Trảm Lư Bảo Kiếm Tác giả: Từ Khánh Phụng
Hồi 17 - Tri Âm Nguồn: VNthuquan Trầm Tư Mã Ngạn hai tay cầm dây đàn, cung kính vái chào cái giường trống không một lạy rồi khẽ nói: - âu Dương Tiên Tử, Tư Mã Ngạn rất hân hạnh được Tiên Tử hẹn đêm trung thu tới đây Khi tới nơi, giở di thư của Tiên Tử ra đọc, định tận hết tâm lực để diệt trừ đãng phụ và tình ma cho Tiên Tử. Không ngờ tạo hóa trêu ngươi, nay lại bị Mã Không Quần tái dụ tới đây giam giữ ở trong này. Bây giờ tạm mượn cây đàn báu này gấy một khúc nhờ âm điệu để tỏ tình ý, hương hồn của Tiên Tử nếu còn lẩn quẩn ở quanh đây, mong Tiên Tử thấu hiểu cho nỗi tâm sự của tiểu sinh. Khấn xong, chàng bèn gấy một khúc "Phượng Cầu Hoàng" với một khúc "ỷ Lan Thao". Chàng thật là người tài hoa, hai khúc đàn của chàng thật tuyệt diệu, nhưng tiếc thay, lại thiếu kẻ tri âm để tán thưởng. Tuy vậy, âm nhạc là một thứ rất kỳ diệu, có thể gấy để cho người nghe,và cũng có thể gấy để tự thưởng thức và tiêu khiển, Tư Mã Ngạn gấy xong hai khúc đàn đó, cứ vuốt ve cái đàn, có vẻ mến cái đàn ấy lắm. Chàng ngắm nhìn cái đàn hồi lâu, lại lấy túi đàn lên xem. Thì ra túi đàn này làm bằng gấm, ngoài có thêu hoa ở ngoài túi, thể nào cũng Chính do tay nàng thêu . Nghe Không Quần nói, chàng biết võ công của âu Dương Thúy rất cao minh, có thể nói là Vô địch thiên hạ được. Còn về văn học, thì chàng xem lá di thư trong đêm trung thu của nàng cũng đủ biết văn chương của nàng hay như thế nào? Không ngờ lại cả thêu thùa cũng tài ba nốt. Những hoa thêu ở ngoài túi đàn là một bức sơn thủy. Bức sơn thủy đó chính là cảnh nơi đây, xung quanh là núi, giữa có hồ, giữa hồ có một cái đảo nhỏ, trên đảo lại có cả rừng trúc lẫn căn nhà lá. Nói tóm lại, bức thêu này là tất cả địa thế của bí động ở trên núi Thiên Mụ này. Tư Mã Ngạn đã phát hiện bức đồ địa thế của nơi đây, chàng mừng rỡ khôn tả, vì chàng nhớ Không Quần đã nói nơi đây có ba con đường bí mật vậy cứ căn cứ bức đồ này thì may ra mình tìm thấy con đường thứ ba. Như vậy có phải là mình có hy vọng tái xuất giang hồ, tìm kiếm tung tích Không Quần để trả thù cho âu Dương Thúy, và cũng không để cho y mạo nhận tên họ của mình mà đi làm những việc xấu xa. Trước hết, chàng để ý xem hai con đường mà mình đã qua có ghi rõ ở trong này không? Chàng tìm kiếm như vậy rất thông minh. Quả nhiên chàng thấy có hai đường chỉ nho nhỏ, nếu không để ý nhìn kỹ thì không sao biết được. Chàng lại tìm kiếm con đường thứ ba. Khi tìm kiếm thấy, chàng thắc mắc khôn tả, vì con đường thứ ba lại ở trong rừng quế, dưới gốc một cây cổ thụ . Chàng thở dài một tiếng, và trong lòng cũng rất kính phục Bành Nhất Thu, người đã xem tướng cho mình và chết ở trong tay Không Quần . Vì bốn câu thơ của Nhất Thu tặng cho, đến giờ chàng mới nhận thấy đều đúng hết. Như câu : "Phùng Thúy phải đề phòng" tất nhiên là ám chỉ Thúy Mi Yêu Nữ Cơ Lục ỷ. Câu quẻ này đã ứng nghiệm. Chỉ vì mình không để ý Lục Ỷ tô đen lông mày, cho nên ngồi chung thuyền bấy lâu, lỡ uống phải TỐ Nữ Túy Tiên Hương, suýt nữa thì bị lọt vào trong lưới phấn son khiến phải mang tiếng nhơ nhớp suốt đời." Câu "ngộ nhai mạc độc" (gặp núi không nên đi một mình) hiển nhiên là ám chỉ Mã Không Quần hãm hại mình. Câu "họa tại cốt nhục" là chỉ Không Quần kết nghĩa kim lan với mình, tình thâm như cốt nhục vậy Chỉ có câu "phúc tại tri âm" là chàng ta không biết ám chỉ vào vấn đề gì thôi. Nhưng bây giờ quẻ thẻ ấy đã linh nghiệm, "tri âm" nghĩa là bảo chàng thấu âm luật, chứ không phải là hồng phấn tri giao với anh hùng tri kỷ gì đâu. Vì nếu chàng không hiểu âm luật thì không bao giờ lại cầm cây đàn lên gấy, mà đã không cầm cây đàn lên gấy thì không sao phát hiện được những sự bí mật thêu ở trên cái túi đàn. Nếu không phát hiện sự bí mật này thì chàng không sao tìm được con đường bí mật thứ ba ở dưới gốc cây quế, không những chàng bị chết già tại chốn này, mà cái tên Tư Mã Ngạn sẽ bị Không Quần làm cho nhơ nhớp, không sao rửa sạch được. Nghĩ tới đó, Tư Mã Ngạn lại càng phục tài Bành Nhất Thu thêm, và chàng cũng thương tiếc hộ Không Quần, vì chàng nhận thấy quẻ thẻ của mình đã đúng như vậy thì quẻ thẻ của Không Quần thế nào cũng không sai được . Y cứ thị tài làm bậy như thế, rốt cuộc cũng không sao tránh khỏi được tai ách bị một kiếm xuyên tâm . Chàng lững thững ra khỏi căn nhà lá, đi qua mặt hồ sang bờ bên kia, chạy thẳng vào trong rừng quế. Nhưng khi vào tới trong rừng, chàng lại gặp phải một vấn đề nan giải. Vì khu rừng rộng như thế, cây cối rậm rạp như vậy, muốn kiếm một cây quế lớn nhất cũng không phải là chuyện dễ . Chàng tìm kiếm khắp rừng, thấy có tất cả mười hai cây quế lớn, nhưng cây này trồng cách cây kia khá xa, nên khó mà so sánh và quyết định được cây quế nào mới là con đường bí mật thứ ba? Đáng lẽ chàng chỉ cần vận Tam Dương Thần Công ra đánh đổ hết mười hai cây quế ấy là có thể kiếm thấy đường lối ngay, nhưng chàng không dám làm thế, phần vì yêu chủ nhân của nó, dù chủ nhân của nó đã chết, nhưng chàng cũng không muốn hủy hoại cảnh đẹp của âu Dương Thúy đã tạo nên, và chàng nghĩ, nếu đánh đổ hết mười hai cây quế này, có khác gì là đã phá tan Thiên Hương Đan Quế trận pháp không? Vì hai lý lẽ trên, chàng đành tốn công tìm kiếm lại lần nữa, chàng khoanh tay đứng suy nghĩ, nhận thấy mười hai cây quế này không có một cây nào là con đường bí mật thứ ba cả, vì nếu là đường bí mật thứ ba thì thân cây phải trống rỗng, và một khi thân cây đã bị khoét rỗng thì dù cây đó không chết khô chết héo, nhưng cành lá cũng phải thưa thớt, mà bây giờ mười hai cây quế này, cây nào cũng tươi tốt, cành lá rất rậm rạp Chàng thất vọng Vô cùng, suy nghĩ một hồi, đột nhiên chàng lại nghĩ ra được một giả thuyết khác. ĐÓ là chàng nghĩ đến con Hốt Hốt chết ở cạnh một gốc cây quế, nên chàng nghĩ bụng: "Mã Không Quần đã giết chết con Hốt Hốt ở cạnh cây quế, biết đâu cây đó lại chả là con đường bí mật thứ ba?" Nghĩ như vậy, chàng liền đi tới cạnh cây quế đó, tìm kiếm một hồi nhưng