Lúc trước Ngôn Khánh còn chưa trở về Lạc Dương, Vương Thông cảm thấy Ngôn Khánh chỉ hữu danh vô thực mà thôi. Về sau khi Ngôn Khánh làm bài thơ có câu "sĩ cam phần tử bất công hầu" Vương Thông mới thầm nghĩ, nếu Ngôn Khánh không có tài năng thật sự thì không thể làm ra câu thơ như vậy.
Đặc biệt là sau này Ngôn Khánh được đám thanh lưu tán thành Vương Thông càng thêm cố kỵ Ngôn Khánh.
Hiện tại nếu như hắn thi đấu với Ngôn Khánh , nếu thắng thì sẽ bị truyền ra là ỷ lớn hiếp nhỏ, nhưng nếu thua thì về sau đừng mong ngẩng đầu lên được nữa, cho nên khi Ngôn Khánh quay trở lại Lạc Dương, Vương Thông cũng chỉ lẳng lặng quan sát không hành động.
Hắn muốn nhìn xem, tên ranh con này rốt cuộc có bản lãnh gì.
Ngồi ở trên thuyền, Vương Thông cười ha hả nói:
- Thôi huynh, huynh hiện tại vô duyên vô cớ mời ta uống rượu là có chuyện gì vậy?
- Ha ha, không có gì, chỉ là hồi lâu không gặp Vương huynh, trong lòng nhớ mong mà thôi, nào mời rượu ra!
Tiếp đó từ sau thuyền hiện ra những ca kỹ đánh đàn, nhẹ nhàn ngâng vang.
Thôi Mân và Vương Thông nâng ly cạn chén uống đến tận hứng.
Chỉ là trong lúc nhất thời Thôi Mân lại không nghĩ ra cái cớ nào...
Một chiếc thuyền hoa bên cạnh đi tới, trên thuyền truyền tới từng thanh âm ti trúc và tiếng đàn tì bà của ca kỹ.
Ca kỹ hát:
Cổn cổn Trường Giang đông thệ thủy
Lãng hoa đào tận anh hùng
Thị phi thành bại chuyển đầu không
Thanh sơn y cựu tại
Kỷ độ tịch dương hồng
Bạch phát ngư tiều giang chử thượng
Quán khán thu nguyệt xuân phong
Nhất hồ trọc tửu hỷ tương phùng
Cổ kim đa thiểu sự
Đô phó tiếu đàm trung
Dịch thơ:
Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông
Sóng vùi dập hết anh hùng
Được, thua, phải, trái, thoắt thành không
Non xanh nguyên vẻ cũ
Mấy độ bóng tà hồng!
Bạn đầu bạc ngư tiều trên bãi
Đã quen nhìn thu nguyệt xuân phong
Một bầu rượu vui vẻ tương phùng.
Xưa nay bao nhiêu việc
Phó mặc nói cười suông
- Đây là khúc gì?
Vương Thông nghe được khúc ca này thì không khỏi giật mình.
Đối với kẻ sĩ mà nói, họ chỉ tiếp nhận thơ khúc chứ không tiếp nhận từ khúc.
Nhưng trên thực tế những lời bướm hoa lại thịnh hành hơn.
Đám ca kỹ này hát lên những bài từ chỉ để giải trí cho khách nhân mà thôi.
Những bài này phần lớn thuộc về những bài dân ca, nói chuyện phong hóa tuyết nguyệt tài tử giai nhân.
Ca kỹ ở đuôi thuyền trả lời:
- Đây là Lâm Giang Tiên, do Bán Duyến Quân làm nên.
- Cái gì là Bán Duyến Quân?
Vương Thông trong lúc nhất thời không kịp phản ứng mà cất tiếng hỏi.
Thôi Mân tâm tư vui vẻ vì đã tìm được cớ:
- Còn Bán Duyến Quân nào nữa, Vương huynh huynh không khỏi cô lậu quả văn rồi.
- Ý huynh là...
- Đúng thế chính là Ngỗng, ngỗng, ngỗng...
Thôi Mân nói xong cố ý duỗi dài cổ ra, làm ra vẻ cái cổ con Ngỗng.
Sau đó hắn nâng cốc ở trên bàn lên mà khẽ nói:
- Mấy tháng nay ta ở đâu cũng nghe thấy tên của Ngỗng công tử, giống như trên đời này ngoài tên ranh con đó thì không còn nhân vật nào khác.
- Ta không hiểu, dưới gầm trời này danh sĩ vô số, người có tài hoa như các diếc sang sông, tại sao lại để cho tên tiểu tử này đoạt hết danh tiếng như vậy? Không cần nói người khác chỉ nguyên Vương huynh là danh môn mà cũng không được như hắn.
Sắc mặt của Vương Thông liền trở nên tối tăm phiền muộn.
