Vũ Xương, hành dinh Đề đốc.
Người đàn ông trung niên bước vào phòng Thư ký cũng cảm thấy không khí có chút kì dị, bởi vì trong phòng Thư ký ngoài vị mới nhậm chức Đề đốc ở Hồ Quảng là Triệu Tín ra còn có một cô gái thần bí bịt mặt.
Người đàn ông trung niên cố gắng ổn định lại tinh thần, trầm giọng nói:
- Đề đốc đại nhân, làm như vậy là có ý gì?
Triệu Tín không đáp mà hỏi ngược lại:
- Ta vẫn chưa biết tôn tính đại danh của tiên sinh là gì?
Người đàn ông trung niên hỏi một đằng trả lời một nẻo:
- Đề đốc đại nhân, cô gái này là như thế nào?
Triệu Tín thản nhiên cười nói:
- Cô gái này là Thư ký tình báo của tổng đốc đại nhân, Liễu cô nương.
Người đàn ông trung niên hít một ngụm khí lạnh, xoay người định chạy, thân thể mềm mại của Liễu Khinh Yên như quỉ dị chặn người đàn ông trung niên lại, lại dùng tay vặn cánh tay người đàn ông trung niên ra sau, trói lại, sau đó lạnh lùng nói:
- Các hạ nếu đã đến sao có thể dễ dàng rời khỏi như vậy.
Người đàn ông trung niên hai tay bị trói, vẫn còn hét lớn:
- Đề đốc đại nhân, ngài không nghe lời tại hạ nói sau này tất có ngày chết không có chỗ chôn.
- Ha ha ha.
Triệu Tín ngửa mặt lên cười to nói:
- Ta mỏi mắt mong chờ, xem ai có thể lấy mạng của ta?
Người đàn ông trung niên hét lớn:
- Lấy đi tính mạng của ngài không ai khác chính là Tổng đốc ngũ tỉnh Vương Phác.
- Quả nhiên là sắp chết mà vẫn còn mạnh miệng.
Liễu Khinh Yên hừ nhẹ một tiếng, hơi dùng lực một chút, cánh tay của người đàn ông trung niên bị vặn ra sau lưng kêu lên một tiếng, sắc mặt của người đàn ông trung niên thoáng chốc trở nên trắng bệch, trên trán lấm tấm mồ hôi lạnh, nhưng lại cố nén không phát ra tiếng rên rỉ.
- Xem ra vẫn còn hai phần xương.
Liễu Khinh Yên dứt lời lại nói với Triệu Tín:
- Đề đốc đại nhân, người này rất có thể chính là người xúi giục Tả Lương Ngọc tạo phản, nếu không còn chuyện gì khác, tiểu nữ muốn mang y đi.
Triệu Tín chắp tay nói:
- Cô nương cứ tự nhiên.
Liễu Khinh Yên xoay người vẫy tay một cái, hai cô gái trẻ tuổi đi vào, áp giải người đàn ông trung niên đi, Liễu Khinh Yên lại chắp tay với Triệu Tín, cũng xoay người rời đi.
Ba ngày sau.
Dưới sự xúi giục của Phục Xã, hai tỉnh Chiết Trực đều hỗn loạn, nông dân liên kết lại chống lại việc triều đình thu thêm thuế ba năm sau. Ba huyện Tùng Giang, Tô Châu, Thương Châu này càng náo loạn hơn, những quan viên triều đình phái đi thu thêm thuế chẳng những không thu được còn bị bạo dân đánh một trận.
Tin tức rất nhanh truyền đến Nam Kinh.
Long Vũ Đế vội vàng gọi các đại thần vào cung Càn Thanh nghi sự, Tôn Truyền Đình phụng chỉ sinh bị bệnh, không nghỉ ngơi ở nhà nửa năm thì không được tiếp tục làm việc, tất nhiên là không vào cung nghị sự, Tiền Khiêm Ích và Lã Đại Khí cũng giống như vậy cáo bệnh không đi, chỉ có Cao Hoằng Đồ, Khương Viết Quảng và Vương Đạc vội vàng vào cung.
Long Vũ Đế mặt âm trầm hỏi Cao Hoằng Đồ:
- Cao ái khanh, trẫm vẫn luôn nói rằng nhất định phải làm tốt công việc trấn an dân chúng hay sao, vì sao Tùng Giang, Tô Châu, Thường Châu vẫn có bạo loạn xảy ra, phải đi gọi binh lính đến đàn áp, tóm lại xảy ra chuyện gì?
Cao Hoằng Đồ dùng ống tay áo lau mồ hôi trên trán, quỳ xuống giải thích:
- Khởi bẩm hoàng thượng, vi thần từng dặn dò quan viên thu thêm thuế nhiều lần, nhắc nhở bọn họ nhất định phải chú ý trấn an dân chúng, giải thích rõ với dân chúng chỗ khó của triều đình, đáng nhẽ không xảy ra chuyện này.
Long Vũ Đễ nhíu mày không vui nói:
- Cao ái khanh, nhưng bây giờ đã có chuyện xảy ra rồi.
- Tra.