vẫn không thấy con đường bí mật ấy ở đâu hết? Sau chàng bỗng thấy trên một cành cây đã bị tróc vỏ cây có khắc mấy chữ như sau : "Mời chàng hãy lấy cành phía nam." Như tìm thấy báu vật vậy, Tư Mã Ngạn vội nhẩy lên cành cây ở phía Nam tìm kiếm. Quả nhiên trên đó cũng có khắc bốn chữ nhỏ: "Núi xanh có khe." Tuy chàng đã biết câu: "Núi xanh có khe" ấy thế nào cũng là ám chỉ con đường bí mật thứ ba rồi, nhưng không hiểu nói núi xanh có khe ấy ở đâu? Chàng đứng ở trên cành cây đưa mắt nhìn xung quanh một lượt thấy chỗ tận cùng ở phía bên phải của khu rừng quế là một vách núi mọc đầy rêu xanh, chàng liền nghĩ bụng: "Chả lẽ vách núi mọc đầy rêu xanh kia chính là núi xanh chăng? Được, ta cứ thử tới đó xem trên vách đá có khe hở không đã?" Nghĩ đoạn chàng vội nhảy xuống dưới đất, đi tới chỗ vách núi ấy. Quả thấy có một cái khe đá rất hẹp. Chàng mừng rỡ Vô cùng, liền lèn ngay vào trong khe đá ấy, từ từ tiến bước. Đi độ hai ba trượng đã tới một cái thạch động, đường lối khúc khuỷu Vô cùng. Càng thấy thế, chàng càng cao hứng, vì hiển nhiên chàng đã tìm thấy con đường bí mật thứ ba có thể tái xuất giang hồ và có thể tìm kiếm tên hung hiểm Mã Không Quần để quyết một phen sống mái với y rồi . Đi hết khe núi lại đến động, đi hết hang động lại đến khe núi. Cũng không biết phải qua bao nhiêu hang động và khe đá, sau cùng mới ra được tới bên ngoài và chỗ đó cũng là ở trên đỉnh núi và chỉ cách chỗ cửa hang, nơi chàng xuống rồi bị Mã Không Quần bịt kín có hai ba trượng thôi . Tư Mã Ngạn đứng ở trên đỉnh núi rú lên một tiếng thực dài để phát tiết những sự uất ức ở trong đáy lòng. Lúc này trong đầu óc của chàng đang bị luẩn quẩn bởi mấy vấn đề: Hiện giờ Không Quần đi đâu? Di hài của âu Dương Thúy có còn không? Bây giờ mình nên đi đâu trước? Sau chàng quyết định đi núi VÔ Lượng ở Vân Nam trước để kịp đến ngày rằm tháng năm phó ước với Đại Đầu Tiên Tử Kỷ Tây Bình. Vẫn biết từ Triết Giang tới Vân Nam phải đi qua thiên sơn vạn thủy, nhưng chàng không quản ngại chút nào, chỉ cần làm thế nào cho kịp phó ước thôi, vì vậy chàng vội vã lên đường đi luôn. Trước khi đi, chàng còn muốn nhìn lại khoảng núi Thiên Mụ này lần cuối cùng, vì xác của VÔ Vi Tiên Tử âu Dương Thúy đã biến mất một cách thần kỳ như vậy, có lẽ từ giờ trở đi mình sẽ không quay trở lại đây nữa. Chàng thủng thẳng đi tới trước cửa hang thứ ba, mà chàng vừa thoát nạn, ngắm nhìn một hồi, lại đi tới trước cửa hang thứ hai, bị Không Quần dùng đá bịt kín, ngắm nhìn một hồi, rồi mới đi tới cửa hang thứ nhất mà mình đã vào lần đầu tiên. Chàng còn trông thấy ở trên vách núi, chỗ gần đường lối ra vào, vẫn còn cán kiếm ở đó. Chàng biết âu Dương Thúy tặng cho mình thanh cổ kiếm này là để mình du hiệp diệt trừ kẻ gian tà, nhưng sau này chàng nghĩ lại, giữa mình với âu Dương Thúy thực là một mối tình hiếm có trên thế gian, chi bằng cứ để thanh kiếm ở đó làm kỷ niệm vĩnh viễn, như vậy cũng là một giai thoại trong võ lâm . Nghĩ tới đó, chàng để