Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 954: Kế hay tuyệt diệu

Thân binh tiếp nhận lệnh tiễn, giục ngựa chạy về hướng bắc.

Thời gian dần trôi qua. Mắt thấy đã gần hết nửa canh giờ, tâm tình của Trình Giảo Kim có chút khẩn trương. Nhìn thấy khuôn mặt của Dương Nguyên Khánh trầm xuống, trong lòng y bắt đầu bất an, thầm mắng: “Tên Thịnh Ngạn Sư thực không thông tình đời. Chả lẽ y không muốn sống sao?”

Bỗng nhiên, từ phía xa xa xuất hiện một đội kỵ binh đang đi về hướng nơi này. Trình Giảo Kim lập tức kích động vạn phần, chỉ vào đội kỵ binh la to:

- Điện hạ, bọn họ đến rồi!

Dương Nguyên Khánh nhìn bóng mặt trời. Còn cách một canh giờ một chút nữa. Sự bất mãn trong lòng hắn đã biến mất. Hoàn hảo, còn có thể chấp nhận được.

Một lát sau, đội kỵ binh đã chạy như bay tới. Đội kỵ binh ước chừng năm mươi người, đều là sĩ quan. Đại tướng cầm đầu chính là Thịnh Ngạn Sư. Bọn họ chạy tới trước mặt quân Tùy rồi đồng loạt xoay người xuống ngựa. Thịnh Ngạn Sư bước nhanh tới vài bước, quỳ một gối trước mặt Dương Nguyên Khanh, ôm cao quyền thỉnh tội nói:

- Tội thần Thịnh Ngạn Sư nguyện ra sức vì Sở Vương điện hạ!

Hơn năm mươi người tướng lĩnh cũng đi theo quỳ một gối xuống, cao giọng nói:

- Nguyện ra sức vì Sở Vương điện hạ

Dương Nguyên Khánh mừng rỡ, hắn xoay người xuống ngựa. Bước nhanh lên phía trước, dùng hai tay dìu Thịnh Ngạn Sư lên nói:

-Từ lâu ta đã nghe thấy uy danh của Thịnh tướng quân. Hôm nay được Thịnh tướng quân quy phục, Nguyên Khánh giống như hổ thêm cánh.

Thịnh Ngạn Sư thấy Dương Nguyên Khánh coi trọng mình như vậy, trong lòng có chút hổ thẹn nhưng lại dâng lên một loại đắc ý. Y vội vàng cúi đầu nói:

- Điện hạ quá khen. Ngạn Sư tài đức tầm thường, không đảm đương nổi sự ưu ái của điện hạ. Ngạn Sư nguyện vì điện hạ tận tâm tận lực, đến chết mới thôi.

Dương Nguyên Khánh khẽ mỉm cười, rồi hướng các tướng đầu hàng nói:

- Tất cả mọi người đều là tướng tài. Tương lai Đại Tùy thống nhất thiên hạ, các vị đều là khai quốc công thần. Tử tôn đều được hưởng phúc.

Mọi người mừng rỡ. Sở Vương đã thể hiện thái độ như vậy, chứng tỏ bọn họ không còn phải lo lắng về tiền đồ sau này. Mọi người đều hứa hẹn thể hiện lòng trung thành của mình.

Đúng lúc này, phía xa xa lại có một đội kỵ binh mấy trăm người đi tới. Người cầm đầu là tổng quản Phong Châu, Bùi Nhân Cơ. Chỉ thấy ông ta từ xa đã cười nói:

- Điện hạ, lão thần tới chậm...

Thịnh Ngạn Sư đầu hàng, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc chiến Quan Nội. Nó đã thay đổi lực lượng đối lập của quân Tùy và Đường. Khiến quân đội của Dương Nguyên Khánh ở Quan Nội đạo đã gia tăng tới bảy mươi nghìn người. Mà binh lực của quân Đường thì mất đi ba mươi nghìn người.

Quan trọng hơn là, mỏ bạc ở quận Hội Ninh cũng có ý nghĩa chiến lược cực kỳ trọng yếu đối với Đường triều. Vì cứu viện quân đội của Thịnh Ngạn Sư, Thái Tử Lý Kiến Thành đã cầu khẩn Lý Uyên phái ra quân đội ở Hà Tây gần nhất chạy tới quận Hội Ninh, nhằm bảo vệ mỏ bạc. Lý Uyên đồng ý với lời thỉnh cầu của Lý Kiến Thành. Hai ngày sau, Hành Quân Nguyên Soái Hà Tây đạo Lý Thần Phù tự mình dẫn theo hai mươi nghìn quân rời khỏi quận Võ Uy, vội vàng chạy tới quận Hội Ninh ở bờ bên sông bên kia…

Mặc dù Thịnh Ngạn Sư đã đầu hàng quân Tùy, nhưng đây chỉ là một nước trong ván cờ của Dương Nguyên Khánh, cũng là một nước “lừa hoặc” mấu chốt, dùng việc quận Hội Ninh đang gặp nguy để dụ quân Đường rút khỏi Hà Tây. Đây cũng là nguyên do thực sự vì sao Dương Nguyên Khánh lại đánh quận Hội Ninh trước mà không phải là quận Diêm An.

