*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.“Thế nào?” Nhiếp Chấn Hoành tựa vào tủ bát, chờ Lâm Tri phồng má nhai nuốt xong thì mới nhướng mày hỏi, “Không có vị gừng đúng chưa?”
Đáp lại anh là một đôi mắt sáng ngời, và một cái miệng chép chép hẵng còn thòm thèm.
“Dạ dạ.”
Mái đầu ươn ướt đong đưa, Lâm Tri li3m môi, mắt nhìn chằm chằm vào cái đ ĩa ụn thịt, nói thêm hai chữ, “Ngon ạ.”
Nhiếp Chấn Hoành thấy biểu cảm này, là biết ngay Lâm Tri đang nghĩ gì.
Anh cười thầm trong lòng, nhưng tay lại mau mắn cầm một cái lồ ng thủy tinh, úp lên đ ĩa vịt nướng kia.
“Lau khô tóc đi đã.
“Cạnh bồn rửa mặt có cái khăn lông màu lam ấy, hôm qua tôi mới lấy ra dùng, cậu lau bằng nó đi.” Nhiếp Chấn Hoành chỉ phòng tắm, nói với vẻ rất là tàn nhẫn, “Lau khô xong mới được ăn.”
“… Èo.”
Lâm Tri lưu luyến liếc đ ĩa thịt vịt, nhưng vẫn nghe lời bỏ đi.
Như thể trước kia cậu cũng từng trải qua trò cò kè mặc cả này, nên khôn ngoan chọn con đường ít bất lợi nhất.
Nhiếp Chấn Hoành “đuổi” người ta đi rồi, thì bắt đầu nấu món ăn nóng hổi thứ hai.
Anh rửa sạch chảo gang rồi đổ một ít dầu đun nóng vào lần nữa.
Anh vừa bỏ thịt ba chỉ vào, vừa nghĩ thầm trong dạ: Có lẽ phải đối xử với cu cậu này như cách đối đãi với bọn trẻ con —— vừa dỗ vừa lừa là hiệu quả nhất.
Dưới sức nóng hừng hực của ngọn lửa, những miếng thịt ba chỉ dày dặn dần uốn thành hình chiếc thuyền, chao qua lượn lại cùng từng nhịp hất lên hất xuống của chảo gang.
Nhiếp Chấn Hoành mở một lọ nhỏ bằng sứ ở trong góc, múc một thìa dầu tương đỏ, bỏ nó vào chảo với vài tép tỏi, chỉnh lửa cỡ vừa, đảo thêm mấy lần nữa.
Những lát thịt cong cong đã được nhuộm qua màu nước tương dòm rất ngon mắt.
Mùi hương cay nồng đậm đà cũng tỏa ra từ thịt.
Chỗ ớt xanh mới thái còn nằm trên thớt, Nhiếp Chấn Hoành nhân lúc lửa đang đúng độ, lưu loát nêm thêm bột ngọt và gia vị đường dấm, rồi bỏ hết toàn bộ ớt xanh đã thái vào chảo.
Sau khi đảo liên hồi vài giây, món thịt rang cháy cạnh nhà làm đã lên đ ĩa.
(Thịt rang cháy cạnh: Bên Tàu là thịt nấu hai lần, nhưng món này về VN mình gọi dân dã là thịt rang cháy cạnh.)
Trước khi bắc ra khỏi chảo, Nhiếp Chấn Hoành quen thói cho một miếng thịt lên xẻng nấu để nếm trước.
Thấy vừa miệng thì anh mới xúc từ chảo vào đ ĩa.
Ai dè mới nếm được một miếng, cái người vừa lau tóc xong lại thò đầu vào từ ngoài cửa.
Ánh mắt vốn đang tràn trề ngóng trông, sau khi thấy hành vi của anh, lại hóa thành lên án khiển trách.
Như thể đang nói —— đằng ấy không cho em ăn, mà lại ăn trước à?
Nhiếp Chấn Hoành cảm thấy không thể để thằng nhóc này đồng hóa mình được.
Anh không đáp lại ánh mắt của Lâm Tri, bưng đ ĩa lên đặt xuống bàn ăn trong phòng khách.
Đến khi về phòng bếp múc món thứ hai lên, anh mới túm đầu cậu thanh niên đang nép bên cửa, tiện thể nắn vuốt sợi tóc của cậu, rồi mới sai bảo, “Xới cơm đi.”
Lần này, kẻ kén ăn kia lại không kêu “không ăn” nữa, mà khôn ngoan theo sau anh, ấn nút mở nồi cơm điện, xới hai bát cơm tẻ thơm ngào ngạt.
Xới đầy ụ, như hai quả núi nhỏ vậy.
Mưa ngoài trời đã ngớt, tí tách gõ lên mái che cửa sổ, không còn vẻ điên cuồng dữ dội như trước đó nữa, bình thản và nhẹ nhàng tựa đang tấu nhạc.
