Ngày hôm sau liền có đại phu đến nhà bó xương kê thuốc cho Lý Đại Sơn, cả nhà vây ở một bên, người người nỗi lòng phức tạp.

Đại phu đi rồi, dần dần có người đến cửa hỏi.

Mới đầu Chu thị không nói tỉ mỉ, sau này nghĩ rõ, dứt khoát nói ra.

Không bao lâu người trong thôn đều biết khuê nữ nhà Lý Đại Sơn gả cho nhà Lâm đại thiện nhân làm con dâu lớn.

Mọi người đều biết con lớn nhà Lâm đại thiện nhân đã sớm chết, Thanh Liễu cùng hắn kết chính là minh hôn, sau khi gả qua là phải thủ tiết cả đời.

Có người nói nàng hiếu thuận, cũng có người nói nàng ngốc, người hơi biết chút nội tình thì nói Vương thị người nãi nãi này thật là nhẫn tâm.

Người ngoài nói cái gì Thanh Liễu một mực không để ý, nên lên núi vẫn lên núi, nên làm việc vẫn làm việc của chính mình.

Sau hôm ấy Tiết thị lại phái người mời nàng qua nhà một lần, lần này nàng gặp được Lâm lão gia cùng Lâm Nhị Lang, cùng với thê tử của Lâm Nhị Lang và con trai của hai bọn họ.

Tuy chỉ vội vàng gặp mặt một lần, có điều thấy người Lâm gia đều là người hòa khí, trong lòng nàng lại an định hơn chút.

Sau khi Hòe Hoa bà bà tính được ngày lành, Lâm gia liền đến quyết định.

Minh hôn khác với làm mối, trao sính lễ đính hôn coi như là xong, sính lễ này không phải vàng thật bạc thật, cẩm tú tơ lụa, mà là làm bằng giấy, đợi đến đêm thành thân sẽ đốt sính lễ trước cửa nhà gái.

Có điều mối minh hôn của Lâm gia Đại Lang và Thanh Liễu khác với mối minh hôn bình thường, do Thanh Liễu còn sống trên đời, Lâm gia đưa sính lễ tới, một nửa là thật một nửa là làm bằng giấy.

Sính lễ đều đặt trong phòng chính, người thân trong nhà cũng án theo tập tục đến cửa xem lễ.

Trừ 30 lượng chữa chân cho Lý Đại Sơn, Lâm gia còn án theo quy cách đón dâu của bản địa, đưa đến một bộ đầy đủ hải vị tam sinh tứ quả*.

(*) Hải vị: Các món hải sản. Tam sinh: ba loại gia súc bò dê lợn. Tứ quả: bốn loại quả.

Sau đó mọi người lại nghị luận, đến cùng là gia đình giàu có, kết minh hôn cũng long trọng hào phóng hơn nhà khác.

Có mấy phụ nhân nhớ tới Lâm gia vốn là chuẩn bị tiêu 20 lượng kết minh hôn, bây giờ không chỉ tiêu 30 lượng, ngay cả vật khác cũng đầy đủ hết, nghĩ đến Lâm gia rất coi trọng khuê nữ này của Lý Đại Sơn, bằng không sao lại bỏ được tiêu như vậy.

Tiễn bước họ hàng bạn bè, Chu thị nhìn một phòng đầy đồ, trong lòng nói không rõ là tư vị gì.

Lý Đại Sơn dựa đầu vào giường, bỗng nhiên nói: “Ngày mai bà trả bạc lại cho mấy nhà đằng trước đưa bạc đến đi, xem lại trong nhà còn bao nhiêu đều đưa hết cho Thanh Liễu mang đi.”

Trước đó vì chữa chân cho ông, huynh đệ tỷ muội của ông cùng họ hàng bên nhà Chu thị tổng cộng đưa 8 lượng bạc qua, thêm trong nhà gom góp tổng cộng 15 lượng. Chờ trả lại bạc cho mấy nhà, lại trừ chiếc vòng tay duy nhất của Chu thị hẳn là cũng còn 5 6 lượng, số bạc này là sau khi ở riêng ba năm góp được.

Người bình thường gả con gái, nếu có thể lấy ra một nửa sính lễ nhà trai đưa tới làm đồ cưới đã xem như hào phóng, giống Lý Đại Sơn còn đưa thêm, ít lại càng ít.

Có điều một là ông vốn yêu thương con gái, thứ hai trong lòng có hổ thẹn với Thanh Liễu cho nên Chu thị nghe ông nói vậy cũng không cảm thấy kinh ngạc, chỉ cần chờ nói: “Sau này Thanh Hà cùng Thanh Tùng…”

Lý Đại Sơn khoát tay: “Nếu bọn họ nhớ Thanh Liễu tốt thì không nên nói gì.”

Chu thị lại nói: “Chỗ nương đó có nên để bà biết hay không?”

