núi chụp nhầu vào người Châu Bá Thông.
Châu Bá Thông khẽ lách một cái chàng đã tiến cận sát bên hông phải của đối phương vừa định giơ tay ra điểm vào "Phiến Trinh huyệt" của Xích Đại Thông.
Vương Trùng Dương lật đật xòe bàn tay nhắm Châu Bá Thông xô một cái, tức thì một sức mạnh vô hình đẩy lùi Châu Bá Thông ra phía sau, đồng thời ngọn phất trần bên tay mặt vung ra kêu vù một tiếng, quấn lấy cánh tay của Xích Đại Thông, miệng chàng lại gọi lớn:
- Ngừng tay!
Xích Đại Thông bị ngọn phất trần cuốn, đứng im chẳng nhúc nhích gì được.
Y bất giác rùng mình kinh hãi thầm nghĩ cây phất trần của vị đạo sĩ chỉ vẫy nhẹ một cái nhưng sao quá lợi hại như vậy!
Y bèn dùng sức để dẫy dụa nhưng không làm sao thoát khỏi được. Bỗng Trùng Dương giơ cao chiếc phất trần lên cuốn cả thân hình vạm vỡ của Xích Đại Thông bay lên caọ
Xích Đại Thông bị chới với giữa khoảng không không thể dùng sức được, kinh hoảng la lên:
- Lão tiền bối, vãn sanh đã biết lỗi rồi!
Trùng Dương thấy y chịu nhận lội, mới run nhẹ cây phất trần thả Xích Đại Thông xuống.
Xích Đại Thông hai chân vừa chạm đất đã vội quỳ xuống, khấu đầu bái lễ:
- Biển học mênh mông, Xích Đại Thông ngày hôm nay mới biết trời cao còn có trời cao hơn, người tài vẫn có người hơn, một chút bản lĩnh của tiểu sanh thật chẳng thấm vào đâu, xin lão tiền bối thâu nhận Xích Đại Thông này làm kẻ môn hạ thì ơn tợ non dàỵ
Châu Bá Thông đắc ý nói:
- Úy! Tại sao lại chẳng bái lạy tả Ta cũng đã đánh bại mi kia mà, lạy người này chẳng lạy người kia thật không công bình chút nào hết!
Xích Đại Thông thẹn đỏ cả mặt vừa đứng dậy thì chủ thuyền và khách hàng đã lục tục trở về.
Chủ thuyền nhìn thấy thuộc hạ của mình bị người ta đánh đập đến đỗi sưng mặt tím môi, sắp nổi nóng lên. Trùng Dương lập tức chạy đến, kéo tay chủ thuyền qua một bên tìm lời hòa giải, lại móc trong túi rút ra một đĩnh bạc đưa cho chủ truyền gọi là đền tiền thuốc thang cho đám bạn ghe kiạ
Sau rốt còn năn nỉ chủ thuyền vui lòng cho thêm một người quá giang.
Chủ thuyền thấy Trùng Dương đã ứng bạc ra, thì gật đầu ưng chịu ngay, rồi hạ lịnh cho thủy thủ trương buồm. nhổ neo, tiếp lục cuộc hành trình.
Trùng Dương dẫn Xích Đại Thông vào khoang thuyền hỏi thăm vì sao phải gấp rút đáp thuyền để đi đâủ Thân thế và luyện tập võ nghệ với aị Xích Đại Thông liền nhứt nhứt thuật lại cho Trùng Dương biết hết.
Thì ra Xích Đại Thông là người ở Sơn Đông quận Hải Dương, xuất thân ở gia đình danh giá thế tộc, cha là một vị tổng binh, lúc Kim binh kéo xuống miền Nam, thân phụ chàng đã vì đất nước liều mình giữa trận chiến. Xích Đại Thông sinh ra trong gia tộc võ binh nên từ thuở nhỏ, đã thích chuộng đao thương quyền bổng. Lúc phụ thân chàng còn sanh tiền hết lòng chỉ điểm võ thuật cho, đến năm mười tám tuổi, võ nghệ của Xích Đại Thông đã cao vượt hơn ngườị Xích Đại Thông có người anh em chú bác tên Xích Kim Xương, chuyên nghề buôn bán, khi Kim binh xâm phạm bờ cõi, vùng Nam và Bắc của hai bên sông Hoàng Hà, khói lửa ngất trời, việc buôn bán đành ngưng trệ.