Nhiếp Chấn Hoành tiện tay bật TV lên, mời Lâm Tri ngồi xuống ăn cơm.
“Tủ lạnh chẳng còn gì, nấu tạm hai món vậy.” Anh khách sáo bảo, “Ăn trước đi, không đủ tôi lại nấu mỳ cho.”
“Dạ.” Người ngồi bên bàn lại không khách sáo với anh, cậu đã cầm đũa gắp một miếng thịt bỏ vào miệng rồi.
Dường như phải lâu lắm rồi… mình mới được trải nghiệm một ngày thế này.
—— Gần như cùng một lúc, chung một suy nghĩ nảy lên trong tâm trí hai người.
Với Nhiếp Chấn Hoành mà nói, thời niên thiếu anh học không giỏi, lêu lổng suốt ngày.
Thi thoảng mới có hôm anh tan học về nhà đúng giờ, gia đình sẽ quây quần ăn cơm bên chiếc bàn gỗ vuông.
Anh luôn vừa vùi đầu ăn cơm, vừa để những lời “thương cho roi cho vọt” của cha mẹ và chị gái lọt tai nọ ra tai kia.
Về sau ra ngoài lập nghiệp, tranh đấu ngoài xã hội mấy năm, vất vả lắm mới có chút thành tích, thì lại thành công cốc vì một sự cố, mình mẩy còn thương tích.
Tuy đang dần vượt qua cú ngã ấy, nhưng tâm tính anh đã đổi khác, rất hiếm khi hòa thuận ngồi ăn cơm nói chuyện với gia đình nữa.
Còn về phần Lâm Tri thì, cảm nhận của cậu càng đơn giản hơn.
Hồi xưa ở nhà, bữa tối hằng ngày gần như đều cố định hai món một canh.
Cậu và mẹ đã sống những tháng ngày giản đơn và bình dị như thế bao năm ròng.
Từ lâu Lâm Tri đã quen với những lề thói khuôn thước khiến cậu thấy thoải mái.
Nhưng khi mẹ qua đời, phải đối mặt với vấn đề cơm áo gạo tiền mông lung khó hiểu một mình, cậu mới biết ăn một bữa cơm phiền toái đến cỡ nào.
Còn khó hơn cả việc vẽ tranh của cậu.
Nhưng hôm nay, nhìn người đàn ông xào đồ ăn vô cùng điêu luyện điệu nghệ, Lâm Tri lại phải ngẫm lại phán đoán của mình về chuyện nấu ăn.
Hình như, cũng không khó lắm mà nhỉ?
Thái rau, đổ dầu, nêm gia vị… cũng tương tự những bước bóp màu ra palette rồi pha trộn của cậu.
Cái xẻng sắt to kia là cọ vẽ, chấm màu vào nồi vẽ mấy nét, là một bức tranh thơm nức đã xong xuôi.
Keng keng ——
Chiếc đ ĩa sứ trên bàn ăn bỗng bị đôi đũa gõ vang.
Nhiếp Chấn Hoành gọi người đã thả hồn vía lên mây quay lại, “Ăn một bữa cơm mà còn có thể ngẩn ngơ vậy cơ à? Nghĩ cái gì thế?” Đôi đũa gắp miếng ớt xanh đang lơ lửng giữa không trung, cứ như bị trúng phép đông cứng vậy.
Nghe anh mào trước hai câu như thế, Lâm Tri mới như chuyển từ nút tạm dừng qua nút phát tiếp, cái tay đang gắp dở rụt về, rồi nhét đồ ăn vào trong miệng.
“Ừm, gia vị… vẽ tranh ạ.”
Lâm Tri nhai món ớt xanh cay dìu dịu rau ráu, nói lúng búng.
“Hả?”
Nhiếp Chấn Hoành không nghe rõ, tự động hoàn tất câu nói này theo ý hiểu của mình.
“Cậu muốn vẽ tranh bằng gia vị à?”
Anh thấy hơi lạ, “Vậy vẽ xong giấy sẽ có mùi vị gì? Cậu thích thìa là không? Hay là đường dấm?”
Lâm Tri ngơ ngác há miệng ra, bỗng hơi lúng túng trước câu hỏi của Nhiếp Chấn Hoành.
Đến khi dòng suy tưởng quay về, cậu tính giải thích, nhưng bàn tay đã đi trước khối óc, gắp một miếng thịt bỏ vào miệng, cậu chỉ có thể tiếp tục nói lúng búng, “Xào nấu ạ…”
Tranh mà vẽ bằng gia vị, thì sẽ có vị gì nhỉ?
Ừm… hình như cậu thích vị cay hơn.
“Dạ, em muốn vẽ một bức tranh về việc xào nấu ạ.”
Giờ thì Nhiếp Chấn Hoành cho rằng mình đã lý giải đúng ý cậu.
Anh cố tình vuốt tóc ra sau đầu, nói giỡn, “Hay đấy, lấy tôi làm mẫu nhé?”
[HẾT CHƯƠNG 16].