Ngay cả Tân La Bách Tể cũng lộ thế không an phận.
Đặc biệt là Tân La cùng với sự phát triển của tiểu quốc Kim Thành Tín, quốc lực Tân La càng ngày càng mạnh.
Mà Bách Tể rõ ràng không thể ngăn chặn nổi Tân La, dần dần trở thành nước
phụ thuộc của Tân La. Thế chân vạc của ba nước trên bán đảo Triều Tiên
đã dần dần bị phá hoại. Cao Ly suy sụp khiến Tân La quật khởi, đã không
còn có thể cứu vãn. Mà Tân La quốc hiển nhiên cũng không có tình cảm tốt với Trung Nguyên. Họa ngoại xâm không dứt, nội bộ lại đấu tranh lộn xộn không ngừng.
Thế cho nên các đại quan đều hy vọng mau chóng ổn
định tình thế mới có thể tránh cho giang sơn Lý Đường ngày sau sụp đổ.
Dưới tình huống như vậy, Lý Ngôn Khánh tất nhiên sẽ không cự tuyệt quay
về Trường An.
Chỉ là hắn lấy cớ ở Lĩnh Nam có nhiều việc, trì
hoãn thời gian quay về, mang theo một bộ phận tâm phúc thân vệ dưới sự
yểm hộ của thương đội Phùng gia, lặng yên lên đường, từ Giao châu một
đường đi tới thăm các bằng hữu cũ. Tất nhiên trong đó không thể thiếu
Phòng Huyền Linh.
Liên lạc giữa hai người chưa bao giờ dứt. Lý
Ngôn Khánh vẫn hy vọng có thể mặt đối mặt với Phòng Huyền Linh, thẳng
thắn thành khẩn trao đổi với hắn. Phùng Áng cũng không phải ngoại ệ. Dù
sao Lý Ngôn Khánh đi rồi. Lĩnh Nam cũng cần có một hoàn cảnh tốt để phát triển.
Cao Sĩ Liêm tuy rằng có năng lực xuất chúng nhưng nếu
không có Phùng Áng hiệp trợ thì chỉ sợ cũng không cách nào thập toàn
thập mỹ hoàn thành phó thác của Lý Ngôn Khánh.
Còn có Tạ Ánh Đăng từ sau khi theo Tiêu thái hậu về Bà La châu liền rút khỏi sấm đường, ở
Cù châu tuyên bố theo Lý Ngôn Khánh, được phong làm tổng quản hành quân
Tình châu, là chủ Hạt châu Giang Nam, đồng thời hôm nay cũng là chư hầu
lớn nhất ở khu đông nam, trừ Phùng Ánh. Tạ Ánh Đăng nổi lên cũng không
giống như Phùng Ánh. Phùng Ánh nói toạc ra là quan địa phương ngang
ngược mang huyết thống dị tộc.
Mà Tạ Ánh Đăng lại đại biểu cho Tạ gia Dương Hạ. Dù Tạ gia từ sau thời Đông Tấn đã xuống dốc nhưng mấy năm nay sự nghiệp đã dần khôi phục nguyên khí. Năm đó cái tên Tạ An xuất
phát từ Kê Sơn đã trở thành danh sĩ số một thiên hạ. Lực ảnh hưởng của
Tạ gia tại Giang Đông hiển nhiên Phùng Áng cũng không thể so sánh được.
Dù là Tạ Ánh Đăng đã lùi tới Cù châu, nhanh chóng đứng vững. Phòng Huyền Linh cũng vậy, đều xem Lý Ngôn Khánh là cùng một đội ngũ. Dù vậy thì Lý Ngôn Khánh cũng muốn đến thăm từng nhà, thám thính chút hư thực của bọn họ. Mà chuyến đi này hắn thu hoạch cũng tương đối khá.
Đầu mùa đông, tuyết đầu mùa ở phương bắc đã bắt đầu rơi. Khí hậu Giang Hoài cũng đã rét lạnh dần.
Lý Ngôn Khánh sau khi gặp mặt Tô Định Phương liền dẫn theo hai người Thẩm
Quang Hùng và Khoát Hải một đường đến thằng Phù Sơn. Nhoáng một cái đã
qua mười năm, có lẽ nhiều người nhiều chuyện đều đã bị lãng quên. Thế
như trong lòng Lĩnh Nam lại có một người không thể quên được. Bước trên
mặt đất khô héo, Lý Ngôn Khánh chậm rãi đi dọc theo đường lên núi. Phong cảnh đìu hiu, mây khói lượn lờ, có thể lờ mờ chứng kiến cuối con đường
núi quanh co là một đạo quan.