Xích Kim Xương thấy thời thế nhiễu nhương, chàng vốn là người kinh doanh ở đất Tào Châu thấy thời cuộc biến loạn như vậy, vội thu thập tiền bạc gia sản, định trở về cố lý tạm thời sống qua cơn khói lửạ
Nào ngờ khi chàng đến Phần Châu gặp phải đoàn giặc núị Thủ lĩnh của bọn sơn tặc ấy là Hặc Tu Tử Trương Thiên Hạo, một tên cướp khét tiếng nhất ở Cấn Châu, bắt Xích Kim Xương lên núi, đoạt hết tài sản trên người chàng, còn bắt chàng viết thơ gởi về gia đình ở Hải Dương, bảo đem đến chuộc mạng một ngàn lạng bạc, kỳ hạn trong một tháng. Nếu không giao đủ số tiền sẽ giết con tin ngaỵ
Qui luật của bọn sơn tặc ở vùng Sơn Đông và Hà Bắc nếu như đã gởi thư đi, trong vòng ba ngày chẳng trả lời, bọn cướp sẽ cắp một lỗ tai của người bị bắt cóc, cho người mang đến gia đình. Nếu đối phương vẫn chưa phúc đáp, thì bọn cướp sẽ chặt thêm mười ngón tay và mười lóng chân của nạn nhân, gởi tiếp theọ Và nếu sau thời gian một tháng chẳng tin tức gì sẽ chắt đầu nạn nhân.
Có bọn lại đem thi hài nạn nhân mổ cả ruột gan phơi bày giữa lộ, cho khách đi đường nhìn thấy mà răn lòng.
Cho nên người phương bắc nghe đến chuyện bắt cóc là run phát rét, khiếp đảm rùng mình.
Vợ của Xích Kim Xương là Lý Uyển, thị vừa biết được tin chồng nàng sa chân vào sào huyệt của bọn cướp núi cùng bức thư dọa dẫm đòi tiến chuộc của giặc, nàng rụng rời thất sắc nhưng trong thời thế nhiễu nhương như vậy còn biết cách nào hơn.
Uyển thị bèn đem hung tin của chồng mình thuật lại cho thân bằng quyến thuộc của chồng nghe để nhờ họ tìm ra phương cách giúp đỡ.
Các thân bằng quyến thuộc ấy nghe xong đều lắc đầu than vắn thở dài, tỏ vẻ thương xót nhưng không tài giúp đỡ. Nàng Uyển thị khốn khổ muốn cứu chồng nhưng tiền bạc không có nhiều, chì có chút ít ruộng nương điền sản. Nhưng giữa thời ly loạn như vậy có đáng là baỏ
Uyển thị bất đắc dĩ chạy đáo khắp nơi để cầm cố gia tư điền sản, nhưng chẳng một ai chịu nhận. Trong lúc nàng đang khóc than khốn khổ thì vừa lúc Xích Đại Thông lại đến thăm.
Thì ra Xích Đại Thông tự phụ có chút võ thuật lại kết giao với một nhóm bằng hữu giang hồ nên liền vỗ ngực nói cùng chị dâu:
- Tẩu tẩu, đừng quá rầu buồn, mọi chuyện hãy tin tưởng Xích Đại Thông này, sẽ tìm đại ca trả về cho chị.
Uyển thị bèn bạo nói:
- Nhị thiếu gia có thiệt vậy không? Một mình chú nhất nhơn nhất mã như vậy, chú không phải quan cũng không phải tướng, thí làm sao cứu được ca ca của chú trở về.
Xích Đại Thông đáp:
- Tuy tôi không có quyến thế nhưng lại kết giao với nhiều bằng hữu giang hồ, tục ngữ có câu:
"Tiền tài như phấn thổ, nhân tợ thiên kim". Cậy vào sức lực của các bạn tôi, tẩu tẩu cứ yên lòng, ca ca sẽ được bọn tôi cứu về trong nay maị
Uyển thị thấy y hứa một cách chắc chắn như vậy mừng rỡ cám ơn liền miệng.
Quả nhiên Xích Đại Thông đã hứa thì làm, chàng bắt đầu hoạch định công tác đi cứu anh mình.
Ban đầu chàng nhờ hai người bạn thân trong võ lâm, năn nỉ với Trương Thiên Hạọ Ai ngờ bằng hữu ấy nghe đến Trương Thiên Hạo thì lắc đầu lè lưỡi nói:
- Lão Xích, không được đâu, Hắc Tu Tử Trương Thiên Hạo là một tên mã tặc lòng dạ cứng rắn nhất trong Lỗ Nam Bang, y còn có một ngoại hiệu là Âm Dương Diện, y cóc cần vị nể một ai, muốn xin y tha người ư? Không thể nào được nếu ngoài điều kiện của ỵ
Xích Đại Thông hết sức sốt ruột, lo sợ cho anh mình, chàng định đánh nước cờ liều thầm tính rằng:
- Chuyện đã đến nước này thì cứ một mình ra sức, Hắc Tu Tử tuy hung hăng mạnh bạo, bản lĩnh của Xích Đại Thông này đâu kém hơn aỉ Mỗi chuyện đều trông cậy vào bằng hữu ư? Hừ! Một mình ta đến Cấn Châu cũng chẳng sao mà!
