Núi Lôi Công, hành dinh của Lý Nham.

Lý Nham đã mượn cớ dời khỏi, hành dinh chỉ còn lại một mình Trương hòa thượng và Kinh Mậu Thành, đống chén trên bàn hỗn độn, hai người vẻ mặt hồng hào, người đầy mùi rượu. Trong hai người này, một xuất thân từ thổ phỉ, một xuất thân từ hưởng mã đạo. Có thể nói là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Uống vào một chút rượu, hai người đã cùng kề vai sát cánh giống như huynh đệ tốt vậy.

Cuối cùng, Kinh Mậu Thành đề nghị hai người chính thức bái lạy, kết nghĩa huynh đệ, Kinh Mậu Thành lớn tuổi hơn làm đại ca.

- Huynh đệ.

Kinh Mậu Thành thân thiết vỗ vai Trương hòa thượng nháy mắt nói:

- Phải nói đệ cũng xuất thân từ hưởng mã đạo, căn bản không phải những người cùng đường với quan quân. Không phải huynh làm đệ sợ, đến lúc có chút chuyện gì đó, chắc chắn thằng Vương Phác kia sẽ đùa bỡn đệ. Nhưng nếu đệ dẫn theo huynh đệ đi tìm Lý đại soái nương tựa, vậy sẽ không giống lúc trước nữa.

- Huynh uống nhiều rồi.

Trương hòa thượng cười nói:

- Chắc chắn là uống nhiều rồi.

- Huynh không uống nhiều.

Kinh Mậu Thành nghiêm túc nói:

- Huynh và đệ nói chính sự đã lâu, nếu đệ có thể dẫn một ngàn hỏa thương thủ thuộc hạ của đệ sang bên này, Lý đại soái có thể mở rộng hỏa thương đội của đệ ra thành Hỏa khí doanh!

- Ôi, không nói những chuyện này nữa, chúng ta không nói nữa.

Trương hòa thượng lắc lắc đầu, tuy gã đã hơi say nhưng vẫn còn nhớ rõ những gì Vương Phác nói, gã liền vội chuyển đề tài:

- Chúng ta uống rượu, uống rượu, ca, hay nói chuyện huynh làm đại vương trên núi đi, huynh chưa nghĩ đến việc tìm Áp trại phu nhân sao?

- Áp trại phu nhân? Chưa nghĩ đến.

Kinh Mậu Thành lắc lắc đầu, trong tâm trí lại hiện lên hình ảnh của Hồng Nương Tử. Y cầm vò rượu lắc lắc thấy đã hết liền đứng dậy quát:

- Người đâu, mang rượu đến.

- Ôi.

Trương hòa thượng bỗng vỗ trán hét lớn:

- Huynh, không được uống nữa, hôm nay về thôi.

- Vậy đâu được?

Kinh Mậu Thành không vui nói:

- Hôm nay đã bái lạy kết nghĩa huynh đệ, nhất định phải uống cho thoải mái.

- Hôm khác đi, huynh.

Trương hòa thượng nói:

- Hôm nay đệ còn phải áp tải ngựa và bạc về Đại Đồng, không thể uống được nữa.

- Được.

Kinh Mậu Thành thấy Trương hòa thượng đã quyết định đi cũng không giữ nữa mà sảng khoái nói:

- Huynh đi tiễn đệ.

- Không dám!

Trương hòa thượng mừng rỡ nói:

- Đến Đại Đồng rồi, tiểu đệ sẽ cùng huynh uống thật thoải mái.

- Được.

Kinh Mậu Thành nói:

- Cứ quyết định thế đi.

Một lát sau, Kinh Mậu Thành dẫn theo 2 ngàn kỵ binh bảo vệ 2 ngàn hỏa thương đội do Trương hòa thượng dẫn đầu thẳng tiến về Đại Đồng.