Sau khi Lý Ngôn Khánh đi tới phụ
cận thì đã thấy cửa đạo quan đóng chặt. Hắn thu liễm tâm tình một chút,
cất bước đi đến bậc thang, nhẹ nhàng gõ cửa mấy cái. Không lâu sau, chỉ
thấy từ trong đại môn truyền ra tiếng bước chân khe khẽ.
Cửa mở hé ra, bên trong có một cái đầu nhỏ thò ra, nghi hoặc nhìn thoáng quá Lý Ngôn Khánh, nhút nhát hỏi:
- Xin hỏi tiên sinh có chuyện gì?
Đây là một đạo cô mười hai mười ba tuổi, dáng vẻ rất xinh xắn.
Lý Ngôn Khánh vội vàng lui lại phía sau một bước, mỉm cười nói:
- Xin hỏi Huyền Chân tiên trưởng có tu hành ở nơi này không?
- Ngươi tìm Quán chủ sao? Ngươi là ai?
Quán chủ.
Nàng không ngờ lại trở thành Quán chú?
Nhưng ngẫm lại thì cũng không có gì kỳ quái.
Với gia thế của nàng, với tài hoa của nàng, chỉ sợ làm Quán chủ Phù Sơn cũng còn là tủi thân nàng.
Lý Ngôn Khánh nghĩ tới đây, vẻ mặt càng nhu hòa.
- Kinh xin tiểu tiên cô thông bẩm một câu là có cố nhân ngày xưa tới xin thực hiện lời thề.
Năm đó nàng ngậm nước mắt mà rời đi.
Lý Ngôn Khánh từng thề sẽ có một ngày đón nàng trở về.
Hiện tại hắn tới thực hiện lời thề.
Dù là thế nào hắn cũng muốn đón nàng trở về.
- Đã là cố nhân của Quán chủ thì xin mời vào sương phòng chờ. Quán chủ
hiện giờ đang đóng cửa tự tu, chắc phải chờ một ít lâu, xin tiên sinh
rộng lòng tha thứ.
Tiểu đạo cô này nói chuyện lại rất nề nếp và văn nhã.
Lý Ngôn Khánh phất tay, ý bảo đám người Thẩm Quang đợi ở bên ngoài, sau đó cất bước đi vào bên trong đạo quan.
Diện tích đạo quan không lớn, so với tòa đạo quan Lý Ngôn Khánh xây ở Củng
huyện năm xưa cũng không kém nhiều. Ở giữa là thiện phòng, trung ương là một tòa Đại Hùng bảo điện, bên trong thờ tượng tam thanh. Mà sau Đại
Hùng bảo điện là hậu viện của đạo quan, cũng là địa phương bình thường
tu hành. Lý Ngôn Khánh được tiểu đạo cô dẫn thẳng vào thiện phòng. Tiểu
đạo cô dâng trà, hiếu kỳ nhìn Lý Ngôn Khánh một chút, sau đó khom người
rời đi.
Quán chủ lên núi tu hành gần mười năm lại rất ít tiếp xúc với người ngoài. Tiểu đạo cô cũng biết Quán chủ nhà mình là người có
xuất thân cao quý, cho nên hương khói Phù Sơn cũng xem như không tệ
nhưng lại chưa bao giờ có người dám tới đây làm loạn. Trước kia nơi này
do Tùy Thất xây dựng, cũng không có người quấy rồi. Về sau Tùy vong
Đường hưng, từng có một số thiếu gia bản địa ăn chơi muốn tới sinh sự
nhưng lập tức bị quan phủ bắt giam, trị tội rất nặng, sống chết không
rõ. Từ đó về sau nơi này thuộc về Đồng An Quận, sau đó lại quy về Thư
Châu. Mà đúng lúc lòng người còn bàng hoàng thì tổng quản hành quân đại
nhân của Thư châu lại tự mình tới xin gặp, lời nói cực kỳ tôn trọng Quán chủ.
Khi đó tiểu đạo cô đã biết sau lưng Quán chủ nhất định có
một đại nhân vật khó lường tồn tại. Nhưng có điều đã nhiều năm như vậy
mà nàng chưa từng thấy đại nhân vật trong truyền thuyết kia! Ngoại trừ
hàng năm cố định sẽ có người dâng tiền nhang đèn ra, bình thường có rất
ít người tới đây. Hôm nay sao lại có người tới? Lý Ngôn Khánh cảm thấy
tiểu đạo cô nhìn mình cũng cười cười với nàng:
- A, xin hỏi tiên sinh xưng hô thế nào, tiểu quan đạo hiệu là Minh Nguyệt.
- Phong thanh minh nguyệt...