Mùa xuân hàng năm, là lúc băng ở Trường Giang và Hoàng Hà tan, đúng là thời tiết tốt để thông thương, hàng năm vào thời gian này ở Thương Long Phủ là lúc ồn ào náo nhiệt nhất, các đoàn xe từ khắp nơi ra vào, đem lượng lớn hàng hóa đi khắp nơi trên cả nước.

Ngoài những thương đoàn ở bên ngoài đến, thì cũng có một sự kiện khác cũng được bắt đầu, chính là ngày nhập học.

Tuy rằng vào hè mới là ngày nhập học vào học viện Tầy Nguyệt, nhưng khoảng cách lại xa xôi cách trở, lúc này là thời gian thích hợp nhất để chuẩn bị xuất hành.

Một năm qua đi, Đường Kiếp mười sáu tuổi, Thị Mộng mười lăm tuổi, tiểu thiếu gia mười lăm tuổi rưỡi, từng là một nhóm nhóc con chưa hiểu chuyện, hiện đã là một đám thiếu niên anh tuấn, có người đã cao hơn người lớn bình thường, cũng đã chín chắn hơn so với trước đây.

Hôm nay, Ngô gia đặc biệt náo nhiệt.

Đường Kiếp mới từ cửa tiến vào, liền nhìn thấy vợ chồng Ngô lão đang lấy ra các loại đồ vật này nọ, chăn bông, quần áo, giầy từ một đống bao lớn bao nhỏ.

Đường Kiếp kinh ngạc: - Cha, mẹ, các người đang làm gì đó?

- Hừ, không phải ngươi ngày mai phải lên kinh sao? Phải chuẩn bị quần áo cho người qua mùa đông chứ. Ngô lão một bên dọn dẹp một bên trả lời.

- Nhưng mùa đông không phải vừa mới qua sao?

- Mùa đông sang năm vẫn chưa qua mà? Còn có những năm sau nữa mà? Ngô lão liệc nhìn đứa con nuôi một cái.

Đường Kiếp bất đắc dĩ nói: Vậy chờ sang năm hãy nói, nếu thật không được thì mua cái mới được mà.

- Vậy cũng được sao? Trong kinh cái gì cũng đắt đỏ, người xem y phục này, đều vẫn còn tốt, không ai mặc thiệt là đáng tiếc. Ngô lão vung vẩy những kiện y phục trong tay mà nói.

Ngô lão nhìn nói: - Lão bà này, những món đồ này trước đây Hạnh nhi đã mặc rồi, người cũng đừng đưa cho hắn, bây giờ tụi trẻ không bận đồ cũ đau.

- Những cài này còn rất mới, không mặc thiệt là đáng tiếc. Lão thái thái than thở, nhưng mà vẫn thả quần áo xuống, lại chọn lấy vài món cho Đường Kiếp.

Sau đó tay lại lấy ra một cái túi nhỏ, đem cái túi nhét vào tay Đường Kiếp và nói: - Trong này có hai mươi bạc ba trăm hai mươi bốn xu, ngươi giữ lấy để khi lên kinh mà có tiền dùng.

Đường Kiếp co tay lại: - Nương, người làm gì vậy? ta không thiếu tiền dùng, trong Vệ phủ đều có tiền tiêu hàng tháng.

Thành người hầu học, Đường Kiếp và Thị Mộng liền có đái ngộ khác, mỗi tháng đều có thể lĩnh mười lượng bạc, tương đương với mười ngàn đồng một tháng thời hiện đại, coi như là một công nhân nho nhỏ, cái này cơ bản là do Vệ gia phụ trách chưa tính phần của học viện.

- Ô kìa, tiền tiêu hàng tháng mà đủ dùng cái gì. Ngươi đừng tưởng rằng mẹ không biết, tiêu phí tại học viện là cực kì lớn à, các đại công tử còn phải kêu ca mỗi ngày rằng tiền không đủ sài, mỗi lần Hạnh nhi gửi thư đều nói như vậy với ta.

- Hạnh ca lại nói với người là không đủ tiền dùng? Đường Kiếp phát hiện cái gì đó không đúng.

Ngô lão thái sắc mặt đình trệ, sau đó cười khàn một tiếng: - Trước đây không lâu có gửi về một phong thư, trong thư nói phải mua tiên đan gì đó, nhưng không có tiền mua...

- Hắn muốn bao nhiêu?

- Năm trăm lượng, nhưng chúng ta không có nhiều như vậy, chỉ có thể cho hắn một trăm lượng.

