Khi Trâu Bác một mình đi hóng gió, đã xảy ra một chuyện.
Xe của Trâu Bác đâm phải một chiếc xe đạp. May mà không có ai ngồi trên đó. Chỉ có điều chiếc xe dựng ngay bên cạnh bồn hoa.
Theo tiếng “rầm”, một cô gái bước nhanh đến, nhẹ nhàng, đẹp đẽ, làm xoay
chuyển chiếc váy hoa đang mặc, trong tay cô vẫn đang cầm một chú bướm.
A, đúng rồi, cảnh này giống hệt như trong tưởng tượng của anh, anh đã xem
được cảnh tượng vô cũng lãng mạn và đẹp đẽ ấy trong một vở kịch.
Trâu Bác tạm thời không hành động theo những thói xấu như gây chuyện rồi
chạy trốn, bịt đầu mối, phẫn nộ giết người, anh nhảy xuống xe, mặt đối
mặt với cô gái đó.
Khuôn mặt cô gái đó vẫn mang theo sự sợ hãi, cô mở to đôi mắt mơ mộng.
Cô gái đó tên là Quách Liên Hoa, cũng là một sinh viên trong trường, mười
tám tuổi, trẻ trung, xinh đẹp, hồn nhiên trong sáng, không vướng chút
bụi trần.
Quách Liên Hoa sợ hãi nhìn Trâu Bác, con bướm trong tay cô được thể bay đi, trải dài đôi cánh trong gió.
Cho dù chúng ta cảm thấy cảnh tượng này có nhiều chi tiết gải tạo như được
bố trí sẵn, nhưng Trâu Bác vẫn cứ rung động trước cô gái xinh đẹp đáng
thương nhu mỳ ấy.
Anh vội nói: “Anh sẽ bồi thường. À không, anh có thể bồi thường cho em mười chiếc xe như thế này, em đừng khóc nữa mà”.
Quách Liên Hoa rất biết kiềm chế cảm xúc, cô để những giọt lệ vương lại bên
khóe mắt, duy trì hiệu quả của việc nước mắt lưng tròng.
Mãi đến
khi nghe Trâu Bác nói anh có thể bồi thường mười chiếc xe như thế, cô
mới thay những giọt nước mắt bằng nụ cười, nói: “Lát nữa em còn phải đi
dạy thêm nữa, không có xe đạp em đi kiểu gì?”.Cuối cũng, đương nhiên là
Trâu Bắc đưa cô đi.
Như thế, Trâu Bắc đã quen biết Quách Liên Hoa.
Có những lúc, anh cảm thấy cuộc sống có biết bao kỳ tích mà phải thốt lên rằng, cuộc sống đâu đâu cũng là duyên phận!
Nhưng, sau khi trải qua thế sự, anh biết rằng: Có rất nhiều kỳ tích và duyên
phận đều do con người tạo ra. Trên thế giới này, rất nhiều người có
quyết tâm, họ có thể xonpg pha vào muôn vại hiểm trở để làm được việc
mình muốn, làm những việc mà họ cảm thấy cần làm. Quách Liên Hoa chính
là một cô gái như thế.
Việc mà Quách Liên Hoa muốn thực hiện bằng được chính là lấy người giàu có.
Quách Liên Hoa từ khi lên mười tám tuổi đã quyết tâm thực hiện mơ ước tìm được người giàu sang làm chồng.
Đã quyết thì phải hành động sớm, đối với việc lấy chồng mà nói thì điều đó lại vô cũng quan trọng.
Mười tám tuổi, Quách Liên Hoa thi đỗ đại học. Những gian khổ học tập ở độ
tuổi mười tám không hề phí công, cuối cùng sẽ được nghênh đón thời khắc
huy hoàng khi được đề danh trên bảng vàng.
Nhưng, trước khi ánh sáng đến, luôn có bóng tối kéo dài trước lúc bình minh khiến người ta chán ghét.