Hắn tự cười nói:
- Thôi huynh, huynh cũng đừng nói như vậy, Ngỗng công tử này xác thực rất bất phàm.
- Bất phàm, làm được vài bài thơ, viết được vài chữ mà có thể coi là bất phàm sao?
- Vương huynh uyên bác thi thư, lấy kinh sử làm trọng, mọi người chỉ thích học thơ chứ không chịu nổi khổ cực khi học kinh sử. Còn nữa, cái gì là thần đồng, cái gì là Bán Duyến Quân? Chẳng qua là một tên yêu nghiệt làm hại trăm họ.
Trên mặt của Vương Thông lộ vẻ không đùng nhưng trong lòng lại âm thầm đồng ý.
Vương Thông cười nói:
- Thôi huynh, huynh nói quá rồi.
- Nói quá sao?
Thôi Mân hừ một tiếng:
- Huynh có thấy kẻ sĩ nào tham luyến tài hàng không?
- Chúng ta là người đọc ách, chính là mẫu mực trong thiên hạ, tên Trịnh Ngôn Khánh chỉ là một tiểu tử, vậy mà ỷ vào một chút thi từ, không kể đến liêm sỉ, làm ra bài thơ tháng hai gió xuân như lạnh như kéo cắt. Có ai vì sinh ý nhà mình mà làm thơ không? Hắn lại la ó, công khái viết thơ, hôm nay phố phường có ai không mắng hắn vô sỉ?
- Chuyện này sao... đã như vậy tại sao không tìm người dạy bảo hắn, chớ để hắn lạc lối.
- Ha ha, ai mà dám dạy bảo hắn?
Thôi Mân nhịn không được cười lớn tiếng nói:
- Ta nghe nói hắn chưa từng bái sư, trên đời này ai có thể dạy được hắn? Trước đây muội muội ta còn khích lệ em rể cho Nhan Trứu tiên sinh thu hắn làm môn hạ, ngươi biết tiểu nhi kia nói gì không?
- Hắn nói thế nào?
Vương Thông lập tức ngưng trọng.
Nhan Trứu Nhan Sư Cổ đây chính là một đại nhân vật!
Thôi Mân cười lạnh một tiếng:
- Hắn và Nhan Trứu cá cược về Tam Quốc, huynh nói xem, hắn còn nhỏ như vậy mà dám bàn về Tam Quốc.
- Càn rỡ, thật là càn rỡ!
Thôi Mana thở dài một tiếng:
- Ta và huynh đều biết hắn càn rỡ, nhưng thế nhân thì không như vậy...
- Tương lai người này lớn lên nhất định sẽ làm hại sĩ lâm, ngày xưa Khổng Thánh Nhân thấy Thiểu Chính Mão phạm vào năm tội, tức giận đến mức ra tay chém chết.
Nhưng hôm nay Ngôn Khánh làm thơ bừa bãi, tham tài hàng bỏ đi liên sỉ, cả hai tội này đều phạm vào trong năm tội, có thể chém chết vậy mà không ai chém hắn.
- Đủ rồi.
Vương Thông nâng cốc lên, sắc mặt tái nhợt.
- Thôi huynh, thế nhân không phải không muốn mà là không dám.
Vương Thông ta cho dù bị người trong thiên hạ ghét bỏ, cũng phải vạch trần bản mặt của thằng chó này!
Hoàng đế và thái tử không hợp với nhau, lời đồn lan truyền càng nhiều đã bắt đầu tới sông Lạc.
Các thế gia vọng tộc án binh bất độc, dân gian lưu truyền rộng rãi, phiên bản thì có rất nhiều, nhưng mọi người đều có điểm chung là thái tử nhìn trúng phi tử bên cạnh hoàng đế vì vậy đòi hỏi, bị hoàng đế cự tuyệt.
Hóa ra thái tử muốn như vậy.
Trịnh Ngôn Khánh nghe được truyền thuyết này xong thì nhịn không được mà cười trộm.
Chỉ là phiên bản này có ve gần với những thứ hắn biết ở kiếp trước, xem ra câu chuyện hoàn thiện còn cần phải rèn luyện, hắn cảm thấy người đồn đãi câu chuyện này giống như là nhìn thấy trực tiếp ở Nhân Thọ Cung, tai mắt nhìn thấy vậy, cho nên cảm thấy buồn cười.
- Đây là có người đang làm trò quỷ.
Vào buổi trưa, Đỗ Như Hối và Ngôn Khánh ở Y Thủy bờ tản bộ, Ngôn Khánh đột nhiên nói ra chuyện này.
Đương nhiên là có người giở trò quỷ nếu không thì làm sao có lời đồn này truyền ra.
Đỗ Như Hối nói:
- Chuyện này liên quan đến hai vị phi tử được thánh nhân sủng ái nhất, thoạt nhìn nguồn gốc ở trong nội cùng.