Nếu là “lừa hoặc” thì điều quan trọng nhất chính là hai chuyện. Một là phong tỏa tin tức, tuyệt đối không để tin Thịnh Ngạn Sư đã đầu hàng tiết lộ ra ngoài.

Cho nên trừ các tướng lĩnh Thịnh Ngạn Sư mang theo biết một chút tin tức, còn tất cả binh lính còn lại đều bị che dấu. Không chỉ có như vậy, Dương Nguyên Khánh còn phái ra mấy trăm thám tử tuần tra ở ven bờ Hoàng Hà, nghiêm cấm bất cứ kẻ nào đi qua Hà Tây.

Sau đó thì tiếp tục sắp đặt thế cục, quân Tùy ở Hội Ninh bày quân bao vây, vây nhưng không công, lặng yên chờ quân Hà Tây mắc câu…

Ngoài thành, trong đại trướng quân Tùy, vài viên Đại tướng đang đứng trước sa bàn thảo luận phương án tác chiến. Dương Nguyên Khánh không nói lời nào, cẩn thận lắng nghe Thịnh Ngạn Sư kể rõ. Hắn hy vọng có thể từ trong lời kể lại của Thịnh Ngạn Sư tìm được kế sách phá địch.

-Ngay lúc điện hạ dẫn quân tiến đánh quận Hội Ninh, ty chức nhận được bẩm báo của lính gác, lập tức báo cho Thái Tử…

Thịnh Ngạn Sư nói đến đây, lời nói khựng lại một chút, nhanh chóng liếc mắt nhìn Dương Nguyên Khánh. Dương Nguyên Khánh khoát tay:

-Kêu Thái tử không sao, nói tiếp đi.

-Vâng!

Thịnh Ngạn Sư tiếp tục nói:

-Ty chức lập thả chim ưng gửi tin cầu viện Thái Tử. Bởi vì trước khi đi Thái Tử đã dặn dò ty chúc nhiều lần. Việc mỏ bạc ở quận Hội Ninh liên quan đến quốc vận Đại Đường. Bất kể như thế nào cũng không thể để mất, cho nên ty chức biết, triều đình nhất định sẽ xuất binh cứu viện quận Hội Ninh.

-Vậy Thịnh Tướng quân sao có thể khẳng định triều đình nhất định phái binh ở Hà Tây?

Dương Nguyên Khánh lại hỏi y.

-Hồi bẩm điện hạ, về mặt khoảng cách mà nói, quận Võ Uy gần quận Hội Ninh nhất, qua Hoàng Hà là đến ngay, nhiều nhất chỉ có hai ngày lộ trình. Mà quận Võ Uy có hai mươi ngàn quân trú đóng, quận Trương Dịch có mười ngàn quân, về mặt binh lực cũng đầy đủ để trợ giúp quận Hội Ninh. Khoảng cách từ quận Hoằng Hóa đến huyện Hội Ninh so với quận Võ Uy cũng tương đương. Nhưng quận Hoằng Hóa chỉ có năm nghìn binh, binh lực không đủ. Mặt khác, ty chức biết Thái Tử thật ra cũng có chút tư tâm…

Tinh thần Dương Nguyên Khánh run lên. Trong lòng đầy tò mò, cười hỏi:

-Nói thử xem, Thái Tử có tư tâm gì?

-Việc này là dính đến chuyện đấu tranh quyền lực gay gắt của triều đình nhà Đường. Quan Nội đạo vốn là địa bàn của Lý Thần Thông, sau lại bởi vì việc Sài Thiệu bị bắt, Lý Uyên giao thế lực ở Quan Nội đạo cho Thái Tử. Việc này làm Lý Thần Thông rất bất mãn đối với Thái Tử. Đoạn thời gian trước Tần Vương đề cử Lý Thân Thông trấn giữ Lạc Dương, cũng bởi vì Lý Thần Thông có dấu hiệu qua lại thân thiết với Tần Vương. Cho nên Thái Tử liền có ý đồ với Hà Tây, bởi vì Hà Tây là do đệ đệ của Lý Thần Thông là Lý Thần Phù trấn thủ. Cho nên Thái Tử nhất định sẽ chủ trương cho Lý Thần Phù đến cứu viện quận Hội Ninh, để ty chức nhân cơ hội đó đoạt binh quyền của Lý Thần Phù.

