Trí Tuệ Đại Tống

Quyển 3 - Chương 30: Lý tưởng và hiện thực

Vân Tranh vừa về, Vân gia liền khôi phục sự huyên náo thường ngày, mới sáng sớm ra cả ba huynh đệ Tô gia, Tô Thức càng muốn khoe với Vân Tranh khiến thức toán học mà nó mới học được, thằng nhóc này tới giờ vẫn nuôi mộng khiêu chiến Vân Tranh.

Ăn sáng xong thì thấy Tiếu Lâm mặt mày bầm tím, khỏi cần nói cũng biết người có thể đánh Tiếu Lâm võ nghệ cao cường thành ra như thế này chỉ có Hoa Nương, cái mặt mũi đó không dám nhìn ai nữa, leo tường nhảy vào Vân gia, dọc đường ôm mặt, chỉ nói một câu: - Hoa Nương nói ta nhờ nàng thăm dò ngươi là không đúng, nên đánh ta...

Nghe Tiếu Lâm giải thích, Vân Tranh cười nhạt, còn lạ gì, ông ta được lệnh của Hàn Lâm phái tới, trông chừng không cho mình tiết lộ bí mật thuốc nổ ra ngoài, Hàn Lâm và Vân Tranh đã ở trạng thái như nước với lửa rồi, an bài Tiếu Lâm tới là hoàn mỹ nhất, để Hoa Nương đánh tới thế này là chút khổ nhục kế vỗ về mình.

Biết Tiếu Lâm không hề có ác ý, thậm chí muốn giúp mình, Vân Tranh không thể hoàn toàn tin tưởng được nữa, dù sao người ta có lập trường riêng, có mục đích riêng.

- Cút, cút ngay, Vân gia không chứa chấp thứ phản bội.

Đột nhiên sau nhà có tiếng quát giận dữ của Thương Nhĩ, khỏi nói cũng biết hán tử đơn thuần chấc phát không tha thứ cho huynh đệ bọn họ, Vân Tranh định đứng lên khuyên can, thực ra có Tiếu Lâm ở đây thì Vân gia mới an toàn, trước khi y kiếm được đủ vốn liếng cho mình để đặt lên bàn đàm phán thì phải chấp nhận sự giám sát này.

Ngũ Câu nắm tay áo Vân Tranh kéo xuống, Vân Tranh vào lúc này không giải quyết được gì mà chỉ khiến Tiếu Lâm thêm mất mặt.

Vân Tranh thở dài, kệ vậy, gọi Vân Nhị và đám huynh đệ Tô gia tới, giao cho chúng bài tập hôm nay, đó là dùng ít đoạn trúc nhất làm ra cái cầu kiên cố nhất, chuyện này với huynh đệ Tô Thức mà nói là rất khó khăn, nhưng với Vân Nhị từng dùng giấy báo và băng dính làm bài tập thủ công tương tự thì không thành vấn đề lắm.

Ngũ Câu mới đầu còn mang tâm thái chơi đùa cười cùng đám trẻ con làm cầu, dần dần nụ cười biến mất, cây cầu ông ta và Tô Thức xây dựng miễn cưỡng đặt được một cái nghiên mực, còn cầu Vân Nhị làm thì đặt cả thùng nước lên cũng không thành vấn đề, thế là ông ta nằm sát xuống đất nhìn từng chi tiết cái cầu, gần như quỳ xuống hỏi Vân Nhị làm sao có thể làm được như vậy, cuối cùng lấy cả cái cầu chạy vào phòng không ra nữa.

Đến xế chiều Bành Lễ tiên sinh cũng tới thăm Ngũ Câu, chỉ thấy ông ta ngồi trên mặt đất lắp bốn năm cái cầu, hoàn toàn không bận tâm tới thế giới bên ngoài, Vân Nhị mệt mỏi dựa vào tường ngủ gật.