Do đó, chàng tìm táo thuyền để đi cứu anh cho kịp nhưng vì tánh tình nóng như lửa đốt mới đôi ba câu đã gây cuộc ẩu đã động tay động chân với đám bạn ghe trên thuyền, may nhờ có Trùng Dương hòa giải kịp thời, nếu không đã gây ra nhân mạng rồị
Sau khi thuật rõ thân thế lai lịch của mình xong, Xích Đại Thông lại quỳ xuống khẩn cầu Trùng Dương thu mình làm đồ đệ.
Trùng Dương nghiêm sắc mặt hỏi:
- Mi biết ta là hạng người gì không?
Xích Đại Thông ngẩn người chưa biết đối đáp ra sao, Châu Bá Thông đứng bên vọt miệng nói:
- Nói thật cho mi biết, ông này là sư huynh của ta, tức là Vương Trùng Dương chân nhân giáo chủ của Toàn Chân Phái đấỵ Mi hôm nay gặp được ông ta là phúc đức ba mươi đời để lại vậỵ
Xích Đại Thông mừng rỡ như điên nói:
- Thiệt hay chăng? Đệ tử từ lâu ngưỡng mộ đại danh của Vương Chân Nhân như sấm nổ bên tai, nay nếu được đại sư cho vào hàng môn hạ thật là hân hạnh cả một đờị
Nói xong chàng cúi xuống lạy như tế saọ
Vương Trùng Dương Thấy Châu Bá Thông nhiều chuyện như thế trước mặt bao nhiêu người mà khoe khoang lộ liễu thân phận Chưởng môn phái Toàn Chân ra, bèn trách móc, rồi quay sang Xích Đại Thông:
- Tráng sĩ hãy đứng dậy, tuy bẩn đạo có đệ tử, nhưng bổn phái đối với sự thu thập đệ tử rất cẩn thận, thà để giáo phái mai một hơn là thu nhận kể vô lại thất đức. Hôm nay mới là cuộc tương phùng vi ngộ, chuyện ấy sau sẽ bàn thêm. Bần đạo tiện đường đến Cấn Châu với tráng sĩ đến hỏi Trương Thiên Hạo xin thả lệnh huynh trước đã.
Xích Đại Thông mừng rỡ vô cùng thật là một sự ngoài hy vọng của chàng, nên liền tiếp:
- Nếu gia huynh được sống sốt trở về, có khác nào chân nhân ban bố cho gia huynh và cả gia đình họ Xích được một cái ân tái tạo đáng thích cốt ghi xương vậy!
Thuyền tiếp tục đi về hướng bắc, Trùng Dương mỗi ngày cùng Xích Đại Thông trò chuyện để tiêu khiển thì giờ. Qua khẩu khí của Xích Đại Thông, Trùng Dương nhận xét thấy y là một con người hào hùng đảm lược, trong lòng chàng có ý khen thầm.
Thuyền qua khỏi Thanh Giang Phổ, đi thêm bốn ngày đêm ròng rã, mới đến địa phận tỉnh Sơn Đông vì Cấn Châu chỉ có đường bộ mà không có đường thủy, nên hai sư huynh đệ của Trùng Dương và Xích Đại Thông khi tới huyện Lâm Thành phải lên bờ để neo thao đường bộ đến Cấn Châụ
Lúc ấy, tình hình phương Bắc rất hỗn loạn, tuy quân Kim xua quân chiếm đất đai nhà Tống đến tận phía bắc bờ sông Hoàng nhưng không đủ sức thống trị.
Chúng phân cắt một vùng Sơn Đông và một phần đất phía tây Hoài Âm giao cho hàng tướng nhà Tống là Lưu Nghi cai trị, phong cho Lưu Nghi chức Tề Vương.
Lưu Nghi chỉ là một tên đắm mê tửu sắc, đối với cuộc trị an của địa phương chẳng hề lưu ý ngó ngàng đến, cho nên suốt khu vực Lỗ Nam trộm cướp mọc lên như nấm, xưng hùng xưng bá khắp nơị
Hắc Tu Tử Trương Thiên Hạo, triệu tập bọn vô lại chiếm cứ ngọn Tán Cái Sơn, dưới tay hắn có hai ngàn lâu la, trừ một lõm đất ở Cấn Châu thành ra, mọi địa phương khác đều do bọn cường đạo của Tán Cái Sơn khống chế.
Trùng Dương đến Cấn Châu liền dò hỏi người qua đường đã biết rõ mọi tình hình trên Tán Cái Sơn.
