Lôi, Trần vâng lệnh cứu người hiền

Tế Công xong việc về Tịnh Từ

Lam diện thiên vương cất tiếng chửi đổng, trên nóc nhà có tiếng đáp lại và nhảy xuống hai người, một người đầu đội khăn tráng sĩ màu tía, tiễn tụ bào cùng màu, lưng buộc dây loan đái, mặc quần chẽn, đi giầy đế mỏng, mặt như thoa chàm, tóc tợ chu sa, lông đỏ áp tai. Còn một người mặc áo thúy lam, dáng điệu tráng sĩ, mặt trắng đẹp đẽ khác người, đều cầm cương đao. Hai người này không phải ai khác mà là Phong lý vân yên Lôi Minh và Thánh thủ bạch viên Trần Lượng. Hai người này từ khi được giải oan vụ án ở kinh đô, cùng Mã Diêu Hùng, Tần Nguyên Lượng ai về nhà nấy. Lôi Minh và Trần Lượng đóng cửa ở trong nhà, không chịu đi ra cửa, đoạn tuyệt với lục lâm. Mấy hôm trước tiếp được thiếp mời của Tế Công mở thiện hội ở chùa Kim Sơn, hai người không thể không đi, bèn chuẩn bị mang theo 200 lượng bạc tiền hương đèn, đến chùa Kim Sơn đón tiếp thí chủ giúp đỡ Tế Công. Tế Điên kêu Lôi Minh, Trần Lượng tới một bên, nói:

- Hai con làm giúp ta việc này.

Lôi Minh, Trần Lượng hỏi:

- Sư phó có điều chi dạy bảo?

- Hai con không cần ở đây giúp đỡ ta làm chị Hai con hãy mau đến Qùy Hoa trang đi. Hiện tại Tần Khôi là con của Tần tướng bắt Trương Kim Nương, em gái của quan huyện Hải Triều rồi. Có Tam ban đô đầu là An Thiên Thọ đi cứu tiểu thơ của anh tạ Hai con đi giúp đỡ cứu tiểu thơ ấy ra khỏi đầm rồng hang hổ, chỉ nên cứu người thôi. Ngàn muôn lần chớ vây vào bọn Tần Khôi ấy. Ở đó có một lão đạo sĩ, hai con không phải là đối thủ của ông ta, ngàn muôn lần chớ nên cùng ông ta giao chiến. Thảng như hai con bị tai họa đó, ta ở đây bận rộn lắm không thể cứu hai con được.

Lôi Minh, Trần Lượng gật đầu cùng bước ra khỏi chùa Kim Sơn, ngồi thuyền đến Qùy Hoa trang thì sắc trời đã tối. Hai người lên bờ thi triển thuật phi thiềm tẩu bích, đến nhà Tần Khôi để dò xét. Ở đại sảnh, mọi người đang ăn uống nói cười, Lôi Minh, Trần Lượng đều thấy rõ cả. Hai người đi các nơi tìm kiếm tiểu thơ, tìm đến Bắc thượng phòng ở viện chái phía Đông, trong phòng các vú em khuyên dỗ cô nương. Lôi Minh, Trần Lượng nằm trên mái nhà nhìn xuống thấy An Thiên Thọ đang sử dụng kế điệu hổ ly sơn kêu vú em ra ngoài rồi giết chết bốn người ấy đi. Lôi Minh, Trần Lượng dự tính nhảy xuống cứu tiểu thơ, nhưng nghĩ lại: "Nam nữ thọ thọ bất thân! Người ta là gái chưa chồng làm sao đụng chạm được?".

Hai người còn đang trù trừ thì thấy An Thiên Thọ tiến vào phòng "a " lên một tiếng, kêu:

- Tiểu thơ đâu rồi?

Lôi Minh, Trần Lượng nghĩ thầm: "Ai vậy kìa? Đi trước mình một bước thế?". Hai người lật đật đuổi theo. Đuổi ra khỏi gia trang cũng không thấy đâu. Bỗng nghe trong trang có tiếng hò hét om sòm, hai người quay trở lại thấy An Thiên Thọ đang đánh nhau với Toàn Đắc Lượng và Trình Trí Viễn. Giây lát sau thấy An Thiên Thọ bị lão đạo sĩ bắt. Lôi Minh muốn nhảy xuống cứu, Trần Lượng nói:

- Nhị ca đừng có lỗ mãng. Sư phó dặn chúng ta không nên động thủ vì chẳng phải là đối thủ của lão đạo sĩ. Chúng ta đừng nên đâm đầu vào đinh mà mang họa.

Trần Lượng níu Lôi Minh lại. Thấy họ khiêng An Thiên Thọ lên đại sảnh, Lôi Minh nói:

- Nếu không cứu hắn chắc hắn chết về tay ác bá quá. Chúng ta dùng kế diệu hổ ly sơn cứu hắn mới được.