Lúc đến 2 ngàn hỏa thương đội của Trương hòa thượng là bộ binh, vì sợ Kiến Nô chặn lại cho nên đã nhân trời tối từ Tây môn lén lút đến. Lúc trở về 2 ngàn bộ binh đã trở thành kỵ binh, lại có hai ngàn kỵ binh của Kinh Mậu Thành hộ tống. Nếu không sợ Kiến Nô chặn lại thì đã hiên ngang quay về Đại Đồng rồi.

Lúc này Kiến Nô đã lâm vào khốn cảnh không có ngựa để cưỡi, có muốn ngăn cản cũng lực bất tòng tâm.

Vào đêm, Kinh Mậu Thành và hai ngàn kỵ binh của y đã dàn xếp thành trận ở đại doanh thành tây. Vương Phác bảo Trương hòa tượng bố trí tiệc trong đại doanh khoản đãi huynh đệ nghĩa quân rất thịnh tình. Cho đến tận lúc này, Vương Phác và Lưu tặc hợp tác đã quá rõ ràng rồi. Căn bản hắn cũng không muốn giấu giếm bất cứ ai nữa.

Thái giám trấn thủ, phủ đệ Trương Tử An.

Một gã tiểu thái giám vội vàng đi vào Noãn Các bẩm báo với Trương Tử An:

- Cha nuôi, con trai đã dò la rõ ràng, Đầu mục Lưu tặc Kinh Mậu Thành đúng là đã dẫn theo 2 ngàn kỵ binh đuổi đến đại doanh thành tây rồi, Vương tổng binh đang sai Trương hòa thượng xếp đặt buổi tiệc ở đại doanh thành tây chiêu đãi Lưu tặc, đang ăn uống linh đình.

Bỗng chốc Trương Tử An chau mày lại, lẩm bẩm:

- Phò mã gia dám như vậy, gan cũng lớn quá đấy chứ nhỉ?

- Cha nuôi.

Tiểu thái giám thấp giọng nói:

- Phò mã gia không phải muốn nhờ vả Lưu tặc đấy chứ?

- Ngươi thì biết cái gì.

Trương Tử An biến sắc nói:

- Tâm tư của phò mã gia sâu đến đâu chứ, hắn biết quan quân trong thành Đại Đồng không đối phó được Kiến Nô, cho nên muốn mượn tay Lưu tặc…. Đây là chuyện lớn, không thể giấu Lão tổ tông và Vạn tuế gia được. Phải rồi. Chúng ta sẽ viết một bức thư bỏ vợ, ngươi hãy bảo người tức tốc đi 600 dặm mang đến Kinh Sư, trình lên Lão tổ tông.

Đại Đồng, hành dinh tổng binh.

Chân Hữu Tài nói với Vương Phác:

- Tướng quân, 2 ngàn kỵ binh của Hòa thượng, còn có 2 ngàn Lưu tặc của Kinh Mậu Thành từ núi Lôi Công nghênh ngang tiến thẳng đến đại doanh thành Tây. Kiến Nô không hề phái kỵ binh chặn lại. Còn nữa, mấy ngày nay Kiến Nô không ngừng co cụm lại. Trước sau dẫn toàn bộ quân đội ở đại doanh thành nam và thành đông về thành bắc. Các loại dấu hiệu cho thấy, Kiến Nô đã trúng chiêu rồi!

- Ồ!

Vương Phác nói:

- Đây là chuyện nằm trong dự liệu.

Chân Hữu Tài nói:

- Xem ra, thời cơ quyết chiến với Kiến Nô đã chin muồi.

- Ừ!

Vương Phác nói:

- Chính là lúc này đây.

Chân Hữu Tài nói:

- Tướng quân, trận chiến này ngài định đánh thế nào?

Vương Phác nói:

- Mặc dù Kiến Nô không có chiến mã nhưng dù sao bọn họ cũng có 3 vạn người. Cho nên trận này còn phải hợp tác với Lý Nham, nếu không cho dù có đánh thắng thì chúng ta cũng sẽ bị tổn thương rất thê thảm.