Bóng tối mà Quách Liên Hoa muốn vượt qua chính là: Nghèo khó.
Quách Liên Hoa không có cha, chỉ có mẹ.
Cô nhi quả mẫu, thu thập cả năm cũng chẳng để ra được đồng nào, trong tình hình này còn phải đối diện với gần một vạn tệ học phí mỗi năm, họ đúng
là hết đường xoay xở.
Lúc tuyệt vọng, Quách Liên Hoa đã nghĩ:
Thôi vậy, không cần học tiếp nữa, chỉ cần vào Nam ra Bắc, kiếm việc làm
thêm, chỉ cần mạnh mẽ hơn thì một năm sau, nếu không phải nhảy lầu thì
sẽ kiếm được một khoản tiền, đủ để trang trải cuộc sống.
Khi đó,
Quách Liên Hoa rất nghèo, cũng chẳng có chí hướng gì. Khi một người sống nghèo khổ trong thời gian dài, cuộc sống của cô ta sẽ vô vùng bi
thương, mộng tưởng sẽ dần dần cắm sâu trong vũng bùn, không có bất cứ cơ hội nào để vươn lên.
Thực ra, nghèo không phải là nguồn gốc của sự đau khổ mà căn nguyên của sự đau khổ chính là nghèo khó hơn người khác.
Nếu Quách Liên Hoa sau khi tốt nghiệp phổ thông không thi lên đại học nữa
thì có lẽ bây giờ cô ấy đang là công nhân, làm việc với những máy móc ồn ào, giao phó tuổi thanh xuân cho con đường kiếm đầy tiền đầy băng giá.
Có thể đã giống như một chú thiên nga, trong những giây phút cuối cũng
bay lượn trong gió, nhận ra cuộc đời ngắn ngủi và đầy đau khổ của mình.
Nhưng những bi kịch ấy đều không phải số phận của Quách Liên Hoa. Câu chuyện của cô là môt phiên bản khác.
Bởi Quách Liên Hoa có một người mẹ tốt. Một người phụ nữ chấp nhận số phận sống một mình để thờ chồng.
Bà Quách biết rằng: Con gái nhất định sẽ đỗ đại học, bất luận là như thế
nào cũng sẽ đỗ đại học. Chính sách của nhà nước bây giờ rất tốt, có
khoản kinh phí hỗ trợ học tập và cả những tổ chức hỗ trợ, trên vô tuyến
ngày nào cũng nói rằng không để cho những học sinh nghèo thất học. Bà
Quách tin vào những lời nói trên vô tuyến, chúng tuyệt đối không phải
giả dối.
Nhưng bà Quách không thể tìm sự hỗ trợ nào, phải tìm ai mới có thể giải quyết được vấn đề học tập của con gái đây?
Bà Quách lên trang Baidu tìm kiếm, cũng không có cơ hội lên Google.cn để
tìm giải pháp chính xác. Bà cũng không tìm Hội Phụ nữ, bởi chuyện một
người đỗ đại học đối với cơ quan hàng ngày phải xử lý trăm công nghìn
việc mà nói thì là chuyện nhỏ.
Cuối cùng, bà đã tìm đến hiệu
trưởng trường cấp ba của Quách Liên Hoa xin học bổng. Hằng năm, sau mỗi
lần thi đại học, toàn tỉnh đều có một lần hỗ trợ học phí, nhờ mấy người
bạn cùng lớp chứng nhận là có thể miễn học phí.
Nhưng muốn thông
qua sự chứng nhận của người khác thì không phải chuyện dễ, vì ảnh và tên của người trợ giúp phải được đăng trên một trang báo phát hành toàn
quốc, phải được dán ảnh trên bảng tuyên truyền ở cổng trường, tiến hành
thông báo để mọi người kiểm tra xem gia đình đó có khó khăn không – có
những gia đình thu nhập bạc triệu nhưng lại thích mượn nước mắt nói rằng “suốt đêm không ngủ”, “đưa ra một quyết định khó khăn”, có những người
giàu có nhưng lại xin trợ cấp kinh tế.