ý nhìn cán kiếm, thấy cán kiếm ấy chỉ cách đỉnh núi chừng năm trượng thôi, chung quanh đó lại có rất nhiều cành cây, chàng liền nghĩ bụng: "Nếu vừa rồi để cho Không Quần thấy thanh kiếm này, thì y đã lấy đi mất, như vậy CỎ khác gì hổ thêm cánh, tha hồ đi tác quái tác ác không?" Vì sự lo ngại ấy, chàng liền từ từ tuột xuống chỗ đó. Khi đến gần những cành mây, chàng thử dẫm chân vào đống mây đó xem sao, thấy vững chắc lắm, có thể chịu đựng nổi sức nặng của hai người. Trước hết chàng lấy một ít rêu bôi lên trên cán kiếm, rồi lại lấy mấy cành cây che lấp lên. Chàng làm xong, nhận thấy rất kín đáo, có lẽ ngoài mình ra thì không ai có thể biết nơi đây lại có một thanh kiếm cổ hãn thế cả. Giấu thanh kiếm xong, chàng rầu rĩ khôn tả, liền dùng tay viết lên mặt đá một bài thơ như sau : Thạch chung luủ cô kiếm Thê thượng thệ tri âm Huy lệ lòng tu biệt Trường ca giang hải thâm. " (Để lại kiếm cổ trong vách đá Trên đời đã mất người tri âm Gạt lệ cách biệt từ nay Từ giờ chỉ biết ca hát chốn sông dài bể sâu .) Viết xong, chàng giở tuyệt đỉnh khinh công ra đi luôn. Vừa đi, chàng vừa ca bài Lư Sơn Giao của Thanh Liên cư sĩ. Chỉ trong nháy mắt, núi Thiên Mụ đã mất tung tích của Ly Cấu Thư Sinh, mà chàng đã tới viếng lần thứ ba. Tư Mã Ngạn là người rất trọng lời hứa, nên chàng phải cố đi cho thực nhanh để kịp tới ngày rằm tháng năm, chứ chàng không muốn lỡ cuộc hẹn ước với Kỷ Tây Bình. Đêm tết Đoan Ngọ, Tư Mã Ngạn đã tới Quý Châu, chỗ khu núi Ô Mông ở giáp giới tỉnh Vân Nam. Chàng thấy còn mười ngày nữa mới đến kỳ hẹn, nên chàng định ở lại đây nửa ngày để ngao du thắng cảnh. Chàng đang đứng ở trước một thác nước, vừa xem cảnh đẹp vừa ngâm nga, thì bỗng mây đen kéo tới, trời đổ mưa. Trận mưa ấy tới rất nhanh và cũng tạnh rất nhanh. Một lúc sau mặt trăng lại ló ra như thường. Chàng vừa đứng trước cảnh đẹp, vừa nghĩ ngợi những chuyện xưa. Đang lúc ấy, trong một khu rừng trúc gần đó, bỗng có tiếng đàn vọng tới . Tiếng đàn này là tiếng đàn Tỳ Bà và đang gầy khúc "Tiểu Quân Thiên Lạc" Chàng là người sành điệu nên chỉ thoáng nghe đã phân biệt ra được ngay. Chàng cứ đứng ngẩn người ra nghe hoài, đến khi tiếng đàn đã ngưng bặt rồi chàng vẫn như say như sưa, cứ đứng đờ người ra ở đó. Một lát sau, chàng bỗng mở mắt ra, mặt lộ vẻ kinh ngạc thất thanh la lên: nguồn truyenfull.vn - Chả lẽ người gầy đàn này lại là nàng ta chăng? Chàng vừa kêu la vừa chạy thẳng về phía có tiếng đàn xuyên thẳng vào trong rừng Ly Cấu Thư Sinh, mà chàng đã tới viếng lần thứ ba. Tư Mã Ngạn là người rất trọng lời hứa, nên chàng phải cố đi cho thực nhanh để kịp tới ngày rằm tháng năm, chứ chàng không muốn lỡ cuộc hẹn ước với Kỷ Tây Bình. Đêm tết Đoan Ngọ, Tư Mã Ngạn đã tới Quý Châu, chỗ khu núi Ô Mông ở giáp giới tỉnh Vân Nam. Chàng thấy còn mười ngày nữa mới đến kỳ hẹn, nên chàng định ở lại đây nửa ngày để ngao du thắng cảnh. Chàng đang đứng ở trước một thác nước, vừa xem cảnh đẹp vừa ngâm nga, thì bỗng mây đen kéo