Cao Hoằng Đồ vội nói:
- Lão thần nhất định cho người điều tra rõ, nhất định tra ra manh mối, rốt cuộc là ai xúi giục, nhiễu loạn việc thu thuế của triều đình?
- Tất nhiên là phải điều tra.
Long Vũ Đế nói:
- Nhưng trẫm muốn biết Cao ái khanh định điều tra thế nào? Tiếp thục thu thuế sao? Nếu chẳng may dân chúng nổi dậy thì sao? Chiết Trực vẫn là hai tỉnh thu thuế chủ yếu của triều đình, nếu như hai tỉnh này cũng nổi loạn, vậy tiền trong ngân khố lấy ở đâu ra đây?
Cao Hoẳng Đồ trầm giọng nói:
- Hoàng thượng, nếu tiếp tục thu quân lương là không được.
Long Vũ Đế cau mày nói:
- Không thu thêm thuế thì không có bạc, không có bạc thì sao có thể tu sửa được cung điện? Không có bạc sao có thể tổ chức hôn lễ cho đại tỷ? Không có bạc sao có thể tuyển tú nữ? Chẳng nhẽ Cao ái khanh còn muốn trẫm khép nép mượn bạc của huân thích Nam Kinh sao?
- Không dám.
Cao Hoằng Đồ vội nói:
- Lão thần không có ý đại nghịch bất đạo này.
Long Vũ Đễ lớn tiếng nói:
- Vậy khanh nói nên làm gì bây giờ?
- Hoàng thượng.
Trong con ngươi của Cao Hoằng Đồ xẹt qua tia ác độc, trầm giọng nói:
- Lão thần có một cách.
- Hả?
Long Vũ Đế vẻ mặt có chút hòa hoãn lại nói:
- Có cách gì?
Cao Hoằng Đồ liếc qua Khương Viết Quảng một cái, Khương Viết Quảng quì hai gối xuống bẩm báo:
- Hoàng thượng, kỳ thật dân chúng hai tỉnh Chiết Trực cũng rất nghèo khó, giàu có nhất chính là những nhà tơ lụa, nhà đay bông, lần nổi loạn ở Tùng Giang Tô Châu, Thường Châu này cũng là do các nhà này gây lên, họ gây rối nhiều nhất.
Long Vũ Đế nói:
- Ý của Khương ái khanh là....
Khương Viết Quảng nói:
- Lão thần có ý là nếu mà thu thêm thuế của dân chúng nghèo khó không bằng thu thêm thuế của những nhà bán tơ lụa, nhà bán đay bông. Lần dân chúng nổi loạn này có thể nói là một cơ hội tốt, chỉ cần đem tội kích động dân chúng nổi loạn này đổ lên những nhà bán tơ lụa, đay bông, có thể tịch thu gia sản của bọn họ.
Cao Hoằng Đồ nói:
- Hoàng thượng, Tùng Giang là nơi sản xuất bông chủ yếu, mỗi năm sản xuất chừng trên trăm vạn thất, Tô Châu, Thường Châu lại là nơi chuyên sản xuất tơ lụa, hàng năm sản xuất ra tơ lụa thượng đẳng lên đến hơn năm mươi vạn cuộn. Hai tỉnh Chiết Trực cũng là hai tỉnh giàu có nhất, tính ra, nhà bán tơ lụa đay bông giàu có cũng có hơn trăm hộ, tài sản của mỗi hộ lên đến mươi vạn.
Hơn trăm hộ nhà giàu, mỗi hộ hơn mười vạn, tính tổng cộng lại cũng là mấy ngàn vạn lượng bạc, thật sự rất muốn đem đống bạc này sung vào quốc khố, như vậy chi phí cho triều đình mấy năm liền không cần phải lo lắng rồi.
Thực tế thì suy đoán của Cao Hoằng Đồ rất chính xác, Giang Nam lúc ấy đã tương đối giàu có rồi.
Từ sau khi Gia Tĩnh, Đại Minh dần dần suy yếu, tơ lụa Giang Nam, trà, đồ sứ lại là hàng xa xỉ để bán sang phương tây, hàng năm có một số lượng lớn thuyền buôn bán từ Nam Dương, Nhật Bản, Lã Tống thậm chí là Âu châu không quản đường xa lặn lội đến Giang Nam buôn bán.
Bởi vì triều đình Đại Minh cấm buôn bán với phương Tây, bởi vậy những buôn bán này đều là buôn lậu. Thông thường những khoản tiền kiếm được từ buôn bán này sẽ rơi vào tay các gia đình buôn bán tơ lụa, bông ma, dệt, trà và các quan viên thông đồng.
Đây cũng là một hiện tượng chỉ có ở đời Minh, của cải dân gian tràn đầy mà quốc gia lại nghèo túng cùng cực.
Long Vũ Đế nghĩ một chút trầm giọng nói:
- Cao ái khanh, chuyện này liền giao cho Khương ái khanh và Vương ái khanhh đi làm đi, trẫm hi vọng các ngươi làm việc cẩn trọng một chút đừng để dẫn đến dân chúng khởi nghĩa.