Nếu chỉ là một vết thương nhỏ thì không thể để sẹo sâu, nó cũng không cần sợ và giấu tôi lâu như vậy.

Tôi dựa ngoài cửa, trong lúc nhất thời hô hấp nặng dần, đầu ngửa lên nhìn trần nhà, mắt lơ đãng. Tôi nghe y tá khuyên nó nhưng nó không trả lời, có lẽ nó đang lo.

Muốn biết vết thương đó có khi nào cũng không khó.

Chắc là lần tôi ra nước ngoài năm đầu tiên, nó muốn tới tìm tôi nhưng lại bỏ giữa chừng. Giọng nói yếu đi còn có mấy tháng không gọi video, sau khi về thì phát hiện cân nặng nó giảm, hết thảy đều kỳ lạ tại sao tôi lại không nhận ra?

Tại sao nó lại bị thương, tại sao lại không nói cho tôi?

Tôi hít sâu, vì lo sợ mà ngực cứ đau. Tôi xoa huyệt Thái Dương rồi vào phòng. Y tá với vẻ chẳng thể làm gì được mà đứng cạnh giường, tôi thay nước cho nó rồi ngồi vào bên cạnh.

"Anh giúp em lau." Tôi nói, "Đừng khóc."

Nó dùng cánh tay trái không bị thương để lau nước mắt, vẻ mặt vẫn còn bất an nhưng vẫn nói: "Dạ ... "

Khi lau mình cho nó tôi không dám dùng lực lớn. Da thịt nó được nuôi thành trắng mềm, nhìn giống y hệt lúc nhỏ, dùng lực hơi mạnh một chút thôi cũng để lại vết. Mà cơ thể yếu như vậy lại bị thương những hai lần hoặc là còn nhiều hơn nữa.

Lòng tôi đang nặng vô cùng như thể bị rót đầy những chua xót đắng ngắt, tùy thời sẽ tràn ra ngoài.

Biểu hiện của nó không mấy tự nhiên, cứ chốc chốc lại nhìn tôi, muốn che thân nhưng không dám cử động. Trước khi nhận thức được mọi thứ quanh mình nó cũng đã tới tuổi dậy thì, mấy đứa con trai phát dục rất nhanh, khung xương bắt đầu vượt xa hình thái của một đứa nhóc, trở thành dáng vẻ thiếu niên. Lau đến eo nó, tay tôi chợt dừng lại. Tôi để khăn lên thau nước nóng, lấy tay sờ lên vết sẹo.

Giọng nó run lên: "Đừng sờ ... "

Ngón tay xẹt qua bề mặt sẹo, lớp da của nó không bằng phẳng mấy, lòng bàn tay có thể cảm giác được rõ ràng điều đó. Thân mình em trai run không ngừng, trước khi tôi rút tay lại nó nắm góc mền kéo qua bao lấy thân mình.

Nhìn có vẻ xấu hổ.

Tôi chỉ nói: "Lần sau bị thương thì đừng giấu anh."

Thằng nhóc trả lời lung tung: "Dạ ... "

"Tiểu Trăn," Tôi gọi, "Em giấu anh, khi biết được anh sẽ đau lòng gấp ngàn lần triệu lần. Em nỡ sao?"

Thằng nhóc ngơ ngẩn giống như một con nai lạc đường.

Tôi im lặng nhìn thẳng nó, nó không gật đầu cũng không lắc đầu.

Khi tản bộ dưới bệnh viện, tôi đi ngang qua một cửa hàng tiện lợi, nhìn bao thuốc lá trong tủ kính tôi nhân lúc xúc động đã mua. Người ta lúc buồn bực thì dựa vào thuốc lá để xả, tôi cũng muốn thử xem nó có hiệu quả hay không. Nhưng mùi thuốc quá nồng em trai tôi ngửi không nổi.

Tôi ngồi trên băng ghế dài gọi điện thoại cho ông Nhạc. Ông ấy thật sự rất bận, tới nỗi không thể đi thăm cháu mình, một ngày tới thăm một lần là đã cố sức lắm rồi. Tôi gọi hai lần đầu không nghe máy, tôi đợi mười phút rồi mới gọi lại cuối cùng ông cũng nghe.

Tôi hỏi thẳng: "Hồi năm nhất cấp hai Tiểu Trăn bị thương thế nào?"

Ông Nhạc dừng một chút, chậm rãi hỏi: "Cậu biết rồi?"

Tôi nói dạ.

"Nói cho cậu cũng không sao."  Ông thở một hơi thật dài, rồi nói: "Nhà họ Nhạc làm ăn lớn, khó tránh khiến người ta  ngứa mắt cũng khó tránh kẻ thù."

Cả người tôi từ đỉnh đầu đến lòng bàn chân đều lạnh toát.

Khi em trai học năm nhất cấp hai, nó có về nhà thờ tổ một lần, lúc chơi đùa với con cháu các chi thứ trong vườn chẳng may bị mảnh kính cắt vào da hơn một cm, nó được đưa đi gỡ mảnh kính rồi khâu vết thương, mất mấy tháng mới tốt lên được.

Lần tai nạn xe cộ còn chưa điều tra rõ là ai làm nhưng đối phương có chuẩn bị mà đến, biểu hiện giả dối của bọn chúng cũng làm rất tốt.

Ông Nhạc kể lại không nhanh không chậm, tôi nghe mà nghiến răng nghiến lợi. Tôi bắt đầu hối hận việc để nó về nhà họ Nhạc, hối hận vô cùng, tôi cắn môi nắm chặt lòng bàn tay mình, cuối cùng nghiến răng nói: "Nó hoàn toàn không nói cho tôi biết ... "

Thằng nhóc còn nhỏ như vậy, tới đánh nó tôi còn không nỡ vậy mà bọn điên kia lại ra tay được?

"Nó đương nhiên sẽ không nói cho cậu." Ông Nhạc nói, "Lúc trước nó cho cậu ra nước ngoài cũng vì không để cậu bị liên lụy."