Lời nói này của Thịnh Ngạn Sư tuy rõ ràng, dễ hiểu, nhưng Trình Giảo Kim và La Sĩ Tín nghe xong lại ngơ ngác nhìn nhau. Ngay cả Bùi Nhân Cơ cũng không hiểu hoàn toàn. Dương Nguyên Khánh lại hiểu rất rõ, đây là nhân vật nắm quân quyền thứ tư của Đường triều, nếu Lý Thần Phù đầu quân Lý Thế Dân sẽ dẫn đến nội chiến.

Có thể lợi dụng mối quan hệ đấu tranh nội bộ phức tạp này của triều Đường. Sắp đặt mưu kế, làm cho Lý Thần Phù mắc câu.

Đồng thời, Dương Nguyên Khánh cũng để ý, phát hiện được, tuy Thịnh Ngạn Sư gọi thẳng đại danh của Lý Uyên. Nhưng vẫn gọi Lý Kiến Thành là Thái Tử như cũ, đủ để thấy y vẫn rất có cảm tình với Lý Kiến Thành.Điều này làm Dương Nguyên Khánh thầm nghĩ, phải đề phong Lý Kiến Thành sẽ lôi kéo Thịnh Ngạn Sư trở về dưới trướng.

Lúc này, Bùi Nhân Cơ cũng bổ sung thêm:

-Điện hạ, lão thần cũng cho rằng khả năng triều Đường sẽ xuất binh từ Hà Tây là rất lớn. Quân của quận Hoằng Hóa và quận An Định đều là bộ binh, toàn bộ quân Đường ở Hà Tây lại là kỵ binh. Hơn nửa theo lão thần được biết, sa mạc Gôbi cách phía Tây Hoàng Hà mấy trăm dặm không có tuyết rơi. Quả thật không cần đến hai ngày, chỉ cần môt ngày một đêm thôi là có thể tới kịp.

-Một ngày một đêm!

Dương Nguyên Khánh lẩm nhẩm mấy lần, ánh mắt nhìn chăm chú vào sa bàn trầm tư một lát, rồi mới chậm rãi nói với mọi người:

-Có rất nhiều cách đối phó với quân Hà Tây. Nhưng chúng ta phải dùng cách trả giá ít nhất.

Hắn thấy trong mắt mọi người đều lộ ra hứng thú. Liền khẽ mỉm cười nói:

-Kế này ta gọi là ‘Gậy ông đập lưng ông’…

Từ Lương Châu Thành quận Võ Uy đến quận Hội Ninh không xa, chỉ hơn một trăm dặm. Trên thực tế chỉ cần qua Hoàng Hà thì đã là địa giới của quận Võ Uy, quận Võ Uy cũng chính là Lương Châu, phía bắc bao gồm Cam Châu ( quận Trương Dịch), Túc Châu ( quận Tửu Tuyền), Sa Châu (quận Đôn Hoàng),…vv…. Tạo thành dãy hành lang Hà Tây nổi tiếng, là nơi yếu địa chiến lược của triều đình ở triều Tùy cũ. Lúc Đại Tùy ở đỉnh cao đã từng nuôi gần triệu chiến ngựa ở hành lang Hà Tây này.

Chính vì chiến mã ở hành lang Hà Tây, đã tạo nên đội kỵ binh dũng mãnh của Đại Tùy, mới có thể giúp Đại Tùy liên tiếp đánh thắng quân Đột Quyết hùng mạnh, không ngừng mở rộng biên giới, lãnh thổ quốc gia về phía Tây Vực đến ngàn dặm.

Hiện nay, triều Đường tiếp quản nông trường và chiến mã của triều Tùy. Số lượng chiến mã tuy có giảm xuống, nhưng vẫn có hơn bốn trăm ngàn con.

Đối với yếu địa chiến lược quan trọng như vậy, triều Đường cũng rất coi trọng. Sau khi tiêu diệt nước Tây Lương, Lý Uyên bổ nhiệm tộc đệ Lý Thần Phù làm Nguyên soái kiêm tổng quản Lương Châu, trừ binh mã quận Đôn Hoàng thuộc binh mã ở ba quận Hà Tây ra, thống lĩnh tổng cộng hơn ba mươi ngàn người.

Nguy cơ bao trùm cả quận Hội Ninh. Mỏ bạc quận Hội Ninh có quan hệ đến vận mệnh quốc gia của hai nước Tùy Đường, trở thành mục tiêu tranh đoạt của hai nước. Trong sự bố trí quân đội của Lý Kiến Thành, y cũng suy xét tới khả năng mười ngàn kỵ binh của Dương Nguyên Khánh sẽ tấn công phía Bắc quận Hội Ninh, nên đã bố trí hai mươi ngàn quân ở quận Hội Ninh.