- Một trăn lượng? những năm gần đây các người cho hắn không ít rồi, ở đâu mà người có một trăm lượng? Đường Kiếp nghe được ngây người, lại đột nhiên tỉnh ngộ, kêu lên: - Có phải người đã đem tiền ta đưa cho mấy năm nay gửi cho hắn rồi?

Nhị lão cùng nhau cúi đầu xin lỗi.

Trong lòng Đường Kiếp dâng lên một cỗ lửa giận: - Vì sao gạt ta, Đó là tiền ta cho các người mua thuốc mà!

Mấy năm nay vì phần lớn thời gian tại Vệ phủ, Đường Kiếp chỉ có thể ngẫu nhiên sang đây thăm, cho nên ngoài những lúc mình tự đi mua thuốc thì toàn trực tiếp đưa bạc cho Nhị lão, để cho bọn họ mua thuốc trị bệnh.

Xem ra hiện tại, ngoại trừ những lúc Đường Kiếp mua cho, thì chính họ cũng không mua một lần nào.

- Ai nha, không có gì. Ngô lão vội vàng nắm tay Đường Kiếp: - Chúng ta đều sống tới tuổi này rồi, sông lâu thêm vài ngày hay bớt vài ngày cũng có sao. Nói vậy chứ ngươi xem xương cốt chúng ta vẫn tốt mà.

Nói xong liền đập vài cái vào ngực mình, nhưng chỉ do dùng sức hơi nhiều, làm tự mình ho khan liên tục: - Ta không sao, không có việc gì, chỉ là gần đây có hơi mệt...

Ngô lão thái tiến lên đem túi tiền nhét vào tay Đường Kiếp, ngượng ngùng nói: - Số bạc này ngươi cho chúng ta, gạt ngươi là tính để dành khi ngươi nhập học liền đưa cho ngươi, không nghĩ tới vì Hạnh nhi mà phải đưa cho hắn, đây là những gì chúng ta cóp nhặt được...

- Ta tức giận không phải vì việc này! Đường Kiếp lắc đầu: - Ngô Hanh có tay có chân, hắn có thể tự mình kiếm! một trăm lượng bạc ở học viện căn bản là không dùng được gì, sợ là một viên linh đan cũng không mua nổi, nhưng số tiền đó lại có thể giúp ích cho thân thể các người, thế nhưng các người lại...

Hắn muốn phát hỏa, nhưng đối với Nhị lão lại không phát ra được, tức giận chỉ có thể dậm chân, thầm hận Ngô Hạnh không hiểu chuyện.

nhị lão ngượng ngùng nói: - Có thể trợ giúp một chút là tốt rồi.

Nhìn nhị lão khó xử, đột nhiên cơn tức giận trong lòng Đường Kiếp toàn bộ tiêu tan, hốc mắt chợt ướt át.

Một hồi sau, hắn nói: - Thôi đi, cho dù là chưa cho, các người cũng không đi mua thuốc, cho rồi liền cho đi, hi vọng hắn không có phụ lòng Nhị lão.

Nghe Đường Kiếp nói lời này, nhị lão cũng nhẹ nhàng thở ra, Ngô lão thái đem túi bạc đưa cho Đường Kiếp, Đường Kiếp biết nếu chính mình không thu lấy, chỉ sợ Nhị lão lại càng không sống khá giả, tới học viện nghĩ biện pháp kiếm ít linh dược gửi cho Nhị lão.

Đường Kiếp kiếp không cho Nhị lão động tay chân gì nữa, một mình thu thập hết tất cả, cho đến khi Nhị lão nắm ngủ hắn mới nghỉ ngơi.

Nằm trên giường, Đường Kiếp từ từ nghĩ tới, lần này rời đi, không biết tới khi nào mới gặp lại Nhị lão.

Ba năm nay, Nhị lão sớm đối đãi hắn như là con ruột, hắn đã xem Nhị lão thành cha mẹ ruột của mình.

Hiện giờ sắp sửa đi xa, một lần đi không biết phải qua bao nhiêu năm mới trở về, trong lòng Đường Kiếp không khỏi dâng lên một hồi sầu não.

Sáng sớm hôm sau, Đường Kiếp mang theo một bao hành lý lớn trở về Vệ phủ, chỉ thấy trước vườn tĩnh tâm xe ngựa đông nghịt, vô số người hầu vẫn còn bận rộn thu thập hành lý cho tiểu thiếu gia, xem bộ dạng không phải là đi học, mà giống như di dời toàn gia vậy.