tới, trời đổ mưa. Trận mưa ấy tới rất nhanh và cũng tạnh rất nhanh. Một lúc sau mặt trăng lại ló ra như thường. Chàng vừa đứng trước cảnh đẹp, vừa nghĩ ngợi những chuyện xưa. Đang lúc ấy, trong một khu rừng trúc gần đó, bỗng có tiếng đàn vọng tới . Tiếng đàn này là tiếng đàn Tỳ Bà và đang gầy khúc "Tiểu Quân Thiên Lạc" Chàng là người sành điệu nên chỉ thoáng nghe đã phân biệt ra được ngay. Chàng cứ đứng ngẩn người ra nghe hoài, đến khi tiếng đàn đã ngưng bặt rồi chàng vẫn như say như sưa, cứ đứng đờ người ra ở đó. Một lát sau, chàng bỗng mở mắt ra, mặt lộ vẻ kinh ngạc thất thanh la lên: - Chả lẽ người gầy đàn này lại là nàng ta chăng? Chàng vừa kêu la vừa chạy thẳng về phía có tiếng đàn xuyên thẳng vào trong rừng trúc. Thì ra chàng nghe thấy tiếng đàn tỳ bà rất quen thuộc, cho nên chàng mới nhắm mắt lại ngẫm nghĩ. Sau chàng đã nhớ ra đây là tiếng đàn của Mạnh Hương Thiền đã được uống Trú Nhan Đơn, và đã chịu thất thân với Diệu Thủ Lang Quân Du Thiên Lạc. Tiếng đàn này chính nàng đã gầy cho mình nghe ở Bất Tiện Tiên Tiểu Trúc VÕ Xương. Tư Mã Ngạn rất ngạc nhiên là tại sao Hương Thiền không cùng với Thiên Lạc ở Vũ Xương sống một cuộc đời thần tiên, mà lại đến núi Ô Mông ở Quý Châu này làm chi? Tư Mã Ngạn xuyên qua khu rừng trúc tới trước một vách núi xanh rì. Dưới chân núi, cạnh thác nước, có một ngôi am nho nhỏ, trên cửa có một tấm bảng đề: "Kiến Tính Am". Tư Mã Ngạn thấy là một ngôi am liền ngừng chân lại, trù trừ giây lát rồi mới tiến lên khẽ gõ cửa. Cửa am mở kêu đến "kẹt" một tiếng người mở cửa là một nữ ni mặc áo đen, trông người rất mảnh khảnh, nhưng mặt che bằng một miếng lụa huyền, khiến người ta không sao trông thấy được mặt mũi và đoán được tuổi tác của nàng. Nữ ni trông thấy Tư Mã Ngạn vội lui về phía sau nửa bước, chắp tay lên trước ngực, cất tiếng lanh lảnh hỏi : - Đang lúc đêm khuya, nơi đây là ni am chẳng hay thí chủ gõ cửa có việc gì thế? Tư Mã Ngạn nghe thấy tiếng nói của nữ ni này đúng là Hương Thiền, càng thắc mắc thêm, liền chắp tay chào và mỉm cười đáp: - Tại hạ đi qua Ô Mông, bỗng nghe thấy trong bảo am có khúc đàn "Quân Thiên Diệu Lạc" vọng ra, tại hạ rất khâm phục tài ba của người gấy đàn, nên mới mạo muội gõ cửa như thế này, mong am chủ lượng thứ cho và xin am chủ cho biết pháp hiệu xưng hô ra sao? Nữ ni chỉ vào tấm bảng treo ở trên cửa rồi thủng thẳng đáp: - Bần ni là Kiến Tính, vừa rồi cùng một người bạn ngẫu nhiên đem cây đàn cổ ra tiêu khiển, không ngờ lại làm nhơ bẩn cả tai của thí chủ . Tư Mã Ngạn vừa cười vừa nói tiếp: - Xin am chủ chớ có quá khiêm tốn như vậy! Thực ra khúc đàn vừa rồi, có thể nói, khúc này chỉ trên trời mới có, dưới trần gian mấy khi đã được nghe? Kiến Tính đại sư liếc nhìn Tư Mã Ngạn một hồi, rồi vừa cười vừa nói tiếp: - Thí chủ đã là tri âm tất không phải là người thường tục, xin mời vào trong am dùng nước . Nếu là lúc thường không khi nào Tư Mã Ngạn dám vào trong ni am trong lúc đêm khuya như vậy, nhưng vì thấy Kiến