Nói đến Vương thị trong lòng Lý Đại Sơn cũng có chút phức tạp. Ông biết nương ông làm vậy cũng là vì tốt cho ông, nhưng trong lòng lại không thể nhận cách làm của bà. Nếu là trước đây, lấy sự kính trọng của ông với Vương thị, việc này nhất định phải được sự đồng ý của bà mới được. Bây giờ, ông im lặng hồi lâu, cuối cùng lắc đầu nói: “Ai cũng đừng nói, việc này chỉ hai người chúng ta biết là được rồi, chờ Thanh Liễu gả ra ngoài, bà hãy lặng lẽ đưa tiền cho con bé.”

Nếu để nương ông biết, bà chắc chắn sẽ không đồng ý để Thanh Liễu mang đi số bạc kia.

Hòe Hoa bà bà định ngày vào mùng 5 tháng 10, cũng còn không đến hai tháng, thời gian có chút gấp, có điều do là minh hôn nên cũng không ai nói gì.

Mấy ngày nay Thanh Liễu không mấy khi ra cửa, chỉ ở trong phòng gấp gáp thêu đồ cưới.

Thất vải lụa trước đó Chu thị dệt vốn định để đại đường ca các nàng mang vào trấn đổi bạc, sau này cuối cùng không đổi mà là nhờ người nhuộm thành màu thuần trắng để Thanh Liễu làm hai cái chăn làm của hồi môn mang đi.

Thanh Liễu châm tuyến là Chu thị dạy, tay nghề nàng cũng chỉ bình thường như cô nương nhà nông khác, bình thường có thể làm quần áo giày cho nhà mình mặc, nếu muốn thêu được như trong trang, thêu đủ các loại hình thức thì nàng không biết. Cũng may nàng kết chính là minh hôn, không cần thêu các loại hoa văn như tịnh đế uyên ương lên mặt chăn gối.

Hôm đó chỉ trong nhà hết rồi, lại không đợi được đại đường ca trở về, nàng nghĩ nghĩ, còn có mấy việc vặt nữa cũng phải lên trấn trên, nhờ người quá mức phiền toái, dứt khoát tự mình đi lên trấn một chuyến.

Từ thôn đến trấn Thanh Bình cần một giờ, thời điểm nông nhàn có người dùng xe bò kiếm khách, một chuyến hai văn tiền, nửa canh giờ có thể đến trấn trên.

Thanh Liễu sờ sờ túi tiền, quyết tâm giảm đi số tiền đó để mua hai khối đường cho Thanh Tùng.

Một đường vội vã vào trong trấn, nàng đến tú trang trước, bán túi lưới trong thời gian này nàng và Thanh Hà cùng bện.

Bình thường một cái túi lưới 2 văn tiền, hơn nữa người bình thường phần lớn đều biết bện, chủ quán thường không đồng ý thu nhiều. Nàng cùng Thanh Hà liền suy nghĩ, mất rất nhiều thời gian nghiên cứu ra một số hình dáng khác, có hình ngọc thiền, hình thiềm thử, còn có hình con dơi, mặc dù quá trình bện phức tạp hơn chút, cũng càng tốn thời gian, nhưng một cái túi lưới thường thường có thể bán được bốn năm văn. Có đôi khi ra nhiều kiểu mới chủ quán còn nguyện ý cho nhiều hơn chút, hai người các nàng bởi vậy càng thêm vui vẻ nghĩ ra kiểu dáng mới.

Nửa tháng này không phải ra đồng, hai người lợi dụng thời gian rảnh rỗi tổng cộng bện được hơn năm mươi cái túi lưới, được hơn hai trăm văn, trừ tiền mua dây, không sai biệt lắm thu được một trăm năm mươi văn.

Thanh Liễu cẩn thận cất kĩ túi tiền, cõng gùi lại đi đến tiệm hoa quả khô, trong gùi là sơn tra cùng hạt dẻ mấy ngày nay Thanh Tùng hái, Chu thị đều giúp hắn phơi khô.

Một cân sơn tra khô 8 đồng tiền, chỗ nàng chưa đủ 20 cân được 80 văn. Hạt dẻ càng rẻ hơn, một cân chỉ được 3 đồng tiền, Thanh Tùng hái được hơn 10 cân, được bốn mươi văn.

Thanh Liễu đếm đồng tiền, thầm nghĩ Thanh Tùng nhìn đến số tiền này nhất định là vui lắm đây.

Sau khi đổi tất cả những thứ mang tới thành đồng tiền nàng liền đi mua ngay chút dây bện, lại mua mấy loại chỉ màu để thêu.

Trước khi ra cửa Chu thị giao đãi nàng mua một cân muối về, sau khi mua xong nàng lại mua cho Thanh Tùng mấy khối đường mạch nha. Lúc đi trên đường nhìn thấy một người bán hàng rong nàng liền đến gần, cò kè mặc cả một hồi, tiêu 15 văn mua cho Thanh Hà một đóa quyên hoa màu hồng.

Cất vật mua được vào gùi, nàng không lại đi nữa mà bước nhanh về nhà.

Còn chưa đến nhà Thanh Tùng đã nhảy ra đón, nhận lấy cái gùi trên lưng nàng.

Thanh Liễu ôm lấy bả vai hắn đi vào nhà, trên mặt do đi nhanh mà nóng đỏ lên.