Tuy rằng nhập học chỉ có ba người, nhưng đi theo đến Vạn Tuyền Thành có hơn mười tôi tớ, thậm chí có cả một vị Linh Sư đi theo, để bảo đảm an toàn cho lộ trình. Cho dù là đã tới Vạn Tuyền Thành, ở lại ngoài Tẩy Nguyệt học viện cũng có một ít tôi tớ, người hầu học có tên trong danh sách chỉ phụ trách cuộc sống trong học viện.

Đường Kiếp trực tiếp vượt qua đám người trở lại phòng của mình, liền phát hiện Tần quản sự đã chờ ở nơi này rồi.

- Tần thúc thúc! Đường Kiếp kêu một tiếng.

Tần quản sự mỉm cười nhìn Đường Kiếp: - Ngày mai phải lên đường, đã thu thập xong chưa?

- Ân, đem các thứ trong phòng thu thập một chút liền xong rồi. Đường Kiếp trả lời.

Hai người cùng nhau vào nhà, Đường Kiếp đem một ít giấy và bút mực và một ít y phục hàng ngày cho vào bao hành lý, sau đó lại đem hai bồn hoa trên bàn cầm lên.

Tần quản sự kinh ngạc: - Hai bồn hoa này ngươi cũng muốn mang đi?

Đường Kiếp cười nói: - Ở Vệ phủ một thời gian dài như vậy, không học được cái gì khác, nên học trồng hoa, hai bồn hoa này ở cùng ta một thời gian khá dài rồi, nhìn chúng nó sẽ nhớ tới những năm tháng ở đây, cho nên quyết định mang theo là kỷ niệm.

Tần quản sự nhìn chậu hoa trắng, một chậu chạm khác gỗ, còn một chậu hoa bằng đất nung do chính tay Đường Kiếp làm, nhìn thế nào cũng thấy xấu, cưới lắc đầu nói: - Quả nhiên là thiên tài thì thường cổ quái, đây đều là chuyện của người, ngươi thích là được.

Nói xong tần quản sự lại nói: - Đúng rồi, ngươi cầm số bạc này trước, khi vào học còn có bạc mà dùng.

Nói xong Tần quản sự liền đưa ra một túi ngân lượng giao cho Đường Kiếp.

- Tần thúc thúc!

- Cầm đi. Tần quản sự cưới nói: - Ta biết Ngô gia nhị lão cũng đưa cho ngươi một ít bạc, nhưng thứ này, càng nhiều càng ít. Đi Tẩy Nguyệt học việc, nói đó không phải là Vệ gia, về sau có cần cái gì, ta cũng không giúp được, ngươi phải tự mình làm thôi.

- Cái đó chưa chắc, kỳ thật vẫn có một việc Tần thúc thúc có thể giúp.

- Hả? lại có chuyện gì muốn ta giúp

- Cũng không có gì, chỉ là muốn nhờ Tần thúc thúc viết giùm ta mấy phong thư...

Mang theo hai bồn hoa trở lại vườn Tịnh Tâm, quả nhiên mọi người nhìn thấy đều kêu kỳ lạ.

Tuy nhiên Đường Kiếp bay giờ là tâm phúc của Vệ phủ, không nói được thái thái coi trọng, roi gia pháp cũng giao cho hắn, riêng chỉ một "Tiền đồ rộng lớn" cũng đủ để khiến tất cả tôi tới không dám chê cưới.

Đoàn xe nhập học tổng cộng có bẩy cái, trong đó hanh lý của thiếu gia đã chiếm ba xe, còn bốn xe, một xe cho tiểu thiếu gia ăn cơm nghỉ ngơi, một xe cho tôi tớ, một x echo vị Linh Sư, một xe cho Thị Mộng và Đường Kiếp.

Bởi vì thiếu gia cần hạ nhân hầu hạ, bởi vậy Thị Mộng va Đường Kiếp thay phiên nhau qua lại, tuy nhiên Đường Kiếp ở bên tiểu thiếu gia cũng không có nhiều, bởi vậy phương diện này chủ yếu là do Thị Mộng phụ trách, Đường Kiếp chủ yếu phụ trách việc giám sát thiếu gia tu luyện, cùng với giám sát hành vi của hắn, phòng ngừa hắn gây rắc rối.

Bởi vậy đoạn đường này, Đường Kiếp nhất định là thoải mái hơn so Thị Mộng rất nhiều.