- Lăng Vân độ mưa nhiều, hay bị lở đất, không có căn cơ ổn định để xây cầu nặng bằng kim loại, phía dưới lại là sông Nhị Hà nước chảy rất siết, cho nên không liên quan tới tội nghiệt của Hoằng Nhẫn đại sư, nói ra thực làm người ta thương tâm, đại sư vì nó mà mất mạng lại còn mang tiếng xấu, học sinh than thở không thôi.

Bành Lễ tiên sinh hỏi chuyện mấy cái cầu nhỏ, nói: - Nếu vậy ngươi tạm thời về thư viện muộn cũng được, giúp Ngũ Câu đại sư làm ra cái cầu thích hợp đã, đây là công đức lớn.

Vân Tranh lắc đầu: - Học sinh chỉ có thể bàn việc binh trên giấy thôi, làm một cái cầu cần rất nhiều việc, từ mở đường tới thăm dò địa hình, đây là chuyện phức tạp, không phải học sinh lấy mấy đoạn trúc làm cầu mô hình mà đem áp dụng được.

Ngũ câu đột nhiên sực tỉnh nói vào: - Thế là đủ rồi, bần tăng đã hiểu một đạo lý, mọi việc phải thuận theo thế mà làm, không thể cưỡng cầu, ngày mai sẽ đi quyền tiền sớm ngày tới phủ Quảng Nguyên xây cầu, lần này thế nào cũng thành công.

Hiện xưởng ươm tơ đã đi vào hoạt động, nên Lục Khinh Doanh lại trở nên nhàn nhã, suốt ngày ở nhà, muốn cùng trượng phu đọc sách thường thường đó là lúc hiệu quả đọc sách kém nhất, mùa hè, mặc thì ít, khi trong phòng chỉ còn lại hai người, rất dễ xảy ra chuyện.

Vì trảnh ảnh hưởng chuyện học tập của trượng phu, Lục Khinh Doanh đốc thúc Vân Nhị và Tô Thức học tập, cả hai đứa bé đều rất chịu khó, không đứa nào chịu thua đứa nào dù chỉ một ít nên vô cùng chăm chỉ, nàng nhìn mà đầy hi vọng vào tương lai gia tộc.

Tiếp đó nàng sai trù nương chuẩn bị cơm nước mang tới xưởng cho Lam Lam và Tịch Nhục, còn nàng thì ăn cơm trưa xong có thể vui vẻ làm việc mình thích, trượng phu thi thoảng lại hát những bài có âm điệu rất kỳ quái, làm nàng chẳng sao ghi lại được nhạc phổ, nhưng nghe khá vui tai.

Nàng hi vọng cuộc sống cứ mãi mãi như vậy.

Sáng hôm sau, không chỉ Ngũ Câu chuẩn bị lên đường, còn có Lỗ Thanh Nguyên, ông ta sau khi hoàn thành tâm nguyện báo thù ở Thành Đô liền về Biện Lương.

Nguyện vọng lớn nhất của Lỗ Thanh Nguyên là thiếu thời cầu học, thành niên báo đáp đế vương, vỗ về bách tính, tuổi già về quê làm ruộng, hoặc dạy vài đứa đệ tử, sau đó yêu cầu đệ tử tiếp tục đi theo con đường của mình, cả đời hi sinh cống hiến, hoàn toàn không để ý tới hưởng thụ.

Vân Tranh không định học theo ông, nếu có thịt ăn thì tuyệt đối không đi ăn rau rèn luyện ý chí gì hết, ở chuyện này Ngũ Câu là tấm gương tốt, ông ta rượu thịt bét nhè mà có sa đọa đâu.

Lại là thập lý trường đình, Lục Khinh Doanh đặt một bọc thức ăn đi đường lên xe ngựa, dặn dò họ đi đường cẩn thận, tuy là xe quan, nhưng ở nơi rừng sâu núi thẳm, khó tránh khỏi điều bất trắc, những lời ấm lòng làm Lỗ phu nhân cảm động.

Lỗ Thanh Nguyên đi hết sức tiêu sái, chắp tay với các đồng liêu và học sinh, nói một tiếng "bảo trọng", rồi lên xe không quay đầu lại.