Thanh Tủng gảy gảy đồ trong gùi nhìn xuống dưới, vui mừng reo lên nói: “Đại tỷ, hạt dẻ của ta bán hết rồi hả?”

Thanh Liễu cười nói: “Bán hết rồi, tổng cộng được năm mươi hai đồng tiền, lát nữa đưa tiền cho nương để nương cầm giúp đệ được không?”

Thanh Tùng liên tục gật đầu, “Được, ngày mai ta lại lên núi.”

Thanh Liễu liền núi: “Giờ trên núi trái cây rừng đều sắp bị người hái hết rồi, mà dù có cũng là trên ngọn cây mọi người không hái được, đệ đừng đi nữa. Chân của cha sắp khỏi rồi, nhà chúng ta hiện không thiếu bạc, đệ đừng để mình bị ngã.”

Thanh Tùng cúi thấp đầu không nói chuyện, trước đây hắn là tiểu nhi tử, cha nương cùng các tỷ tỷ khó tránh khỏi càng thêm thương hắn khiến tì khí hắn lớn hơn đứa nhỏ bình thường khác, cũng không hiểu chuyện bằng người ta.

Lần này trong nhà gặp biến cố, nước mắt của nương, ánh mắt lạnh nhạt của người ngoài làm hắn bỗng chốc hiểu chuyện rất nhiều.

Dạo này hắn luôn nghe nói đại tỷ hắn là bị cha nương bán đến Lâm gia, cho nên cha mới có tiền chữa bệnh. Hắn vô pháp phản bác bọn họ, trong lòng lại hạ quyết tâm nhất định phải kiếm được thật nhiều bạc, tương lai còn dài chuộc đại tỷ về.

Thời gian thoáng cái đã qua, Lý Đại Sơn nằm trên giường hơn một tháng, trong thời gian đó đại phu đến thăm hai lần, nói ông khôi phục không tệ, rất nhanh là có thể xuống giường đi lại.

Chu thị nghe xong vừa khóc vừa cười.

Đến tháng mười hai, trên trời dần có tuyết rơi.

Huyện Bình Dương nằm ở phía nam, ít khi thấy được tuyết rơi, Thanh Liễu lớn như vậy cũng chỉ thấy qua hai lần, Thanh Tùng còn là lần đầu tiên thấy, sáng sớm dậy hoan hô không thôi, mặt cũng không rửa đã chạy ra ngoài.

Thanh Liễu đứng dưới mái hiên nhìn hắn lăn lộn trên tuyết không khỏi bật cười.

Nàng theo bản năng nhìn về phía núi Tiểu Diêu, từ sau khi đính thân, nàng không tự chủ được có thói quen này.

Lâm gia đại trạch địa thế khá cao, từ chỗ nàng nhìn sang chỉ có thể nhìn thấy tường rào cao ngất, trong tường vây lộ ra mấy nóc nhà, trên mái ngói là một lớp tuyết mỏng, trắng càng trắng, đen càng đen.

Chu thị từ trong phòng đi ra, theo tầm mắt nàng nhìn qua, trong lòng lại thêm đau xót.

Thanh Liễu lấy lại tinh thần, kéo tay nàng đi đến phòng bếp, cười nói: “Vừa rồi Tiểu Tùng lăn lộn trên đất nhìn y như một con chuột béo ụt ịt vậy.”

Chu thị nghe vậy cũng khẽ cười, nhưng u sầu trên mặt không tán đi.

Hôm nay đã là đầu tháng ba, buổi tối ngày mốt kiệu nhà Lâm gia sẽ đến khiêng nữ nhi của bà đi, từ nay về sau nàng sẽ sống hết đời với một bài vị.

Thanh Liễu nhóm lửa, quăng một củ khoai lang vào trong bếp. Nàng nhớ hồi nhỏ có lần tuyết rơi, đại đường ca liền nướng mấy củ khoai lang cho bọn họ ăn. Mấy đứa nhỏ ngồi dưới mái hiên, một bên ăn khoai lang nóng, một bên vẻ mặt mới lạ nhìn tuyết.

Chu thị đong gạo vào nồi, trên kệ trúc bày mấy củ khoai lang đã được rửa sạch, bốn năm cái bánh bột ngô.

Hai mẫu nữ song song ngồi bên cạnh lò xem lửa, Chu thị nhớ lại hơn mười năm trước khi bà xuất giá, mẫu thân lần lượt dặn dò.

Trước mắt con gái bà chuẩn bị xuất giá, trong lòng bà mặc dù mọi cách không đành lòng nhưng cũng không như nương bà, nói với nữ nhi sau này ở nhà chồng phải xử sự thế nào, phải phụng dưỡng công công bà bà thế nào, bị ủy khuất thì nên làm sao, giữa chị em dâu tránh gặp phải xung đột thế nào.

Nhưng mà quan trọng nhất, làm thế nào cùng trượng phu bồi dưỡng tình cảm, đêm tân hôn nên làm cái gì, phải sớm thêm người cho nhà chồng, những lời này bà không cách nào nói ra khỏi miệng.