Thành Lạc Dương có một thư quán nho nhỏ, mở cửa đã nhiều năm.
Thư quán này sáng lập bở một người tên là Lạc Phổ, người sáng lập ra bởi vì nó đã từng là nơi đọc sách ở bên bờ sông Lạc Thủy.
Người Lạc Dương gọi hắn là Lạc Phổ tiên sinh.
Lạc Phổ tiên sinh học vấn không cao, thanh danh cũng không tính là vang dội.
Xuất thân cũng không tốt, lúc tuổi còn trẻ đã làm qua, sau mười năm vất vả những tưởng được thăng quan thì Bắc Chu soán Ngụy kết quả mười năm khổ công thành nước chảy. Tiên sinh chán nản, cũng may là gia cảnh đầy đủ, vì vậy lập một thư quán ở Lạc Dương, chuyên môn thu thập ghi chép văn sĩ hán nguyện, sinh ý ngược lại vô cùng náo nhiệt.
Thu thập sách rồi buôn bán thác ấn.
Vài chục năm sau, Lạc Phổ tiên sinh đã mất nhưng tiểu Lạc Phổ tiên sinh lại tiếp tục kế thừa gia nghiệp.
Theo sự giáo huấn của Lạc Phổ tiên sinh, tiểu Lạc phổ tiên sinh thì từ khi bắt đầu, tiểu Lạc Phổ không được quan tâm tới con đường làm quan mà hãy chuyên tâm kinh doanh thư quán. Từ năm Khai Hoàng thứ hai, trong nháy mắt đã hai mươi năm, tiểu Lạc Phổ tiên sinh danh khí ngày càng tăng.
Có đệ tử của thế gia vọng tộc mua sách giá cao, góp phần làm mặt tiền cửa hàng ngày càng tăng hơn.
Sĩ tử cùng khổ chạy tới xem sách Lạc Phổ tiên sinh cũng không xua đuổi, xem thấy thuận mắt không chừng còn tặng mấy cuốn, thường xuyên qua lại, nhã danh của tiểu Lạc Phổ tiên sinh ngày càng vang dội ,mặc dù không có tài hoa xuất chúng gì, cũng không để văn thơ gì nhưng người trong thành Lạc Dương thấy hắn thì đều gọi một tiếng tiên sinh.
Tiểu Lạc Phổ tiên sinh đối với chuyện này cũng hơi đắc ý.
- Nghe nói Bán Duyến Quân lại có bài thơ mới.
Hai người đọc sách ở trong thư án nói chuyện phiếm với nhau, không tự giác mà đàm luận chuyên lý thú phát sinh gần đây.
Tân nhậm Tư Lệ Đài, Đậu Uy tộc lão của Hột Đậu Lăng Lạc Dương đột nhiên tới nhà bái phỏng Vương Thông.
Y đem một bức thư giao cho Vương Thông nói là Bán Duyến Quân Ngỗng công tử mong Vương Thông chỉ điểm.
Đầu tiên là mười bài thơi phú, làm cho người khác không khỏi động dung, mọi người đều biết thi từ tuy là một con đường nhỏ nhưng lại là khảo nghiệm tài hoa đầu tiên, yêu cầu của thi từ cũng rất nghiêm khắc, đặc biệt là những đề thơ khó khăn, có tài học chưa đủ mà phải có tài trí.
Làm một bài thơ không khó, cái khó nhất chính là thời gian, liên tục mấy bài phải nói là khó khăn.
Đậu Uy thân là tộc lão của Đậu thị gia tộc, hôm nay đang làm Biệt giá Lạc Dương Tư Lệ đài, tính tình công chính nổi danh.
Huống hồ Ngôn Khánh cũng không phải làm một bài thơ mà làm nguyên một quyển sách nhỏ, hướng về phía Vương Thông mà phát ra khiêu chiến.
Người này có phải đã tính kỹ càng không?
Ngươi trước hết khiêu chiến với ta sau đó giáo huấn ta, nếu như ta không có bản lĩnh họa trúc thì ngươi cứ việc sỉ nhục ta. Về phần ngươi nói ta ham tài phú, ta cũng đảm đương không nổi, phật cũng cầu tài, ta chỉ là tục vật, cầu tài có gì là không đúng? Ngươi nói ta tâm đạt mà hiểm, ta càng xấu hổ không dám nhận, ta chỉ là một tiểu hài tử thôi cũng không có tài hoa giống như Thiểu Chính Mão, ngược lại các hạ có thể có học thức như Khổng thánh nhân hay sao?
Một bài văn chương từ đầu tới cuối không hề vì mình nói một câu nhưng đầu cãi lại.
Thậm chí câu cuối cùng còn mang ý châm chục, Vương Thông ngươi cũng mua danh chuộc tiếng, có tư cách gì mà quở trách ta?
Thơ là của Ngôn Khánh còn bút là của Đỗ Như Hối.
Đỗ Như Hối mặc dù không phải danh sĩ nhưng cũng là quan lại đệ tử cho nên rất nhiều người biết hắn hơn nữa cũng biết quan hệ giữa hắn và Trịnh Ngôn Khánh vô cùng tốt, nhưng không ai hoài nghi một quan lại đệ tử lại đi bao che cho người khác.
