“Ông ngoại, cháu thật sự không hiểu rõ.”

Bốn mươi năm sau, cháu ngoại Thảo Thảo cũng nói như vậy với A Vinh (hiện tại nên gọi là ông Vinh). Cô bé ghé trên bàn nhìn tỉ mỉ tấm ảnh lúc trẻ của ông bà ngoại, đã không biết bao nhiêu lần, không hiểu rõ: vì sao ông ngoại đẹp trai như vậy lại cưới bà ngoại bình thường như vậy?

Hơn nữa cô bé càng không rõ: tại sao ông ngoại đối xử tốt với bà ngoại, bà ngoại lại hung dữ với ông ngoại?

Từ nhỏ, Thảo Thảo gởi nuôi ngoài nhà ông bà ngoại, tính tình bà ngoại nóng nảy, đã không ít lần cô bé bị bà ngoài trách mắng!

Ông ngoại cũng vậy.

Bà ngoại hầu như mỗi ngày sẽ dùng những người phụ nữ khác nhau để làm khó nói lời thô tục mắng ông ngoại, giận dỗi, đập cửa… Nhưng cho đến bây giờ ông ngoại đều im lặng nghe giáo huấn, rồi cười ha hả, nhất là sau khi ông rụng hai chiếc răng cửa, nụ cười càng lộ vẻ hiền từ.

Ông sẽ che chở Thảo Thảo, đến phòng bếp nấu đồ ăn ngon cho bà ngoại ăn.

Thành phố vào mùa hè oi bức, trong phòng bếp lại không có điều hoà, chiếc áo của ông Vinh đã ướt đẫm, nhưng ông cam tâm tình nguyện nấu nướng, chăm chú phân chia những viên thịt, phải nắn từng viên một thật tròn trịa, kích cỡ phải giống nhau như đúc, ông luôn nấu đồ ăn ngon nhất cho Anh Tử.

Thảo Thảo nhìn thấy ông ngoại khổ cực dốc sức làm ra, người nào cũng khen ngợi, nhưng bà ngoại lại nói: “Ông ấy có công dụng cái rắm!”

Sau đó, ông ngoại về hưu, mỗi ngày ông đều nhận tất cả việc nhà, ở phòng bếp bận bịu đến một giờ trưa làm một bàn thức ăn cho bà ngoại, Thảo Thảo nhịn không được mà chảy nước miếng, ăn thật ngon, bà ngoại lại cầm chiếc đũa khều vài cái rồi đi ra sô pha xem TV: “Ăn không ngon!”

Thảo Thảo thấy ông ngoại đeo kính lão, đầu tiên lấy báo chí ra đánh dấu những tin tức mà bà ngoại thích, hoặc là trích ra những đoạn ngắn đặc sắc trong sách để viết ra quyển vở. Sau đó ông dựa vào một chiếc ghế, rồi đọc từng câu từng chữ cho bà ngoại đang nhắm mắt nghỉ ngơi.

Thanh âm của ông ngoại rất êm tai, trải qua năm tháng, thanh âm dễ nghe vẫn vang lên đầy sức sống.

Bà ngoại lại nói: “Lải nhải phiền quá.”

Thảo Thảo nhìn thấy ông bà ngoại như vậy đã 10 năm, nghe mẹ nói, bà đã thấy 40 năm.

Lại nghe nói, ông bà ngoại đã như vậy 50 năm.

Sau khi Thảo Thảo trưởng thành, đi phương xa, nghe nói có vài bạn trai. Qua tết Thảo Thảo về thăm ông ngoại, nhìn thấy ông bà ngoại vẫn như vậy, cô đột nhiên hiểu được: ông ngoại yêu bà ngoại nhiều như vậy, cô thay ông ngoại bất bình.

Thảo Thảo vừa muốn mở miệng, lại nghe ông ngoại cười khanh khách nắm tay cô nói: “Thảo Thảo à, sau này về nhà nhiều một chút, bà ngoại rất nhớ con.”

Thảo Thảo sửng sốt lại nghe ông ngoại nói chầm chậm: “Bà ngoại con, bà ấy tốt lắm.”

Ông ngoại nói lời này không bao lâu thì bị bệnh.

Là khi trèo thang lên lầu không cẩn thận bị ngã, ông bị gãy xương.

Thảo Thảo chạy tới bệnh viện thăm ông ngoại, cô thấy trong phòng bệnh chỉ có hai người, một người là ông ngoại đang nằm trên giường bệnh, một người là bà ngoại lấy bồn nước, rồi vắt khăn giúp ông ngoại lau người.

“Mẹ không phải đã mời y tá sao?” Thảo Thảo khó hiểu.

“Y tá nào chăm sóc chu đáo bằng bà chứ?” Bà ngoại dùng một tay nâng lưng ông ngoại lên, tay kia thì cầm khăn, nhanh nhẹn và thuần thục lau cho ông. Lau xong rồi, bà bưng hộp cơm, múc một muỗng đút ông: “Đến, ông lão, ăn cơm.”

“Ăn ngon.” Ông ngoại nhai một miệng lớn, nhấp nháp miệng, răng của ông đã rụng rất nhiều.

“Đương nhiên, tôi nấu có thể không ăn ngon à?” Thảo Thảo nhìn hai ông bà hoà thuận vui vẻ, đây là cơm bà ngoại nấu sao?

Rất phong phú, rất thơm…

Ông ngoại nói đúng, bà ngoại cũng tốt lắm.

Bà ngoại vẫn chăm sóc ông ngoại như vậy, vẫn nấu cơm cho ông, đưa cơm, trông coi trước giường bệnh, cho đến khi ông ngoại đứng lên một lần nữa.