Giữa trưa rốt cuộc cũng thu thập xong, sau khi ăn xong một chút cơm rau thì đội xe bắt đầu xuất phát, Trịnh Thư Phượng nhìn đứa con đi, một đường đưa tiễn, liên tục dặn dò Đường Kiếp, phải nhờ đại lão gia khuyên bảo nàng mơi cho đoàn xe khởi hành.

Sau khi lên đường, Thị Mộng đi theo bên người thiếu gia, Đường Kiếp ngồi một mình trong xe, ngắm nhìn phong cảnh qua cửa kiếng.

Ngoài của sổ phong cảnh chậm rãi lùi xa, từ từ xa dần, thời gian dần dần qua hình bóng của đám người đưa tiễn đã biến thành chấm nhỏ, biến mất trong tầm mắt...

- Hì hì! Tiềng cười từ phía sau truyền tới.

Nhóc con Y Y bò lên đầu vai Đường Kiếp, lúc này nhìn lại, hai chậu hoa chỉ còn lại một chậu, chậu hoa chạm khắc bằng gỗ vẫn ở chỗ cũ một mình cô đơn.

Y Y hiện giờ, Đường Kiếp nhìn thấy thì đã cao hơn rất nhiều.

Từng là cô nương cao bằng ngón cái, hiện giờ đã hơn hai mươi phân, tuy nhìn vần lả lướt như cũ, cũng không còn làm cho người ta phải lo lắng, đi đường không cẩn thận sẽ đạp chết nhóc con này quá.

Giống như một con sóc con nằm úp trên người Đường Kiếp, Y Y tò mò nhìn ngoài của sổ: - Ca ca, chung ta phải rời khỏi nơi này sao?

- Đúng vậy, phải rời đi rồi. Đường Kiếp máy móc trả lời, trong đầu đột nhiên nhớ tới tứ tiểu thư nói qua một điều (không hiểu điều gì?).

Đúng vậy a, luôn luôn có một số người làm cho ngươi không thể dứt bỏ!

Cũng như Tiểu Đông Tây, vừa mới bị mình hàng phục thì vẫn chỉ có ở bên mình, không có tiếp xúc với ai, không có tâm can, đối với việc đi chơi thì chỉ cảm thấy hiếu kỳ và mới mẻ.

Nàng cười khanh khách, hỏi Đường Kiếp: - Thề giới bên ngoài có gì khác lạ?

- Mới mẻ.

- Thế giới bên ngoài đẹp không? - Đẹp

- Ta về sau có thể tự mình đi chơi không?

...Không được, ít nhất bây giờ vẫn còn chưa được.

Thích thú của Y Y lập tức thấp xuống.

Nàng nhép miệng nói: - Chán ghét! Chán ghét! Chán ghét a!

Tràn ngập âm thanh mang sự ngây thơ khiến Đường Kiếp vơi đi vài phần phiền muộn khi ly biệt, sờ sờ đầu tiểu tử, hắn nói: - Được rồi, đừng lộn xộn, vâng, thưởng cho ngươi, được chưa?

Đường Kiếp đem ngón tay đưa tới.

Không nghĩ tới tiểu tử lại hất văng đi: - Không cần!

- Vì sao?

- Bời vì máu của ca ca càng ngày càng khó uống.

- Khó uống? Đường Kiếp kinh ngạc: - Không có khả năng a, là do phối phương, hay là hương vị.

- Không phải cái này! Tiểu Y Y từ đầu vai Đường Kiếp nhẩy lên hô: - Không phải ý là không dễ uống, là khó... Là khó a... Là được... Để uống được là rất khó a!

Tiểu Y Y hoa chân múa tay nói, cố sức khoa tay múa chân để diễn đạt lời nói của mình.

Đường Kiếp giờ mới hiểu được, hóa ra gần một tháng nay, không biết vì sao Tiểu Y Y mút máu của hắn, càng ngày cang khó khăn, thường phải phí rất nhiều khí lực mới mút được một chút.

Đường Kiếp nghe thấy thì giật mình, cúi đầu nhìn tay mình, chỉ thấy da tay mêm mại ấm ap như bạch ngọc, hoàn toàn không giống tay của người lao động, mờ hồ còn hiện ra linh quang. Đường Kiếp cắn tay mình một cái, đúng là không có một chút bị thương nào, lại dùng thêm lực, chỉ thấy một chút huyết châu chẩy ra, di chuyển trên đầu ngón tay, mà không có rớt xuống.

- Huyết như thủy ngân! Đường Kiếp bật thốt lên hô nhỏ.