Xích Đại Thông bèn rụt rè hỏi ý kiến Trùng Dương:
- Thưa Chân nhân, chúng ta theo quy củ của gianh hồ, đường hoàng lên núi bái viếng, hay phải làm saỏ
Trùng Dương chẳng cần suy nghĩ đáp:
- Cần gì phải bái kiến, ba người chúng ta một lượt lân Tán Cái Sơn là được rồị
Xích Đại Thông kinh hãi giật mình và nói:
- Vương chân nhân, chúng ta cứ như vậy mà lên núi được saỏ
Châu Bá Thông cười, nói:
- Một tòa sơn trại nhỏ như thế, lên là cứ lên, làm gì mà phải bái viếng với không bái viếng, nhà ngươi sợ rồi saỏ
Xích Đại Thông đáp:
- Đâu có sợ! Nhưng Hắc Tu Tử có trên hai ngàn thủ hạ, chúng ta có ba người e là không kham bọn chúng.
Châu Bá Thông cười ha hả nói:
- Cái gì mà không kham, Sư huynh suốt đời vào ham hùm ổ cọp biết bao nhiêu lần. Sóng to gió dữ cũng đã trải qua như cơm bữa, chẳng lẽ lại đi khiếp sợ cái sơn trại nhỏ bằng nắm tay ấy saỏ
Trùng Dương ngắt ngang:
- Xích tráng sĩ đừng nghe lời lếu láo của sư đệ ta! Cứ yên lòng lên sơn trại, có bần đạo nơi đây, bọn cường tặc sẽ chẳng đụng chạm đến một sợi lông của tráng sĩ đâụ
Xích Đại Thông nghe Trùng Dương nói cứng như vậy, thì vâng dạ nghe theo, nhưng trong bụng áy náy không yên. Ba người đồng leo lên Tán Cái Sơn, những lâu la mai phục dọc đường thấy có người lạ mặt lọt vào khu vực mình liền hô lên một tiếng. rồi từ chỗ núp nhảy ra cản đường, quát lớn:
- Ba con dê mập qua lộ kia, hãy nộp tiền mãi lộ mau!
Châu Bá Thông nhăn trán nhíu mày làm bộ quỷ và nói:
- Các ngươi đòi tiền mãi lộ ta đấy à? Ta là tên dân nghèo muốn nổi khùng đây, trong người bọn bây đứa nào có tiền đem ra cho ta xài với!
Bọn lâu la cả giận, nhất tề xông lên hành hung. Châu Bá Thông không chút bối rối, thoát đông thoát tây nhảy loanh quanh như con khỉ đột, liên tiếp vang lên mấy tiếng "Bộp! Bộp"! trên mười ba tên lâu la mới nhẩy bổ đến đã có năm sáu tên đã bị điểm phải huyệt té lăn nằm dưới đất không thể động đậy gì được, kỳ dư bao nhiêu tên còn lại đều thất sắc kinh hoàng ba chân bốn cẳng chạy thẳng trở về sơn trại phi báọ
Trùng Dương cười khẽ một tiếng rồi tiếp tục thẳng đường lên núị Đi không đầy một dặm đã thấy trên núi có một đại đội binh mã đằng đằng sát khí chạy bay xuống núị
Đoàn cướp núi ấy đông có đến bốn năm trăm tên, đi đầu là một tướng cướp lưng hùm vai gấu, mặt tím như mực cao giọng hét lớn:
- Bọn đạo sĩ man rợ kia ở khe hốc nào, dám cả gan đến đây hành hung?
Trùng Dương sắc mặt vẫn ung dung tự tại, tay phe phẩy chiếc phất trần, thản nhiên đi đến. Bọn cướp reo hò tở mở rồi "Vút! Vút"! bắn ra mấy mũi tên vào đám người Trùng Dương để thị oaị
Trùng Dương thuận tay dùng ngọn phất trần phẩy nhẹ trong không khí, mũi tên chưa đến gần người chàng, còn cách xa ngoài một trượng đã bị tiềm lực của ngọn phấn trần quét rơi lả tả xuống đất.
Hắc Tu Tử Trương Thiên Hạo kinh hãi giật mình đánh thót, vội rút lưỡi lang nha đao ra, lừ lừ tiến ra phía trước và quát lớn:
- Ngươi là là đạo sĩ phương nào đến, mau khai rõ cho ta biết?
Trùng Dương đáp:
- Bần đạo đến đây không phải để bái viếng sơn trại, mà đến xin thả một người tên là Xích Kim Xương, xin Đại Vương nể mặt thả y ra cùng bần đạo trở về lại quê nhà!
Trương Thiên Hạo giận dữ mắng to:
- Thả cái mốc thúị
Tiếng thúi vừa thoát ra khỏi miện thì "Bịch" một tiếng, một vật đen thui đập trúng vào mặt Trương Thiên Hạo một cái tá hỏa tam tinh, nhanh đến nỗi Trương Thiên Hạo không tránh né gì kịp. Chợt khi định thần nhìn kỹ lại vật ấy, y giận thiếu điều vỡ lòng ngực, lăn ra chết.