Tính đại sư, ngoài bộ mặt đã che lấp không trông thấy ra, còn mình mẩy, giọng nói và tiếng đàn, đều giống hệt Hương Thiền ở VÕ Xương. Cho nên chàng nghe thấy am chủ lên tiếng mời như vậy, liền mỉm cười đáp: - Tại hạ đang khát nước, được am chủ cho vào uống nước như vậy thì còn gì hay bằng. Vào trong am vừa ngồi xuống, chàng đã thấy Kiến Tính đại sư bưng nước đến mời. Đại sư bỗng lên tiếng hỏi: - Thí chủ họ Tư Mã hay họ Mã? Câu hỏi này khiến Tư Mã Ngạn rất đỗi ngạc nhiên thất kinh và vội đáp: - Tại hạ họ Tư Mã, tại sao am chủ lại biết và hoài nghi tại hạ là họ Mã như thế? Kiến Tính đại sư thở dài rồi đáp: - Theo chỗ bần ni biết, trên đời này có hai người giống hệt nhau, một người họ Mã, còn một người họ Tư Mã. HỌ Tư Mã là một vị anh hùng hào kiệt, còn họ Mã lại là một tên vạn ác ma đầu. Tư Mã Ngạn nghe thấy Kiến Tính đại sư nói như vậy, liền nghiêm nghị hỏi : - Đại sư nói như vậy, có phải tục danh của đại sư họ Mạnh đấy không? Kiến Tính đại sư gật đầu, lẳng lặng không nói năng gì hết . Tư Mã Ngạn lại hỏi tiếp: - Đại sư hãy thứ lỗi cho tại hạ đường đột, xin hỏi tục danh của đại sư có phải là Hương Thiền đấy không? Kiến Tính đại sư rầu rĩ thở dài, rồi u oán đáp: - Tư Mã thí chủ đích thực đoán không sai, tôi chính là Mạnh Hương Thiền, người đã gấy đàn mời rượu thí chủ ở trong Bất Tiện Tiên Tiểu Trúc tại VÕ Xương. Nhưng Mạnh Hương Thiền trước kia, bây giờ đã biến thành Cưu Bàn Đồ rồi (tên gọi một con ác quỷ rất xấu, nên người ta thường gọi những người đàn bà xấu xí là Cưu Bàn Đồ là thê) . Nói tới câu "Cưu Bàn Đồ" thì nàng bỗng lật luôn miếng lụa đen che mặt lên, Tư Mã Ngạn kinh hãi, vội lùi về phía sau hai bước . Thì ra, lúc này hai má của Hương Thiền đã có mười mấy vết đao. BỘ mặt đẹp tuyệt vời xưa kia đã biến mất, Kiến Tính đại sư thấy Tư Mã Ngạn kinh ngạc như vậy, liền vừa xua tay vừa nói tiếp: - Tư Mã thí chủ đừng kinh ngạc như thế vội! Thí chủ nên rõ, nhất ẩm nhất trác giai do tiền định, nhất tụ nhất ly cũng đều có nhân duyên hết . Thí chủ thử nghĩ xem, trong võ lâm này có biết bao nhiêu kỳ nữ, hiệp nữ tuyệt đời kiều oa đều mong muốn được uống viênthuốc Trú nhan Đơn. HỌ đã tốn mất bao nhiêu mưu cơ tâm trí mà không sao lấy được. Sau Thiên Lạc lấy trộm được viên thuốc đó tặng cho một kỹ nữ phong trần. Kỹ nữ phong trần ấy được uống Trú Nhan Đơn rồi, không những không thấy hồng nhan bất lão, trái lại, chỉ trong một thời gian rất ngắn ngủi đã biết thành một Cưu Bàn Đồ, nữ La Sát như thế này. Mạnh Hương Thiền mới nhận thấy đời chỉ là một giấc mộng, liền nhẩy ra khỏi nơi hồng trần, tới đây làm Kiến Tính Am này. Tư Mã thí chủ nên lấy trà thay rượu, mừng cho Kiến Tính một chén mới phải. Tư Mã Ngạn nâng chén trà lên, vừa cười vừa đỡ lời : - Mạnh cô, à không am chủ nói rất phải! Tôi xin mừng am chủ một chén! Tư Mã Ngạn kể cũng có đôi mắt biết người. Khi ở Vũ Xương, lúc tôi mới gặp am chủ, tôi bảo am chủ sắc đẹp tuyệt trần nhưng lại đầy đạo khí! Nói xong, chàng cầm chén nước