Tới cuộc tiễn chân thứ hai, Vân Tranh nhìn Ngũ Câu với ánh mắt ái ngại, một lọ một bát đi khắp thiên hạ, lý tưởng thì mỹ hảo, thậm chí là vĩ đại, nhưng với cái bụng mỡ của Ngũ Câu, Vân Tranh rất bi quan với khả năng hóa duyên của ông ta.

Nghe nói Hoằng Nhẫn đại sư mặt mày hiền từ dễ gần, nhìn một cái biết ngay cao tăng đại đức, đi tới đâu cũng có thiện nam tín nữ bố thí. Nhưng Ngũ Câu hòa thượng trừ người Đậu Sa huyện, đại khái là không ai thèm cho ông ta một đồng, nếu như không chùa miếu nào chịu chứa chấp, khả năng trên đói trên đường cũng có.

- Đại sư, đây là một trăm quan tiền, đại sư nhất định phải nhận. Dù Ngũ Câu đã quyết ý không nhận đồng nào của Vân Tranh, tự lực đi lạc quyên xây cầu, nhưng Vân Tranh vẫn cố nhét tiền vào lòng ông ta, không nhận không cho đi:

- Vân Tranh, đây không chỉ là tâm nguyện của Ngũ Câu đại sư, cũng là tâm nguyện của Hoàng Nhẫn đại sư, phật tâm bất nhiễm trần, ngươi để đại sư đi đi. Bành Lễ tiên sinh cũng đầy chua xót, nghĩ tới bằng hữu từ nay sẽ ăn gió nằm sương mà không đành lòng:

Lục Khinh Doanh rất muốn khuyên can trượng phu, làm thế là tổn hại một chuyện vô cùng ý nghĩa, nhưng trước mặt người ngoài, nàng bảo vệ quyền uy của y, nên không nói lời nào.

Thấy xung quanh đều trách Vân Đại, Vân Nhị ở bên cạnh nói trắng ra: - Đại ca ta cho tiền hòa thượng không phải là để xây cầu, mà sợ ông chết đói giữa đường, đây là tiền ăn đấy.

Mọi người ngớ cả ra, Ngũ Câu cũng không hiểu: - Bần tăng xuất môn rất nhiều, toàn ăn cơm trăm nhà, lần đầu nghe có chuyện người xuất gia chết đói, Phật quang chiếu rọi muôn nơi, đâu cũng có người từ thiện, tiểu đàn việt đừng lo.

- Đó là ở Đậu Sa quan, cái tên Ngũ Câu hòa thượng không ai không biết, người ta cho cơm ông vì ông là Ngũ Câu từ bi cứu người vô số chứ không phải ông là hòa thượng, vì ông bao năm bôn tẩu lo cho bách tính. Vân Nhị không chút khách khí vỗ cái bụng bự của Ngũ Câu: - Ông đi nơi khác người ta chỉ nhìn thấy một lão hòa thượng rượu thịt tới lừa cơm của mình, không ai tin tưởng ông đâu, thậm chí ông tới chùa miều người ta có mở cửa cho ông vào hay không cũng là vấn đề. Ông không tin thì cầm bát đi hóa duyên ở Thành Đô một ngày xem, có khi chỉ đến tối là đại ca ta phải chạy tới phủ nha đưa cơm cho ông rồi.

Đúng là cái lý này, khi xung quanh đều nhìn mình với ánh mắt cố nén cười, Ngũ Câu cười ha hả cầm bát rời đi: - Để bần tăng xem ở nơi xa lạ có ai bố thí cho mình không?

- Ông ta chết đói là cái chắc rồi, chuẩn bị quan tài là vừa, ài, tha hồ mà tốn gỗ.

Vân Nhị lẩm bẩm, Vân Đại hết sức tán đồng, Thừa Yên quan vừa bị thiên phạt, bách tính không có chút thiện cảm nào với đạo gia nữa, nghi ngờ sang cả Phật gia, ông ta đi tới Thành Đô hóa duyên được mới là lạ.

HẾT!