Chân Hữu Tài nói:

- Nhưng lần này không giống với trước kia, nếu Kiến Nô diệt vong, chúng ra và Lưu tặc sẽ lại là đối thủ. Lần này quyết chiến với Kiến Nô, tiểu tử Lý Nham này còn giúp chúng ta nữa không?

Vương Phác nói:

- Chắc chắn sẽ giúp.

Ngày hôm sau.

Kinh Mậu Thành dẫn theo 2 ngàn kỵ binh về đến núi Lôi Công, còn mang về một bức thư do tự tay Vương Phác viết cho Lý Nham.

Hành dinh Lý Nham.

Lý Nham giơ bức thư trong tay lên nói với Lý Hổ, Lý Huyền và cả Kinh Mậu Thành:

- Trong thư Vương Phác nói, lần trước số ngựa của Kiến Nô là do hắn hạ độc. Bây giờ tất cả chiến mã của Kiến Nô đã trúng thuốc. Quan quân chuẩn bị ngày mai quyết chiến với Kiến Nô, mời chúng ta xuất binh.

- Đại ca, chúng ta không để ý đến hắn.

Lý Hổ nói:

- Nếu chiến mã của Kiến Nô đều đã trúng thuốc, nhân cơ hội này chúng ta hãy quay về Mễ Chi để cho quan quân liều mình với Kiến Nô đi.

Lý Nham hỏi Lý Huyền và Kinh Mậu Thành:

- Ý của hai vị tướng quân thế nào?

Lý Huyền suy nghĩ một chút rồi nói:

- Đại soái, mạt tướng thấy đây là một cơ hội tốt.

Lý Nham vui vẻ nói:

- Ồ, nói xem.

Lý Huyền nói:

- Nếu Kiến Nô không có chiến mã sẽ như mãnh hổ mất đi móng vuốt, sẽ không có gì đáng sợ nữa. Đại soái, đây chính là cơ hội hiếm có để luyện binh. Càng khó có được hơn khi đối tượng luyện binh là Kiến Nô. Nếu như thực sự có thể khiến Kiến Nô ngã gục, lòng tin của các huynh đệ sẽ tăng lên gấp trăm lần, sĩ khí sẽ tăng vọt.

Lý Huyền nói lời này coi như đã trúng tim Lý Nham, đây đúng là một cơ hội hiếm có để luyện binh.

Nếu thực sự có thể đánh bại Kiến Nô trên chiến trường, sĩ khí và lòng quân sẽ tăng lên rất lớn. Cách luyện binh này không phải cứ đóng cửa ở đằng sau mà làm được, nó phải trải qua sắt và máu mới có thể luyện được như thế.

Lý Hổ nói:

- Nhưng đại ca, nếu chẳng may diệt được Kiến Nô, quan quân ở đằng sau lại hạ độc thủ thì phải làm sao?

Lý Nham nói:

- Không đâu, Vương Phác sẽ không làm như vậy đâu.

Đến hôm nay, Lý Nham cũng đã không kiêng nể gì mà có những hành động thăm dò ý đồ thực sự của hắn. Vương Phác hoàn toàn không nhìn đến quy chế của triều đình mà hai lần ra tay trợ giúp nghĩa quân của y vượt qua cửa ải khó khăn. Muốn dựa vào nghĩa quân để khống chế Kiến Nô chỉ là một nguyên nhân, còn nguyên nhân nữa chính là muốn để kẻ địch không đánh mình.

Chỉ cần nghĩa quân của Lý Nham còn hoạt động ở Sơn Thiểm thì Vương Phác có thể công khai ở lại Đại Đồng, làm thổ Hoàng đế của hắn.

Lý Huyền cũng nói:

- Cho dù quan quân có hạ độc thủ sau lưng thì cũng không dễ dàng vậy đâu.