lên, và Kiến Tính đại sư cũng cầm chén lên, rồi hai người cùnguốngcạn. Kiến Tính đại sư lại rói thêm chén nữa cho chàng. Chàng liền mỉm cười hỏi tiếp: - Am chủ, tôi muốn hỏi am chủ một việc này, nhưng không hiểu . . . Kiến Tính đại sư vội đỡ lời nói : - CÓ phải thí chủ muốn hỏi tại sao bộ mặt này lại bị hủy như thế phải không? Sợ nàng đau lòng, nên Tư Mã Ngạn không tiện hỏi thẳng, nhưng bây giờ thấy nàng ta tự động nói ra trước như thế, chàng liền gật đầu nhìn nhận. Kiến Tính đại sư nhanh nhầu Vô cùng, mỉm cười nói tiếp: - Tuy Mạnh Hương Thiền tôi lăn lộn ở chốn phong trần, nhưng vẫn còn biết tự ái, tha hồ cho những người quyền quý phú hào ném nghìn vàng ra mua một nụ cười, nhưng tôi vẫn giữ được tấm thân trinh bạch như thường. Tôi chỉ chuốc rượu và ca hát cho họ nghe thôi . Vì thế nên mới có nhiều kẻ mưu toan không được mà sinh ra giận dữ thù oán tôi. Tư Mã Ngạn gật đầu, vừa cười vừa đỡ lời : - Đại sư nói phải, những kẻ quyền quý phú hào chẳng qua chỉ là những kẻ tửu sắc, chỉ biết thị thế mà hà hiếp người, vung tiền ra mua vui, chứ không biết tình tứ gì cả. Nếu chúng gặp phải người trọng nghĩa khinh tài như am chủ thì tất nhiên chúng bị hắt hủi, rồi hổ thẹn quá tức giận, coi am chủ như kẻ thù hằn ngay. Kiến Tính đại sư vừa cười vừa đỡ lời : - Nhất là cái tin tôi định tình với Du Thiên Lạc được đồn ra ngoài lại càng làm cho chúng ghen tức thêm. Vì vậy, chín tên xưa nay muốn gần gũi tôi không được, liền liên tay hạ độc thủ. Trước hết, chúng dụ Thiên Lạc đi nơi khác, rồi bắt cóc tôi đem đến chỗ bọn chúngđangthế! tiệc. Chín đứa, mỗi đứa đâm vào mặt tôi một nhát, cho nên trên mặt tôi mới có chín nhát đao như thế. Tư Mã Ngạn trông thấy những vết sẹo ở trên mặt Kiến Tính đại sư, liền nắm chặt hai tay, lắc đầu thở dài và nói: - Bọn cầm thú đội lốt người ấy, tội đáng chết thực! Lòng độc ác của chúng đáng giết, hành động. . . Kiến Tính đại sư mỉm cười đỡ lời : - Xin Tư Mã thí chủ đừng nổi giận nữa! Còn những việc khiến tôi khó chịu hơn thế, - Chả lẽ chúng đã phá bộ mặt đẹp của am chủ như vậy mà chúng vẫn chưa hả hạ hay sao? - Sau khi chúng rạch mặt tôi rồi, chúng còn sai chín tên nô bộc to lớn vạm vỡ lần lượt hạ nhục tôi, để cho chúng nhậu nhẹt thưởng thức, như vậy chúng mới nguôi cơn giận . Nghe tới đây, Tư Mã Ngạn không sao chịu nhịn được, quát lớn: - Thực . . . chúng còn khốn nạn hơn cả cầm thú ! VÔ pháp Vô thiên như vậy, không riêng gì người mà cả thần thánh cũng phẫn nộ nốt! Kiến Tính đại sư thở dài nói tiếp: - Trong lúc tôi vừa bị xé quần áo, sắp bị nhục đến nơi, thì may thay, Thiên Lạc vừa tới kịp. - Hay lắm! Như thế mới phải chứ! Kiến Tính đại sư niệm một câu "A Di Đà Phật" rồi nói tiếp: - Thiên Lạc thấy tôi bị chúng rạch mặt như vậy, tức giận khôn tả, liền múa kiếm chém chết hết chín tên ác nô và chín tên ác chủ ấy. Tư Mã Ngạn vỗ tay, vừa cười vừa nói tiếp: - Hay lắm! Giết như vậy thật là khoan khoái lắm! Tại hạ xin lấy trà thay rượu, uống cạn một chén này mới được!