Nói xong đi vào nội trạch, lấy mặt nạ mang vào, nhát các nàng hầu đều sợ ngất đi hết. Hai người ở trên nóc nhà nhìn thấy vú em chạy ra phía trước đưa tin, giây lát Tần Khôi và bọn lão đạo sĩ đều có mặt ở nhà trong. Lôi Minh, Trần Lượng vội ra phía trước cứu An Thiên Thọ. Đến chừng ra trước đại sảnh nhìn lại thấy hai tên gia nhânđã bị người giết rồi mà An Thiên Thọ không thấy ở đó nữa. Lôi Minh còn đương ngạc nhiên thì Trần Lượng nói:

- Thôi rồi! Thiệt là: Đêm ngủ sáng mới thức. Trên đường lại có người đi sớm!

Hai người ngạc nhiên giây lát rồi ra nhà sau thám dọ. Nghe Tần Khôi chửi đổng, Lôi Minh tức quá, mở miệng đáp ngay và nhảy xuống đất. Trần Lượng cản không được, cũng nhảy xuống theo. Kê minh quỷ Toàn Đắc Lượng bước tới nhắm ngay Lôi Minh đâm một thương. Lôi Minh vội rút dao đón trả. Trình Trí Viễn khoa dao nhắm ngay đầu Trần Lượng chém tới. Trần Lượng với con dao trong tay sử dụng thức "Đáy bể mò trăng" bước tới đón đỡ. Kẻ địch nhắm ngay tim xả tới. Trần Lượng né mình dùng dao gạt quạ Hai bên đánh nhau năm sáu hiệp. Lôi Minh, Trần Lượng võ nghệ xuất chúng, bản lĩnh cao cường, đao pháp thuần thục. Toàn Đắc Lượng và Trình Trí Viễn không phải là đối thủ của hai người, có bao nhiêu chiêu số đều giở ra hết nhưng không làm gì được đối phương, cuối cùng chỉ có nước chống đỡ. Lão đạo sĩ Hỗn Nguyên lão tổ miệng niệm "Vô lượng Phật", nói:

- Bọn tiểu bối này thiên đường có nẻo không chịu đến, địa ngục kín bưng cứ lủi vào. Thiệt là bướm đâm vào đèn, tự tìm chỗ chết mà! Để sơn nhân kết thúc tánh mạng tụi bây cho rồi.

Nói rồi lấy tay chỉ một cái, miệng hô "Sắc lịnh!", dùng định thân pháp trồng cứng Lôi Minh, Trần Lượng lại. Tần Khôi hét gia nhân trói lại và khiêng ra phía trước đại sảnh. Ra tới đại sảnh thấy hai tên gia nhân bị giết, mà An Thiên Thọ đâu mất tiêu, Tần Khôi nổi giận quá mặt mày xám xanh, bèn hỏi:

- Hai tên kia họ gì, tên gì? Tại sao đến quấy rối trong nhà ta?

Lôi Minh nói:

- Đại thái gia đi không đổi tên, ở không đổi họ. Ta tên là Lôi Minh, người ta gọi Phong lý vân yên đây; còn người này là Thánh thủ bạch viên Trần Lượng. Hai chúng ta từ chùa Kim Sơn vâng lệnh sư phó chúng ta là Tế Công trưởng lão đến đây trước. Nhân vì bọn bây cướp đoạt tiểu thơ đi dâng hương nên bọn ta đến đây để cứu người.

Tần Khôi nghe nói, nghĩ thầm: "Tế Công là thế tăng của cha tạ Việc này nếu lọt ra ngoài, phanh phui ra là ta đi cướp đoạt con gái nhà lành, bị cha ta biết được sẽ không dung thứ cho tạ Nếu không đưa hai người này tới quan thì tính làm sao ổn với sáu nhân mạng trong nhà này đây?".

Nghĩ xong, Tần Khôi nói:

- Tế Công sai hai người tới đây à? Ta với Tế Điên ngày xưa không có oán, gần đây không thù. Các vú em gia nhân có phải bọn ngươi giết không?

Lôi Minh nói:

- Nếu ngươi hỏi ai giết họ, thật bọn ta không biết.

Tần Khôi nói:

- Đại khái hỏi tụi bây điều gì, tụi bây cũng hkông chịu nói thiệt! Bây đâu, trói rút ngược hai tên này lại, đánh nó cho ta.

Bọn gia nhân thủ hạ dạ ran. Sắp sửa đánh Lôi Minh và Trần Lượng, bỗng nghe ở nhà sau nhốn nháo cả lên. Gia nhân la to:

- Không xong rồi, nhà sau phát hỏa!