Lý Hổ trừng mắt rồi nói:

- Đại ca, đợi ngày mai lúc quan quân và Kiến Nô chiến đầu kịch liệt, hạ độc từ sau lưng bọn chúng, tóm gọn cả Kiến Nô và quan quân lại không phải là rất tốt sao?

- Nói bậy!

Sắc mặt của Lý Nham cũng trầm xuống, lớn tiến trách mắng:

- Hổ Tử, ngươi muốn đại ca ngươi là kẻ tiểu nhân vong ân phụ nghĩa sao?

Lý Hổ phản bác lại:

- Đại ca, cái này gọi là chiến tranh không ngại dối lừa.

- Câm miệng.

Lý Nham lớn tiếng quát:

- Đừng nhắc lại chuyện này nữa.

Lý Hổ buồn bực hừ một tiếng rồi không dám nói gì nữa, chuyện xuất binh ngày mai cứ quyết định như vậy đi.

Ánh mắt của Lý Nham đương nhiên là Lý Hổ không thể sánh bằng. Lý Hổ chỉ biết Vương Phác là quan quân, là đối thủ một mất một còn của nghĩa quân. Cho nên muốn nghĩ tất cả mọi cách để đánh bại Vương Phác. Nhưng Lý Nham lại nhạy bén phát hiện ra, Vương Phác khác hẳn những người như Hồng Thừa Trù, Tôn Truyền Đình, Dương Xương Tự. Đám người Hồng Thừa Trù là tay sai của triều đình, là kẻ thủ chân chính của nghĩa quân nhưng Vương Phác thì không phải vậy.

Vương Phác không phải là tay sai của triều đình Đại Minh. Trên danh nghĩa hắn là tổng binh Đại Đồng, thực ra cũng là Chư hầu một phương.

Có một Chư hầu như Vương Phác trông coi Đại Đồng đối với nghĩa quân Thiểm Tây mà nói chỉ có lợi chứ không hề hại. Nếu sự hiện hữu của Vương Phác có lợi cho nghĩa quân, như vậy thì ai lại muốn tiêu diệt Vương Phác đây?

Mặc dù Vương Phác và Lý Nham chưa từng ngồi xuống nói chuyện nhưng hai người ngầm hiểu ý nhau cùng hợp tác chống lại Kiến Nô. Lý Nham giúp Vương Phác làm một đại chư hầu ở một phương, còn Vương Phác thì viện trợ cho nghĩa quân Thiểm Tây. Bọn họ ngoài mặt là địch nhưng lại bí mật là bạn bè.

Đại Đồng, hành dinh tổng binh.

Chân Hữu Tài không khỏi lo lắng nói:

- Tướng quân, ngài thử nói xem Lý Nham có nhân cơ hội chúng ta đang chiến đấu kịch liệt với Kiến Nô mà lọt vào Hạ Thạch, đánh lén từ sau lưng không?

- Không đâu.

Vương Phác lắc đầu nói:

- Lý Nham là người thông minh, chắc chắn y hiểu được ý tốt của chúng ta. Có Vương Phác ta trông coi ở Đại Đồng, chỉ có lợi cho nghĩa quân Thiểm Tây của y mà thôi.

Chân Hữu Tài suy nghĩ một chút rồi nói:

- Tướng quân, có một câu ty chức không biết có nên nói hay không?

Vương Phác nói:

- Giữa ta và ngươi còn có gì không thể nói sao?

Chân Hữu Tài nói:

- Tướng quân, Lý Nham không phải loại người lương thiện, tướng quân không sợ sẽ nuôi hổ thành họa sao?

- Ha ha ha….

Vương Phác cười to:

- Cứ coi Lý Nham là một con mãnh hổ thật đi, đến giờ y cũng chưa cắn chúng ta. Cho dù có sợ nuôi hổ thành họa thì cũng không đến lượt chúng ta đâu.