Chuyện này liên quan đến phẩm tính và đức hạnh.
Thời Ngụy Tấn còn sót lại một chút ảnh hưởng, phẩm tính và đức hạnh là căn bản dừng chân của kẻ sĩ.
Từ xưa đến nay có không ít tiểu nhân, nhưng tiểu nhân sớm muộn gì cũng bị vạch trần, nếu như Đỗ Như Hối về sau không muốn lăn lộn trên quan trường kia thì giả bộ chứng nhận cũng không sao. Nhưng hắn thủy chung muốn làm quan, cho nên sẽ không làm ngụy chứng.
Vương Thông ở trên tiệc rượu mặt đỏ bừng, cuối cùng cũng không nói được một câu.
Đậu Uy nói:
- Vương tiên sinh có thể tự hành đề, ngược lại không cần dùng trúc làm thơ, một hương mười bài thơ, Vương tiên sinh có thể làm được không?
Dùng mười ngày làm hạn định, nếu Vương tiên sinh không làm được thì xem như là nhận thua.
- Chư quân ngồi đây có thể làm chứng, không biết đề nghị này của lão phu, tiên sinh có dám đáp ứng không?
Những người đang ngồi đều gật đầu, cho rằng đề nghị của Đậu Uy vô cùng thỏa đáng, không hề có chút thiên vị nào.
Thậm chí nếu xem kỹ còn có vẻ thiên vị Vương Thông.
Trong vòng mười ngày, nếu như ngươi không làm được mười bài thì thật mất mặt rôi...
Những người thông minh lại cảm thấy được Đậu Uy thật đa mưu túc trí.
Mười ngày cho dù Vương Thông thật sự làm được mười bài thơ, thì người bên ngoài cũng xem hắn đã rơi vào thế hạ phong.
Nghe nói, Bán Duyến Quân và Đậu gia có quan hệ không tệ, hôm nay xem ra đúng là sự thật.
Hai thư sinh này trò chuyện một hồi, bất tri bất giác đã chuyển qua đề tài về Trịnh Ngôn Khánh.
- Vương Thông cũng là xuất thân danh môn, lại đi khi dễ một đứa bé, đố kỵ người tài...
- Thật là, thật là...
Những thư sinh khác tỏ vẻ đồng ý:
- Bán Duyến quân tuy nói là đồng tử đường thời nhưng cũng là một ấu linh đồng tử, ngươi nói xem, Vương Thông lớn như vậy lại đi tới khi dễ một đứa trẻ, cho dù thắng thì đã sao?
Lại có thư sinh tới khẽ nói:
- Theo ta thấy hắn không thể thắng được.
- Đúng thế, đúng thế!
Ba bốn thư sinh tập trung lại một chỗ bảy mồm tám lưỡi thảo luận về Vương Thông.
Cũng khó trách, Vương Thông tên tuổi không tệ, lại xuất thân từ danh môn, phụ thân còn là danh sĩ, thêm nữa hắn bái nhiều danh sư làm thầy, làm cho nhiều người cảm thấy đỏ mắt. So sánh ra thì tuy Trịnh Ngôn Khánh cũng xuất thân từ danh môn nhưng tuổi của hắn còn nhỏ, thứ hai chỉ là một bàng chi, không cha không mẹ,dựa vào tổ phụ nuôi dưỡng mà sống, mọi người dĩ nhiên đồng tình với hắn nhiều hơn.
Còn nữa, Bán Duyến Quân người ta có thực tài?
Vương Thông ngươi thì có cái gì?
Dựa vào gia thế bái mấy vị sư phụ tốt, nhưng lại không có tác phẩm nào lưu truyền.
Nếu so sánh, Ngôn Khánh ở trong dư luận đã chiếm cứ thượng phong.
Lúc này đã có mấy người đi tới hậu viện, cầm đầu chính là tiểu Lạc Phổ tiên sinh, trong tay ông bưng hai quyển trục, sắc mặt hân hoan vui vẻ đi đến bên cạnh quầy hàng.
Bốn người sau lưng thì nanag sách vở, một tay ôm lấy một cái hộp.
Chỉ thấy tiểu Lạc Phổ tiên sinh gật đầu chào hỏi với mấy thư sinh này, sau đó buông sách ra, đem quyển trục thứ nhất giao cho tiểu nhị.
- Đi,đem hai bức chữ này treo lên.
- Lạc Phổ tiên sinh, đây là thác ấn gì vậy?
- À, trước đây vài ngày ta ngẫu nhiên lấy được một quyển Đông Sơn Tập liền làm ra năm mươi thác ấn, vẫn còn chưa sửa sang lại.
Đông Sơn Tập là thủ bút của Tạ An thời Đông Tấn.
Thút bút của Tạ An không lưu truyền nhiều lắm, nhưng lại vô cùng trân quý.
Các thư sinh nghe nói đống sách chồng chất này chính là Đông Sơn tập thì vội vàng hứng thú, nhao nhao tiến tới.
Những thư sinh cơ linh thì lại chú ý đến cử động của người hầu, chỉ thấy bọn họ gỡ tranh chữ trước kia sau đó phủ lên hai quyển trục mới.