Bọn Tần Khôi nghe báo, sợ mất cả vía! Mọi người lật đật đổ ra nhà sau. May mắn bọn gia nhân nhiều, dập tắt kịp thời. Tần Khôi tức giận la hét om sòm. Trở về nhà trước xem lại thì Lôi Minh, Trần Lượng đâu không thấy mà trời đã sáng rõ rồi. Tần Khôi nói:

- Tụi bây đi tìm kiếm kẻ đốt nhà cho ta!

Mọi người đuổi theo ra khỏi viện, kéo về phía đầu thôn. Vừa đến đầu thôn thì thấy từ đầu kia Tế Điên dẫn 20 vị Ban đầu của phủ Trấn Giang đến. Phong nguyệt công tử thấy bộ không xong bèn dẫn kẻ tùng nhân của mình lẩn trước. Lão đạo sĩ thấy Tế Điên, mặt đỏ hồng. Thực ra vị lão đạo sĩ này chính là phe giặc ở Từ Vân quán bị lọt lướt. Ông talà Hữu điện chân nhân Lý Hoa Sơn, trước đây chạy trốn ra khỏi Tàng Trân Ổ, mỗi người chạy một nơi, ông ta chạy đến đây nương náu với Tần Khôi, tự xưng là Hỗn Thiên lão tổ. Lẽ ra ông ta phải ăn năn sửa đổi, nhưng mà ác cũ không chừa nên hôm nay mới gặp quả báo như vậy. Nguyên hôm qua Tế Điên mắc bận rước các thí chủ đến dự cúng thiện hội không thể phân thân được, thâu vào bẩy tám muôn lượng bạc. Sáng sớm hôm sau dẫn 20 vị Ban đầu tại địa phương đặc biệt đến đây bắt lão đạo sĩ. Lão đạo sĩ định chạy trốn mà làm sao trốn được? Bị Tế Điên lấy tay chỉ một cái, miệng niệm "Án ma ni bát mê hồng!", lão đạo sỉ không cục cựa được. Tế Điên bảo các quan nhân trói ông ta lại. Tần Khôi thấy không xong vội chạy trước về nhà, đóng cửa chẳng ra. Vương Thắng Tiên vừa gấp vừa sợ, trốn chạy về nhà bị bệnh nằm liệt không dậy nổi, nhắm mắt lại thấy vô số oan quỷ kéo đến trước giường đòi mạng. Bệnh kéo dài hơn một tháng rồi chết luôn. Ở thành Lâm An ai cũng mắng nhiếc hắn cho là chết đáng đời. Đó cũng là ác báo của một đời làm bậy của hắn. Bình thời hắn giết trai cướp gái, hiếp đáp người lương thiện, hôm nay phải chết như vậy cũng là ác báo nhãn tiền. Về phần Tế Điên bắt được yêu đạo và thấy Tần Khôi chạy trốn cũng không đuổi theo. Bỗng từ phía Nam có mấy người đi lại, trong đó có An Thiên Thọ, Lôi Minh và Trần Lượng. An Thiên Thọ Ở đâu đi lại thế? Và được ai cứu? An Thiên Thọ bị bắt trói lại đem bỏ ở sảnh đường, Tần Khôi và bọn giặc, yêu đạo muốn giết đi, Lôi Minh, Trần Lượng sử dụng kế diệu hổ ly sơn giả quỷ ở nhà sau. Bọn Trần Khôi chạy ra sau xem thử, thì từ trên nóc nhà nhảy xuống một vị anh hùng, mình mặc áo dạ hành, mặt như bạch ngọc, da tực dồi phấn, mày dài mắt to, mũi thẳng môi son, độ ngoài 20 tuổi, tuấn phẩm hơn người, tay cầm cương đao. Người này cởi trói cho An Thiên Thọ trước, nói:

- Bạn ơi, hãy theo tôi. Tôi đến cứu bạn đây.

Nói rồi phi thân lên nóc nhà. An Thiên Thọ nói:

- Ân công khoan đi đã! Tôi còn phải đi cứu tiểu thơ nữa.

- Anh đừng lo, tôi đã cứu tiểu thơ lên thuyền rồi. Chúng ta ra bên ngoài trước đi. Anh hãy ở đây đợi tôi, tôi lộn lại Qùy Hoa trang xem ai dùng kế diệu hổ ly sơn đó!

Hai người đi ra tới bên ngoài, người ấy nói:

- An đô đầu, anh hãy đợi tôi nhé!