Vẻ mặt của Chân Hữu Tài liền động rồi nói:

- Ty chức hiểu rồi.

Vương Phác cười ha ha rồi hạ giọng nói:

- Cái này gọi là phòng ngừa chu đáo. Hợp tác với một nhân vật lợi hại như Lý Nham, có lúc phải cẩn thận nếu không cuối cùng chết thế nào cũng không biết.

Chân Hữu Tài nói:

- Tướng quân, vậy trận quyết chiến ngày mai, phải đấu thế nào?

Vương Phác nói:

- Ngày mai quyết chiến với Kiến Nô, chúng ta chỉ có thể xuất đội 4 ngàn hỏa thương đội tham gia, còn lại 3 ngàn quân biên nhất định chúng ta phải giữ lại thủ thành.

- Lý Nham thì sao?

- Lý Nham sẽ phải phái toàn bộ tám ngàn kỵ binh tham gia tấn công, nói cách khác quân ta và Lưu tặc tăng lên 12 ngàn người. So với binh lực của Kiến Nô vẫn còn kém. Tuy nhiên Kiến Nô bên kia cũng không phải bền chắc như thép. Một khi chiến sự không như ý những kỵ binh Mông Cổ đó chắc chắn sẽ quay đầu bỏ chạy.

Chân Hữu Tài nói:

- Chỉ sợ 8 ngàn kỵ binh của Lưu tặc không cần sử dụng đến đâu.

Vương Phác nói:

- Vốn dĩ trông mong vào 8 ngàn kỵ binh Lưu tặc kia sẽ phát huy nhiều tác dụng. Bọn họ chỉ cần bảo vệ hai cánh quân của ta, chỉ cần hai cánh quân không lọt vào vòng tập kích của Kiến Nô. Dựa vào 4 ngàn huynh đệ Hỏa khí doanh, còn 2 cối pháo nữa cũng đủ sức công phá đại doanh Kiến Nô rồi.

Chân Hữu Tài nói:

- Có thể như vậy, nhưng trận quyết chiến này chỉ có thể đánh thành loạn chiến thôi. Đến lúc đó đội 8 ngàn kỵ binh của Lý Nham nắm được cơ hội, chắc chắn bọn họ sẽ thừa thắng xông lên. Binh khí, áo giáp… của Kiến Nô có thể sẽ hoàn toàn thành chiến lợi phẩm của Lưu tặc. Lưu tặc không bỏ ra một chút sức lực nào, tự dưng lại có được nhiều chiến lợi phẩm, như vậy lời cho bọn họ quá.

- Không sao.

Vương Phác nói:

- Chúng ta chỉ cần chiến mã của Kiến Nô. Đây mới thực sự là bảo bối. Còn những thứ rách nát khác, cứ để Lưu tặc nhặt lấy đi.

Núi Lôi Công, hành dinh Lý Nham.

Đợi cho Lý Huyền, Lý Hổ và Kinh Mậu Thành đi cả, Hồng Nương Tử mới ôn tồn hỏi:

- Tướng công, ngày mai quan quân và Kiến Nô quyết chiến rồi, chàng thực sự sẽ xuất binh tương trợ chứ?

- Đương nhiên.

Lý Nham nói:

- Vì sao lại không xuất binh?

Hồng Nương Tử không hiểu liền hỏi:

- Thực sự xuất binh mới có lợi cho nghĩa quân của chúng ta sao?

- Có lợi nhiều là đằng khác.

Lý Nham kiên nhẫn nói:

- Thứ nhất có thể luyện binh, thứ hai có thể thu được một lượng lớn áo giáp và lương thảo, quân nhu. Có áo giáp và những binh khí này, sẽ càng có lợi cho nghĩa quân của chúng ta. Ta còn muốn nhân cơ hội này xem đến tận cùng Hỏa khí doanh của Vương Phác, rốt cuộc là bọn họ đánh trận như thế nào?