Nhờ sự cố gắng của hiệu
trưởng, sau khi điền vô số các bản kê khai, tên của Quách Liên Hoa cuối
cùng cũng được may mắn xuất hiện trên trang báo với lượng phát hành một
vạn tờ mỗi ngày. Trên trang báo viết: “Một triệu tiền trợ cấp giúp đỡ
hàng trăm học sinh nghèo khó”, trong đó còn viết: “Nếu ai nghi ngờ về
danh sách này thì có thể gọi đến 7444444 để tiến hành xác minh lại”.
Rất may, không ai nghi ngờ về sự nghèo khó của Quách Liên Hoa. Cô không chỉ được trợ cấp mà còn vì dung mạo xinh đẹp nên được mời tham gia Lễ Trợ
cấp học sinh khó khăn mà tòa báo tổ chức.
Trong buổi lễ, cô nhận
tấm bằng màu hồng có ghi số tiền trợ cấp là một vạn tệ, nghiêm trang
đứng trên khán đài. Dưới khán đài, những ánh đèn lập lòe đến lóa mắt
khiến Quách Liên Hoa muốn bỏ chạy nhưng lại không có cách nào rời khỏi
đó.
Ảnh của Quách Liên Hoa xuất hiện trong cả tin tức địa phương
trên báo chí và truyện hình. Cô dùng sự mỏng manh và cả sự tôn nghiêm
không thể vứt bỏ của mình để làm trọn vẹn tấm lòng lương thiện của người khác, nhờ khuôn mặt xinh đẹp, non nớt của mình để giúp họ hoàn thành
bài báo một cách thành công.
Cầm tờ báo trên tay, ai ai cũng vui
mừng nói: “Cô gái này thật may mắn, xinh đẹp, học giỏi, nghèo khổ mà vẫn học tập tốt. Người mẹ đã nuôi dưỡng một người con gái như vậy quả là
người có phúc”.
Quách Liên Hoa đứng nghiêm trang, không nói nửa
lời. Cô cảm thấy người mẹ đã nuôi dưỡng một người con gái như mình quả
là cả đời xúi quẩy. Mắt cô ngấn nước, mọi người đều cho rằng vì cô cảm
động.
Nhưng Quách Liên Hoa biết, đó không phải là giọt nước mắt
cảm động. Rõ ràng là những gian khổ vô vàn tới tấp sẽ khiến con người ta không cám ơn cuộc sống.
Quách Liên Hoa cả đời cũng không quên
cảnh tượng của ngày hè năm ấy: Mẹ kéo tay cô đi tìm thầy hiệu trưởng
trường phổ thông hy vọng ông ta có thể nhờ vào chút quan hệ để giúp đỡ
cô xin được trợ cấp.
Đó là một buổi chiều nắng đẹp. Trường học đã được nghỉ hè, trong vườn không một bóng người, tĩnh lặng im ắng, chỉ có tiếng chim hót không ngừng.
Quách Liên Hoa ngồi dưới bóng cây đợ ở sân thể dục, nhìn những tia nắng chiều qua kẽ lá, giống như một chùm nước mắt.
Rất lâu sau, mẹ cô mới từ phòng hiệu trưởng đi ra. Mặt bà vẫn ửng đỏ và tấm lấm những giọt mồ hôi, quần áo xộc xệch nhưng bà không hề biết điều đó, bà chỉ luống cuống kéo tay Quách Liên Hoa đi ra khỏi cổng trường.
Bà căng thẳng nói với Quách Liên Hoa: “Không sao rồi. Thầy hiệu trưởng đã
đồng ý nhất định sẽ xét duyệt hồ sơ của con. Chúng ta nhất định sẽ xin
được trợ cấp học phí.”
Quách Liên Hoa ngẩng đầu, ánh nắng rọi vào mắt như chuỗi hạt trân châu rơi xuống, nhấn chìm sự trong sáng của cô.