Nói rồi người ấy phi thân vào trong trang, nhằm lúc Lôi Minh, Trần Lượng bị bắt. Người này qua bên Tây viện phóng hỏa, lửa cháy rần rần. Bọn Tần Khôi lật đật chạy đi cứu hỏa. Thừa cơ hội đó, người ấy cứu Lôi Minh, Trần Lượng ra luôn. Ra đến bên ngoài, gặp An Thiên Thọ Ở một chỗ. An Thiên Thọ nói:

- Huỳnh đài đã cứu tánh mạng của tôi, chưa được lãnh giáo quý tanh phương danh của huynh đài là gì? Người thuộc địa phương nào?

Lôi Minh, Trần Lượng cũng bước tới hỏi thăm tên họ. Người ấy nói:

- Tôi họ Bành, tên Hằng, là người ở Bành Gia Tập tại Hắc Giang Sơn nơi Giang Bắc. Người trên giang hồ gọi tôi là Bát tí bàn phi hành thái bảo cửu kiệt Bành Hằng. Tôi đi tìm thăm sư phụ tôi là Tiết Đức Phương, đi ngang qua đây nghe người ta đồn Qùy Hoa trang hiểm ác vô cùng, không ai dám đụng đến, do đó trang chủ hiếp đáp người lành, không việc ác nào từ nan. Tôi muốn kết thúc tánh mạng bọn dâm ác chuyên môn khuấy phá nhà người, không dè tới đây gặp lúc An đô đẩu đang tìm cách cứu cô nương ở đó. Thấy vậy động lòng trắc ẩn, tôi cứu cô nương ra trước. Tôi không để ý đến tị hiềm, cõng tiểu thơ ra trước bên ngoài, hỏi ra mới biết là Trương tiểu thơ bèn đưa về thuyền luôn. Kế đó vào nhà họ Tần, định giết cả gia quyến họ, không ngờ đến đó thấy An đô đầu bị bắt, Lôi Minh và Trần Lượng hai vị dùng kế diệu hổ ly sơn, tôi bèn cứu An đô đầu ra. Lại vào trong xem, thấy hai vị Lôi Trần bị bắt, tôi đốt lửa dụ họ đi, bèn cứu vị ra.

Nói xong bốn người về đến thuyền, lúc đó Trương tiểu thơ đòi chết, a hoàn vú em đang khuyên giải, mỗi người cùng nói việc mình. Trời đã sáng rõ, thấy hướng chánh Bắc có tiếng la hét, Lôi Minh, Trần Lượng cả bọn cùng lên bờ, đến ngoài Qùy Hoa trang nhìn xem, thấy Tế Công bắt được yêu đạo, Tần Khôi chạy trốn. Tế Điên bảo Lôi Minh, Trần Lượng về chùa Kim Sơn phụ giúp xử lý công việc. Am Thiên Thọ tạ Ơn Tế Công, đưa tiểu thơ về. Bành Hằng cũng cáo từ ra đi. Tế Điên cùng các quan nhân giải yêu đạo về phủ Trấn Giang. Quan Tri phủ căn cứ theo luật trị tội, giải giao cho quan phủ Thường Châu hoàn án. Tế Điên về đến chùa Kim Sơn, cho người gọi các đồ đệ lại, trước hết cạo tóc cho Tôn Đạo Toàn và cử làm tri khách tăng của Kim Sơn. Ngộ Thiền vẫn trở về chùa Tòng Tuyền ở núi Cửu Tòng. Tế Công chọn ngày khai công trùng tu chùa Kim Sơn. Không đầy nửa năm, công trình hoàn thành, tô vẽ hoàn toàn mới. Mọi việc đã xong, Lôi, Trần xin trở về nhà. Tế Công trở về chùa Tịnh Từ. Chúng tăng ra đón trọng thể. Phương trượng Đức Huy nói

- Tế Công, Ngài về đây hay quá! Lão tăng đang trông Ngài đây. Hiện tại chùa Báo Hoa, hạ viện của chúng ta lâu năm chưa tu sửa. Công trình trùng tu này quá lớn, nếu không phải Ngài thì không ai khuyến mộ được. Đây là một việc tốt, công đức vô lượng.

Tế Công gật đầu, đáp ứng việc mộ hóa thập phương trùng tu chùa Báo Hoa. Các quan văn võ trong triều ngoài nội, các thân hào phú hộ tại kinh đô đều ghi vào sổ khuyến mộ của Tế Điên. Chưc được nửa năm mà số bạc khuyến hóa lên đến hơn hai vạn lượng. Từ đó hưng công khởi tạo, xây cất tô vẽ mới hẳn lên. Đến ngày lạc thành, thiện nam tín nữ khắp nơi tề tựu đông vô số kể.

Về phần Tế Điên vẫn trang phục rách rưới đó, chu du khắp nơi, đến đâu cũng cho thuốc cứu giúp người nghèo, sống đời vô định như thuở nào.